Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thái Nguyên, năm 2009
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Bắc
Thái Nguyên, năm 2009
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này là đúng sự thật và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Mội sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn luận văn PGS.TS Đỗ Thị Bắc và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Sóc Sơn, Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn, Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các hộ nông dân các xã thuộc huyện Sóc Sơn trong quá trình làm luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Phương
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5
1.1.1 Khuyến nông và vai trò của khuyến nông đối với phát triển nông nghiệp nông thôn
5
1.1.2 Ý nghĩa và đặc điểm phát triển sản xuất cây ăn quả 14 1.1.3 Tình hình phát triển khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả trên thế giới 18 1.1.4 Tình hình khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam 19
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC
35
Trang 62.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Sóc Sơn 46 2.1.4 Thuận lợi và khó khăn nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn
2.4 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NÔNG NHẮM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN
Trang 7cáo người dân huyện Sóc Sơn năm 2011
3.2.5 Lập kế hoạch và đánh giá các chương trình khuyến nông sản xuất cây ăn quả 110 3.2.6 Khuyến nông sản xuất cây ăn qủa và kinh tế thị trường, khuyến nông với
công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn
Trang 810 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
1.1 Yêu cầu nhiệt độ, lượng mưa của một số loại cây ăn quả 16 1.2 Yêu cầu về đất đai để trồng một số loại cây ăn quả 17 1.3 Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả trên Thế giới 19 1.4 Diện tích, sản lượng một số loại cây ăn quả của Việt Nam 22 2.1 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn huyện Sóc Sơn 37 2.2 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Sóc Sơn năm 2006- 2008 40 2.3 Tình hình dân số và lao động huyện Sóc Sơn (2006-2008) 43 2.4 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Sóc Sơn (06-08) 47 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng một số mô hình cây ăn quả trên địa bàn
2.6 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha mô hình vải 54 2.7 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha mô hình nhãn 55 2.8 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha mô hình bưởi diễn 56 2.9 Các hoạt động khuyến nông trong sản xuất cây ăn quả trên địa bàn
2.10 Lịch gieo trồng, định mức đầu tư khuyến nông hướng dẫn người dân sản
xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2008 71 2.11 Diện tích, cơ cấu cây ăn quả của huyện Sóc Sơn năm 2008 78 2.12 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả chính phát triển 2006-
2.13 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha một số cây ăn quả từng loại năm 2008
2.16 Hiệu quả kinh tế của 1 ha mô hình CAQ thời kỳ kinh doanh trên địa bàn
2.17 So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất 1 ha cây ăn quả 91
Trang 10so với 1 ha một số cây trồng khác
3.1 Dự kiến các hoạt động khuyến nông trong sản xuất CAQ trên địa bàn
3.2 Lịch gieo trồng, định mức đầu tư khuyến nông hướng dẫn người dân sản
xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2011 109 3.3 Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả chính năm
3.4 Dự kiến định mức chi phí sản xuất CAQ khuyến nông hướng dẫn người
sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn 112
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
1.1 Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam 21 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2006 47 2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2007 47
2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2008 48
Trang 13MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân Ở nước ta hiện nay nông nghiệp đóng góp trên 40 % tổng thu nhập quốc dân, hàng năm nông nghiệp đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể thông qua việc xuất khẩu các hàng hoá nông sản Trong đó mặt hàng quả tươi là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng Phát triển sản xuất CAQ không những đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước nói chung, của nhân dân Thủ đô nói riêng mà còn tạo ra nguồn hoa quả hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ Theo các kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế trồng CAQ thì trồng CAQ mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân; góp phần tăng giàu, giảm nghèo; thu hút được lao động, góp phần giải quyết việc làm, góp phần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển nông nghiệp nông thôn Phát triển sản xuất CAQ là một trong những phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội, của huyện Sóc Sơn trong những năm gần đây và những năm tiếp theo để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, nông nghiệp dịch vụ, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ cho nội thành, các khu đô thị, các khu công nghiệp và dịch vụ du lịch
Khuyến nông là đào tạo, rèn luyện tay nghề cho nông dân và các chủ trương chính sách về nông - lâm nghiệp nhằm giúp cho nông dân nắm được chủ trương chính sách về nông nghiệp đặc biệt là CAQ, những kiến thức về kỹ thuật, những kinh nghiệm về quản lý kinh tế, thông tin về thị trường để nông dân có đủ khả năng giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng để thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây
