Số phận của tầng lớp ngời sống dới đáy xã hội

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 41 - 46)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Số phận của tầng lớp ngời sống dới đáy xã hội

Trong các phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945, các tác giả đã tái hiện đợc một cách chân thực bức tranh xã hội thực dân nửa phong kiến với những, nhố

nhăng của xã hội, những cảnh ăn chơi trác táng của một bộ phận dân chúng thị thành. Bên cạnh đó, các thiên phóng sự cũng hớng sự quan tâm đến những cảnh đời nghèo khổ, những số phận bất hạnh bị dồn đuổi, bị bóc lột đến kiệt quệ cả về vật chất cũng nh tinh thần, khiến họ lao đao, mất phơng hớng trong cuộc sống, nhiều ngời không làm chủ đợc bản thân mình, rơi vào các tệ nạn xã hội.

Các phóng sự đã phơi bày một xã hội bệnh hoạn, với biết bao những tệ nạn mà nạn nhân của nó chính là những ngời dân. Họ bị dồn ép, bị truy đuổi đến bớc đ- ờng cùng, không lối thoát. Những phẩm chất tốt đẹp còn sót lại không đủ để cứu vãn cuộc đời họ, buông xuôi mặc cho số phận và nh con thiêu thân lao vực sâu của sự tăm tối. Cuộc sống của họ ẩn nấp đằng sau vẻ hào nhoáng của đô thị một cuộc sống vật vờ chui rúc trong các xó xỉnh tối tăm, nhớp nhúa và lầy lội. Đó chính là thế giới của họ, thế giới của những con ngời hành nghề mại dâm, gái nhảy và một số ngời dân lao động kiếm tiền bằng sức của mình nhng bị khinh rẻ, bị chèn ép không có lối thoát. Hình ảnh của các cô gái nhảy mà Trọng Lang đã chớp đợc cận cảnh chân dung thật tiều tụy, khổ não "Sau làn áo lụa mỏng, tôi thấy cả hình hai cái xơng ngực của cô, hơi thở gấp gáp của ngời thiếu máu, kém ngủ chuyên lấy món cơm, rau, cà làm món bổ dỡng"[30,151]. Cuộc đời của các cô chẳng khác nào của "một lũ nô lệ trong nghề nhảy"(Hà Nội lầm than). Những cái đau khổ âm thầm ẩn dấu trong vẻ cời cợt của các cô, đó là các khoản nợ lên đến bạc trăm mà họ không tài nào có thể trang trải đợc. Cô Th là một gái nhảy có hạng lơng cô thuộc diện khá nhất so với các cô làm cùng tiệm nhảy, nhng gần nh tất cả nguồn sinh lực bị vắt kiệt, ngời cô chỉ thấy "xơng và răng", hay cô Lơng mà theo nh lời cô Th, thì đã phải ca đi một ống chân vì nghề nhảy (Hà Nội lầm than). Cuộc sống lầm than không lối thoát đã xô đẩy, khiến biết bao cô gái sa ngã trên vũng lầy của xã hội, khiến họ càng cựa quậy càng lún sâu hơn vào những việc làm tội lỗi. Đũi trong Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng là một thí dụ điển hình. Bản chất Đũi là một cô gái trong trắng, ngây thơ, song để trả thù sự độc ác của ông bà chủ, nó đã không ngần ngại để hai đứa con ông bà chủ rơi vào vòng dâm ô. Hay trong

gia đình quyền thế, chỉ vì một gánh hủ tục không "Môn đăng hộ đối" khiến ngời con gái thất tình, chính trong tâm trạng ấy cô đã liều thân vào kiếp sống giang hồ. Tất cả những con ngời đáng thơng ấy, cuối cùng đều phải chung một kết cục thảm hại, tàn phai nhan sắc, bạc nhợc tinh thần, chết dần trong bệnh tật và đau khổ.

Khác với cảnh sống bán thân của các cô gái giang hồ, Tam Lang với Tôi

kéo xe đã cực tả nỗi vất vả, nhọc nhằn của kiếp ngời ngựa và sự hành hạ đánh đập

không thơng tiếc của bọn cai xe. Chứng kiến cảnh đánh đập của bọn chủ xe, cai xe với phu xe, ta không khỏi chạnh lòng:

"Bác làm phúc, hôm nay cháu thiếu mất hai hào - Phúc với đức gì, không đủ thuế thì gán áo - Bác để cho ngày mai, cháu kéo…

Không để ngời này nói hết, mụ đàn bà the thé nói vào: - Mai mấy cái gì, áo nó đâu bắt lấy!

- Cháu chỉ có cái quần xe ế, nhỡ phải một hôm, bà trông lại… …

Lần này, thằng áo nòng nọc không nói, cúi rút chiếc càng bắt ốc trong gậm sấn lại đánh vào lng ngời kia ba cái luôn tay.

