Vấn đề con người trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 đã được phản ánh sâu sắc từ nhiều góc độ trong phóng sự giai đoạn này. Các tầng lớp con người, từ tầng lớp trên như quan Ta, quan Tây, me Tây, cường hào, chức dịch làng xã đến những tầng lớp dưới như nông dân, phu xe, gái bán dâm, vợ lẽ nàng hầu, thầy lang, trộm cắp, cờ bạc bịp, thanh niên trụy lạc… đều được các nhà phóng sự điều tra và đưa lên trang giấy. Ở mỗi tầng lớp, các nhà văn không chỉ đơn thuần ghi lại những điều tai nghe mắt thấy mà còn tìm hiểu những góc khuất, những căn nguyên của hiện tượng, đưa ra quan điểm riêng, thậm chí có những kiến nghị, giải pháp cụ thể, có ý nghĩa lịch sử, xã hội nhất định.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 12
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 13
5 Phạm vi nghiên cứu 13
6 Cấu trúc của luận văn 14
7 Đóng góp của luận văn 14
NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 15
1.1 Điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội hình thànhcon người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 15
1.2 Vài nét về con người trong văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến 1945) 20
1.2.1 Khái niệm con người trong văn học 20
1.2.2 Con người trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 22
1.3 Phóng sự - thể loại giao thoa giữa báo chí và văn học……….29
CHƯƠNG 2: CÁC TẦNG LỚP CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932 – 1945 34
2.1 Một số tầng lớp dưới đáy xã hội 35
2.1.1 Người lao động nghèo lương thiện………35
2.1.2 Người lao động bị tha hóa bởi hoàn cảnh……….40
2.1.2.1 Phu kéo xe … 40
2.1.2.2 Người đi ở 45
2.1.2.3 Gái mãi dâm 50
2.1.2.4 Những tay cờ bạc bịp 62
Trang 22.1.2.5 Thanh niên trụy lạc……… 66
2.4 Một số tầng lớp trên trong xã hội 70
2.4.1 Quan lại 71
2.4.2 Phụ nữ tân thời 73
2.4.3 Nhà văn, nhà báo 76
CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932 – 1945 80
3.1 Phương thức lựa chọn, tiếp cận con người của phóng sự 1932 -1945……….80
3.1.1 Phương thức lựa chọn con người làm đối tượng phản ánh của phóng sự
80
3.1.2 Phương thức tiếp cận và khai thác thông tin ở những con người cụ thể.82 3.2 Bút pháp tả chân khi phản ánh con người của phóng sự 1932 – 1945
88
3.2.1 Bút pháp tả chân khi miêu tả con người 88
3.2.2 Bút pháp tả chân khi tả cảnh và kể sự việc 93
3.3 Ngôn ngữ thể hiện con người trong phóng sự 1932 – 1945 95
3.3.1 Khẩu ngữ và tiếng “lóng” - đặc thù của từng tầng lớp con người 95
3.3.2 Ngôn ngữ châm biếm 98
3.3.3 Hệ thống ngữ liệu dân gian và ngôn ngữ đậm chất “Âu hóa” 100
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống Qua con người trong văn học,
ta có thể hiểu cuộc sống của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định Lànhân vật chính trong văn học, nên qua con người trong văn học ta có thể hiểu
một thời đại hay một giai đoạn văn học cụ thể Tìm hiểu vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 có thể giúp nhận thức sâu sắc
thêm về văn học và xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này
Phóng sự là một thể loại giữa văn học và báo chí, có nguồn gốc Tâyphương, chính thức xuất hiện ở thế kỉ XIX Là một thể loại khó viết nhưng
phóng sự nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn Sau Tôi
kéo xe - đứa con tinh thần đầu tiên của Tam Lang là hàng loạt các thiên phóng
sự - kết quả của những cuộc điều tra, lăn lộn với hiện thực của những cây bút
