6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Cảm hứng phê phán
Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945, với đặc thù là phản ánh những mặt trái, những tệ nạn xã hội đã xoáy sâu vào những vấn đề nhức nhối nhất của cuộc sống. Các tác giả với ngòi bút sắc sảo của mình đã bóc trần thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam đơng thời. Cảm hứng xuyên suốt của các thiên phóng sự giai đoạn này là cảm hứng phê phán, các phóng sự đã lên tiếng tố cáo chế độ cai trị hà khắc của bọn thực dân phong kiến.
Trong Tôi kéo xe của Tam Lang, hình ảnh những anh phu xe đợc tác giả đặc tả với những chi tiết rất chân thực, có sức tố cáo sâu sắc. Tác giả đã đa độc giả vào thế giới của những tay anh chị trong làng chủ xe và cai xe. Không trừ một thủ đoạn nào mà bọn chúng không áp đặt để trừng trị những phu xe thiếu thuế, chỉ cần một cuốc xe về chậm bọn chúng đã ráo riết truy tìm, mà lúc đó khó tránh khỏi những hình phạt mà bọn chủ xe và cai xe dành cho họ. Đói khổ, vất vả để có thể kiếm đợc dăm xu nuôi bản thân, nuôi gia đình. Một số anh phu xe đã không làm chủ đợc bản thân nên sa vào các tệ nạn xã hội, kết thân với nàng tiên nâu, cờ bạc, chìm sâu vào nghiện ngập, sa đoạ. Có khoác áo, đội nón bớc theo nghề kéo xe mới thấu hiểu đợc hết thảy những hoàn cảnh của những ngời làm "nghề" trong xã hội vào ban đêm. Từ những mánh khoé kiếm tiền điêu luyện, rất nhà nghề, đến sự khốn đốn của những anh phu xe khi kéo phải những khách hàng đểu cáng, có khi kéo thâu đêm mà tiền công chúng trả cha đủ để trả tiền thuê xe, họ cũng đành phải chấp nhận. Với phóng sự Tôi kéo xe, tác giả đã rất sắc sảo trong việc phản ánh những vấn đề ung nhọt trong xã hội, lên tiếng tố cáo xã hội đã đẩy đa những ngời làm ăn lơng thiện nh anh T, suốt mời hai năm trời làm nghề kéo xe nhng vẫn khốn khổ với nghề, và cũng không tránh nổi các tệ nạn. Xã hội không cho họ quyền lựa chọn mà trái lại phải chịu sự bất công, oan trái của nghề. Phản ánh những bất công trong xã hội, lên tiếng tố cáo xã hội thối nát đơng thời, các phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã thấy đợc sự xuống cấp về đạo đức, nhiều giá trị bị đè bẹp. Trong phóng sự Cạm
bẫy ngời, ông chú họ bồi An đã không lờng trớc đợc những thủ đoạn gian xảo của
đứa cháu yêu quý. Ông đã nói những câu không có giá trị "đố ngời nào nhận ra đ- ợc", rồi "đừng ông nào giở ngón này ngón nọ", và "đố anh nào bịt đợc mắt tôi".
Ông tởng mình là bậc thầy trong làng cờ bạc, nào ngờ ông đã bị thằng cháu tinh quái lột nhẵn bốn mơi đồng dùng để mua sâm cứu con trai mình. Đồng tiền đã khiến thằng cháu mất hết tính ngời. Nó không ngần ngại đa ông chú vào tròng với những ngón bịp mà nó đã đợc huấn luyện rất kỹ càng để săn những con mòng cờ bạc. Bên cạnh đó, chân dung những ông chủ bà chủ cũng hiện lên rất đa dạng và biến thái, từ lối sống đến đạo đức đều có vấn đề. Họ nhẫn tâm để một cô bé ngây thơ nh Đũi vào "nghề" làm đĩ, huỷ hoại cuộc đời trong trắng ngây thơ của nó. Với họ chỉ có tiền, ai chết mặc ai miễn trong túi họ có lợi nhuận. Họ sẵn sàng chà đạp lên tính mạng của ngời khác để kiếm tiền.
