1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm phóng sự việt nam giai đoạn 1930 1945

101 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 287,5 KB

Nội dung

Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Văn học 1930-1945 đợc xem là giai đoạn "hoàn tất một quá trình hiện đại hoá" và có nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc. Phóng sự, tuy là thể loại sinh sau đẻ muộn, nhng là thể loại gặt hái đợc nhiều thành công trên các lĩnh vực cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Phóng sự mới chỉ thực sự xuất hiện ở những năm 1932 với phóng sự đầu tay của nhà văn Tam Lang, nhng thể loại phóng sự đã nhanh chóng xác định một vị trí vững vàng trong các thể loại văn học. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm có một cái nhìn đầy đủ hơn về thể loại phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945. 1.2. Trong các thể loại của văn học, phóng sự là thể loại chiếm u thế trong việc đi sâu, bám sát các vấn đề của đời sống xã hội. Các nhà văn đã, len lỏi vào từng ngõ ngách của đời sống hiện thực và phản ánh đợc bức tranh xã hội rộng lớn. Các tác giả viết phóng sự tiêu biểu của thời kỳ này là Tam Lang (Vũ Đình Chí), Trọng Lang (Trần Tán Cửu), Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Lê Văn Hiến, v.v .Đây là các tác giả với những thiên phóng sự nổi tiếng, dung chứa một hiện thực mang tầm khái quát cao, có giá trị tố cáo sâu sắc. Đề tài này nhằm tìm hiểu, đánh giá một cách cụ thể hơn vai trò của các cây bút phóng sự tiêu biểu trong VHVN giai đoạn 1930-1945 1.3. Hiện nay trong trờng phổ thông, học sinh chủ yếu đợc tiếp nhận các thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy nhiên, trong chơng trình phân ban mới hiện nay phóng sự đã đợc đa vào học tập (phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố). Việc tìm hiểu thêm về đặc điểm phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 giúp học sinh hiểu đầy đủ hơn về các nhà văn, cũng nh những đóng góp của họ vào tiến trình văn học dân tộc. Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 để làm luận văn thạc sĩ cho mình. Với đề tài này hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói nhằm khẳng định giá trị của thể loại và tài năng của các cây bút phóng sự trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 2. Lịch sử vấn đề Phóng sự đóng vai trò là một thể văn đi đầu trên mặt trận báo chí. Phóng sự là thể loại có sự giao thoa giữa báo chí và văn học. Phóng sự Việt Nam ngay từ khi mới xuất hiện năm 1932 với tác phẩm đầu tay Tôi kéo xe của Tam Lang, đã khẳng định đợc vị thế của mình trên văn đàn và sau đó liên tiếp những thiên phóng sự nổi tiếng của các tác giả Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp, . xuất hiện làm xáo động cả làng báo vốn rất sôi nổi đơng thời. Chính thể loại phóng sự này đã đa tên tuổi và sự nghiệp của các nhà văn lên một nấc thang mới. Nghiên cứu về phóng sự văn học từ trớc đến nay đã có rất nhiều công trình, bài viết, luận án, luận văn, Riêng nghiên cứu về phóng sự văn học 1930-1945 nổi bật là bài viết của tác giả Lê Dục Tú đăng trên tạp chí văn học số 2 năm 2003 với nhan đề Phóng sự Việt Nam 1930-1945 những đóng góp đặc sắc về mặt nghệ thuật. Tác giả đã khẳng định: Ngoài những đóng góp về mặt nội dung thì "Cái làm cho phóng sự Việt Nam 1932-1945 có sức hấp dẫn và sức sống lâu bền chính là ở nghệ thuật viết phóng