tâm huyết như: Đĩa mứt gừng (1937), Lọng cụt cán (1939), Tập ảnh (1936),
Người …ngợm (1940) của Tam Lang, Thanh niên trụy lạc (1938), Từ ái tình đến hôn nhân (1938), Ngoại ô (1941), Ngõ hẻm (1942) của Nguyễn Đình Lạp;
Hà Nội ban đêm (1933) Hà Nội băm sáu phố phường (1943) của Thạch Lam; Làm no (1938), Tập án cái đình (1939), Lều chõng (1939), Việc làng (1940)
của Ngô Tất Tố; Một chuyến đi (1938), Ngọn đèn dầu lạc (1941), Tàn đèn dầu
lạc (1941) của Nguyễn Tuân; Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn Tết (1938) của Vũ
Trọng Phụng, Hà Nội lầm than (1937), Làm dân (1938) của Trọng Lang…
Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết, phóng sự mang đến cho người đọcnhững thông tin cụ thể, số liệu chính xác và thời sự về các vấn đề của cuộc sống,xoay quanh một tâm điểm là con người Nhà nghiên cứu, phê bình Vũ Ngọc
Phan cho rằng: “Phóng sự là ký sự, là có lời thẩm bình, phóng sự ghi những
điều mắt thấy tai nghe, có tính cách thời sự và có chỉ trích… Không có lối văn nào giúp ích cho việc cải cách, cho nhà đương chức, nhà pháp luật và nhà xã
Trang 4hội học bằng các thiên phóng sự” [30; tr 504,505] Vì lẽ trên, nghiên cứu con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 chính là tìm hiểu những
mảng hiện thực đời sống muôn màu của xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945
- một giai đoạn lịch sử đầy biến động từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội
Phóng sự không chỉ phản ánh hiện thực mà với tư cách “là một thể loại
đứng giữa văn học và báo chí” [3; tr 83], phóng sự còn có “cái chất chủ quan của chủ thể cầm bút…, ý thức xã hội - công dân chi phối mạnh mẽ đến từng sự kiện, từng vấn đề của đời sống” [45; tr 5,6] Tác phẩm phóng sự thể hiện được
những quan điểm cá nhân, cách kiến giải hoặc những đề xuất giải pháp của tácgiả trước một vấn đề nóng hổi đang diễn ra trong hiện thực xã hội Vấn đề conngười trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 đã được phản ánh sâu sắc
từ nhiều góc độ trong phóng sự giai đoạn này Các tầng lớp con người, từ tầnglớp trên như quan Ta, quan Tây, me Tây, cường hào, chức dịch làng xã đếnnhững tầng lớp dưới như nông dân, phu xe, gái bán dâm, vợ lẽ nàng hầu, thầylang, trộm cắp, cờ bạc bịp, thanh niên trụy lạc… đều được các nhà phóng sựđiều tra và đưa lên trang giấy Ở mỗi tầng lớp, các nhà văn không chỉ đơnthuần ghi lại những điều tai nghe mắt thấy mà còn tìm hiểu những góc khuất,những căn nguyên của hiện tượng, đưa ra quan điểm riêng, thậm chí có nhữngkiến nghị, giải pháp cụ thể, có ý nghĩa lịch sử, xã hội nhất định
Một số tác phẩm văn học thuộc giai đoạn 1930 – 1945 được đưa vào
chương trình sách giáo khoa phổ thông như Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ
người tử tù (Nguyễn Tuân), Hạnh phúc của một tang gia (Trích “Số đỏ” của
Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Đọc thêm Nghệ thuật băm thịt gà (Trích “Việc làng” của Ngô Tất Tố) Do vậy, việc nghiên cứu “Con người
trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945” sẽ cung cấp những tư liệu
hữu ích về xã hội – con người giai đoạn này cho giáo viên và học sinh trongviệc tiếp cận các tác phẩm văn học
Trang 5Vì những lí do cấp thiết trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
của mình
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu về con người trong văn học.