Không chỉ ở thế giới đỏ đen, thế giới ông chủ, bà chủ mới xuất hiện những con ngời thấp hèn bỉ ổi, suy đồi về đạo đức, mất hết lơng tri mà ngay trong trại lính lê dơng ở chốn Thị Cầu này, con ngời sống với nhau bằng những cái hợp đồng rất quái đản. Đó là kiểu chung sống "già nhân ngãi non vợ chồng" (Kỹ nghệ lấy Tây). Họ đến với nhau không phải bằng tình yêu, sự rung động mà chỉ nhằm trao đổi mục đích lẫn nhau (bên này vì nhục dục, bên kia vì tiền). Ngời đàn bà vì thế, lừa dối chồng mình để theo một kẻ lắm tiền hơn, nhng mối tình này cũng chỉ căn cứ vào số tiền ngời đàn ông mang về mà thôi, có tiền thì có tất cả, khi tiền hết tình nghĩa vợ chồng lập tức bị chấm dứt.
Sự tha hoá, biến chất của những con ngời trong xã hội thực dân nửa phong kiến bộc lộ rõ trong lời ăn tiếng nói, trong thái độ ứng xử. Với sự nhạy bén và sắc sảo của mình, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện đợc những hình ảnh sắc cạnh, sinh động. Những trò bỉ ổi không chỉ bộc lộ ở thế giới bọn ma cô ma cậu, của bọn cơm thầy cơm cô mà nó len lỏi vào trong quan hệ ruột thịt trong gia đình: giữa cha con (Tham Vân), chú cháu (Bồi An). Tham Vân trong (Cạm bẫy ngời) đã thẳng tay "tung lới" để "tóm gọn" bố đẻ của mình chỉ vì muốn có tiền. Toàn bộ thủ đoạn đã đợc nhân vật sắp xếp sẵn, bài bản đến mức sau khi bị "đốn ngã", phải nộp tới sáu ba viên đạn (sáu ba đồng), "vẫn vui vẻ nh thờng, vẫn thản nhiên lộ cái vẻ yêu con ngời đã lịch thiệp lại có biệt tài đánh tài bàn cao"(tức Tham Ngọc), mặc dù trong lòng nh xát muối. Không dừng lại ở thế giới bọn "Cơm thầy cơm cô", tác giả còn
khám phá sự suy đồi, tham lam của bọn quan lại ngay ở chốn công đờng (Một
huyện ăn tết). Hình ảnh những tên cai lệ chạy chọt để đợc xuống hơng thôn "đi
tuần" vào dịp sát tết làm chúng ta vô cùng ghê tởm về hành động kiếm tiền trơ tráo của bọn chúng. Từ quan lại đến bọn cai lệ vào hùa với nhau để kiếm chác. Trong xã hội lúc bấy giờ, cái gì cũng đợc định đoạt bằng tiền, đồng tiền đã khiến con ng- ời quên đi tất cả, chỉ biết tìm đủ mọi thủ đoạn để có thể moi đợc tiền ngời khác một cách nhanh nhất. Thật là bỉ ổi, một xã hội quái gở, mục ruỗng, suy đồi. Nếu nạn cờ bạc, tham quan đã phần nào minh chứng cho sự xuống cấp về mặt đạo đức trong xã hội, thì tệ mại dâm mà tác giả đề cập đến trong phóng sự Lục xì, hoàn chỉnh hơn bức tranh về xã hội cũ. Những con số mà Thiên H đa ra đã khiến chúng ta bàng hoàng, sửng sốt: "Năm 1937 có 5000 gái mại dâm, 16 nhà thổ chung, 15 nhà điếm riêng, và 377 phòng ngủ chung trong các nhà săm" Những con số ấy đã… phản ánh đợc thực chất cuộc sống của những ngời dân chốn thị thành. Thông qua số phận của những ngời đàn bà đem thân xác phục vụ bọn lính đánh thuê, Vũ Trọng Phụng thực sự đã chuyển tải đợc thông điệp của mình tới bạn đọc và cảnh báo về sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội đơng thời.