sự " [ 58, 55]. Theo tác giả Lê Dục Tú những đặc sắc về mặt nghệ thuật của các tác phẩm phóng sự đợc thể hiện trên những nét lớn: Nghệ thuật tiếp cận và phản ánh hiện thực; Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất báo chí và chất tiểu thuyết; nghệ thuật châm biếm và sử dụng ngôn ngữ. Nhận định của tác giả Lê Dục Tú theo chúng tôi là những ý kiến xác đáng. Phan Trọng Thởng trong bài viết Phóng sự (1932-1945) - Một thành tựu đặc biệt của tiến trình văn học Việt Nam đăng trên tạp chí văn học số 5 năm 2000 đã khẳng định: "Phóng sự vào những năm 1930 của thế kỷ này là một hiện tợng rất đáng chú ý. Nó vừa đợc xem nh là thành tựu của một thời đại rực rỡ vừa đợc xem 2 là thành tựu của một nền báo chí tuy non trẻ nhng có tốc độ phát triển khác thờng". Tác giả Phan Trọng Thởng kết luận "Thành tựu của phóng sự văn học 1932-1945 không thua kém các thể loại văn học khác, lại đợc coi là một thành tựu đặc biệt nên việc nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc những giá trị nhiều mặt của phóng sự trong tiến trình văn học dân tộc" [60,36]. Vũ Thị Thanh Minh trong bài viết: Một số đặc điểm của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932-1945 đăng trên nghiên cứu văn học số 9 năm 2006 cho rằng : "Đóng góp cuả thể loại nửa văn, nửa báo không dừng lại ở những giá trị tác động vào nhận thức "Lý tính" của ngời tiếp nhận mà còn tác động vào nhận thức "cảm tính" của độc giả" [37,105]. Đồng thời, bài viết cũng chứng minh những cách tân về mặt nghệ thuật đợc thể hiện trên nhiều phơng diện: Khả năng khám phá và khai thác hiện thực; Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn; Chất khẩu ngữ trong lời văn phóng sự. Theo chúng tôi, đó là những yếu tố giúp phóng sự văn học 1930- 1945 có những thành công nhất định trong sự nghiệp hiện đại hoá văn học giai đoạn đầu của thế kỷ XX. Có thể thấy rằng, đó là những nhận xét rất chân xác về một giai đoạn văn học, và những đóng góp của nó về mặt nghệ thuật cũng nh kết cấu ngôn ngữ đã làm cho các thiên phóng sự văn học 1930-1945 có sức sống lâu bền, và âm ỷ cháy trong lòng ngời đọc. Khi bàn về phóng sự Việt Nam 1930-1945 - Nguyễn Hữu Sơn trong bài viếtViệt Nam từ đầu thế kỷ đến 1945 đăng trên nghiên cứu văn học số 8 năm 2007 lại có cái nhìn rất khách quan trong việc đánh giá thể loại văn học này. Tác giả Nguyễn Hữu Sơn khi phân tích sự phát triển của thể loại ký rút ra nhận định : "Sau một thập kỷ tập dợt phải sang những năm 1930 thì các thể tài ký mới có bớc phát triển vợt bậc. Với t cách là dòng chủ lu của thể ký các tác phẩm phóng sự với trang viết khởi đầu là Tôi kéo xe năm 1932 của Tam Lang đã đóng vai trò đặc biệt trong nền văn xuôi cách mạng tháng Tám" [ 68,27]. Theo đó, tác giả Nguyễn Hữu Sơn cho rằng: "Ký Việt Nam vợt bậc cả về lợng và chất" [68,18]. Nh vậy có thể nhận thấy, cha có nhiều công trình nghiên cứu về phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Theo tác giả Nguyễn Quang Trung thì chỉ riêng 3 Vũ Trọng Phụng đã có hơn 200 công trình nghiên cứu, sách, luận văn, luận án, Do phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ cố gắng điểm qua một số bài viết nổi bật có những đóng góp đối với nghiên cứu thể loại sở trờng của nhà văn. Trong Vũ Trọng Phụng tác gia và tác phẩm, Nguyễn Đăng Mạnh có bài Vũ Trọng Phụng, ông vua phóng sự. Ông viết: "Vũ Trọng Phụng dờng nh sinh ra để viết phóng sự ( ). Nhiều ch ơng ông