Trang 14Huyện Sóc Sơn là huyện có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất CAQ, tuy nhiên thu nhập và hiệu quả kinh tế chƣa cao, bên cạnh đó còn có sự lạc hậu và nhiều vấn đề cần giải quyết Vậy thực trạng khuyến nông phát triển sản xuất CAQ của huyện nhƣ thế nào? Vị trí, vai trò của nó? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải đƣợc nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn Cần phải xem xét cái gì đã đạt đƣợc, cái gì chƣa đạt đƣợc, cái gì mạnh, cái gì yếu từ đó có những giải pháp để phát huy các thế mạnh và hạn chế những mặt yếu, nhằm làm cho phát triển CAQ huyện Sóc Sơn phát triển nhanh và bền vững
Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn nhằm triển khai chiến
lƣợc phát triển sản xuất CAQ, phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng khuyến nông về tình hình sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn Từ đó đề ra giải pháp khuyến nông phát triển sản xuất CAQ huyện Sóc Sơn góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện giúp huyện thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề khuyến nông phát triển sản xuất CAQ
Trang 15- Đánh giá thực trạng của khuyến nông trong sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn
- Đề ra định hướng và một số giải pháp khuyến nông nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là các vấn đề khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ, các nông hộ, trang trại sản xuất cây ăn quả ở huyện Sóc Sơn, cộng đồng và các vùng nông thôn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ ở huyện Sóc Sơn
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Về thời gian: Từ năm 2006-2008
4 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ có cơ sở khoa học Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ huyện Sóc Sơn, có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ huyện Sóc Sơn và đối với các địa phương có điều kiện tương tự
Trang 165 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 03 chương chính: Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu:
Chương 2: Thực trạng hoạt động khuyến nông đối với phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Chương 3: Một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Trang 17Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.1 Khuyến nông và vai trò của khuyến nông đối với phát triển nông nghiệp nông thôn
1.1.1.1 Khái niệm và một số định nghĩa về khuyến nông
a Khái niệm về khuyến nông ở các nước
Từ “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh năm 1866, có nghĩa là “mở rộng - triển khai” Nếu ghép với các từ “Agriculture” thành “Agricultural Extension” có nghĩa là “Mở rộng nông nghiệp - Triển khai nông nghiệp” và dịch gọn là “Khuyến nông” Do vậy, “Khuyến nông” là một thuật ngữ có ý nghĩa rất rộng được tổ chức thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích có quy mô khác nhau [11]
Nghĩa hẹp: Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông - lâm - ngư, các trung tâm khoa học nông nghiệp - lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu được nhiều nông sản hơn Với khái niệm này thì khuyến nông chỉ là chuyển giao kỹ thuật đơn thuần [11]
Để giúp người nông dân thực hiện việc trên, một mặt khuyến nông phải giải quyết giống cây, con, kỹ thuật chăm bón, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, bảo quản…Mặt khác cần phải mở các lớp tập huấn, xây dựng mô hình về các mặt trên ở các địa phương khác nhau…
Trong thực tiễn sản xuất nông thôn, người nông dân không phải chỉ có yêu cầu như vậy, mà sản phẩm của họ làm ra còn phải tiêu thụ ở đâu? Giá cả như thế nào để họ có lời nhất Cho nên, ở nhiều nơi, nhiều nuớc định nghĩa hẹp của Khuyến nông đã được thay thế bằng một nghĩa rộng
Nghĩa rộng: Khuyến nông theo nghĩa rộng là ngoài việc hướng dẫn cho
Trang 18nông dân tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải giúp họ liên kết lại với nhau để chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ của Nhà nước, giúp người nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn [11]
Người Pháp trước kia hiểu Khuyến nông theo hẹp là “Phổ cập nông nghiệp” Nay họ cũng đã chuyển sang theo nghĩa rộng là: “Phát triển nông nghiệp” Người Anh đã từ lâu hiểu khuyến nông theo nghĩa rộng là: “Triển khai, mở rộng nông nghiệp” (Agricultural Extension) [11]
Mauder 1973 đã định nghĩa khuyến nông như “một dịch vụ hoặc hệ thống giúp nông dân hiểu biết những phương pháp canh tác và kĩ thuật cải tiến tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, làm cho mức sống của họ tốt hơn và nâng cao trình độ giáo dục của cuộc sống nông thôn” [11]
B.E Swanson và J.B Claar định nghĩa Khuyến nông là “một phương pháp động” nhận thông tin có lợi tới người nông dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thông tin kỹ thuật này” [11]
Chu-Yuan-Wu định nghĩa khuyến nông theo nghĩa rộng là “một hoạt động có tính cách giáo giục bao gồm việc tổ chức nông dân đến việc thực hiện chính sách nông nghiệp” [11]
Ở Indonesia quan niệm khuyến nông là “giúp nông dân có được tay nghề và kiến thức tốt hơn nữa những nhận thức đúng đắn để hướng tới đổi mới và tạo niềm tin cho họ trong sản xuất và trong cuộc sống Quan điểm cơ bản là giúp người nông dân tự lo cho bản thân minh để họ có thể giải quyết những vấn đề của chính họ bằng áp dụng tốt hơn trong sản xuất nông nghiệp và những hoạt động kinh doanh” [11]
b Định nghĩa và triết lý về khuyến nông Việt Nam
* Định nghĩa tổng quát và định nghĩa chung về khuyến nông