- ối giời ơi!

- Mày thiếu thuế còn bớng phải không?

- Nó nỏ mồm, đánh bỏ mẹ nó đi cho bà quai thêm cho mấy cái. Mụ đàn bà… búi tóc ngợc, sấn sổ đứng dậy. Túm đầu ngời kia dìm xuống, mụ vừa tát vừa gối, chửi rủa một hồi"[12,499-500]. Có thể thấy, hình ảnh ngời phu xe tội nghiệp, chỉ vì hai xu thuế xe mà bị chủ xe và cai xe đánh đập không thơng tiếc, chẳng khác mấy với cảnh tra tấn đánh đập trong nhà lao. Tiếp tục với những trang cực tả nỗi vất vả của nghề phu xe, tác giả còn cho ta thấy những đêm không may họ vấp phải những khách hàng không có tiền kéo suốt đêm mà tiền công chúng trả hết sức bèo bọt, dân kéo xe gọi là kéo "xe măng ca", nghĩa là kéo những thằng chết đờng. Đã vất vả với nghề, lại khổ cực hơn với những đêm giá rét, kéo thâu đêm mà không đủ tiền thuế xe, có những ông khách còn vay tiền những anh phu xe lấy cớ không có tiền lẻ, tìm nơi đông ngời chuồn mất. Viết về món ăn hằng ngày của đám phu xe đã

khiến chúng ta lợm giọng, song vì không có tiền họ buộc phải vào đây ăn để sống qua ngày. Những món ăn đợc chế biến hết sức bẩn thỉu:" Có lẽ miếng ruột già nhà hàng làm không kỹ, nên và xong một miếng tôi tởng đã nuốt phải một bãi phân bò"[12,501]. Dới lăng kính của mình nhà văn Tam Lang đã thấy đợc nỗi khổ cực của những kiếp ngời sống dới đáy xã hội. Cuộc sống của họ khác nào loài vật, thậm chí không bằng một con chó của bọn quan lại đơng thời. Trong Làm dân Trọng Lang chớp đợc cận cảnh buổi "quan về", thật bi hài đối với cuộc sống cực khổ của những ngời dân quê: "Theo bên quan, có con chó tây to bằng con bê của quan. Con này thích bún, nên cứ cho bún, nó đi. Quan liền bắt mấy ngời rửa chân cho nó, rồi lê thê ẵm nó theo quan vào"[30,127]. Một con chó của quan lại đợc nâng niu, chiều chuộng hơn mạng sống của những ngời dân lao động nghèo khổ, họ chỉ biết cúi đầu nín nhịn, chỉ cần loé lên một hành động chống đối, lập tức bị đánh đập, bị bỏ tù không thơng tiếc. Bởi vậy, cuộc sống của họ ngày càng rơi vào bế tắc và chìm trong đau thơng. Nếu Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang chủ yếu tập trung miêu tả tầng lớp sống dới đáy xã hội với các hình thức kiếm tiền bằng thân xác và sức lao động của mình thì Nguyễn Đình Lạp với Ngoại ô và Ngõ

hẻm đã miêu tả một cách cặn kẽ đời sống thiếu thốn, vất vả và quá trình bần cùng

hoá của tầng lớp ngời sống ở vùng ngoại ô Hà Nội, một bộ phận thấp nhất trong các tầng lớp tiểu t sản. Phóng sự Ngoại ô và Ngõ hẻm có thể xem nh hai mái nhà trong một ngôi nhà, chụm vào nhau, trong đó trú ngụ biết bao thân phận, số phận của lớp ngời nghèo khổ. Với một giọng kể chuyện trầm tĩnh, khách quan, những mảnh đời "dới đáy" của ngời dân Ngoại ô hiện ra đúng nh tên nhan đề đã gợi ra. Những mảnh đời, những cuộc đời tung cánh hôm nay hơn nửa thế kỷ, nhng dờng nh cha hết hẳn bóng dáng chung quanh chúng ta hôm nay. Đó là Ô Cầu Dền, là xóm ả đào Vạn Thái, là phố Bạch Mai của con đờng phố Huế- chợ Mơ mà toả ra hai phía, theo những con hẻm, ao chuôm và đồng ruộng, gò bãi lụp xụp những mái lều, những ngôi nhà ổ chuột. Cuộc sống của những ngời dân quê ở ngoại thành Hà Nội, với vẻ bề ngoài tởng nh thầm lặng, yên tĩnh mà chứa đựng biết bao nhiêu tủi nhục, bao nhiêu lo lắng, xót xa. Nơi đây, trong cái "đáy" lắng đọng những "rác rởi"

