3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Đặc điểm địa lý
Đan Phượng là một huyện thuộc thành phố Hà Nội, nằm trong tam giác kinh tế Bắc bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Cách trung tâm Hà Nội 18km, thành phố Hà Đông khoảng 19km. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
Phía Đông giáp huyện Từ Liêm. Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ. Phía Nam giáp huyện Hoài Đức. Phía Bắc giáp huyện Mê Linh.
Có Quốc lộ 32A chạy qua, các Tỉnh lộ 79, 83 đã được đầu tư nâng cấp; hiện nay Huyện, Thành phố và Nhà nước đang đầu tư các dự án đường Đan Phượng - Hạ Mỗ, Thị trấn Phùng - Tân Hội, Hoàng Quốc Việt kéo dài và sắp tới là đường Tây Thăng Long đều có mặt cắt ngang trên 20m là điều kiện rất thuận lợi cho kinh tế của huyện phát triển. (Nguồn: Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020)
3.1.1.2. Thời tiết khí hậu
Huyện Đan Phượng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa và nóng vào mùa hè, khô và lạnh vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng 16oC đến 23oC.
Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có nhiệt độ khoảng 15 oC đến 16 oC. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, có nhiệt độ trung bình khoảng 22 oC đến 23 oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 - 1.800mm chủ yếu vào mùa hè (tháng 7, 8 và 9). Mùa đông khô hanh thường có mưa phùn. Độ ẩm không khí
bình quân 83 - 85% (ẩm nhất là tháng 3 và 4).
Số giờ nắng khá cao, từ 1200 - 1400 giờ/năm, khá thích hợp cho phát triển nông nghiệp trong đó có cây ăn quả.
Biểu đồ: Nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa và độ ẩm trên địa bàn huyện qua 3 năm 2005 - 2007
Bảng 3.1: Tình hình nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa và độ ẩm trên địa bàn huyện 3 năm 2005 – 2007
Chỉ tiêu Nhiệt độ TB Số giờ nắng Lượng mưa Độ ẩm tương đối
2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Bình quân 23,4 23,9 23,9 1250, 9 1356, 3 1436, 5 1710, 0 1314, 4 1186, 0 85 84 84 Tháng 1 15,7 17,7 16,3 29,5 68,0 61,4 13,8 1,7 6,6 84 79 76 Tháng 2 17,5 18,1 21,4 19,5 35,9 64,1 31,9 25,1 20,6 88 89 87 Tháng 3 18,8 19,9 20,8 33,6 26,1 23,4 23,7 70,7 30,1 86 87 92 Tháng 4 23,4 24,6 22,7 73,6 104,4 78,5 27,2 17,6 96,3 89 86 85 Tháng 5 28,0 26,3 26,1 182,8 164,3 147,9 74,4 140,9 112,7 87 85 84 Tháng 6 29,3 29,3 29,3 121,6 182,4 226,6 239,8 165,9 143,0 83 83 83 Tháng 7 28,8 29,1 29,5 191,7 154,6 216,1 355,0 306,9 157,8 85 85 84 Tháng 8 27,9 27,2 28,4 128,0 92,7 158,0 469,7 383,8 197,6 90 91 88 Tháng 9 27,5 27,1 26,5 162,4 169,4 135,9 307,2 109,8 220,1 88 81 87 Tháng 10 25,3 26,3 24,9 113,0 110,8 91,6 32,8 28,4 184,3 80 84 85 Tháng 11 21,9 23,7 20,4 128,0 146,8 181,2 113,1 58,0 7,1 85 82 75 Tháng 12 16,7 17,3 19,9 67,2 100,9 51,8 21,4 5,6 9,8 76 81 83
3.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng
Đan Phượng là huyện thuộc Đồng bằng sông Hồng, có địa hình bằng phẳng. Đất đai khá đồng nhất về tính chất hóa lý. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được chia thành các dạng địa hình chính: vùng đất đồng (cả đồng trũng) và vùng đất ven sông (cả sông Hồng và sông Đáy).
Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, đất đai chủ yếu của huyện là đất được bồi lắng của phù sa từ các con sông (sông Hồng và sông Đáy) qua các công trình thủy lợi. Đất ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ PH càng cao.
Sông Hồng: chảy qua địa phận huyện 15km, nguồn thuỷ năng của sông Hồng rất lớn lên tới 174 tỷ m3/năm; nguồn nước sông Hồng có ý nghĩa quan trọng đối với công trình thuỷ lợi và cải tạo đồng ruộng.
Sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng bắt đầu từ đậy Phùng; hiện nay do dòng chảy bị ngăn cách với sông Hồng bởi đậy Đáy nên vào mùa khô, nước sông bị cạn kiệt, lưu lượng nước không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, hiện nay con sông này đang được cải tạo để khôi phục dòng chảy.
Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp phù sa hàng năng cho vùng bãi bồi ven sông. Với tiềm năng đất bãi bồi ven sông này, trong tương lai sẽ được đầu tư cải tạo khai thác nguồn nước ngầm để pháp triển và chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp.
Nhìn chung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện có độ phì cao, tầng đất canh tác dày thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện từ sản xuất các cây ngắn ngày, cây lương thực, cây ăn quả. (Nguồn: Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020)