Trang 19Khuyến nông là một hệ thống các biện pháp giáo dục nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO - Food and Agriculture Organization) đã đúc kết và trên cơ sở hoạt động khuyến nông của Việt Nam có thể định nghĩa về Khuyến nông: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường, để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới Như vậy, Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân Khuyến nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo kéo dài… cho nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, chứ không được áp đặt, mệnh lệnh Nó là một quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân
- Nghĩa rộng:
Khuyến nông, hiểu theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông nghiệp và nông thôn [11]
- Nghĩa hẹp:
Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân Tiến trình này đem đến cho nông dân thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ [11]
Tiến trình khuyến nông bao gồm bốn yếu tố: Kiến thức và kĩ năng; Những khuyến cáo kỹ thuật; Tổ chức của nông dân; Động cơ và lòng tin
Trang 20Kiến thức và kĩ năng:
Khuyến nông cung cấp kiến thức kĩ thuật và huấn luyện những kĩ năng khác cho nông dân Muốn phát triển sản xuất có hiệu quả, nông dân cần có kiến thức mới và những kĩ năng mới Như: Cách sử dụng và quản lý trang trại kể cả việc theo dõi ghi chép đầy đủ những khoản thu chi, cách sử dụng những loại công cụ mới, hoặc khả năng phân tích khía cạnh kinh tế của thông tin và những lời khuyên
Những khuyến cáo kĩ thuật:
Khuyến nông cung cấp thông tin và những khuyến cáo kĩ thuật giúp nông dân tự mình đưa ra quyết định và hành động Thông tin bao gồm giá cả và thị trượng của những mặt hàng họ có thể sản xuất hoặc quan tâm, hoặc ở đâu có những loài cây/con giống họ đang cần Khuyến cáo kĩ thuật, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, thường tập trung vào những hoạt động canh tác và những tác động cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất Tất nhiên, nhiều nông dân cũng có những kiến thức và kinh nghiệm sản xuất rất có ích mà khuyến nông có thể tiếp thu và phổ biến lại cho những nông dân khác
Tổ chức của nông dân:
Nông dân có một tổ chức để đại diện cho quyền lợi của mình và thực hiện những công việc mang tính cộng đồng Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần giúp họ tổ chức thành những tổ, nhóm khác trên cơ sở mục đích chung hoặc lợi ích chung của họ Những tổ, nhóm như vậy thường đóng vai trò kênh đưa thông tin đến nông dân và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác khuyến nông
Động cơ và lòng tin:
Một trong những khó khăn của tiến trình phát triển nông thôn hiện nay là nhiều hộ nông dân phải “đơn thương độc mã” đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn và cảm thấy khó có thể làm gì được gì thay đổi cuộc sống của mình
Trang 21Họ thiếu sự hỗ trợ và động viên từ bên ngoài Có người đã phải vật lộn cả đời mà cũng không làm cho cuộc sống khá lên được bao nhiêu
Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần đến với họ, giúp đỡ họ và khuyến khích họ tham gia các chương trình khuyến nông Nhưng điều quan trọng hơn cả cần phải thuyết phục và động viên để họ tin tưởng rằng họ hoàn toàn có thể tự quyết định và hành động để cải thiện cuộc sống của chính mình
* Triết lý của khuyến nông
Khuyến nông dựa trên quan điểm cho rằng nông dân là những người thông minh, có năng lực rất mong muốn nhận được thông tin và kiến thức mới để phát triển sản xuất nhằm đem lại hạnh phúc ấm no cho gia đình, cho cá nhân và cho cộng đồng và trong lớp học…) cùng với nông dân hay thông qua các nhóm hộ, xuất phát từ chính nhu cầu của họ
1.1.1.2 Vai trò, mục tiêu, nội dung của khuyến nông đối với phát triển nông nghiệp nông thôn
a Vai trò của khuyến nông
- Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với: Nhà nước; nghiên cứu; môi trường; thị trường; nông dân giỏi; các doanh nghiệp; các đoàn thể; các ngành có liên quan và quốc tế
- Trong chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có điều tiết, trong nông nghiệp lấy hộ nông dân làm đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ: Khuyến nông có nhiệm vụ hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế, xây dựng nông thôn mới… cho các hộ nông dân
- Khuyến nông giúp hộ nông dân “xoá đói, giảm nghèo tiến lên khá và làm giàu hợp pháp” Khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho nông dân phát huy tính tự lực, tự chủ, hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình phát triển của chính họ Nâng cao năng lực của người
Trang 22nông dân trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế - văn hoá - xã hội, nhằm đảm bảo sự phát triển cộng đồng Sự tham gia của nông dân xuyên suốt các hoạt động khuyến nông như xác định nhu cầu, lập kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá… nông dân tham gia chương trình khuyến nông qua các tổ chức và hoạt động như nhóm sở thích, làng khuyến nông tự quản, xây dựng mô hình trình diễn, khuyến nông viên cơ sở, hội thảo đầu bờ, tham quan, tủ sách khuyến nông…
- Huy động các lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật từ trung ương đến cơ sở nhất là số cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp chưa có việc làm hoặc đã nghỉ hưu…
- Góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy sự hợp tác của nông dân với nhau trong việc “Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp”
b Mục tiêu của khuyến nông
Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của nông dân trước những khó khăn trong cuộc sống Ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, khuyến nông còn hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn Muốn đạt được những mục tiêu đó, người cán bộ khuyến nông phải thoả thuận với nông dân, giúp họ có cách nhìn thực tế và lạc quan về mọi vấn đề
