Căn cứ đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 82 - 89)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1. Căn cứ đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển

Hiệu quả kinh tế là thước đo quan trọng nhất để xác định phương hướng và quy mô cây ăn quả nói chung và cây Cam Canh nói riêng, phải trên cơ sở gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và chiến lược phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững.

Sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu diện tích và tỷ trọng giá trị sản xuất trong ngành nông nghiệp của huyện. Với diện tích, sản lượng và giá trị sản lượng đều tăng, năng suất từng bước được cải thiện. Điều đó chứng tỏ cây Cam Canh đã thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai của huyện, thích nghi với trình độ canh tác ngày càng cao của các hộ sản xuất.

Thị trường cây ăn quả chất lượng cao ngày càng được mở rộng bởi đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhất là đối với khu vực đô thị sầm uất như thủ đô Hà Nội, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới sẽ đem lại nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam.

* Một số dự báo:

- Dự báo dân số, lao động huyện Đan Phượng đến năm 2010 và năm 2020:

Căn cứ điều kiện cụ thể của huyện dự kiến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ nay đến năm 2020 là 1,0%/năm. Như vậy, đến năm 2010 dân số của huyện ước tính là 144.900 người và đến năm 2020 là 152.300 người.

Bảng 4.9: Dự báo dân số, lao động huyện Đan Phượng đến năm 2020

Hạng mục ĐVT 2006 2010 2020

Tổng dân số Người 136.857 144.900 152.300

Tỷ lệ tăng dân số % 1,39 1,20 1,00

Tổng dân số trong độ tuổi Lđộng 79.120 83.450 87.500 Lao động trong các ngành KTQD Lđộng 67.400 73.500 83.625

Nguồn: Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu... - Dự báo thị trường:

Do dân số và thu nhập của người dân ngày càng tăng, đồng thời với việc mở rộng các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện, thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao và số lượng lớn, ở giai đoạn sau thì chất lượng là quan trọng.

Đối với sản phẩm quả: với nhu cầu về lượng quả của Hà Nội (cũ) là rất lớn và ngày càng tăng về chất lượng vào khoảng 205 nghìn tấn (2006) và 258 nghìn tấn (2010) trong khi đó khả năng tự cung cấp của Hà Nội chỉ khoảng 10 - 20% nhu cầu. Theo kết quả điều tra tại chợ đầu mối Long Biên hàng ngày có từ 30 - 100 tấn quả các loại được nhập vào chợ này về để tiêu thụ cho thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, Hà Nội là một thị trường khó tính, ở đây không chỉ yêu cầu về số lượng lớn mà còn đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã hàng hóa, do đó để sản phẩm quả của huyện Đan Phượng tiêu thụ ổn định tại thị trường này nhất thiết phải sản xuất những cây ăn quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời phải đảm quả chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó cam Canh là một trong những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn này.

Hạng mục Năm 2002 Năm 2006 Năm 2010 Tổng số (Tấn) Khả năng Hà Nội tự cung cấp (%) Tổng số (Tấn) Khả năng Hà Nội tự cung cấp (%) Tổng số (Tấn) Khả năng Hà Nội tự cung cấp (%) 1. Thịt lợn hơi 64.160 62-63 87.500 65-70 119.600 70-75 2. Thịt bò hơi 8.570 40-45 21.870 25-30 40.250 20-25 3. Thịt gia cầm hơi 13.960 40-45 25.000 50-55 41.400 50-55 4. Trứng (1.000 quả) 106.580 35-40 204.170 22-25 322.000 20-22 5. Sữa tươi 10.570 60-65 29.170 65-70 64.400 75-80 6. Thủy sản các loại 21.140 40-45 32.080 35-40 48.300 30-35 7. Rau xanh 198.150 70-72 247.920 70-75 289.800 75-80 8. Quả các loại 158.520 10-12 204.170 15-20 257.600 22-25

Nguồn: Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu... Thị trường xuất khẩu: Đan Phượng có thể tham gia cùng thành phố Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng để đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm cam quýt.

Bảng 4.11 : Dự báo mức nhập khẩu cam quýt

TT Khu vực ĐVT 2000 2010

1 Các nước châu Á 1.000 tấn 1.400-1.500 1.800-2.000

2 Đông Âu và SNG 1.000 tấn 1.800-2.000 2.900-3.000

3 Các nước CN phát triển 1.000 tấn 5.000 5.400-5.500

Cộng 8.200 - 8.500 10.100 - 10.500

Nguồn: Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu... Theo dự báo mức nhập khẩu của 3 nhóm các nước châu Á, Đông Âu và SNG và Các nước công nghiệp phát triển có thể tăng khoảng 2.000 nghìn tấn vào năm 2010 so với năm 2000.

- Dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ:

Tiến bộ khoa học trong nông nghiệp sẽ là nền tảng để nâng cao diện tích và trình độ sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từng bước đưa công nghệ nuôi cấy mô thực vật trong việc cải tạo giống cây trồng vừa có phẩm chất tốt, vừa nhanh và giá thành cây giống hạ, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất.

Phân bón hóa học hiện nay sẽ được thay thế bằng nguồn phân hữu cơ tổng hợp, phân vi sinh, đạm sinh học... Khuyến cáo và mở rộng mô hình IPM

(phòng trừ dịch bệnh tổng hợp), hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân vô cơ, tiến tới nền nông nghiệp hữu cơ và an toàn.

