Hiệu quả kinh tế của cây cam Canh

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 73 - 82)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.5. Hiệu quả kinh tế của cây cam Canh

Từ số liệu điều tra tổng hợp và xử lý chúng tôi thu được bảng kết quả như sau:

* Hiệu quả kinh tế:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất của các cây trong độ tuổi từ 1 – 2 bằng 0 là do cây trong độ tuổi này đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa có khả năng cho quả. Cây trong thời kỳ từ 3 – 5 tuổi, từ năm thứ 3 cây cam Canh đã cho quả ít nhưng tỷ lệ đậu quả cao, cùng với chất lượng cam đã khá ngon (chênh lệch chất lượng quả của cam Canh giữa cây năm thứ 3 và

N ời s ản x uấ t

Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ

N ời t u ng

các năm sau là không lớn) nên người sản xuất có thể bán với giá tối thiểu là 16 - 17 nghìn đồng trên một kg, những nơi có giao thông thuận lợi, gần Hà Nội và có mối quen có thể bán với giá từ 18 - 20 nghìn đồng một kg. Đến hết từ năm thứ 3 - 4 cơ bản các hộ trồng cam đã có thể thu hồi vốn để bù cho các khoản chi phí như phân bón, thuốc trừ sâu, giống, lao động... Với nhóm tuổi từ 6 – 8 giá trị sản xuất là 51.433,13 nghìn đồng trên một sào, cao hơn nhóm tuổi 3 -5 là 1,13 lần; nguyên nhân là do cây trong thời kỳ từ 6 tuổi trở lên năng suất khá ổn định, chất lượng quả rất ngon nên giá bán cao hơn nhóm tuổi từ 3- 5 khoảng từ 1 – 2 nghìn đồng trên một kg .

Chi phí sản xuất của cây nhóm tuổi 3 -5 là 19.742,11 nghìn đồng cao hơn nhóm tuổi 1 - 2 là 2,62 lần và thấp hơn nhóm tuổi từ 6 -8 là 1,18 lần; tương tự đối với chi phí trung gian. Nguyên nhân là do bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi khi cây bắt đầu cho quả và tiếp tục phát triển nên chi phí các loại vật tư và đặc biệt là chi phí về lao động cao hơn vì phải có thêm khâu chặt rễ, cây càng to và nhiều tuổi thì công lao động càng cao do rễ to khó chặt hơn và mất nhiều công và lúc này ta phải bổ sung thêm lượng ka li để tăng chất lượng cho quả, sử dụng phân bón rễ, phân bón lá và các loại phân bón khác để vừa giúp cây tiếp tục phát triển và tăng độ bền cho cây.

Giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp của nhóm tuổi 1 – 2 đều âm là do trong thời kỳ này cây chưa cho quả nên giá trị sản xuất của nó bằng 0. Cao nhất vẫn là cây ở thời kỳ từ năm thứ 6 trở lên. Nguyên nhân là tuy chi phí sản xuất của cây thời kỳ từ năm thứ 6 trở lên có cao hơn các thời kỳ khác, nhưng bù lại năng suất quả trên cây, chất lượng quả cao hơn dẫn đến giá bán cao hơn vì vậy nó đã tạo ra doanh thu cao.

Bảng 4.6 : Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cam Canh trên 1 sào năm 2008 Khoản mục Đvị tính 1 - 2 Nhóm tuổi (1) 3 - 5 (2) 6 - 8 (3) (2) /(1) /(2)(3)

1.Giá trị sản xuất (GO) 1.000 đ - 45.576,53 51.433,13 1,13

2.Chi phí sản xuất (TC) 1.000 đ 7.544,25 19.742,11 23.204,31 2,62 1,18

Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 4.624,25 13.922,11 16.604,31 3,01 1,19

Chi phí lao động 1.000 đ 1.320,00 3.420,00 4.200,00 2,59 1,23

Khấu hao 1.000 đ 400,00 600,00 600,00 1,50 1,00

Thuế 1.000 đ 1.200,00 1.800,00 1.800,00 1,50 1,00

3. Công lao động Công 22 57 70 2,59 1,23

4. Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ -4.624,25 31.654,43 34.828,82 -6,85 1,10

5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000 đ -7.544,25 25.834,43 28.228,82 -3,42 1,09 6. Một số chỉ tiêu HQKT: GO/TC Đồng - 2,31 2,22 0,96 VA/TC Đồng -0,61 1,60 1,50 -2,62 0,94 MI/TC Đồng -1,00 1,31 1,22 -1,31 0,93 GO/IC Đồng - 3,27 3,10 0,95 VA/IC Đồng -1,00 2,27 2,10 -2,27 0,92 MI/IC Đồng -1,63 1,86 1,70 -1,14 0,92 GO/công lao động 1.000 đ - 799,59 734,76 0,92 VA/công lao động 1.000 đ -210,19 555,34 497,55 -2,64 0,90 MI/công lao động 1.000 đ -342,92 453,24 403,27 -1,32 0,89