Với cảm hứng phê phán, Trọng Lang trong các phóng sự của mình đã cho ta thấy sự ăn chơi sa đoạ của đám dân chúng thị thành, cùng với nạn đĩ điếm, gái nhảy, cô đầu, là nạn thuốc phiện. Đủ thứ các tệ nạn để con ngời có thể h hỏng. Cha bao giờ tệ nạn xã hội lại có thể bùng lên một cách tự nhiên nh giai đoạn này. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân đẩy đa khiến họ sa vào các tệ nạn là do chế độ cai trị hà khắc của bọn thực dân phong kiến. Con ngời bị bóp nghẹt, bị chà đạp, bị rẻ rúng, không còn con đờng nào khác là phải liều thân, khi đã trót sa chân vào rồi, thì chỉ một cái "tặc lỡi" là họ quên đi tất cả. Trong Hà Nội lầm than, lần theo tiếng nhạc, và ánh đèn màu xanh đỏ, lớt trên những bớc nhảy thớt tha, là một sự đau khổ, dằn vặt hằn trên những khuôn mặt trát đầy phấn son, là những khoản nợ mà cho đến chết chắc gì các cô đã trả đợc. Có cô nợ đến hơn ba trăm bạc, đó là một khoản tiền không nhỏ, bởi vậy, các cô phải đa sức của mình mua vui cho những kẻ có tiền rửng mỡ. Họ buộc phải làm việc nh con thiêu thân. Mụ D là một
ví dụ, tuy chỉ mới đi làm có ba năm mà đã kịp tiếp đến 3240 lợt khách, vậy là mỗi năm mụ tiếp "một ngàn tám trăm thằng", một con số thật là ghê sợ. Bên cạnh đó, vì tiền họ đã dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả cho khách "ăn cá rúng và uống nớc có trộn giấy bản", thật ghê tởm với cách giữ nhân tình để kiếm tiền của các cô. Tất cả mọi luân lý, đạo đức bị thiêu rụi chỉ vì tiền. Những con số mà tác giả đã cho ta thấy chứng minh cho sự ăn chơi sa đọa, trác táng của một số dân chúng chốn thị thành. Một xã hội nhố nhăng, bát nháo mà tác giả đã phản ánh cho ta thấy rõ hơn bản chất thối nát của xã hội lúc bấy giờ.
Khác với Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp lại nhìn xã hội dới một lăng kính khác, đó là hớng ngòi bút phản ánh cuộc sống của những ngời dân sống ở ngoại thành Hà Nội. Họ là những ngời ở khắp các vùng quê tụ về đây, kiếm ăn bằng nhiều nghề, nhng chủ yếu là lao động chân chính. Nhng xã hội bất công đã không để cho những con ngời này đợc kiếm sống bằng nghề của họ, xã hội đã dồn đuổi, truy sát họ đến tận chân tờng. Điển hình nh gia đình bác Vuông, cuộc sống nghèo hèn mà cha ông để lại cho anh em bác không đủ để bác có thể tồn tại đợc, làm nghề nhng không sống đợc với nghề. Nhất là từ sau khi vợ chết, gia đình bác lại càng trở nên điêu đứng, bao nhiêu khổ đau đổ ập lên ngôi nhà rách nát của bác Vuông. Tấn bi kịch này đã làm cho bác trở thành con ngời điên dại. Vợ chết bác đa về quê để an táng, nhng bọn hào lý biết tin vợ bác "chết đờng", lại chết vì bệnh thổ tả, liền xông đến lập biên bản trình quan. Trong quan niệm của chúng ta, cờng hào gắn liền với những tiếng chửi rủa, tục tằn, những lời dọa nạt thô bỉ, những hành động tàn ác, những cử chỉ lố lăng. Bọn lý trởng, phó lý trong "Ngoại ô" đã xuất hiện với hình thù nh vậy. Đánh hơi thấy xác chết, chúng thấy đây là mồi để nhử tiền, để có dịp ra uy, nên bọn phó lý đã xông tới nhà bác Vuông:
"- Tuần đâu! chúng bay phải cắt nhau đứng trông cái nhà này nghe không? Thôi, ông phó lý về với tôi đi, rồi ta còn đi trình quan huyện( )…
Bác Vuông giọt lệ ngắn dài, lẽo đẽo chạy theo sau năn nỉ. - Thôi lạy hai ông, tha cho nhà cháu làm phúc.