Vấn đề con người trong văn học được rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Nxb
Giáo dục, 2008) GS TS Trần Nho Thìn đã đề cập đến sự thể hiện con ngườitrong văn chương thời cổ Tác giả đã chỉ ra con người trong văn học nhà nhogồm con người được thể hiện ở cấp độ nhân vật văn học (trong các truyện thơ,khúc ngâm) và con người không được thể hiện ở cấp độ nhân vật văn học
(trong thơ vịnh sử) Chuyên luận Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt
Nam (Nxb Giáo dục, 2010), nhóm tác giả Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử,
Huyền Giang, Trần Ngọc Vượng, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân đãnghiên cứu con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam Các tác giả đã chỉ rahoàn cảnh lịch sử, xã hội dẫn đến sự xuất hiện và đề cao con người cá nhântrong văn học, những biểu hiện của con người cá nhân trong những tác phẩmtiêu biểu của thời đại và ý nghĩa của bước tiến này trong dòng chảy phát triểncủa văn học
Con người trong văn học hiện đại được đề cập đến trong nhiều công
trình nghiên cứu Gần gũi với đề tài là bài viết Con người trong văn học Việt
Nam hiện đại (1987) của GS Trần Đình Sử, các luận văn, luận án: Quan niệm
về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn qua ba tác giả Nhất Linh – Khái Hưng – Hoàng Đạo (LATS, 1994, Lê Thị Dục Tú); Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 (bộ phận văn học cách mạng) (LATS,
1996, Phùng Ngọc Kiếm); Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi
mới (LATS, 2012, Nguyễn Thị Kim Tiến) Các tác giả đã lí giải quan niệm về
con người, biểu hiện của nó trong tư duy nghệ thuật và trong tác phẩm cụ thể
Trang 6Tác giả Lê Thị Dục Tú nghiên cứu hình tượng con người trong tiểu thuyết từgóc nhìn bản chất xã hội và loại hình văn học Tác giả Phùng Ngọc Kiếm chỉ racon người sử thi và con người cá nhân trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn
1945 – 1975 Tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến lại triển khai theo hướng tìm hiểucon người cá nhân, thế giới nội tâm và vẻ đẹp thể chất của con người trong tiểuthuyết Việt Nam thời kì đổi mới Các công trình trên đã nghiên cứu về conngười trong văn học theo các giai đoạn lịch sử văn học hoặc theo thể loại, cónhững nhận định bao quát, sâu sắc về sự thể hiện con người trong văn học Tuyvậy, con người trong thể loại phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932-1945 vẫn chưađược các nhà nghiên cứu đề cập đến một cách toàn diện và sâu sắc
Kế thừa và phát triển thành tựu của những người đi trước, chúng tôi triển
khai vấn đề con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 theo
hướng chỉ ra môi trường sống và làm việc, đời sống vật chất, đời sống tinh thầncủa từng tầng lớp con người cụ thể được phản ánh trong phóng sự giai đoạn này
2.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945
Vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam 1932 – 1945 thực chất đã
được các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu phê bình quan tâm từ khi thể loạiphóng sự Việt Nam chính thức ra đời (1932), bởi con người là tâm điểm củavăn học và thể loại phóng sự cũng không ngoại lệ Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 có thể chia thành
ba thời kì: Thời kì 1932 – 1945; thời kì 1945 – 1985; thời kì sau 1986
a Thời kì 1932 – 1945
Ở thời kì 1932 – 1945, con người trong phóng sự đã được một số nhà
phê bình đề cập đến Năm 1932, Tôi kéo xe ra đời như một phát súng lệnh
khẳng định sự xuất hiện của thể loại phóng sự và vấn đề hiện thực đời sống,quyền sống, quyền làm người của tầng lớp phu kéo xe mà Tam Lang đặt ratrong thiên phóng sự này đã tìm được sự thấu hiểu, đồng tình của nhiều nhà
Trang 7nghiên cứu, phê bình Trên tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy, số ra ngày 26/10/1935, nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã nhấn mạnh ý nghĩa của phóng sự Tôi kéo xe
trong việc đánh thức thái độ trân trọng đối với tầng lớp “dưới đáy” của xã hội
lúc bấy giờ:“Nếu trong bao nhiêu người xem thiên phóng sự này, mà có một
người nhân đó, mà để ý đến cái thế giới u ám của người kéo xe, biết động lòng trắc ẩn vì người kéo xe, biết nới tay ra một tí trong lúc đi xe thì cái việc ông Tam Lang đã làm là việc có ích rồi” [32; tr 83] Cũng vì đã phản ánh hiện thực
cuộc sống của những kiếp phu xe, mạnh dạn đưa ra những giải pháp để phu xe
được làm Người chứ không phải làm ngựa mà Tôi kéo xe của Tam Lang được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (Nxb Tân Dân, năm 1942) đã khẳng định “Tôi kéo xe là một quyển phóng sự có giá trị” [30; tr 562] Không chỉ nhìn ra những vấn đề bức thiết về tầng lớp phu xe trong Tôi kéo xe,
Vũ Ngọc Phan còn nhấn mạnh đến giá trị hiện thực của Đêm sông Hương trong
việc phản ánh chân xác đời sống của những người hành nghề mãi dâm
Vấn đề con người trong các thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng đượcgiới nghiên cứu phê bình đề cập đến trong nhiều bài báo, chuyên luận Trong
lời tựa cuốn Kĩ nghệ lấy Tây, nhà phê bình Phùng Tất Đắc đã khẳng định tác phẩm
là một cuộc khảo cứu về một tầng lớp con người (me Tây) trong xã hội đương thời,
nên “có thể vạch phương hướng cho văn nghệ… giúp được tài liệu cho đời sau
khảo xét về buổi này” [37; tr 132] Tác giả Lê Thanh trên tờ Tin văn (in lại trên Hà
Nội báo số 34 ra ngày thứ tư 26/08/1936) thì cho rằng trong Kĩ nghệ lấy Tây, Vũ Trọng Phụng đã phản ánh “một tấn bi kịch hiện đang diễn ra ở xứ ta, do sự gặp
gỡ của hai làn sóng, của hai thế giới gây nên”[37; tr 137] Đó là bi kịch về sự xuất
hiện của tầng lớp me Tây – kết quả của sự gặp gỡ của hai làn sóng Tây và Ta trong
xã hội đương thời Bằng cách khảo cứu chi tiết về cả nội dung và nghệ thuật cácphóng sự của Vũ Trọng Phụng, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận thấy mỗitác phẩm của Vũ Trọng Phụng chính là một thiên điều tra giá trị về một tầng lớp
người trong xã hội đương thời Cơm thầy cơm cô được nhà nghiên cứu nhận xét là
“tập hay nhất của Vũ Trọng Phụng Ngòi bút tả chân của ông thật là tuyệt xảo khi
Trang 8ông tả những cảnh nghèo khổ”[30; tr 577], còn Lục xì thì được đánh già “là một thiên nghị luận về nghề mại dâm” [30; tr 580].
