Số phận ngời nông dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 46 - 51)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Số phận ngời nông dân

Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945, ngoài những vấn đề đợc các cây bút phóng sự quan tâm, với những mảng hiện thực còn tơi mới của cuộc sống nơi đô thị. Bên cạnh đó viết về số phận ngời nông dân cũng thu hút đợc sự chú ý của các tác giả.

Tiêu biểu cho loại đề tài này là các phóng sự của Nguyễn Đình Lạp, Trọng Lang, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng. Trong Một huyện ăn tết Vũ Trọng Phụng đã chỉ ra cho chúng ta thấy việc làm trơ tráo của bọn cai lệ, khi vào dịp gần tết chúng chia nhau về các huyện để hạch sách, nhũng nhiễu tiền của dân. Chúng vào đến huyện nào thì huyện đó phải lập tức nộp một khoản tiền cho chúng, nếu không nộp thì dù có trộm, cớp chúng mặc kệ không can thiệp. Tuy vậy, những cai lệ để đợc xuống hơng thôn đi tuần mong kiếm chác vào dịp sát tết, cũng phải chạy chọt đủ đờng và số tiền kiếm đợc họ cũng phải chia chác cho các quan, tất cả đã thành một

tiền lệ. ở chốn công đờng, danh dự con ngời cũng bị xem nhẹ, việc thắng kiện hay không cũng nhờ vào hầu bao ít hay nhiều, ngay cả "Sự thăng quan tiến chức nhanh hay chậm của cá nhân hay của cả đoàn thể ảnh hởng đến cái lễ to hay nhỏ"[41,82]. Nh vậy, năng lực bị xem thờng mà chỉ có tiền mới mong có cơ hội tiến thân. Đó chính là nguyên nhân để bọn hơng lý ngang nhiên nhận hối lộ. Tệ nạn này ăn sâu trong mỗi con ngời, mỗi gia đình, làng, xã, huyện, tỉnh và đó đợc xem là điều vô cùng hiển nhiên trong xã hội. Mỗi chiêu thức moi tiền đều hết sức quen thuộc, nó nh một cái "lệ", kẻ nhận hối lộ và ngời hối lộ dờng nh đã thông hiểu nhau rõ lắm. Dới con mắt của tác giả họ Vũ thì cuộc đời toàn những điều dối trá, lừa gạt, con ngời đối với nhau mất hết tình nghĩa, chỉ quen với sự lạnh lùng, tàn nhẫn, vô lơng tâm. Chỉ có ngời dân không có tiền là chịu đủ mọi sự thiệt thòi khi có việc phải tìm đến cửa quan. Khắc họa hình ảnh ngời nông dân trong xã hội, Trọng Lang trong

Làm dân lại cho chúng ta thấy một bức tranh nhiều màu sắc về nông thôn Việt

Nam. Ngời dân quê với nếp nghĩ giản đơn và có phần hơi ấu trĩ, họ đâu biết rằng cạnh họ tiềm ẩn biết bao hậu họa khôn lờng. Ngay cả việc đền con của cô gái quê cũng khác thờng, vì cô cho rằng không có cách nào khả quan hơn là quả quyết mình còn đang còn trinh trắng (Làm dân), hay để đợc quan xử cho thắng kiện thì họ cũng phải biếu xén quan con gà hay tiền bạc. Cái đơn để trình lên đợc quan cũng phải có lệ phí, nếu không nó sẽ bị xem là không hợp lệ. Một tờ căn cớc đến đợc với ngời dân thật không hề đơn giản, họ phải mất khoảng chục bạc là rẻ, cha kể còn phải nuôi cơm cả một ông lý trởng làng ấy nữa (Làm dân). Có thể thấy, ng- ời dân phải chịu rất nhiều bất công trong xã hội, tất cả đều đợc định đoạt bằng tiền mà cái đó họ không phải lúc nào cũng sẵn có. Biết bao nỗi khốn khổ của ngời dân đợc cây bút phóng sự Trọng Lang đề cập đến. Nh ông Phó C, chỉ vì cái đồng hồ báo thức mà ông đợc tặng là đồ ăn trộm mà gia đình ông rơi vào cảnh lao lý, ông bán hết cả cơ nghiệp để theo hầu việc xử án của quan, gia đình tan nát, đa con gái đầu lòng của ông mới mời hai, mời ba tuổi đầu phải bán mình cứu gia đình khỏi cơn hoạn nạn. Một tâm hồn thơ ngây đã phải gánh chịu những mất mát, mà hậu quả để lại sẽ thật bi thảm cho cuộc đời của nó sau này.

