6. Cấu trúc luận văn
2.1. Những đề tài nổi bật
ở mỗi thời kỳ lịch sử, do yếu tố chi phối của thời đại, nên văn học vì thế cũng hớng tới những vấn đề không giống nhau. Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ra đời trong hoàn cảnh đất nớc có nhiều biến cố trọng đại, phức tạp nên về cơ bản các thiên phóng sự đã tái hiện đợc một cách chân thực không khí xã hội đơng thời. Qua các văn bản phóng sự còn lu giữ đợc cho đến ngày hôm nay, chúng ta thấy nổi lên những mảng đề tài thu hút đợc sự quan tâm của hầu hết các nhà văn nh: Đề tài viết về cảnh khốn cùng của những ngời nông dân ở chốn hơng thôn có
Làm dân của Trọng Lang; Một huyện ăn tết của Vũ Trọng Phụng; Cờng hào của
nguyễn Đình Lạp; Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố ; về cuộc sống của ngời dân nơi đô thị có Đêm sông hơng của Tam Lang; Hà Nội lầm than, Làm
tiền, Trong làng chạy của Trọng Lang; Cạm bẫy ngời, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì của Vũ Trọng Phụng; Tôi kéo xe của Tam Lang; Thanh niên trụy lạc của Nguyễn Đình Lạp Bên cạnh các đề tài mang tính chất xã hội nóng bỏng… đó là một số các đề tài khác viết về chế độ nhà tù thực dân, phóng sự điều tra về phong tục, văn hoá-xã hội và dân tộc học và một số phóng sự nối đến những sinh hoạt văn hoá ẩm thực ở Hà nội,v.v…
Trong những mảng đề tài kể trên, phóng sự viết về những biến đổi trong đời sống nơi đô thị chiếm số lợng nhiều hơn cả. Nh chúng ta đã biết cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vào nớc ta, nơi chịu nhiều biến thiên nhiều nhất có lẽ là ở chốn đô thị vì đây là nơi thực dân Pháp đặt ách thông trị đầu tiên. Một sự thay đổi về tất cả các mặt diễn ra một cách hết sức mau lẹ, đô thị là nơi các nhà văn có thể chứng kiến đợc một cách đầy đủ và toàn vẹn nhất về tội ác của bọn thực dân phong kiến. Bởi vậy, viết về mảng đề tài thành thị thu hút đợc sự quan tâm chú ý của các tác giả đơng thời. Thông qua các phóng sự mà độc giả của nhiều thế hệ
biết đồng cảm, chia sẻ với những bất công trong xã hội mà ngời dân đang phải chịu đựng.