Kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới về phát triển

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.2. Kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới về phát triển

ăn quả

2.2.2.1. Kinh nghiệm chung

Khuyến khích sản xuất ra nông sản hàng hoá: Chính phủ Đài loan khuyến khích nông dân hình thành các vùng chuyên canh các loại nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao như vùng chuyên rau, vùng chuyên cây ăn quả, vùng trồng hoa cây cảnh xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan mở rộng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá như cao su, bắp, sắn, mía, bông, cây lấy sợi, đay ở các vùng ngoại vi.

Trợ giá đầu vào cho nông dân: ở các nước phát triển tuy ngân sách dành cho nông nghiệp hạn hẹp nhưng hầu hết các Chính phủ đều trợ giá đầu vào cho nông dân. Các nước này đều cho rằng đại bộ phận nông dân là những người sản xuất nhỏ, thiếu vốn để mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, do đó cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Về khuyến nông: Nông dân không thể tiếp thu chính xác các tiến bộ về kỹ thuật canh tác nếu không có trình độ văn hoá và không có sự hướng dẫn thường xuyên của cơ quan khuyến nông.

Về bảo quản chế biến: Các nước đều cho rằng sản xuất nông nghiệp hàng hoá không thể phát triển nếu bảo quản và chế biến không tiêu chuẩn hoá, vì phần lớn nông sản là những sản phẩm dễ hỏng, do đó Chính phủ ở các nước đã có chính sách hỗ trợ để hiện đại hoá trang thiết bị bảo quản, phát triển công nghệ sau thu hoạch và phát triển các cơ sở chế biến.

Về tiêu thụ sản phẩm, giá cả và thị trường: Các nước đang phát triển đều cho rằng, sản xuất nhỏ phân tán và manh mún ở các hộ gia đình là nguyên nhân gây ra sự không đồng đều và sản phẩm và gây khó khăn cho việc thu gom tiêu thụ. Hệ thống marketing do tư nhân đảm nhiệm chưa làm tốt chức năng phân phối lưu thông. Để ổn định giá và lưu thông nông sản, Chính phủ đã thực hiện chương trình đảm bảo giá tiêu thụ theo hợp đồng hoặc thu mua trực tiếp, điều chỉnh thị trường bán buôn, ổn định cung qua kế hoạch sản xuất và dự trữ như các nước: Mỹ, Đài Loan, Thái Lan, Inđônêxia, Philipin.

2.2.2.2. Kinh nghiệm riêng

* Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Nhận thức được vai trò to lớn của FDI trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chiến lược và chính sách thu hút đầu tư FDI có hệ thống vào ngành nông nghiệp ngay từ khi mở cửa nền kinh tế. Trọng tâm của chính sách này được thể hiện:

Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ưu đãi và các biện pháp khuyến khích cho đầu tư vào những dự án đầu tư vào ngành này, đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (các mức thuế cũng được phân chia theo lĩnh vực đầu tư, vùng lãnh thổ đầu tư, công nghệ sử dụng, tỷ trọng lao động, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm... mà áp dụng các mức thuế suất, mức miễn giảm thuế khác nhau). Chính sách này có tác dụng to lớn khi tác động trực tiếp đến lợi nhuận mong muốn mà các nhà đầu tư hy vọng nhận được, nó cũng khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực mà chính phủ mong muốn phát triển nhưng chưa có điều kiện, ngành nông nghiệp là ngành có nhiều sự ưu tiên khi có mức miễn giảm thuế, đặc biệt đối với vùng khó khăn, còn được miễn thuế hoàn toàn. Các chính sách miễn giảm thuế cũng phụ thuộc vào độ dài của dự án đầu tư, do đó mà làm tăng tính bền vững và hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thực hiện nguyên tắc tự do hoá đầu tư. Với chính sách này Chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mà trước đây vẫn còn chưa mở cửa. Với chính sách này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy được “đối xử” công bằng so vớ các nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư tự do và lành mạnh.

Bên cạnh các chính sách trên, Trung Quốc vẫn áp dụng một số quy định cấm hoặc hạn chế nhất định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và truyền

thống văn hoá dân tộc, bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên... Mặc dù thực hiện chính sách đa dạng hoá các loại hình đầu tư, chủ đầu tư, song đối với dự án vào các lĩnh vực phát triển nông nghiệp của Trung Quốc thì có sự hạn chế trong hình thức đầu tư, chỉ cho phép đầu tư với hình thức doanh nghiệp liên doanh và hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài không được chiếm tỷ trọng đa số. Chính sách này đảm bảo cho các sản phẩm nông nghiệp chính, các sản phẩm đặc trưng dân tộc không bị phụ thuộc vào nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường, đặc biệt không cấp phép cho những dự án đầu tư có tác động đến nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Cùng với các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc cũng có những chính sách nhằm kiểm soát mạnh mẽ, đảm bảo cho các dự án đầu tư mang lại lợi ích tối đa mà không gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sản xuất trong nước, văn hoá dân tộc và tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển tự chủ của nền nông nghiệp nước nhà.

* Kinh nghiệm của Thái Lan:

Trong những năm 1980, cũng như Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng nhất với đất nước này kể cả về lao động hoạt động, đóng góp cho GDP và thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu. Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng Thái Lan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã tận dụng nó để phát triển đất nước. Trong giai đoạn 1997 - 1998, nền kinh tế Thái Lan ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Sau đó, nền kinh tế Thái Lan đi vào giai đoạn phục hồi. Ngành nông nghiệp Thái Lan đã có sự tăng trưởng trở lại tuy không đạt như giai đoạn trước. Cùng với quá trình khôi phục và phát triển trở lại của nền kinh tế, thì nền nông nghiệp Thái Lan cũng đã phát triển hơn và trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản

hàng đầu thế giới.

Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án FDI trong nông nghiệp được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản lý đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Riêng đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khó khăn vào có sản phẩm xuất khẩu, được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.

Đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh của nông nghiệp trong nước trong lãnh thổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ chỉ cho phép đầu tư với những dự án được hội đồng đầu tư cho phép, trong những dự án này cũng chỉ cho phép với hình thức liên doanh và các nhà đầu tư nước ngoài không được nắm phần sở hữu đa số.

Thái Lan cũng hạn chế đầu tư nước ngoài trong những ngành nghề nhất định mà chưa thực sự sẵn sàng hợp tác với nước ngoài.

Là một quốc gia có nền nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, thậm chí có những điều kiện còn hạn chế hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, Thái Lan đã vươn lên trở thành một nước đứng đầu xuất khẩu nông sản và với giá trị nông sản xuất khẩu cao hơn hẳn Việt Nam. Nguyên nhân có được điều đó là do Thái Lan đã biết định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khai thác đặc sản của từng vùng, thậm chí cả những vùng khó khăn nhất. chính chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sản Thái Lan đã tạo được một thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Nam vẫn đang tìm kiếm. ( Nguồn: fia.mpi.gov.vn)

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

w