Với Làm dân Trọng Lang đã miêu tả khá tỉ mỉ các tiểu xảo ăn hối lộ của các quan, từ những cử chỉ rất đơn giản "khẽ vỗ vào lng dân một cái", dân hiểu ý quan muốn gì, phải lập tức đáp ứng nếu không việc sẽ rất khó thành. Đời này đến đời khác dân phải cung cúc dâng cho quan, nào của ngon vật lạ, nào tiền bạc, thậm chí có ngời buộc phải bán tháo nhà cửa để theo kiện mà chắc gì giữ đợc tính mạng cho mình. Tất cả những bất công, trái khoái của cuộc đời mà họ phải gánh chịu, lại ăn sâu vào tiềm thức của mỗi ngời dân, mỗi gia đình. Họ phục vụ quan, xem quan nh một "vị thánh". Quan cho đúng dân đợc đúng, quan bảo sai dân phải nín lặng nghe theo, dù biết mình đúng cũng không thể kêu van ai đợc. Nỗi thống khổ đó, đè nặng lên đôi vai những ngời nông dân chân lấm tay bùn. Dới ngòi bút của tác giả Trọng Lang, hiện thực cuộc sống chỉ là những điều dối trá, nhơ bẩn, con ngời đối xử với nhau bằng thủ đoạn, bằng mánh khoé, bằng sự bóc lột và moi móc hầu bao của nhau. Đằng sau cái vẻ bình yên của những làng quê chứa đựng trong nó bao sự rác rởi và sự đểu cáng mà cuối cùng ngời dân quê phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi, dần dần họ mất luôn niềm tin vào con ngời, vào cuộc đời.

Khác với Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Ngô Tất Tố vốn "đợc" may mắn hơn là sống nhiều ở thôn quê nên hiểu và thông cảm với những mất mát của những ngời dân quê. Với Việc Làng và Tập án cái đình, tác giả đã phơi trần đủ các thứ hủ tục hết sức quái gở mà bọn thống trị áp đặt, nhằm mục đích kiếm chác và bòn rút mồ hôi nớc mắt của những ngời dân quê. Hình ảnh một ông già vì những hủ tục mà gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, phải khuynh gia bại sản. Ngày ngày, phải đi gánh thuê để kiếm sống, và hình ảnh đôi vai của ông đợc tác giả miêu tả hết sức tỉ mỉ :"Trời ơi, đôi vai mới lạ làm sao! Nó giống hệt lng cong lạc đà, mỗi bên có một cái bớu lớn chừng bằng quả xoài tợng, cố nhiên hai cái bớu ấy cũng đều bằng thịt. Nhng nó là thứ thịt cứng rắn, ấn không thấy lõm, bấm không thấy đau, màu da xù xì và mốc thếch nh da trăn gió". [57,69]. Bằng mấy nét tả thực, nhà văn đã làm nổi bật hình tợng, một thứ ẩn dụ biểu trng cho hình hài và số phận những ngời dân quê. Nhẫn nhục, cam chịu, đau khổ đến chai lỳ. Có thể nói, phía sau luỹ tre xanh là một thế giới riêng biệt, trong đó ngời nông dân còng lng chịu mọi sự áp bức, bóc

lột của bọn cờng hào địa chủ. Ngoài việc phải đóng góp hàng loạt các thứ thuế vô lý, họ còn phải gánh chịu nhiều tục lệ đợc truyền từ đời này đến đời khác. Mỗi làng là một ổ những hủ tục mà nông dân là những nạn nhân của những hủ tục đó. Trong "Lớp ngời bị bỏ sót"(Việc làng), cuộc đời của một ông già sắp chết đợc thuật lại một cách hết sức chân thực và đau xót : "Nhiều lúc tôi muốn hắt cái gánh nặng ấy đi, nhng sức một mình không thể làm nổi đành phải è cổ mà chịu. Một ng- ời chăm chỉ, cần kiệm, lao lực nh tôi, chỉ vì một gánh tệ tục đè ép, đến nỗi suốt đời không ngóc đầu lên đợc, bây giờ sắp chết, gánh tệ tục ấy vẫn còn đè ép cha tha, ông bảo có oan uổng không?. Vậy mà nó vẫn đợc coi nh một vị thần thiêng, không ai đả động lên nó. Lạ thay!"[57,11]. Hủ tục đúng là một tai họa đối với nông dân. Họ suốt đời bám lấy ruộng vờn, không có gì ngoài mấy sào đất khoán, đã vậy hằng năm họ phải cõng trên lng nhiều khoản đóng góp vợt xa khả năng của họ. Bởi vậy, đã túng thiếu lại càng vất vả khó khăn hơn, nhiều gia đình phải bán hết cả cơ nghiệp để lo đóng góp cho các tệ tục.