viết thật tài năng nh chiếu lên trớc mắt ngời đọc những đoạn phim vừa có giá trị t liệu, vừa có giá trị nghệ thuật, đặc biệt là những đoạn đối thoại đầy kịch tính bằng ngôn ngữ và giọng điệu "nghề nghiệp"[20,320]. Nguyễn Hoài Thanh đi sâu nghiên cứu Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự Vũ Trọng Phụng tác giả đã phân tích ở góc độ cơ cấu tổ chức, góc độ nghề nghiệp, "kỹ nghệ" và ở một vài điểm nhìn khác. Từ đó tác giả kết luận: chính sự sáng tạo trong phơng thức tiếp cận hiện thực của Vũ Trọng Phụng đã làm cho "vấn đề nổi bật và sâu sắc hơn"[20, 322]. Gặp gỡ với ý kiến này, Lê Dục Tú có bài viết trong Ký Việt Nam 1900- 1945 đã chỉ ra cách tiếp cận hiện thực rất đa dạng trong phóng sự Vũ Trọng Phụng : "Lúc thì nhìn từ phía bên trong (Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây), lúc thì nhìn từ phía sau- từ phía "cổng hậu"(Cơm thầy cơm cô), lúc thì nhìn trên diện rộng (Một huyện ăn tết) " [11,391]. Văn Tâm cũng rất chính xác rút ra nhận định: "ở tất cả các tác phẩm phóng sự của Vũ Trọng Phụng đều cho nhân vật trần thuật "tôi" xuất hiện thậm chí tác giả còn cho nhân vật "tôi" xuất hiện sớm để chứng minh cho độc giả biết những sự việc, con ngời đợc miêu tả, tái hiện trong phóng sự chính là nhân vật Vũ "tôi" "mắt thấy tai nghe""[41,12]. Thật là thiếu sót nếu chúng ta không điểm qua tình hình nghiên cứu về tác giả Ngô Tất Tố. Nh chúng ta đã biết nếu Vũ Trọng Phụng đợc xem là "một niềm tự hào, một lời mời mọc khó cỡng"(Nguyễn Quang Trung), thì Ngô Tất Tố đợc xem là "hiện tợng độc đáo nhất của văn chơng hiện thực". Theo Cao Đắc Điểm trong bài viết Góp phần hoàn thiện chân dung Ngô Tất Tố đăng trên tạp chí văn học số 4 6 năm 2003 đã thống kê từ trớc cho đến nay đã có trên 150 công trình, nhiều cuốn sách, luận án, luận văn nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp Ngô Tất Tố. Điều đó, khẳng định chỗ đứng của tác giả Ngô Tất Tố cũng nh sự quan tâm của giới nghiên cứu dành cho ông. Hà Minh Đức trong lời giới thiệu cho cuốn Ngô Tất Tố về tác gia và tác phẩm đã có những nhận xét về phong cách và những giá trị văn chơng của nhà văn Ngô Tất Tố. Tác giả Hà Minh Đức cho rằng: "Từ một nhà nho "sôi kinh nấu sử" trong lò của Khổng Mạnh, ông đã trở thành một nhà văn hiện thực có tầm cỡ, một nhà báo cấp tiến" [27,361]. Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ với bài viết Việc làng đã nhấn mạnh: "Với một thể loại mới mẻ nh thể loại phóng sự, Ngô Tất Tố đã không tỏ vẻ bỡ ngỡ chút nào. Trái lại, ngòi bút của ông lúc nào cũng vững vàng, chắc chắn, lời văn bao giờ cũng bình dị, sáng sủa và cô đúc" [27,361]. Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự trong tác phẩm Việc làng tác giả Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng "Việc làng có khuynh hớng đi gần với lối viết truyện ngắn". Tuy vậy, nó không hề "đơn điệu" mà rất "linh hoạt", hấp dẫn ngời đọc" [27,386]. Trong bài viết Ngô Tất Tố, nhà báo tác giả Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: "Ngòi bút châm biếm, đả kích của Ngô Tất Tố rất sắc sảo. Lời buộc tội của ông đanh thép, triệt để, dứt khoát"[27,412]. Trần Thị Phơng Lan khi đi vào nghiên cứu Ngôn ngữ trong tác phẩm Ngô Tất Tố, đã cho rằng: "Đó là ngôn ngữ chính xác, giàu tính chất luận lý và hình t- ợng sinh động" tất cả tạo nên một nét riêng, sức hấp dẫn và giá trị cho tác phẩm"[28,109]. Nh vậy, điểm qua tình hình nghiên cứu về phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 chúng ta có thể thấy, đặc điểm phóng sự thực ra đã đợc nhiều tác giả có tâm huyết đề cập đến từ lâu. Tuy nhiên, chúng cha đợc nói đến một cách có hệ thống mà mỗi tác giả thờng chỉ đi vào một số tác giả tiêu biểu cụ thể, nh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố hoặc xoáy sâu vào một khía cạnh, một biểu hiện nhất định. 5 Hơn nữa, cha có công trình nào đi sâu nghiên cứu các tác giả Tam Lang, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi sẽ dành một số lợng trang đáng kể để nhằm nhìn nhận lại những đóng góp của họ trong tiến trình phát triển của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 3. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu 3-1. Đối tợng Đối tợng nghiên cứu chính của đề tài này là đặc điểm phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đợc thể hiện qua các phóng sự tiêu biểu của các tác giả Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp, Tam Lang, Trọng Lang. 3.2. Phạm vi t liệu khảo sát Ngoài các tác giả tiêu biểu Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, thì các tác giả nh Tam Lang, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp đợc chúng tôi quan tâm và dành nhiều trang viết hơn cả. Còn các tác giả khác, do điều kiện và phạm vi t liệu, chúng tôi sẽ nghiên cứu vào một dịp khác. Để tìm hiểu đặc điểm phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 chúng tôi đi vào nghiên cứu các tác phẩm phóng sự nh : Tam Lang với Tôi kéo xe (1932), Đêm sông Hơng ( viết 1932, in sách 1938); Vũ Trọng Phụng: Cạm bẫy ngời (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Một huyện ăn tết 1938, Lục xì (1937); Trọng Lang: Trong làng chạy (1935), Đời bí mật của các S vãi (1935), Gà chọi (1935), Đồng bóng (1936), Hà Nội lầm than (1937), Làm dân (1938), Làm tiền ( 1939), Đời các ông lang (1941); Ngô Tất Tố: Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940); Nguyễn Đình Lạp: Thanh niên trụy lạc (1937-1938), Chợ phiên đi tới đâu(1937), Vụ án tình (1938), Cờng hào (1938). 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này chúng tôi có nhiệm vụ: Xác định vai trò, vị trí của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Tìm hiểu nét nổi bật trong lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tác trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945. 6 Tìm hiểu những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật, ngôn từ trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 . 4. Phơng pháp nghiên cứu Để đạt đợc mục đích và giải quyết đợc những nhiệm vụ mà luận văn đặt ra, chúng tôi sử dụng các phơng pháp nghiên cứu sau: Phơng pháp cấu trúc hệ thống. Phơng pháp phân tích tổng hợp Phơng pháp thống kê. Phơng pháp đối chiếu và so sánh 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận, Mục Lục, Tài Liệu Tham Khảo, nội dung luận văn đợc triển khai trong ba chơng. Chơng 1. Tổng quan về phóng sự văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Chơng 2: Đặc điểm nổi bật trong lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tác của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Chơng 3. Một số đặc điểm về hình thức nghệ thuật của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Chơng 1 Tổng quan về phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 7 1.1. Giới thuyết về thể loại phóng sự 1.1.1. Xung quanh khái niệm