c Nội dung của công tác khuyến nông
- Hệ thống tổ chức khuyến nông
- Phát triển mạng lưới khuyến nông tại địa phương
- Tổ chức mạng lưới khuyến nông cơ sở như cụm khuyến nông, làng khuyến nông tự quản, nhóm sở thích, câu lạc bộ khuyến nông
- Khuyến nông với các nhóm đối tượng đặc biệt: Khuyến nông và phụ nữ, khuyến nông và những hộ nghèo, khuyến nông và thanh niên
- Phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân
Trang 23- Truyền thông và công tác khuyến nông, kỹ năng truyền thông trong khuyến nông, xây dựng nội dung tài liệu và chương trình truyền thông khuyến nông
- Lập kế hoạch và đánh giá các chương trình khuyến nông
- Khuyến nông và kinh tế thị trường, khuyến nông với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
- Khuyến nông với việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá
- Khuyến nông trong việc sử dụng vốn tín dụng để phát triển nông nghiệp nông thôn
- Khuyến nông với bảo vệ môi trường sinh thái
- Đào tạo cán bộ khuyến nông, khuyến nông và giáo dục khuyến nông
1.1.1.3 Các nguyên tắc, phương pháp, các loại khuyến nông
a Các nguyên tắc khuyến nông
- Không áp đặt mệnh lệnh - Không bao cấp
- Khuyến nông làm cùng với dân không làm thay cho dân - Khuyến nông là một công việc đầy tinh thần trách nhiệm - Khuyến nông làm việc với những nhóm đối tượng khác nhau - Khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều
- Nguyên tắc “Vết dầu loang”
- Khuyến nông hoạt động độc lập và phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức nông thôn khác
b Các phương pháp khuyến nông
* Các loại hình phương pháp khuyến nông
- Phương pháp khuyến nông chung
- Phương pháp khuyến nông chuyên ngành
- Phương pháp khuyến nông đào tạo và tham quan - Phương pháp khuyến nông có nông dân tham gia
Trang 24- Phương pháp khuyến nông lập dự án
- Phương pháp khuyến nông phát triển hệ thống nông nghiệp - Phương pháp khuyến nông cùng chịu phí tổn
- Phương pháp khuyến nông tổ chức giáo dục
* Phương pháp khuyến nông tiếp cận với nông dân
Phương pháp cá nhân, phương pháp khuyến nông theo nhóm: Hội họp, trình diễn, hội thảo đầu bờ
* Phương pháp chuyển giao tiến bộ cho nông dân
Tiến bộ kỹ thuật là một quan điểm, phương pháp hay vật thể được coi là mới có tác dụng với sản xuất Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiến bộ kỹ thuật là những kỹ thuật, biện pháp tổ chức quản lý, quy trình công nghệ, giống cây trồng, con gia súc… góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người Tiến bộ kỹ thuật có thể góp phần làm cho con người thay đổi quan điểm, tập quán suy nghĩ để từ đó có cách làm mới, tư duy mới và làm việc hiệu quả cao hơn
c Các loại khuyến nông
- Khuyến nông nông nghiệp (Nông - lâm - ngư nghiệp)
Số cán bộ làm khuyến nông bao giờ cũng đông nhất và đóng vai trò quan trọng nhất trong đời sống nông thôn Đó cũng là điều dễ hiểu bởi vì nước ta là một nước nông nghiệp, việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực của mỗi hộ gia đình và của cả nước có tầm quan trọng đặc biệt cho nên nông nghiệp đã được đặt lên vị trí hàng đầu
Có những dịch vụ khuyến nông dựa vào những chương trình độc lập, nhưng cũng có những dịch vụ khuyến nông dựa vào các chương trình mang tính chất tổng hợp Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện ở từng địa phương
Dịch vụ khuyến nông không những cung cấp kiến thức kĩ thuật về sản
Trang 25xuất nông nghiệp cho nông dân mà còn cung cấp cả những đầu vào cần thiết khác như phân bón, hạt giống và thuốc trừ sâu Khuyến nông đem đến cho nông dân những thông tin khoa học kĩ thuật nói chung và những sáng kiến mới của các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp nói riêng
Khuyến nông bao trùm một lĩnh vực rộng trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp như nâng cao năng suất các loại cây trồng, bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón, chăn nuôi gia súc, thả cá, phòng chống dịch bệnh, quản lý nguồn nước, trồng và bảo vệ rừng…
Ở một số địa phương, khuyến nông còn giúp xây dựng và củng cố hoạt động của các tổ chức quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội những người làm vườn, Hội cựu chiến binh Nói tóm lại, khuyến nông cung cấp cho nông dân tất cả những gì cần thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp
- Khuyến nông ngoài nông nghiệp
Quan niệm này dùng để chỉ tất cả các chương trình hỗ trợ nông thôn khác Đó là những chương trình không trực tiếp liên quan đến nông nghiệp nhưng rất quan trọng đối với đời sống nông thôn như: Chương trình nước sạch nông thôn, chương trình sức khoẻ và dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, chương trình truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình, chương trình tín dụng…
Những chương trình đó cũng có những yếu tố và những nguyên tắc chính về kiến thức, đào tạo và thực hành trong lĩnh vực của người nông dân Điều đó có nghĩa là những cán bộ của các chương trình ngoài nông nghiệp khi đến với nông dân cũng phải thực hiện các chương trình của mình bằng những phương pháp như khuyến nông… Tất nhiên, họ chỉ làm trong lĩnh vực của họ Trong thực tế, người ta càng ngày càng nhận thức rõ khi nói đến phát triển nông thôn là nói đến tất cả các chương trình trong hai loại khuyến nông
Trang 26Chúng đều có một đặc điểm chung, đó là đến với nông dân để giúp họ giải quyết những vấn đề trong môi trường nông thôn Mục tiêu của chúng cũng giống nhau Đó là phát triển nông thôn và cải thiện cuộc sống của người dân Tuy nhiên đã nói, trong một đất nước mà nông nghiệp có vai trò hàng đầu như nước ta, khuyến nông vẫn được phần nào ưu tiên hơn
