Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 102 - 105)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.5.Một số giải pháp khác

* Phát triển cơ sở hạ tầng:

- Phát triển thủy lợi:

cần tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, xây dựng mới thêm một số trạm bơm tưới tiêu, cứng hóa kênh mương để đảm bảo tưới tiêu chủ động, tiết kiệm nước nhằm tăng năng suất cây trồng, hạn chế các thiệt hại do hạn úng gây ra.

- Phát triển giao thông:

Giao thông là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thực tế đã chứng minh những khu vực có mạng lưới giao thông phát triển thì khu vực đó các lĩnh vực kinh tế đều phát triển. Vì vậy, việc cải tạo, mở mang các tuyến đường giao thông, nâng cấp các tuyến hiện có là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu.

- Cải tạo nâng cấp hệ thống điện:

Hệ thống cấp điện cho huyện tương đối hoàn chỉnh và phủ kín cho 100% số xã trong huyện. Tuy nhiên, để tăng khả năng cấp điện cho huyện trong thời gian tới huyện sẽ nâng cấp, lắp đặt thêm 43 trạm hạ thế và nâng công suất trạm trung gian gấp 3 lần so với năm 2000.

- Thực hiện tốt chính sách đất đai và Luật đất đai:

Đất đai là tài nguyên đặc biệt, có liên quan hầu hết đến các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất nông nghiệp. Trong những năm tới, nông nghiệp nông thôn của huyện Đan Phượng còn chiếm ưu thế. Vì vậy, giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai là nhằm giải phóng năng lực sản xuất kinh doanh.

Sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhiều hộ trồng cam Canh không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nên gặp nhiều khó khăn trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng), tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi đất canh tác.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các chủ thể chuyển quyền sử dụng đất, đặc biệt là các vùng ven đô thị, vùng chuyên canh. Thực tế từ nhiều địa phương khác đã chứng minh: đây là biện pháp “cởi mở” tạo điều kiện về vốn, lao động, địa bàn sản xuất, cho các chủ sản xuất kinh doanh yên tâm đầu tư.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất cho thuê đất để vừa xúc tiến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vừa tạo điều kiện đưa quyền sử dụng đất tham gia vào vốn sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp người sản xuất yên tâm đầu tư ổn định về lâu dài.

- Giải pháp về môi trường – xã hội:

Vấn đề môi trường đang là vấn đề quan tâm của huyện, sự phát triển sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững. Bên cạnh tiến hành quy hoạch sản xuất thì chúng ta phải tiến hành quy hoạch môi trường, vì đó là cơ sở quản lý môi trường. Cần thiết tiến hành đánh giá tác động môi trường trên địa bàn huyện thường xuyên (đặc biệt với các dự án sản xuất kinh doanh lớn) để kiểm soát vấn đề môi trường. Để quản lý tốt hơn vấn đề môi trường bên cạnh những biện pháp kỹ thuật cần phải hoàn thiện quy định chính sách về môi trường, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường.

Phát triển cây cam Canh là hướng giải quyết nhiều việc làm ổn định và cải thiện đời sống lâu dài cho người lao động.

Nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa của nông dân sản xuất do sự phát triển có tổ chức, được hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hái,... nên từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật, hình thành tập quán mới với trồng cây ăn quả hàng hóa gắn với thị trường

Giải quyết việc làm cho người lao động: phát triển việc làm tại chỗ từ các mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi và phục vụ du lịch sinh thái. Đây là hướng phát triển môi trường trên quan điểm sinh thái nhân văn. Do đó cần quy hoạch hình thành các làng sinh thái kết hợp du lịch, hình thành các vùng phát triển các mô hình VAC gắn với du lịch nghỉ ngơi cuối tuần của Thủ đô.

- Giải pháp về cơ chế, chính sách để phát triển sản xuất cây ăn quả: Nghiên cứu, ban hành các cơ chế và chính sách cho việc chuyển đổi đất màu, đất cao hạn, đất trồng lúa kém hiệu quả... sang trồng cây ăn quả.

Có cơ chế và khuyến khích cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong các lĩnh vực: giống, phân bón, kỹ thuật đầu tư thâm canh, kỹ thuật tưới nước, công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm quả.

Thành phố và huyện có chính sách ưu đãi về vốn vay cho các hộ nông dân tham gia chương trình phát triển cây ăn quả, vốn có lãi suất thấp...Đồng thời có chính sách cho việc bảo hộ sản xuất cây ăn quả nhằm ổn định sản xuất, khuyến khích mở rộng sản xuất hàng hóa.

Huyện hỗ trợ tích cực trong việc hình thành phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn: mở các cửa hàng, chợ tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn, vận động để hình thành nhóm sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 102 - 105)