Bản chất những ngời nông dân Việt Nam là cần cù, nhẫn nhục, chịu thơng chịu khó. Cuộc sống gắn chặt với vận mệnh xóm làng "sống nhờ làng, chết nhờ làng", đã trở thành truyền thống từ bao đời nay, làng là tất cả đối họ. Bọn thống trị đã lợi dụng tâm lý ấy để khoác thêm cho ngời nông dân những gánh nặng. Câu châm ngôn "Phép vua thua lệ làng" đã bênh vực cho cái quyền tác oai tác quái của bọn hơng lý. Dĩ nhiên, lệ làng không phải do chúng đặt ra, nhng lợi dụng những tục lệ có từ xa xa đó, để vơ vét, nhũng nhiễu dân làng. Bên cạnh đó, chúng còn tạo ra tâm lý tranh giành địa vị, ngôi thứ trong làng, miếng ăn giữa làng, khiến không ít ngời rơi vào hoàn cảnh khốn cùng. Trong Việc làng, Ngô Tất Tố đã ghi chép lại nhiều hủ tục phổ biến ở nông thôn Việt Nam trớc cách mạng. Một tục lệ lu truyền từ lâu đời trong đời sống nông thôn Việt Nam là việc dân làng chia ra hai hạng, chính c và ngụ c. Ngời ngụ c vì điều kiện kinh tế, hoặc vì một lý do nào đó phải rời làng ra đi đến ở nhờ làng khác. Hơn nữa, cũng do quan niệm mỗi làng là một xã hội riêng, một "tiểu vơng quốc", cho nên ngời ngụ c không đợc coi ngang hàng với ngời chính c. Họ bị khinh rẻ, bạc đãi, luật làng đối với họ rất hà khắc. Nhiều nơi

qui định cứ phải sống từ ba đời trở lên mới đợc xét vấn đề có cho chính thức vào làng hay không. Tục lệ này đã làm không ít ngời nông dân phải long đong, khổ cực, mà hiện tợng ngời dân rời làng ra đi không phải là hiếm trong xã hội phong kiến. Khi bọn cờng hào địa chủ áp bức, bóc lột đến cực độ, không chịu nổi sự áp bức đó, ngời nông dân phải bỏ quê hơng bản quán đi ở nhờ một làng khác. Trong "Một đám vào ngôi"(Việc làng) Ngô Tất Tố đã nói lên cảnh khổ cực của lớp ngời ấy:"Nói dấu gì ông, nhà tôi không phải gốc gác ở làng này. Ông thân tôi ở vùng nam lên đây sinh cơ lập nghiệp, rồi mới đẻ anh tôi và tôi. Thế là lớn ở làng này, nhà tôi mới có hai đời. Theo lệ nhà quê, những ngời ngụ c ba đời mới đợc "thành tổ". Nghĩa là đợc ngang hàng với ngời khác. Làng này lại ngặt hơn nữa, từ xa họ cha cho một ngời ngoài vào nhập bạ. Vì thế, anh tôi và tôi cũng nh ông thân chúng tôi, đều không có ngôi ở đình. Chắc ông biết ở làng mà không có ngôi, thật là một sự nhục nhã. Những lúc tứ quy kỳ phúc, ngời ta thì phần ăn phần gói, mình thì chẳng có miếng gì. Những lúc hội hè đình đám, ngời ta rớc cờ, rớc quạt, mình chỉ đóng vai khiêng chiêng. Nh thế cũng đã khổ rồi. Hơn nữa, lỡ có cha già mẹ héo, làng giáp có chôn cho đâu!"[57,15-16].