của thành phố Hà Nội, nhiều lớp ngời sống chui rúc trong những căn nhà xác xơ. Họ đến thành phố và kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau: Làm giò chả, mổ lợn, buôn thúng bán mẹt, hàng hơng, hàng nớc và có cả gái điếm, trộm cắp. Cuộc sống của họ bấp bênh, thất thờng, đa số họ là những ngời dân quê ra thành thị để kiếm việc làm. Tất cả "sự nghiệp" của họ chỉ là hai bàn tay trắng, song họ phải chịu rất nhiều luật lệ hà khắc. Gia đình bác Vuông làm nghề giò chả, phải thức khuya, dậy sớm giã dò, làm bánh, rồi phải chịu bao nhiêu thứ đóng góp lạ lùng: thuế mặt hàng, thuế vào ô, vé vào chợ, tiền nạp chủ nơi đứng bán!, đó là ch… a kể đến việc các ông cẩm, ông đoan ăn quỵt không trả hay bắt bớ, tịch thu cả gánh hàng, chỉ vì một cớ không đâu. hàng chục thứ nợ nần trông vào gánh hàng, tiền lãi chủ nợ, tiền thịt, tiền thuế, tiền nhà, tiền nớc, tiền củi, mà không phải lúc nào viếc bán hàng… cũng dễ dàng, trôi chảy. Chỉ một hôm "nhà nớc" cấm hàng giò chả vào nội thành là hàng chục gia đình hàng giò trở nên trớ trêu, điêu đứng. Đã có lần bác Vuông gái trốn tránh mang hàng vào nội thành bị chúng bắt bớ, đánh đập hết sức dã man, bị phạt, bị tịch thu, bị tù. Không làm việc thì không có ăn, làm ra hàng thì ế ẩm, vốn hết, sinh hoạt của họ rơi vào cảnh bần cùng. Họ đã có lúc lên tiếng phản kháng, nhng họ là những ngời dân "thấp cổ bé họng", bản thân họ không phải là lực lợng có thể đấu tranh giành lại công bằng cho mình. Hơn nữa, ở những nơi tập hợp nhiều thành phần phức tạp, cũng không dễ gì nhen lên một ý thức đấu tranh tự giác. Những ngời làm nghề khác nh mổ lợn thuê, hàng phở, hàng nớc v.v cũng có… một đời sống khó khăn cùng cực nh vậy.

Thân phận họ chẳng khác nào loài vật, nơi họ sống là những vùng ẩm thấp, ngập ngụa trong bùn lầy. Mùa ma xuống, theo dòng chảy là xác những con súc vật chết, rác rởi, rêu bèo tràn vào những ngôi nhà phiên che không kín gió. Mùa hè, ngời dân ở đây thờng thấy hàng đoàn ô tô chất đầy ngời chết, vì các bệnh dịch, chân tay thòi cả ra ngoài bạt che, chạy băng băng về các làng quê hay đổ ra nghĩa địa gần đó. Thế giới ấy, cuộc sống ấy đã cho chúng ta thấy sự ngột ngạt, bức bối của một cuộc sống không có lối thoát. Họ không dám hy vọng vào bất cứ một điều gì vì không biết ngày mai sẽ ra sao. Cuộc sống ngày nào biết ngày đó, họ muốn

yên ổn để kiếm sống qua ngày nhng luật lệ luôn là vấn đề làm họ phải lo lắng, bức xúc. Thậm chí họ đã bỏ ra rất nhiều tiền, thuê ngời chạy chọt để có thể tự do vào ô buôn bán, nhng rồi cũng rơi vào hoàn cảnh "tiền mất tật mang", họ cũng chẳng biết kêu ai. Có thể thấy, bức tranh xã hội mà các thiên phóng sự dựng lên đầy sức tố cáo. Những ngời dân bị vùi dập, huỷ hoại, những nhân cách tốt đẹp của con ngời bị đè bẹp bởi sức mạnh của đồng tiền. Cuộc sống của ngời dân với bao nỗi lo cơm áo gạo tiền, đã bị xã hội bỏ rơi và trở thành "cặn bã". Vì vậy, họ buộc phải lao mình vào các thứ nghề mạt hạng để kiếm sống, thậm chí chấp nhận làm đĩ điếm, trộm cắp.v.v …

Các thiên phóng sự đã chứng minh tội ác của chế độ cai trị hà khắc, xô đẩy con ngời vào chỗ bất lơng, không nhà không cửa sống vật vờ trong xó xỉnh của thị thành. Tuy cách khai thác vấn đề không giống nhau, nhng qua các thiên phóng sự, chúng ta có thể thấy một Hà Nội lầm than của đủ loại ngời, loại nghề luôn phải sống vật lộn với cuộc mu sinh hàng ngày. Qua đó, các tác giả bày tỏ sự xót thơng cho số phận của lớp dân nghèo thành thị với những nhọc nhằn của cuộc đời sống không hy vọng gì vào một sự đổi thay.

Một phần của tài liệu Đặc điểm phóng sự việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w