Giọng khách quan, lạnh lùng

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 85 - 89)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.2.Giọng khách quan, lạnh lùng

Giọng khách quan, lạnh lùng có thể xem là một trong những chất giọng chủ yếu của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Mỗi khi muốn tờng thuật một câu chuyện, một sự việc nh chính bản thân của nó xảy ra trong cuộc sống, nh một cái gì đó ngoài mình, thì bắt buộc các nhà văn phải sử dụng giọng khách quan, lạnh lùng.

Cùng với giọng hài hớc châm biếm, giọng khách quan, lạnh lùng tạo nên tính linh hoạt cho giọng điệu trần thuật của tác phẩm. Trong phóng sự Hà Nội lầm

than Trọng lang đã miêu tả những kẻ theo đòi học nhảy một cách thật ấn tợng, gây

đợc sự chú ý cũng nh tạo cho độc giả sự liên tởng khá thú vị :

"Nh một con khỉ đẹp trong lũ khỉ, ông cha biết nhảy, nhng ông cũng cứ nhảy: Ông lôi cô to lớn hơn ông ra một góc sân rúc đầu xuống mà ngoáy, cả đầu, cả lng, cả chân lẫn tay.

Y nh một con khỉ con đứng trớc khỉ mẹ vừa nghịch vừa rũ chấy rận"[30,140- 141]. Với giọng điềm tĩnh có vẻ dửng dng, lạnh lùng này tác giả đã để cho hiện thực tự phơi bày trớc mắt độc giả một cách chính xác nhất về sự ăn chơi vô lối của một số kẻ lắm tiền. Qua đó, tạo đợc ấn tợng về sự trung thực khách quan trong miêu tả.

"Cả đám ngời ấy ngồi tản mạn thành từng tốp nhỏ. Trẻ với trẻ, già với già, con trai với con trai. Mà mụ đa ngời thì không ngồi, chỉ đi đi lại lại, nhìn ngời này, nhìn ngời nọ nh một viên võ quan lúc điểm binh và mấp máy cái mồm, không hiểu là đếm hay đánh giá những kẻ chịu lụy mụ. Ngời ta nói chuyện rầm rì huyên thuyên lên, cái đó đã cố nhiên. Ngời ta lại chửi nhau cho vui, và bắt chấy cho nhau cắn đỡ đói"[42, 99-100].

Hoặc "Một cành phan, một cái kèn, một cái nhà táng sơ sài bé nhỏ, sáu ngời vận tạng phục, mời hai ngời áo quần cũng khá sang trọng, chỉ có thế, đám ma bên bờ hồ.

Xếp hàng ba một, bọn ngời đa đám, theo đà chân của bón bác phu đòn, đủng đỉnh dẫm bẹp nhng thoi vàng mà đi. hàng đầu có ông ấm B hàng sau cùng là ông… Mỹ Bối"[47, 291]. Hay trong Ngoại ô, nguyễn Đình Lạp đã cho ta thấy cuộc sống với muôn và khó khăn của những kiếp ngời buôn thúng bán mẹt ở vùng ngoại ô Hà nội, họ chẳng khác những cô hồn sống vật vờ, chờ chết:

"Bỗng một trận gió vùng nổi dậy, xua đuổi những tàu lá khô, những mảnh gấy vụn, những bao thuốc lá chạy loạn xạ trên đờng, và đập vào tà áo của bọn buôn thúng bán mẹt phần phật vào lng, vào đầu họ. Gió có một sức mạnh quyến rũ đến lạ lùng, không những nó đem đến cho nhng vật chết một sức hoạt động vô tình, nó còn đánh thức dậy cả những linh hồn mệt mỏi, bị đêm trờng đè chĩu lên vai. Nh muốn hùa theo tiếng gió rít lồng lộn trong những cành cây răng rắc, mấy ngời bán hàng đêm cùng vơn vai dựng dậy, cất tiếng rao inh ỏi"[29, 9].

Nh vậy, với lối kể chuyện khách quan, lạnh lùng các tác giả đã tạo nên đợc một khoảng cách nhất định giữa nhân vật trần thuật và ngời trần thuật, đồng thời che giấu đợc cảm xúc thực của mình. Hơn nữa, với lối văn trần thuật này ngời đọc tha hồ liên tởng, khám phá những điều bí ẩn của cuộc sống.

3.4.3.Giọng chua chát đau đớn

Cuộc hành trình của các nhà văn trên con đờng khám phá những sự thật ghê tởm của cuộc sống. Nh những căn bệnh, những ung nhọt đang thời kỳ mng mủ, chờ thời cơ để có thể bung ra những gì ghê tởm và khủng khiếp nhất của căn bệnh

ở giai đoạn cuối. Việc tác giả kết hợp nhiều giọng điệu trong phóng sự của mình nhằm gia tăng độ hấp dẫn và tạo đợc tính chân thật trong các tác phẩm của mình. Để giấu đi những cảm xúc của con tim, các tác giả lựa chọn giọng khách quan, lạnh lùng. Nhng trớc sự giả dối, đểu cáng của xã hội thì tác giả không thể không bộc lộ thái độ của mình. Có thể thấy đằng sau những tiếng thở dài, ngao ngán cho cuộc đời của những kiếp trâu ngựa, xót xa cho những cảnh đời trớ trêu, bẽ bàng của thân phận con ngời bị tha hoá, biến chất.