Hình 4.2 : Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cam Canh

Các chỉ tiêu hiệu quả của nhóm từ 1 – 2 tuổi đều không dương là do trong thời kỳ này cây chưa có khả năng cho quả. Các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp trên tổng chi phí, chi phí trung gian của nhóm tuổi từ 6 – 8 là cao nhất. Nhưng các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp trên công lao động của nhóm tuổi từ 3 – 5 lại cao hơn, nguyên nhân là do cây trong độ tuổi từ 6 trở lên rễ rất to nên tốn rất nhiều công để chặt, cây già nên cần nhiều loại phân bón để dưỡng như NPK, phân bón rễ... Tuy thu nhập hỗn hợp của nhóm tuổi từ 6 – 8 là cao nhất, nhưng do tốc độ tăng của chi phí so với nhóm tuổi 3 – 5 là 1,18 lần cao hơn tốc độ tăng của giá trị sản xuất là 1,13 lần nên dẫn đến các chỉ tiêu tương đối của nhóm cây từ 6 – 8 tuổi đều thấp hơn một chút so với nhóm cây từ 3 – 5 tuổi.

* Hiệu quả tài chính:

Nếu ta lấy doanh thu trừ đi chi phí một cách đơn thuần để tính hiệu quả thì chúng ta đã bỏ qua giá trị thời gian của tiền (đặc biệt là với dự án có thời gian dài như cây ăn quả là chưa hợp lý. Vì vậy, để tính lãi thực của một dự án người ta dùng giá trị hiện tại ròng (NPV).

Bảng 4.7 : Giá trị hiện tại ròng (NPV) đối với cây cam Canh tính bình quân cho 1 sào

Chỉ tiêu Đơn vị tính Chi phí Doanh thu

1. Chi phí đầu tư ban đầu 1.000 đ 1.600,00 2. Thời kỳ sản xuất kinh doanh

Năm thứ 1 1.000 đ 3.176,75 Năm thứ 2 1.000 đ 3.967,50 Năm thứ 3 1.000 đ 6.219,88 14.808,06 Năm thứ 4 1.000 đ 6.553,82 14.158,80 Năm thứ 5 1.000 đ 6.368,41 16.609,67 Năm thứ 6 1.000 đ 7.036,41 17.748,90 Năm thứ 7 1.000 đ 7.839,41 16.282,19 Năm thứ 8 1.000 đ 7.728,50 17.402,04

NPV, lãi suất 7%/năm 1.000 đ 30.105,91

NPV, lãi suất 10,5%/năm 1.000 đ 25.131,05

NPV, lãi suất 15%/năm 1.000 đ 18.691,92

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Hình 4.3 : Giá trị hiện tại ròng (NPV) đối với cây cam Canh tính bình quân cho 1 sào

Nếu giả sử toàn bộ số tiền đầu tư của hộ trồng cây cam Canh là đi vay và ta tính bình quân cho một sào cam Canh trong 8 năm đầu sản xuất kinh doanh. Với lãi suất 7%/năm thì NPV có giá trị là 30.105,91 nghìn đồng, điều này có nghĩa là lãi ròng thu được sau khi hoàn vốn là 30.105,91 nghìn đồng. Tương tự với lãi suất là 10,5%/năm thì NPV có giá trị 25.131,05 nghìn đồng, nghĩa là lãi ròng thu được sau khi hoàn vốn là 25.131,05 nghìn đồng; với lãi suất 15%/năm thì NPV có giá trị là 18.691,92 nghìn đồng, nghĩa là lãi ròng thu được sau khi hoàn vốn là 18.691,92 nghìn đồng.

NPV thu được với giả định các mức lãi suất 7%/năm, 10,5%/năm và 15%/năm đều cho giá trị dương, điều này chứng tỏ việc sản xuất cây cam Canh trên địa bàn huyện là có hiệu quả kinh tế cao và khuyến cáo địa phương nên tiếp tục mở rộng sản xuất cây cam Canh nhằm tận dụng lợi thế của địa phương.

Để thấy rõ lợi thế so sánh, hiệu quả của việc phát triển sản xuất cây cam Canh nhóm từ 1 – 8 tuổi so với các cây ăn quả khác, cụ thể ở đây là cây bưởi Diễn nhóm từ 1 – 8 tuổi hiện cũng là một trong những cây ăn quả chính của huyện.