1.1.2 Ý nghĩa và đặc điểm phát triển sản xuất cây ăn quả
1.1.2.1 Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất cây ăn quả
Trồng cây ăn quả cung cấp sản phẩm hoa quả tươi cho con người Các nguồn quả tươi là nguồn dinh dưỡng quý giá đối với con người mà các sản phẩm khác khó có thể thay thế được; là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng trong xuất khẩu nông sản, giá trị ngoại tệ thu về từ xuất khẩu quả tươi rất lớn, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của một quốc gia Việc phát triển cây ăn quả cũng đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp chế biến phát triển, các nhà mày đồ hộp, sản xuất nước hoa quả, bia rượu mọc lên và các ngành khác như bao bì, thuỷ tinh, sành sứ cũng được phát triển theo, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động; Bên cạnh đó nguồn hoa từ CAQ là tiềm năng, tiền đề cho ngành nuôi ong phát triển
Phát triển CAQ góp phần phá vỡ thế độc canh, tăng hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống của người làm vườn, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống, tinh thần cho người nông dân; ý nghĩa về phương diện y học, mỹ học
Phát triển CAQ có ý nghĩa với môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, có tác dụng trong việc hạn chế rửa trôi, xói mòn đất, cải thiện chế độ nhiệt, ẩm độ, mực nước ngầm, làm tăng độ mùn và dinh dưỡng trong đất, bên cạnh đó việc kết hợp các mô hình và chế độ thâm canh hợp lý có tác dụng cải tạo, nâng cao độ màu mỡ của đất
Vì vậy, phát triển CAQ giữ vai trò quan trọng, không thể tách rời trong
Trang 27phát triển nông nghiệp Huyện Sóc Sơn đang rất quan tâm đến việc phát triển CAQ, đặc biệt là những cây thế mạnh của địa phương, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bước góp phần công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và đô thị hoá nông thôn Đồng thời tham gia tích cực vào chương trình quốc gia về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ đất, cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái
1.1.2.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật một số CAQ
CAQ phải trải qua thời kỳ KTCB kéo dài từ 2-3 năm tuỳ theo từng loại CAQ, sau đó mới cho thu hoạch nhưng năng suất không cao mà dần dần tăng lên trong những năm tiếp theo năng suất mới ổn định Thời kỳ này, về kỹ thuật canh tác nên trồng xen các loại cây họ đậu ngắn ngày như đỗ, lạc vừa có tác dụng chống trừ cỏ dại, chống xói mòn, tăng độ phì nhiêu cho đất, vừa có thu nhập để thực hiện “ lấy ngắn nuôi dài” Do vậy, khi đưa một loại cây trồng vào sản xuất phải tìm hiểu, khảo nghiệm nếu thích hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai thì đưa vào sản xuất theo đúng yêu cầu và quy trình kỹ thuật đối với từng loại CAQ như nhiệt độ phải thích hợp; tình hình sinh trưởng và phát triển của cây bị ảnh hưởng nhiều do điều kiện tự nhiên như thời kỳ gió nóng, gió lạnh là giai đoạn ra hoa kết quả
Hầu hết CAQ là loại cây trồng cạn, có tính chịu hạn, không kén đất, do điều kiện khí hậu nước ta rất phù hợp cho sinh trưởng của CAQ nhiệt đới nên CAQ phân bố tương đối rộng, thường là cây lâu năm
Sau thời kỳ KTCB đến thời kỳ kinh doanh, thời kỳ kinh doanh kéo dài hàng chục năm; một số CAQ có hiện tượng ra quả cách năm như vải thiều, nhãn Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tạo điều kiện cho cây hạn chế hiện tượng này
Năng suất CAQ có quan hệ mật thiết đến tuổi cây, mật độ cây/ha CAQ có thể trồng phân tán trong các vườn nhà hoặc trồng ở các trang trại; từ đặc
Trang 28điểm này dẫn đến việc tập hợp chi phí và tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả CAQ thường gặp phải những trở ngại nhất định
CAQ là cây trồng có tính mùa vụ rất cao, ra quả tập trung và thu hoạch trong thời gian ngắn; sản phẩm CAQ có khối lượng lớn, thuỷ phần cao, thời gian thu hoạch lớn; vấn đề này đặt ra các giải pháp liên quan đến công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý
Trồng CAQ cần vốn đầu tư ban đầu lớn hơn so với các loại cây trồng khác như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động
Hiệu quả kinh tế CAQ bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất CAQ * Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để quyết định chọn cây gì, con gì cho vùng sinh thái đó, vì các loài khác nhau có những yêu cầu khác nhau về nhiệt độ, ẩm độ như:
Bảng 1.1: Yêu cầu nhiệt độ, lượng mưa của một số loại CAQ Cây trồng
Nhiệt độ trung bình (0c) Lượng mưa thích hợp
(mm) Thích hợp Trung bình
tối cao
Trung bình tối thấp
Trang 29thành phần cấu trúc đất, mực nước ngầm về địa hình độ cao, độ dốc của các khu vực trong vùng Để từ đó đưa loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai của vùng, như:
Bảng 1.2: Yêu cầu về đất đai để trồng một số loại cây ăn quả Cây trồng Yêu cầu về đất để trồng một số loại cây ăn quả
* Các nhân tố kinh tế - xã hội
Các nhân tố về kinh tế - xã hội như tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của vùng, tỷ trọng sản lượng và giá trị sản lượng CAQ trong sản xuất nông nghiệp; tình hình tiêu thụ sản phẩm CAQ của vùng, khả năng tiêu thụ quả tươi, xuất khẩu, chế biến; sự phát triển về dân số của vùng, khả năng cung cấp sức lao động hàng năm, bình quân đất đai cho một lao động; giao thông trong vùng có thể vận chuyển vật tư và sản phẩm quả tươi; quỹ đất cho phát triển CAQ Từ đó có quyết định chọn cây gì là chính, cây gì là phụ trợ cho vùng
* Các nhân tố về tổ chức sản xuất, khoa học kỹ thuật và công nghệ