Trong phóng sự Thanh niên trụy lạc, tác giả Nguyễn Đình Lạp đã miêu tả khá chân thực chân dung những con ngời xuất thân trong hoàn cảnh đói khổ, bị xã hội dồn đuổi, và rơi vào vòng xoáy của sự dâm ô trụy lạc. Quá trình tha hoá của một con ngời đợc tác giả quan sát và có những nhận xét đúng nh bản chất vốn có của nó :

"Ngời ta thờng nhăn mặt, cau mày, khạc nhổ, quay đi mỗi khi nhìn thấy nó. Có ngời thóc mách, táo bạo hơn, nói chát ngay vào mặt nó :"Đồ đĩ, đồ bán trôn nuôi miệng"

Gớm ghiếc cha!

Loài ngời khinh miệt nó, ghét độc nó, coi nó nh cặn bã, dơ bẩn, nh một con trùng bệnh truyền nhiễm. Nó trở nên dơ bẩn khốn nạn cũng vì loài ngời. Nó sinh ra trên đời cũng ngây thơ, chất phác. Có khác là nó nó sinh ra ở chốn nghèo hèn. Thế rồi, ngời đời tranh hết cả việc làm, hết cả cơm ăn, thế rồi,

Một sáng bụng thấy đói

Trăm năm thân phải liều" [13,102].

Hay trong Ngõ hẻm, tác giả đã rất đau xót khi Nhớn và Khuyên không sống nổi ở mỏ Hà-Tu, phải rời mỏ vì sức khoẻ của Khuyên. Mặc dù, Nhớn đã phải làm đủ mọi nghề chân chính để nuôi gia đình của mình, nhng mọi cố gắng của họ đều trở nên vô nghĩa, khi xã hội không cho họ một lối thoát. nghề của Nhớn là một cái nghề :"nhọc nhằn mà ngời làm nghề không sống đợc với nghề". Nhớn đành phải "đi ngang về tắt", tự phá hoại nhân cách của mình, nhng nhân cách không thể cứu sống đợc con, Nhớn buộc phải liều thân. Viết về cuộc sống của những ngời bám

vào nghề chân chính trong xã hội mà cũng không nuôi nổi mình. Tác giả Tam Lang trong phóng sự Tôi kéo xe đã "thực mục sở thị", về cái nghề khốn khổ này. Họ vừa phải chịu sự đánh đập của bọn chủ xe và cai xe, vừa bị khách đi xe quỵt tiền, nhiều ngời dở khóc dở cời khi kéo xe suốt đêm vẫn không đủ tiền trả cho chủ.

Có thể thấy hầu hết các nhà văn, viết về mặt trái của xã hội, một mặt lên án đả kích những thói h tật xấu của một số ngời dân trong xã hội, mặt khác chúng ta thấy ẩn chứa vào bên trong là nỗi xót xa, đau đớn, là những tiếng thở dài cho những số phận, những kiếp ngời sống mà cũng nh chết, vật vờ trong những xó xỉnh tối tăm của đô thị. Tác giả Vũ Trọng Phụng đã không nén nổi lòng mình trớc sự dâm ô, giả dối và sự đểu cáng cứ mặc nhiên diễu trớc mắt tác giả. Những trang viết về những con ngời nh Đũi (Cơm thầy cơm cô), thật xót xa đau đớn :

"Thì ra, sau khi bi cái tai họa của chú oẳn, con bé lại đợc lợi trông thấy vì hiểu biết", sự đời đến nỗi một cô gái quê hiền lành mà trở nên một ả thiện nghề trong việc khiêu dâm và mãi dâm. Than ôi! Ta đi hiếp dâm ngời ta là một tội ác đấy ? Tha không ạ! Rất hữu ích và rất chóng có kết quả nữa" [42, 111]. Hay nỗi xót xa, khi tác giả chứng kiến cảnh viên thanh tra Mas với cái giọng nặng của một ngời Pháp lơ lớ điểm danh bọn gái đĩ đi khám ở nhà Lục xì :

"- Tran Ti Lock! - Dạ!

- N'guyen Ti Yane! N'guyen Ti Suan! Phame Ti Ti !…

- Trần Thị Lộc, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Sửu, Phạm Thị Tý!…

Đại để nh thế cả, những cái tên nghe vô tội, những cái tên xa kia đã bao phen thốt ra một cách âu yếm ở miệng một ngời mẹ hiền, một cách lo sợ ở miẹng một ngời bố "gà trống nuôi con", hay là một cách ảo não đến đứt gan đứt ruột ở miệng một cậu nhân tình.

Bây giờ những cái tên ấy thốt ra ở miệng một ông thanh tra "đội con gái" qua cái giọng ồ ồ của một ngời Tây lơ lớ muốn nói tiếng ta" [40, 85-86].

Tóm lại, những trạng thái tình cảm thông qua cách trần thuật, bề ngoài dờng nh có sự mâu thuẫn của các tác giả phần nào cho ta thấy đợc tính thống nhất trong

cách sử dụng giọng điệu. Để vạch trần những tệ nạn ẩn chứa trong xã hội, các tác giả phải sử dụng đa dạng các giọng điệu để thể hiện đợc một cách chính xác nhất bức trang xã hội rộng lớn đơng thời. Nhng bên cạnh đó ta vẫn cảm nhận đợc những tấm lòng thiết tha, đau xót của các tác giả đối với những thân phận bị xã hội quăng quật, xô đẩy họ đến bần cùng. Đọc các thiên phóng sự của các tác giả, độc giả rất có thể sẽ căm giận, phẫn uất trớc những bất công trong xã hội, trớc sự đốn mạt, chó đểu của loài ngời, nhng chắc chắn độc giả sẽ day dứt, băn khoăn, trớc những vấn đề "nóng" của xã hội đơng thời. Đó cũng chính là điểm làm nên sự thành công, cuốn hút, hấp dẫn của các phóng sự mà các tác giả đã dày công sáng tạo nên nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 85 - 89)