phóng sự Phóng sự là thể loại nằm trong thể loại văn xuôi tự sự song lại là tên gọi chung cho một nhóm thể tài có tính giao thoa giữa báo chí và văn học và thờng có tính xã hội, tính thời sự sâu sắc. Trải qua gần một thế kỉ phát triển phóng sự đã đạt đợc những thành tựu rực rỡ. Lý luận về thể loại ngày càng đợc bổ sung, hoàn thiện. Phóng sự ra đời từ rất sớm, từ thế kỷ XVI cái nôi sản sinh ra thể loại phóng sựphơng Tây. Phóng sự ra đời đầu tiên với chức năng là phơng tiện truyền thông, mang tính chất thông tin rất đơn giản về những sự việc, hiện tợng có chứa đựng những điều bí ẩn, nhằm làm thoả mãn sự hiếu kỳ của con ngời, song nó không bao hàm yếu tố sáng tạo. Từ sau đại chiến lần thứ nhất (1914-1918), phóng sự mới thực sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhất là các nớc Âu- Mĩ. Phóng sự tiến một bớc dài hơn khi nó bỏ qua thời kỳ đơn giản và ấu trĩ chỉ phản ánh các tin tức, sự kiện vơn lên tìm tòi và phát hiện những hình thức biểu đạt mới, chiếm lĩnh mảng hiện thực xã hội rộng lớn, trở thành một kênh t liệu giàu thông tin đáp ứng nhu cầu của xã hội và liên tiếp các thiên phóng sự u tú xuất hiện trên thế giới nh "Mời ngày rung chuyển thế giới " của GiônRít; "Vợt qua núi Anpơ" của Halibớttơn; "Viết dới giá treo cổ Giulinet Phu xích Theo tiếng La Tinh, phóng sự là Reportage, có nghĩa là thông báo một tin mới, một chuyến đi, một sự việc gì đó. Song cho đến nay, khái niệm về phóng sự vẫn cha đợc thống nhất và song song tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Dẫu sao, phóng sự vẫn đang là thể loại hết sức trẻ trung đang đợc tiếp tục hoàn thiện và phát triển từng bớc. Ngời Pháp cho rằng, mỗi tác phẩm phóng sự là một cuộc điều tra về các sự việc, hiện tợng với những con ngời, những số phận bí ẩn. Ngời Đức quan niệm hết sức đơn giản về phóng sự, họ cho rằng nó chỉ đơn thuần là hình thức đa tin. Còn ngời Mĩ cũng cho rằng phóng sự là thể loại có thể miêu tả, tờng thuật lại các cuộc họp một cách đơn giản. Ngời Trung Quốc với nhãn quan của mình quan niệm về phóng sự hết sức rộng rãi với các từ : ký sự thông tấn, phỏng vấn ký, trát ký và báo 8 cáo văn học. Nhìn chung, ngày nay phóng sự đợc nhìn nhận rất khác nhau nhng chủ yếu tập trung vào hai xu hớng cơ bản : Xu hớng thứ nhất cho rằng, phóng sự là kể lại một câu chuyện có thật, ngắn gọn, với lợng thông tin chính xác. Xu hớng thứ hai quan niệm, phóng sự là một thể loại báo chí tổng hợp, kế thừa phong cách sáng tạo của tất cả các thể loại báo chí khác (đa tin, phỏng vấn điều tra) và kết hợp cả văn học. Chính vì thế, phóng sự vừa có khả năng đem đến cho công chúng những cảm xúc thẩm mĩ từ cái hay cái đẹp của cuộc sống với những con ngời cụ thể. ở nớc ta, phóng sự mới chỉ phát triển ở những năm đầu của thập niên ba mơi nhng có bớc phát triển vợt bậc cả về lợng và chất và gặt hái đợc những thành tựu hết sức rực rỡ, thực sự đóng vai trò là thể văn xung kích trên mặt trận báo chí. Cuốn Từ điển Tiếng Việt (do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1967) nhận định:" Phóng sự là thể văn chú trọng diễn tả sự thật mà anh ta trông thấy và giải pháp vấn đề do các sự thật ấy nêu ra ". Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại nhấn mạnh: "Những thiên phóng sự xứng với cái tên của nó đều có cái chức vụ giúp cho ngời đời trong sự đào thải và cải cách. Ngời viết phóng sự chân chính bao giờ cũng là bênh vực lẽ phải, bênh vực sự công bình" [38,505]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam cho rằng: "Giá trị của một phóng sự trớc hết ở vấn đề nó nêu ra là cấp thiết, có bằng chứng cụ thể, xác thực ( số liệu, biểu đồ, bản thống kê, t liệu khoa học) và kết luận gợi lên sự đúng đắn. Phóng sự sẽ có thêm giá trị văn học khi nó đi sâu khắc hoạ thế giới nội tâm miêu tả tính cách nhân vật, với lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc". Phơng Lựu chỉ rõ phóng sự là " loại ký phi cốt truyện theo lối kết cấu liên tởng ". Đặc điểm của thể loại ký này là sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố chủ quan trữ tình và chính luận. Hà Minh Đức khi so sánh sự tơng đồng và khác biệt giữa phóng sự và ký sự và đi đến kết luận: " Phóng sự đòi hỏi tính thời sự trực tiếp. Phóng sự đợc viết ra nhằm giải đáp vấn đề nào đó mà xã hội đang quan tâm" [14,229]. Hoàng Ngọc Hiến, trong khi so sánh các đặc điểm về thể loại đã nhận xét: "Có lẽ phóng sự là tiểu loại ký báo chí hơn cả"[25,6]. Tác 9 giả Đức Dũng trong cuốn Ký báo chí (Nhà xuất bản Thông tin năm 1992) đã đa ra định nghĩa về phóng sự : "Là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con ngời tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó thông qua cái tôi trần thuật, vừa tỉnh táo, lý trí vừa cảm xúc với một bút pháp giàu tính văn học". Nh vậy, quan niệm về phóng sự vẫn cha đi đến thống nhất một cách hiểu. Về cơ bản chúng tôi đồng tình với cách lý giải của các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: "phóng sự là một thể loại hình ký", "nhằm làm sáng tỏ trớc công luận một sự kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều ngời có ý nghĩa thời sự đối với một địa phơng hay toàn xã hội".[18,208- 209]. 1.1.2 Đặc trng của thể loại phóng sự Có thể thấy rằng hiểu biết về đặc trng, đặc điểm của một thể loại là yêu cầu có tính chất tất yếu của ngời sáng tác. Việc tìm hiểu những đặc trng của thể loại phóng sự sẽ giúp nhà văn chủ động phát huy những u thế, hạn chế của thể loại sáng tạo ra những tác phẩm phản ánh một cách chính xác, kịp thời, sinh động hiện thực xã hội phức tạp. Và nhờ vậy, tác phẩm có khả năng thu hút và tác động mạnh mẽ đến công chúng và bạn đọc. 1.1.2.1. Tính chân thực Nói đến phóng sự là nói đến tính chân thực của vấn đề, đó là yêu cầu có ý nghĩa bắt buộc đối với một phóng sự. Tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn Năm bài giảng về thể loại cho rằng: "Về mặt truyền đạt sự kiện, ký đòi hỏi sự trung thực, sự chính xác". Sức thuyết phục của một tác phẩm chính là những sự kiện chứa đựng "cái cõi thực"( chữ dùng của nhà nghiên cứu Hoàng ngọc Hiến). Theo các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, tính chân thực là khái niệm nhằm chỉ "Phẩm chất tạo nên sự hấp dẫn, thuyết phục của văn học, thể hiện ở sự phù hợp sinh động giữa sự phản ánh của văn học với đối tợng của nó, ở sự thống nhất giữa chân lý nghệ thuật và chân lý đời sống, giữa sự sáng tạo nghệ thuật với tất yếu lịch 10 . 193 0- 1945 Chơng 3. Một số đặc điểm về hình thức nghệ thuật của phóng sự Việt Nam giai đoạn 193 0- 1945 Chơng 1 Tổng quan về phóng sự Việt Nam giai đoạn 193 0- 1945. về phóng sự văn học Việt Nam giai đoạn 193 0- 1945 Chơng 2: Đặc điểm nổi bật trong lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tác của phóng sự Việt Nam giai đoạn 193 0- 1945

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w