Cũng trong giai đoạn này, một số nhà phê bình như Thái Phỉ, Nhất ChiMai lại phê phán Vũ Trọng Phụng khi ông viết về những me Tây, những phụ
nữ làm nghề mãi dâm, những tay cờ bạc bịp, những kẻ ăn cắp, “làm tiền” trong
xã hội đương thời, vì họ cho rằng Vũ Trọng Phụng đã “nhìn thế gian qua cặp
kính đen, có một bộ óc đen và một nguồn văn càng đen nữa”[37; tr 139] Vũ
Trọng Phụng đã miêu tả các tầng lớp con người là nạn nhân của đồng tiền, hoặc là
“làm tiền”, hoặc là “bán trôn nuôi miệng”, đến mức Nhất Chi Mai thấy rằng “Đọc
xong, ta phải tưởng tượng nhân gian là một nơi địa ngục và chung quanh toàn những kẻ giết người, làm đĩ, ăn tục nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng”[37; tr.
139] Đáp trả lời phê bình của Thái Phỉ, Nhất Chi Mai, Vũ Trọng Phụng đã có haibài bút chiến để bày tỏ nhân sinh quan, quan niệm viết văn của mình Họ Vũ đã
không ngần ngại khẳng định quan điểm: “Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như
tôi, muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời” [4; tr 919], coi mình không chỉ là một nhà
văn mà còn là một nhà báo nên có trách nhiệm miêu tả hiện thực xã hội với cáctầng lớp người, với những mặt trái để người đọc biết mà ghê tởm, mà tránh xa Nhưvậy, khi nói về con người trong phóng sự 1932 – 1945, các nhà phê bình giai đoạnnày chủ yếu đi sâu phân tích bút pháp tả chân, quan niệm nghệ thuật khi phản ánhhiện thực của nhà văn Những góc khuất trong cuộc sống của các tầng lớp conngười cụ thể chưa được phân tích sâu sắc Bên cạnh Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,các phóng sự của Ngô Tất Tố, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp, Thạch Lam… cũngđược giới phê bình quan tâm Tuy nhiên, những vấn đề nhức nhối về hiện thực đờisống của những con người “dưới đáy” trong xã hội đương thời chưa đượcnghiên cứu một cách hệ thống và đánh giá một cách toàn diện
Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 chính là một bức tranh toàncảnh về xã hội Việt Nam đương thời với đa dạng các tầng lớp được phản ánhchân thực, sâu sắc Những tư tưởng tiến bộ nhằm cải tạo xã hôi, nâng cao giá
Trang 9trị và đời sống con người của các văn sĩ cũng được gửi gắm qua các thiênphóng sự Tuy nhiên, những vấn đề đó chưa được các nhà phê bình giai đoạn
1932 – 1945 quan tâm đích đáng
b Thời kì 1945 - 1985
Bước sang thời kì1945 – 1985, phóng sự vẫn là thể loại được giới nghiên
cứu quan tâm, tuy nhiên vấn đề con người trong phóng sự giai đoạn này chưa
được nghiên cứu xứng tầm quan trọng của nó Đáng chú ý là ý kiến của TốHữu về Vũ Trọng Phụng trong Hội nghị tranh luận văn nghệ tại Việt Bắc năm
1949 khi ông cho rằng “Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa thối nát
của xã hội ấy”(xã hội 1932 - 1945)[16; tr 157] Nhà văn Nguyên Hồng (trong
lời tựa cho tiểu thuyết Giông tố do nhà xuất bản Hà Nội tái bản năm 1956) đã khẳng định phóng sự Cạm bẫy người là tác phẩm mở đầu của khuynh hướng
văn học hiện thực vì đã phơi bày thực trạng về một tầng lớp người (những tay
cờ bạc bịp), phản ánh chân xác đời sống xã hội đương thời – một xã hội điênđảo trước sức mạnh của đồng tiền Bằng cái nhìn xã hội học, Tố Hữu vàNguyên Hồng đã đề cao giá trị hiện thực của phóng sự Vũ Trọng Phụng, tuychưa đi sâu vào phân tích những tầng lớp con người cụ thể Những bài viết