Để phát triển sản xuất CAQ có định hướng, chiến lược hệ thống, quy
Trang 30hoạch nhất định đòi hỏi phải có sự phối hợp dồng bộ của nhiều cấp, nhiều ngành trong xã hội Các vấn đề hỗ trợ nguồn vốn kịp thời cho sản xuất với lãi suất thấp, đặc biệt là các hộ nghèo là cần thiết và cấp bách
Vấn đề khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển sản xuất CAQ của người dân còn hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật ở các vùng nông thôn chưa phổ biến kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật trong khâu trồng và chăm sóc, do vậy năng suất và chất lượng quả không cao
Hiện nay sản xuất CAQ phần lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, giá cả thị trường không ổn định, sản phẩm CAQ là sản phẩm tươi sống, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào bảo quản chế biến chưa phổ biến rộng rãi trong nhân dân Các vùng sản xuất CAQ tập trung, theo hướng sản xuất hàng hoá cần phải xây dựng các nhà máy chế biến tại vùng đó, làm đa dạng hoá các sản phẩm của CAQ đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong nước và thị trường quốc tế
1.1.3.Tình hình khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả trên Thế giới
Khuyến nông trên thế giới được hình thành từ 4 tổ chức cơ bản: Các hiệp hội nông dân, các tổ chức khác ở nông thôn, các trường học, các tổ chức nông nghiệp của Chính phủ Phát triển khuyến nông các quốc gia trên thế giới (theo TS Tyzama Nhật Bản - chuyên gia khuyến nông của FAO): Đến năm 1993 có thêm Việt Nam tổng cộng là 200 nước chính thức có tổ chức khuyến nông quốc gia Nông nghiệp trên thế giới phát triển nhanh nhờ có sự chuyển hướng trong giáo dục, đào tạo kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành từ các Trường, các Viện nghiên cứu, các Hiệp hội… đặt cơ sở cho việc ra đời của tổ chức khuyến nông sau này
* Khuyến nông đối với phát triển sản xuất CAQ
CAQ là những cây cung cấp quả tươi cho con người, cho đến nay và mãi mãi về sau này con người có phát triển đến đâu, khoa học kỹ thuật có
Trang 31phát triển đến thế nào thì chắc chắn hoa quả vẫn không thể thiếu được trong cuộc sống của con người Phát triển sản xuất CAQ góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của người dân, của một quốc gia Vì vậy, vai trò của khuyến nông trong phát triển sản xuất CAQ rất quan trọng, tổ chức khuyến nông trên thế giới được thành lập đã góp phần làm diện tích và sản lượng hoa quả trên thế giới tăng dần qua các năm
Diện tích của một số loại CAQ trên thế giới tăng dần qua các năm Diện tích CAQ năm 2007 tăng 4,2 % so với năm 2004; sản lượng hoa quả năm 2007 tăng 7,4% so với năm 2004 (bảng 1.1)
Bảng 1.3: Diện tích, Sản lượng một số cây ăn quả trên Thế giới Năm
62,123,069
63,875,324
1 69,644,923 80,029,627 81,263,358 Nho 67,562,001 67,237,092 66,738,828 66,271,676 Cam
64,777,537 62,875,967 63,618,15
1 63,906,064 Xoài 28,817,528 29,890,517 32,361,639 33,445,279
Nguồn: Theo thống kê của FAO
1.1.4.Tình hình khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam
Với cách tổ chức hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ trong một thời gian dài nông nghiệp và đời sống nông dân chậm được cải thiện Bộ Chính trị (khoáV) đã ra Nghị quyết 10 về tổ chức đổi mới quản lý trong nông nghiệp, giao ruộng đất cho từng hộ nông dân tự chủ sản xuất kinh doanh Nông dân
Trang 32đòi hỏi cần được giúp đỡ về kỹ thuật và quản lý để sản xuất có hiệu quả Trước tình hình đó, các Viện, các Trường chuyển hướng phục vụ Đặc biệt, địa phương tổ chức khuyến nông đầu tiên của Việt Nam là tỉnh An Giang năm 1988 và sau đó là tỉnh Bắc Thái năm 1991 Đến tháng 7 năm 1992 Bộ Nông nghiệp lập ban điều phối khuyến nông và chính thức ngày 31/3/1993 tổ chức Khuyến nông được chính thức thành lập sau khi có Nghị định 13/CP
Ngày 3/1/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau khi sát nhập Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thuỷ sản Tại Nghị định này Chính phủ cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia Ngày 28/01/2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ký quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai Trung tâm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia
* Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam
Ngày 02/3/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/CP kèm theo quyết định về công tác khuyến nông Thông tư liên bộ số 01/LB/TT ngày 02/8/1993 cũng đã có những hướng dẫn cụ thể về việc thi hành Nghị định số 13/CP Tổ chức mạng lưới khuyến nông - lâm - ngư, điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phương
* Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức khuyến nông
- Phải đánh giá đúng tầm quan trọng của những cán bộ khuyến nông làm việc và tiếp xúc trực tiếp với dân
- Tuyển lựa những cán bộ khuyến nông không những có năng lực mà còn phải có thái độ, tư cách thích hợp với công việc khuyến nông
Trang 33Sơ đồ 1.1: HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PTNT
Các Cục, Vụ liên quan
Tài chính, ngân hàng Đài PT, TH, TT xã
Các Hội, Đoàn thể
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƯ QUỐC
GIA
Các Viện, TT khoa học
Các Trường ĐHNN
Các doanh nghiệp, dịch vụ Khuyến nông tự nguyện Các tổ chức quốc tế phi CP
Các Ban, ngành liên quan
Tài chính, ngân hàng Báo, PT, TH Các Hội, Đoàn thể
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀPTNT
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
Các Trường ĐHNN
Các doanh nghiệp Khuyến nông tự nguyện
Các tổ chức quốc tế phi CP Các Viện, TT khoa học
Tỉnh, Thành
phố
Các phòng, ban
Tài chính, NH, tín dụng Phát thanh, TH
Các Hội, Đoàn thể
