Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 100 - 102)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3. Giải pháp về vốn

* Thu hút đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước:

Xây dựng và ban hành quy định cụ thể và rõ ràng về cơ chế để khuyến khích đầu tư trên địa bàn huyện Đan Phượng, bao gồm các quy định về phạm vi, đối tượng áp dụng, chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi đầu tư, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong huyện.

Rà soát lại các dự án kêu gọi đầu tư cây ăn quả trước đây để điều chỉnh bổ sung cho sát với thực tế hiện nay của địa phương, lập các dự án mới, giới thiệu tiềm năng, triển vọng và cơ hội đầu tư.

* Thu hút đầu tư qua ngân hàng:

Tư vấn cho ngân hàng về đặc thù của từng dự án cần vay vốn và cùng chịu trách nhiệm với bên vay nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển cây ăn quả. Tư vấn cho Nhà nước biện pháp xử lý đối với một số trường hợp rủi ro bất khả kháng, điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với từng khu vực.

Mở rộng hình thức tổ chức tín dụng nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đồng thời cho hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi của tư thương hiện nay.

Gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xây dựng các dự án trung và dài hạn có hiệu quả, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến.

* Thu hút đầu tư trong dân:

Khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, huy động sự đóng góp của nhân dân cho nhu cầu đầu tư phát triển, kể cả vốn và công lao động theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, lưới điện, nước sạch.

- Vốn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi huyện Đan Phượng đến năm 2010: Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 ước tính 138,4 tỷ đồng.

Bảng 4.15 : Dự kiến nguồn vốn và phân kỳ đầu tư Hạng mục Tổng vốn 2006 - 2007 2008 - 2010 Cộng Vốn NS Vốn vay Vốn trong dân Cộng Vốn NS Vốn vay Vốn trong dân Nông nghiệp 138,4 46,0 6,1 15,0 24,9 92 17,2 27,8 47,5 1. Trồng trọt 29,2 9,9 1,0 3,3 5,5 19,3 1,8 6,6 10,9 2. Chăn nuôi 89,1 30,2 2,1 10,1 18,0 58,9 4,3 19,5 35,2 3. Thủy sản 8,1 3,9 1,0 1,5 1,4 4,2 1,1 1,6 1,5 4. NN CN cao 12,0 2,0 2,0 10,0 10,0

Nguồn: Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu…

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 100 - 102)

w