Bảng 4.8 : So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất cam Canh và Bưởi Diễn trên 1 sào

Diễn giải Đ.vị tính Cam Canh Bưởi Diễn So sánh

1. Giá trị sản xuất (GO) 1.000 đ 97.009,66 49.163,62 1,97

2. Chi phí sản xuất (TC) 1.000 đ 50.490,67 34.284,25 1,47

Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 35.150,67 20.144,25 1,74

Chi phí lao động 1.000 đ 8.940,00 7.740,00 1,16

Khấu hao TSCĐ 1.000 đ 1.600,00 1.600,00

Thuế 1.000 đ 4.800,00 4.800,00

3. Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ 61.859,00 29.019,38 2,13

4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000 đ 46.519,00 14.879,38 3,13

5. Một số chỉ tiêu hiệu quả

GO/TC 1,92 1,43 1,34 VA/TC 1,23 0,85 1,45 MI/TC 0,92 0,43 2,12 GO/IC 2,76 2,44 1,13 VA/IC 1,76 1,44 1,22 MI/IC 1,32 0,74 1,79

Hình 4.4 : So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất cam Canh và bưởi Diễn trên 1 sào

Từ bảng 4. ta thấy:

Giá trị sản xuất trên 1 sào cam Canh từ 1 – 8 tuổi đạt 97.009,66 nghìn đồng cao hơn giá trị sản xuất của bưởi Diễn là 1,97 lần .

Thu nhập hỗn hợp của cam Canh là 46.519,00nghìn đồng cao hơn bưởi Diễn 3,13 lần.

Về các chỉ tiêu hiệu quả: Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian của việc sản xuất cây cam Canh đạt 2,67 lần, cây bưởi Diễn chỉ đạt 2,44 lần; như vậy giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian của cây cam Canh cao gấp 1,13 lần so với cây bưởi Diễn. Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí của cây cam Canh là 1,32 lần, so với bưởi Diễn là 0,74 lần; như vậy cây cam Canh cao gấp 1,79 lần. Tóm lại, do tỷ lệ của giá trị sản xuất cây cam Canh so với bưởi diễn là 1,97 cao hơn tỷ lệ của chi phí sản xuất cây cam Canh

so với bưởi diễn là 1,47 lần đã làm cho các chỉ tiêu hiệu quả của cây cam Canh đều cao hơn cây bưởi Diễn.

Qua phân tích như trên và qua quá trình phát triển sản xuất trong những năm gần đây của cây cam Canh nên theo chúng tôi trong thời gian tới việc mở rộng diện tích trồng cam Canh trên địa bàn huyện là cần thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đặc biệt là với các cây hàng năm của địa phương. Trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ giảm mạnh, để đảm bảo giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng thì việc chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như cam Canh là một hướng đi hiệu quả và bền vững.

Một số ưu điểm của cam Canh so với bưởi Diễn:

Thích hợp rộng hơn với các loại đất: Nếu với bưởi Diễn chỉ trồng trên đất thịt nặng mới cho chất lượng quả ngon, còn trồng trên đất cát chất lượng quả bưởi rất kém. Đối với cam Canh nó có thể trồng trên đất thịt, hoặc đất cát pha đều cho chất lượng quả ngon (đất thịt quả ngon hơn một chút, đất cát thì công lao động ít hơn và cây phát triển nhanh hơn).

Cây cam Canh cho quả sớm hơn bưởi Diễn: Nếu bưởi Diễn thì phải năm thứ 4 người ta mới để quả và quả lúc này chất lượng rất kém chỉ để thờ nên các năm đầu giá bán rất rẻ (những năm đầu quả bưởi thường rất nhạt, càng về sau chất lương mới được cải thiện dần), còn đối với cam Canh thì ngay từ năm thứ 3 nó đã có thể cho quả và chất lượng quả khá ngon (nó không có sự khác biệt nhiều về chất lượng và giá cả giữa cam non và cam già).

Những năm gần đây cây bưởi Diễn bị cạnh tranh quyết liệt của bưởi Năm Doi với mẫu mã đẹp, giá rẻ đã làm cho bưởi Diễn khó tiêu thụ và bị giảm giá mạnh, trong khi đó cây cam Canh vẫn giữ được giá ở mức cao (trên dưới 20 nghìn đồng/kg) là một trong những cây ăn quả có giá bán cao nhất.

Do đó đã góp phần làm cho cây cam Canh nhanh thu hồi vốn và có hiệu quả cao hơn bưởi Diễn, có khả năng phát triển trên diện rộng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w