TRẠM KHUYẾN NÔNG
Các Cty, doanh nghiệp Khuyến nông tự nguyện
Các tổ chức quốc tế phi CP
Các Trường
Huyện, Thị
Hội - Đoàn
Ngân hàng, tín dụng
KHUYẾN NÔNG
CƠ SỎ Các Đại lý, dịch vụ Khuyến nông tự nguyện
Các tổ chức quốc tế phi CP
Các Trường Phổ thông
Xã
CLB KHUYẾN NÔNG LÀNG KHUYẾN NÔNG TỰ QUẢN
Thôn,
Bản
NHÓM SỞ THÍCH
NHÓM SỞ THÍCH NÔNG
DÂN GIỎI
NHÓM SỞ THÍCH NÔNG DÂN GIỎI
NHÓM SỞ THÍCH NÔNG
DÂN GIỎI
Trung
ương
Trang 34- Phát triển mạng lưới khuyến nông cơ sở bằng cách tuyển lựa và đào tạo cộng tác viên là những nông dân nhiệt tình, có năng lực tại địa phương
- Cần có đội ngũ chuyên gia thành thạo về kỹ thuật và phương pháp để luôn hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông
- Tổ chức bộ máy khuyến nông phải hết sức gọn nhẹ và năng động
* Đặc điểm của khuyến nông Việt Nam
Là một tổ chức mạnh từ Trung ương xuống huyện, xã, cấu tạo theo hình tháp, lực lượng khuyến nông cơ sở ngày càng được tăng cường Công tác khuyến nông được xã hội hoá Ngoài lực lượng khuyến nông Nhà nước còn có các tổ chức khuyến nông tự nguyện, viện trường, các đoàn thể, các tổ chức quốc tế, phi Chính phủ cũng tích cực tham gia (sơ đồ 1.1)
* Khuyến nông trong phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam
Khuyến nông trong phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam được chú trọng, quan tâm Tổ chức khuyến nông Việt Nam đã góp phần làm diện tích và sản lượng hoa quả dần qua các năm
Bảng 1.4: Diện tích, Sản lượng một số cây ăn quả chính Việt Nam Năm
1,329,400 1,344,200 1,350,000 1,355,000
Trang 35Diện tích của một số loại CAQ trên thế giới tăng dần qua các năm Diện tích CAQ năm 2007 tăng 2,4 % so với năm 2004; sản lượng hoa quả năm 2007 tăng 5,48% so với năm 2004 (bảng 1.2)
1.1.5 Khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả ở Thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn
Trong những năm gần đây công tác khuyến nông đã được quan tâm nhiều hơn, Thành phố, huyện Sóc Sơn đã đầu tư hỗ trợ sản xuất, thông qua các chương trình hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, cho vay vốn phát triển sản xuất cây ăn quả Chương trình khuyến nông phát triển CAQ theo hướng tập trung, đa dạng, thích hợp với từng vùng sinh thái, tăng thu nhập cho nông dân, sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước, có sức cạnh tranh trên thị trường Các mô hình khuyến nông tiếp thu, chuyển giao những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học và giống tốt để tổ chức trình diễn và nhân rộng ra sản xuất
Chương trình khuyến nông CAQ trồng thâm canh, cải tạo vườn tạp, ghép cải tạo trên nhãn, vải có tỷ lệ sống cao, chất lượng quả tăng lên rõ rệt Áp dụng các biện pháp ghép cải tạo mỗi năm giúp nông dân tiết kiệm được chi phí cho việc trồng và thay thế giống Với cách làm này rút ngắn thời gian cho quả 2-3 năm so với trồng mới Kết quả các chương trình khuyến nông mang lại những kết quả cụ thể song vẫn còn biểu hiện những mặt yếu, kém như:
- Đã có tình trạng trong cùng vụ, diện tích trồng hoa quá lớn dẫn đến cung vượt cầu, giá rẻ, người làm vườn thua thiệt
- Trình độ công nghệ trong trồng hoa, CAQ còn nhiều mặt bất cập Nhất là công nghệ đáp ứng cho nền sản xuất mang tính sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp
Trang 36- Trình độ công nghệ thấp thể hiện ở các mặt: những giống mới, giống quý hiếm, chất lượng cao còn thiếu; kỹ thuật sản xuất, thu hái, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch còn yếu kém
- Có tới 3/4 diện tích CAQ hiện có trên địa bàn Hà Nội là vườn tạp, manh mún, hiệu quả kinh tế thấp Tình trạng sản xuất và cung ứng giống CAQ với giống xấu, giống rởm còn khá phổ biến
Mặc dù còn một số tồn tại, yếu kém, song với lợi ích về kinh tế xã hội, lợi ích về cảnh quan môi trường và du lịch; phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh, CAQ vẫn là giải pháp lớn trong thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành
- Công tác tập huấn kỹ thuật chưa đi sâu thực tiễn, còn mang nặng lý thuyết - Đối với tập huấn chưa được phân loại theo trình độ nhận thức của người được tập huấn gây cản trở cho việc tập huấn
- Thời gian tập huấn chưa bám sát thời vụ của cây trồng, nên nhiều kiến thức truyền đạt cho nông dân bị rơi vãi
- Nhiều người nông dân còn mang nặng tính ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài Trình độ công nghệ (những giống mới, giống quý hiếm, chất lượng cao còn thiếu; kỹ thuật sản xuất, thu hái, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch ) trong trồng CAQ còn yếu kém, nhiều bất cập Nhất là công nghệ đáp ứng cho nền sản xuất mang tính sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp
- Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán nên tổ chức sản xuất theo hướng hàng hoá gặp khó khăn, giá thành sản phẩm hoa quả cao, sức cạnh tranh sản phẩm hoa quả kém Việc mở rộng diện tích cũng như phát triển nghề trồng CAQ còn mang nặng tính tự phát, chưa theo một định hướng mang tính chiến lược cho sản xuất hàng hóa và chưa có quy hoạch cho định hướng phát triển
Trang 37- Thị trường đầu ra của sản phẩm hoa quả gặp khó khăn Đã có tình
trạng trong cùng vụ, diện tích trồng quá lớn dẫn đến cung vượt cầu, giá rẻ, người làm vườn thua thiệt
1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho huyện Sóc Sơn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của huyện Chọn 3 xã, mỗi xã chọn 30 hộ làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng trong huyện đó là:
Xã Minh Trí ở vùng 1 là vùng gò đồi, có 2560 hộ, số dân 11430 người, xã có 309 hộ nghèo với 1082 khẩu nghèo chiếm 12,1% (theo Quyết định số 66/QĐ-UB ngày 8/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010); 544 hộ cận nghèo với 1946 khẩu cận nghèo; với 2352 hộ sản xuất nông nghiệp, 156 hộ sản xuất CAQ
