Thực trạng công tác bảo quản, chế biến sản phẩm

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 70 - 71)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3. Thực trạng công tác bảo quản, chế biến sản phẩm

* Thời gian thu hoạch và bảo quản sản phẩm:

Thời gian thu hoạch cam Canh bắt đầu từ khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 đến tháng 2 (dương lịch) trùng với khoảng tháng 10 đến tháng 12 (âm lịch) tức là tập trung vào dịp tết Nguyên Đán.

Công tác thu hái sản phẩm cam Canh nói riêng và cây ăn quả nói chung nếu được thực hiện trong thời tiết nắng ráo, thu hái vào buổi sáng và chỉ thu hái khi quả đã chín đỏ, kết hợp với bảo quản sản phẩm quả sau khi thu hái nó có tác dụng trực tiếp đến chất lượng, giá trị và hiệu quả của sản phẩm.

Nhưng trong thực tế để đảm bảo đúng hợp đồng đã ký kết với khách hàng, không kể thời gian tốt hay xấu thì quá trình thu hái đều được thực hiện, do đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (tuy nhiên đối với cam Canh thì thời tiết ít ảnh hưởng đến do nó được thu hoạch vào mùa đông thường tạnh ráo, thời tiết mát, trời nắng nhẹ hoặc không có nắng). Một số hộ để đảm bảo hiệu quả kinh tế (giá cao mới bán) nên họ chọn phương pháp bảo quản trực tiếp trên cây (nhưng thời gian bảo quản chỉ khoảng hơn 2 tháng và có thể gặp rủi ro do thiên tai bất thường như trận mưa đá lịch sử cuối năm 2006 đã làm cho nhiều hộ trồng cây cam Canh gần như mất trắng do đá rơi làm quả bị dập nát và rụng gần hết).

Do cam Canh không chỉ là sản phẩm bán để sử dụng ngay mà nó còn là sản phẩm dùng để biếu, cúng nhân dịp các ngày lễ, tết nên sản phẩm yêu cầu cao về mặt mẫu mã tươi, có cả lá.

Một số hộ còn sử dụng phương pháp thu hái cam xuống, cho vào thùng xốp đậy giấy báo và dán băng dính kín và cho vào chỗ mát có thể bảo quản được hàng tháng.

* Chế biến sản phẩm:

Cam Canh là một đặc sản thường được sử dụng tươi, có giá bán cao (thường trên 20.000 đồng/kg) vì vậy nó có giá trị gia tăng cao, đồng thời quy mô sản xuất chưa lớn và có nhu cầu cao trong dịp gần tết nên cung luôn không đáp ứng đủ cầu do vậy người sản xuất cũng như chính quyền địa phương chưa có ý định xây dựng cơ sở chế biến công nghiệp.

Tuy vậy, để gia tăng giá trị cho sản phẩm, sản phẩm được cung cấp quanh năm đáp ứng sự tăng lên của nguồn cung trong tương lai rất cần sự đầu tư vào khâu chế biến của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w