Đối với ngời nông dân, chết mà không đợc làng xóm chôn là một điều vô cùng đau khổ bọn cờng hào đã lợi dụng tâm lý ấy, bắt họ phải đóng góp thật nhiều mới cho vào làng. Chúng ta hãy tiếp tục lắng nghe tâm sự của ngời dân về câu chuyện xin vào làng này: "Ông bảo những công việc ấy, nói bằng miệng không đ- ợc ? Phải có tiền đấy! Cụ chởng lễ ba chục, ông chánh hội hai chục, ông lý trởng mời lăm đồng, ông phó lý và ông phó hội mỗi ông mời hai đồng, th ký trởng bạ, mỗi ngời mời đồng, hơng trởng, lý cựu, tộc biểu, trơng tuần, mỗi ngời năm đồng. Những số tiền ấy đã hết ngoài trăm đồng rồi. Lại còn ăn uống từ chiều hôm qua tới giờ ". Ch… a hết để đợc vào làng, ngoài việc tổ chức ăn uống, gia chủ còn phải cấp tiền đánh tổ tôm, tiền hút thuốc phiện cho các chức sắc trong làng. Qua tập phóng sự Việc Làng, chúng ta thấy nạn xôi thịt, rợu chè đang còn là vấn đề nhức nhối trong mỗi làng quê Việt Nam. Giữa cuộc sống đời thờng, sự va chạm giữa dân chính c và ngụ c cũng thờng xuyên xẩy ra, có khi vì những chuyện hết sức vụn vặt

cũng xẩy ra án mạng. Qua bao nhiêu thế hệ, bọn thống trị đã nhồi sọ, tạo tâm lý thích danh vọng, khi đã có bát cơm để ăn, laị muốn có thêm một tý địa vị giữa làng. Bởi vậy, nhiều gia đình phải khốn khó, nh gia đình ông Lũy (Góc chiếu giữa

đình), thiên phóng sự tuy chỉ có mấy trang, nhng cũng đủ lột tả sự thối nát của chế

độ phong kiến. Nếu ông Lũy chỉ vì chút h danh mà gia đình ông khốn khó thì bà T Tỵ, chỉ vì một nén hơng sau khi chết mà số tài sản bà đã chắt chiu, dành dụm cả đời cũng bị bọ hơng lý trong làng bòn rút hết.

Với phóng sự Việc Làng và Tập án cái đình, tác giả Ngô Tất Tố đã nói tới sự cùng khổ của ngời nông dân mỗi khi làng vào đám, và những hủ tục ở chốn đình trung, đặc biệt là các nghi lễ phiền hà, rắc rối mà bọn hơng lý đã duy trì nhằm bóc lột, vơ vét tiền của. Trong phóng sự Tập án cái đình, tác giả đã cho ta thấy những lễ nghi rất quái đản mà từ bao đời nay ngời nông dân phải chịu đựng. Chẳng hạn việc "đắc cử " quan đám cũng rất lôi thôi, họ đề ra rất nhiều thứ tục lệ bắt quan đám phải tuân theo. Họ cho rằng quan đám "là ngời luôn ở cạnh nhà thánh" chỉ có mỗi việc thắp hơng, đèn, lau chùi bàn thờ và phải kiêng, gánh phân gánh tro, giặt giũ, may vá quần áo cho vợ và một điều rất đáng sợ là vợ chửa. Đã là quan đám không để vợ chửa nếu không làng phạt rất nặng. Nh ông Đám Phức vì vợ chửa ông phải "Bán đất bán nhà để trang trải những khoản nợ tiền lợn, tiền rợu, tiền gạo mà chạ đã ăn. Vì nếu không trang trải, sẽ bị dân làng sổ ngôi và khi chết dân làng sẽ không khiêng"[56,172]. Rồi còn tục lệ nuôi lợn để thi giữa làng cũng khiến nhiều gia đình lao đao khốn khó.

Có thể thấy rằng, những hủ tục ẩn sau luỹ tre làng luôn là mối đe dọa đối với ngời nông dân. Thông qua việc miêu tả các tục lệ quái gở, tệ nạn ăn hối lộ, chạy chức, chạy quyền, các nhà văn đã không ngần ngại phanh phui cuộc sống… bần cùng, khổ cực của những ngời nông dân và âm mu thâm độc của bọn cờng hào địa chủ. Chúng lợi dụng lòng tin, sự mê muội và những hủ tục để áp bức bóc lột quần chúng nhân dân, chà đạp lên cuộc sống đói khổ của họ

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 46 - 51)