Xã Minh Trí tiếp giáp với xã Nam Sơn (phía Bắc), Minh Phú (phía Đông), Tỉnh Vĩnh Phúc (phía Tây), xã Tân Dân (phía Nam), có diện tích 24,35km2 , tỷ lệ tăng tự nhiên là 21,43%, có địa hình đồi thấp, thoải, lượn sóng, bậc thang, có độ cao trung bình so với mặt biển từ 8-27m
Xã Hiền Ninh ở vùng 2 là vùng đất giữa, có 2123 hộ, số dân 10248 người, xã có 382 hộ nghèo với 1603 khẩu nghèo chiếm 18% (theo Quyết định số 66/QĐ-UB ngày 8/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010); 402 hộ cận nghèo với 1784 khẩu cận nghèo; với 1826 hộ sản xuất nông nghiệp, 219 hộ sản xuất CAQ
Xã Hiền Ninh tiếp giáp với xã Minh Phú, Nam Sơn (phía Bắc), Quang Tiến (phía Đông), Tân Dân (phía Tây), xã Thanh Xuân (phía Nam), có diện tích 10,79 km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 15,23%, có địa hình đồi thấp, bậc thang, có độ cao trung bình so với mặt biển từ 10-15m
Xã Phú Cường ở vùng 3 là vùng trũng, có 2175 hộ, số dân 9933 người,
Trang 38xã có 190 hộ nghèo với 728 khẩu nghèo chiếm 8,7% (theo Quyết định số 66/QĐ-UB ngày 8/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010); 209 hộ cận nghèo với 909 khẩu cận nghèo; với 1522 hộ sản xuất nông nghiệp, 108 hộ sản xuất CAQ
Xã Phú Cường tiếp giáp với xã Thanh Xuân (phía Bắc), Mai Đình (phía Đông), huyện Mê Linh (phía Tây), xã Phú Minh (phía Nam), có diện tích 9 km2 , tỷ lệ tăng tự nhiên là 13,88%, có địa hình thấp, có độ cao trung bình so với mặt biển từ 3-6m
1.2.2 Thu thập số liệu
1.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp Thu thập các số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, báo, tạp chí, các Nghị định, Chỉ thị, chính sách của Nhà nước đã được công bố có liên quan đến khuyến nông phát triển sản xuất CAQ, các trang Website, các số liệu và báo cáo đánh giá tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông Hà Nội, của huyện Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, tình hình khuyến nông phát triển CAQ của Thành phố Hà Nội trong những năm 2006- 2008
1.2.2.2 Thu thập tài liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu Cụ thể, số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra được lập sẵn dựa trên phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp điều tra hộ
Trang 39* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trong quá trình khảo sát: Đến địa bàn nghiên cứu để quan sát thực
tế, phỏng vấn chính thức các hộ trồng CAQ để biết được tình hình trồng CAQ và tình hình địa phương, vai trò sản xuất CAQ đối với phát triển kinh tế của hộ Từ đó nắm được một cách tương đối thông tin về tình hình cơ bản như thu nhập, nhân khẩu, lao động, đất đai, chi phí sản xuất của hộ, những thuận lợi và khó khăn, những dự định trong tương lai của hộ đối với sản xuất CAQ
* Phương pháp điều tra hộ
- Việc thu thập tài liệu mới chủ yếu dựa trên cơ sở điều tra hộ nông dân hiện đang trồng CAQ để biết tình hình sản xuất CAQ từng loại trong hộ nông dân, trang trại
- Chọn mẫu điều tra: Chọn 90 hộ điều tra, dựa vào phân vùng kinh tế của huyện Sóc Sơn mỗi vùng chọn 30 hộ
Dựa vào thu nhập của hộ phân ra làm 3 nhóm hộ khác nhau: hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo (sử dụng mức phân loại hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo theo Quyết định số 66/QĐ-UB ngày 8/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010) Việc chọn hộ điều tra theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm
- Nội dung phiếu điều tra:
Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: Nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ
Các nguồn lực của hộ sản xuất CAQ như: đất đai, tư liệu sản xuất, vốn Chi phí sản xuất CAQ; thu nhập sản xuất CAQ
Tìm hiểu thực trạng về phát triển CAQ của huyện Sóc Sơn Diện tích, năng suất, sản lượng, một số loại CAQ chính
Điều tra về mức chi phí đầu tư thâm canh cho 1ha một số CAQ Điều tra về tình hình tiêu thụ sản phẩm CAQ
Trang 40Điều tra và tìm hiểu về kinh nghiệm, phương thức trồng trọt của hộ gia đình có các mô hình trồng CAQ điển hình tiên tiến
Điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến việc trồng CAQ
Những giải pháp khuyến nông để phát triển CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn: Qua điều tra thực trạng về sản xuất CAQ; với vai trò của khuyến nông phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Những kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất CAQ: vốn đất đai, tư liệu sản xuất, tập huấn phát triển sản xuất CAQ… những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ (phụ lục)
- Phương pháp điều tra:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ sản xuất CAQ, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi: Ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào? tại sao? Như thế nào? Bao nhiêu? phỏng vấn số hộ sản xuất CAQ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp vườn CAQ của hộ
- Chọn hộ nghiên cứu: Các xã chọn ra đã lấy tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp và hộ kiêm sản xuất nông nghiệp theo tỷ lệ chung của xã và huyện Các hộ chọn và được phân làm 3 loại hộ giàu, hộ trung bình, hộ nghèo, tỷ lệ giữa các loại hộ bước đầu chọn theo nhận định chủ quan từ tỷ lệ các loại hộ chung trong toàn xã
1.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp số liệu
Các số liệu điều tra thu thập được sẽ được cập nhật và xử lý bằng chương trình Excel của Microsoft Windows trên máy vi tính Kết quả của việc xử lý và tổng hợp số liệu ta được các bảng số liệu và đồ thị