Hiệu quả môi trường – sinh thái

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 109 - 111)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.3. Hiệu quả môi trường – sinh thái

Lợi ích mà hệ thống canh tác cây ăn quả nói chung và cam Canh nói riêng (là cây thân gỗ, lâu năm) thể hiện đối với môi trường sinh thái của vùng trước hết ở khả năng che phủ đất lâu dài và ổn định.

Cây ăn quả với độ che phủ đất cao lên đến từ 70 – 90% sẽ có tác dụng góp phần tích cực làm giảm lượng cát bùn bồi lắng lòng sông, hồ hàng năm, góp phần duy trì tuổi thọ và hoạt động ổn định của công trình thủy lợi. Đồng thời còn cải thiện rõ rệt chế độ ẩm trong mùa khô. Tán che phủ của vườn cây còn có tác dụng làm tăng độ mùn của đất nhờ sự phân hủy chất hữu cơ từ thảm lá rụng trong suốt chu kỳ sinh trưởng của vườn cây. Với một chế độ thâm canh hợp lý trong bón phân, chăm sóc vườn cây... dinh dưỡng của đất cũng sẽ được duy trì cải thiện màu mỡ hơn.

Góp phần điều hòa các chế độ khí hậu – thời tiết, nguồn nước... sẽ được cải thiện theo hướng có lợi cho đời sống và sản xuất. Những hiện tượng thiên tai khắc nghiệt như mưa lũ, khô hạn gay gắt sẽ được hạn chế.

Ngoài lợi ích kinh tế – xã hội đã nêu ở trên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây ăn quả được xây dựng trên quan điểm sinh thái phát triển bền vững, do vậy việc sử dụng tối ưu hóa các nguồn tài nguyên (đặc biệt là đất và nước) sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì, cải tạo và bảo vệ tài

LuËn v¨n th¹c sü kinh tÕ NguyÔn §¨ng Thùc

nguyên, môi trường.

Ngoài ra, nó còn góp phần tạo nên cảnh quan đẹp cho các vùng du lịch và các khu di tích lịch sử – văn hóa, góp phần tích cực vào việc cải tạo môi trường sinh thái.

Tóm lại, thực tiễn phát triển hệ thống canh tác cây ăn quả cũng như cây cam Canh trên địa bàn huyện có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt: cả về kinh tế, xã hội lẫn môi trường sinh thái. Chính các lợi ích và hiệu quả mang tính tổng hợp này đã thể hiện ưu thế của sản xuất cam nói riêng, cây ăn quả nói chung trong cơ cấu cây trồng của huyện.

LuËn v¨n th¹c sü kinh tÕ NguyÔn §¨ng Thùc

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 109 - 111)

w