Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 54 - 57)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả

và tỷ suất lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường các chỉ tiêu giá trị được đặc biệt coi trọng, việc tiết kiệm chi phí và tăng tối đa lợi nhuận là mục tiêu cơ bản của bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào.

Trong việc nghiên cứu kết quả sản xuất cây ăn quả chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu sau:

* Chỉ tiêu về tài chính:

Sử dụng để phân tích những hiệu quả về mặt tài chính cho chu kỳ sản xuất kinh doanh của cây cam Canh tại địa phương.

- Giá trị hiện tại ròng (NPV): là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các khoản thu do đầu tư mang lại ở tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư bỏ ra.

Công thức tính: 0 ) 1 ( r C C B NPV t tt − + − =∑ (t=1n)

Bt: Khoản tiền thu được năm thứ t. Đối với cam Canh đó là khoản thu khi bán số lượng quả thu được.

Ct: Chi phí về đầu tư. Đối với cam Canh đó là khoản chi phí vật tư: đạm, lân, kali...

C0: Vốn đầu tư ban đầu. Đối với việc trồng cam Canh đó là chi phí về giống, máy bơm nước.

n: Số năm.

r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa. Kết luận:

Nếu NPV > 0 nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả. Chúng ta kết luận nên tiếp tục mở rộng sản xuất.

Nếu NPV < 0 nghĩa là quá trình sản xuất không có hiệu quả. Kết luận không nên mở rộng sản xuất.

Nếu NPV = 0 thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương mà đưa ra quyết định. Nếu như tình hình thị trường có nhiều triển vọng, sản xuất có

nhiều thuận lợi... thì có thể tiếp tục sản xuất để chờ thời cơ.

* Các chỉ tiêu kinh tế:

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm, đối với cây ăn quả là chu kỳ của cây).

GO = ∑QiPi

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm i. Pi là đơn giá sản phẩm i.

GO đối với cây cam Canh đó là toàn bộ doanh thu sau khi đem bán số lượng quả thu được. Q là số lượng quả thu được, P là giá/kg quả.

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các chi phí vật chất (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.

IC = ∑Cj

Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm j.

IC đối với cây cam Canh đó là toàn bộ chi phí về giống, chi phí vật tư: đạm, lân, kali, phân chuồng, thuốc trừ sâu, vôi bột và các chi phí khác như điện, nước...

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.

VA = GO - IC

Đối với cây cam Canh nghiên cứu, giá trị gia tăng được tính là khoản thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí trung gian.

- Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi đầu tư trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

TC = FC + VC

Chi phí biến đổi (VC): là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của sản phẩm. VC đối với cây cam Canh đó là các chi phí vật tư mà người nông dân sử dụng.

sự thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh trong một quy mô sản xuất nhất định.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê (nếu có). Như vậy thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình.

MI = VA - (A + T) - lao động thuê ngoài (nếu có) Trong đó:

A: là khấu hao tài sản cố định. T: các khoản thuế phải nộp.

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (TGO) là tỷ số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

TGO = GO/IC

- Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA) TVA = VA/IC

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI) TMI = MI/IC

- Thu nhập hỗn hợp trên tổng chi phí (TTC) TTC = MI/TC

* Chỉ tiêu khác

Quy mô diện tích cây ăn quả/hộ. Mật độ/ha.

Cơ cấu cây ăn quả.

Năng suất, sản lượng theo tuổi cây. Mức đầu tư thâm canh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w