Các máy canh tác và thu hoạch loại vừa và nhỏ sẽ thay thế dần lao động thủ công, máy chế biến cũng được sản xuất theo quy mô phù hợp.

4.2.2.Định hướng và mục tiêu phát triển

4.2.2.1. Định hướng phát triển:

* Định hướng chung:

Phát huy tối đa lợi thế so sánh của huyện để hình thành các vùng chuyên canh cây có múi tập trung, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo khối lượng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế đi trước một bước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội huyện, chuỗi đô thị mới, khu công nghiệp công nghệ cao và thị trường Hà Nội.

Từng bước mở rộng diện tích cây ăn quả, chú trọng vào cây Cam Canh và Bưởi Diễn thay thế những cây trồng có giá trị, hiệu quả kinh tế thấp.

Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để có thể phát triển đồng bộ, lâu bền; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái.

* Định hướng cụ thể:

Nhu cầu tiêu thụ quả tươi của thành phố Hà Nội tăng rất nhanh, đặc biệt là khu vực đô thị. Dự báo tới năm 2010 lượng tiêu thụ vào khoảng 450 nghìn tấn (chưa kể nhu cầu của khách du lịch).

Về mặt chế biến xuất khẩu: theo kế hoạch của Tổng công ty Rau quả thì tới năm 2010 nhu cầu quả tươi để chế biến xuất khẩu khoảng 600 nghìn tấn (chỉ tính riêng khu vực miền bắc).

Tổng kết các mô hình phát triển cây ăn quả trên địa bàn vừa qua cho thấy thu nhập bình quân gấp 5 - 6 lần trồng lúa, ngô. Cá biệt có những cây hiệu quả gấp 10 lần như cam Canh.

Với điều kiện tự nhiên (vị trí đại lý, đất đai, khí hậu) thuận lợi, triển vọng về thị trường. Thực tiễn phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện những năm qua cho thấy: Đan Phượng có điều kiện rất tốt để phát triển cây ăn quả nói chung và cây cam Canh nói riêng, làm cho nó trở thành cây “làm giàu” của nông dân và thực sự là một thế mạnh trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, đa dạng và bền vững.

4.2.2.2. Mục tiêu phát triển

* Mục tiêu tổng quát:

Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho các vùng sinh thái của huyện đến năm 2010: mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững về sinh thái, tạo những vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa.

* Mục tiêu cụ thể:

Tạo ra vùng sản xuất cây ăn quả tương đối tập trung, có khối lượng đủ lớn và chất lượng cao đủ sức thu hút khách hàng tạo ra thị trường tại chỗ, thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng các cơ sở công nghiệp bảo quản chế biến.

Tạo ra một khu vực có cảnh quan đẹp, môi trường trong sạch phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần... của cư dân các vùng đô thị lân cận. Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người sản xuất nói riêng và người dân trong vùng nói chung.

Bảng 4.12 : Một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp huyện đến năm 2010 (giá cố định 1994) Hạng mục 2006 2010 Tốc độ tăng BQ Sản phẩm (tấn) GTSL (tr.đ) Cơ cấu GTSL (%) Sản phẩm (tấn) GTSL (tr.đ) Cơ cấu GTSL (%) I. Ngành trồng trọt 167.306 47,3 160.342 40 0,95 1. Cây lương thực 47.828 95.416 62,8 63.485,8 39,6 0,66 2. Cây thực phẩm 13.141,4 12.069,6 7,94 25.300 23.236 14,5 1,93

3. Cây Công nghiệp 3172,8 25.709 6,8 3.758 23.320 14,5 0,9

4. Cây ăn quả 462,38 18.495,2 12,17 750 30.000 18,71 1,62

5. Cây khác 446,0 15.616,4 10,27 580 20.300 12,6 1,3

II. Chăn nuôi 125.559,4 52,7 362.718 60,0 2,9

III. Thủy sản 916,9 9.218,2 1343,6 13.511 1,5

Bảng 4.13 : Dự kiến bố trí sản xuất cây trồng chủ lực đến năm 2010 Loại cây trồng 2000 2006 2010 D.tích (ha) N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) D.tích (ha) N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) D.tích (ha) N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) I. Cây lương thực 7.698 47.252 5.886,54 34.686,6 3.260 23.383 1. Lúa cả năm 5.006 64,6 32.420 4.316,53 62,74 27.082 2.400 67,6 18.263

Lúa đông xuân 2.413 64,5 15.565 2.100,77 67,2 14.120 1.200 65 8.965

Lúa mùa 2.593 65,0 16.855 2.215,76 58,5 12.962 1.200 55 9.298

2. Ngô cả năm 2.136 45,3 9.693 1.427,58 42,29 6.037 800 120 4.400

3. Khoai lang cả năm 556 92,4 5.139 142,43 110,06 1.567,6 60 120 720

II. Cây thực phẩm 456 5.877 724,32 13.141 931,06 9.366

III. Cây công nghiệp 1.496 2.610 1.848,6 3.167,8 2.000 3.776

IV. Cây ăn quả 335,5 333,76 654,14

Diện tích cho sản phẩm

284,5 300,0 553,9

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 82 - 89)

w