Hai ông chánh, phó lý vẫn thản nhiên đi, bàn chuyện ngày rằm tới này thì ông tiên chỉ sẽ khao tám mơi. Ngày ấy tha hồ mà chè chén, mà xóc đĩa, cô đầu. Thật vui nh tết. Rồi hai ông cời ha hả, sánh vai nhau đi hớn hở nh đi ăn khao vậy. Đằng sau, Bác Vuông vẫn chắp tay vào nhau, miệng van lạy:
- Lạy hai ông, chờ quan về khám thì mất đến mấy ngày. Mà giời oi bức thế này, nếu xác nhà cháu cứ nằm đấy, chờ lệnh trên có dễ đến thiu thối mất. Hu hu! Lạy hai ông, hai ông thơng cho nhà cháu đợc phép…
Viên phó lý dừng lại, hai mắt trợn to nh hai quả trứng, nét mặt hầm hầm, hắn quát vào giữa mặt bác hàng giò:
- Thiu thối thì mặc mẹ nó thiu thối! Chúng ông chỉ biết làm tròn phận sự của chúng ông thôi. Cút! Làm gì mà lằng nhằng nh đỉa thế!
- Bẩm lạy…
- Bẩm với báo gì? Mày có cút không thì mày bảo"[29,149-150]
Tốn bao nhiêu nớc mắt, bao nhiêu lời lạy lục van xin, bao nhiêu tiền bạc đút lót đến khi xác ngời chết thối rữa mới đợc chôn. Đám tang ngời bất hạnh mới thê thảm, đáng thơng làm sao. Những bộ mặt tàn nhẫn, hống hách của bọn cờng hào quả là có sức mạnh phê phán không kém đối với những tác phẩm hiện thực viết về cùng một đề tài. Trong Ngoại ô và Ngõ hẻm, Nguyễn Đình Lạp đã nói nhiều tới bọn lu manh. Đó là Ba Sự độc ác dâm đãng, Phán Hành lừa đảo, cún Móm hèn nhát, Tham Nhân bạc bẽo, Tài Pha mất dạy. Tất cả bọn chúng đã khuấy đục thế giới tình cảm trong sạch, lành mạnh của những ngời lao động. Cùng với bọn thống trị, chúng đã gây nên bao sơng mù trong thế giới ngoại ô. Nguyễn Đình Lạp có thái độ phê phán nghiêm khắc với bọn ngời mất nhân cách này.
Với cảm hứng phê phán hầu nh xuyên suốt hết các tác phẩm, các tác giả Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp đã chỉ ra những thủ đoạn ăn tiền một cách trắng… trợn của bọn quan lại đơng thời. Bên cạnh đó, một số các phóng sự của các tác giả nh Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang còn chĩa ngòi bút vào nạn mại dâm,… những cảnh ăn chơi trụy lạc, trác táng của một bộ phận dân chúng chốn thị thành. Trong phóng sự Từ ái tình đến hôn nhân, Nguyễn Đình Lạp đã gửi đến bạn đọc
những thông điệp về những con số mà chúng ta không khỏi suy nghĩ: "Trong tháng 7 có 25 đứa trẻ bị vứt đi một cách dã man". Về sự chơi bời truỵ lạc của thanh niên, ông cũng đa ra một con số báo động: "Hà nội có hai vạn thanh niên sa ngã chơi bời đủ kiểu"( Thanh niên trụy lạc). Những con số đó chứng minh cho sự xuống cấp về mặt đạo đức trong xã hội. Đó cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh mà mỗi nhà văn đã gióng lên liên hồi để cấp báo về thực trạng suy đồi của xã hội đơng thời.