trong tập san Vũ Trọng Phụng với chúng ta (do Minh Đức xuất bản) cũng đánh
giá cao chất hiện thực, giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết, phóng sự của Vũ
Trọng Phụng Trong đó, Phan Khôi coi phóng sự Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ
lấy Tây, Cạm bẫy người đều là những tác phẩm thông cảm và “tố khổ” cho
hạng người cùng khổ ở Việt Nam Tác giả Nguyễn Trác trong công trình Giáo
trình lịch sử văn học Việt Nam tập V (1930-1945) đã đánh giá cao công phu,
tâm huyết của các nhà phóng sự trong việc phản ánh những bức tranh hiện thực
về đời sống các tầng lớp con người trong xã hội đương thời: “Họ đã đi vào
bóng tối của các thành phố lớn, đến các nhà chứa, nhà lục xì, tiệm hút… Họ
đã công phu theo dõi quá trình trụy lạc của bao nhiêu thanh niên, cuộc sống
Trang 10của những gái đĩ me tây, cảnh sát phạt, lựa bịp nhau của những người sống bằng nghề đỏ đen” [50; tr 122].
Vấn đề hiện thực đời sống tầng lớp gái mãi dâm trong phóng sự của VũTrọng Phụng một lần nữa bị nhiều nhà phê bình phê phán khi những người
đứng đầu nhóm Nhân văn – Giai phẩm đề cao Vũ Trọng Phụng nhằm thực hiện mưu đồ chính trị Với cái nhìn phiến diện, Hoàng Văn Hoan trong Một
vài ý kiến về vấn đề tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam đã cho
rằng trong Lục xì và ở các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng “đâu chỉ là loã
lồ, dâm uế, mà còn là cả một ý thức thừa nhận thú tính, cổ lệ nhục dục”[36; tr.
282] Những lời văn miêu tả, phân tích chân thực, khách quan về bi kịch cuộcđời và cả những “mánh khóe làm nghề” của những người phụ nữ “bán trônnuôi miệng” – một tầng lớp hạ đẳng trong xã hội thành thị đương thời trong
phóng sự của Vũ Trọng Phụng bị Vũ Đức Phúc cho là “lối văn khiêu dâm”và
nó “còn tệ hại hơn gấp mấy lần văn chương lãng mạn”[37; tr 294].
Cũng trong thời gian này, một số tác giả, tác phẩm phóng sự tiền chiến
cũng được ca ngợi ở miền Nam Vấn đề con người trong phóng sự 1932 –
1945 được đề cập đến trong bài viết của nhà văn học sử Phạm Thế Ngũ trong
cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III Tác giả đã giới thiệu tóm tắt bốn phóng sự của Vũ Trọng Phụng (Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm
thầy cơm cô, Lục xì) và khẳng định giá trị của phóng sự Vũ Trọng Phụng trong
việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội đương thời với những tầng lớp con
người cụ thể, “moi móc những vết thương xã hội ấy và nói ra với một giọng
mỉa mai chua chát, đôi khi đượm vẻ căm hờn [28; tr 513-514] Trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Thanh Lãng nhìn thấy giá trị hiện thực sâu sắc
trong ngòi bút tả chân của Vũ Trong Phụng khi lột trần những hiện tượng giảdối, xấu xa, tội lỗi ẩn giấu trong các tầng lớp người trong xã hội đương thời
Thanh Lãng nhận xét: “Vũ Trọng Phụng trong “Cạm bẫy người” (1933) cho
chúng ta thấy cái xã hội mà Phạm Quỳnh đã ca ngợi chỉ là một xã hội giả dối,
Trang 11tội lỗi, xấu xa còn gì sống động và cũng sượng sùng cho bằng những thiên điều tra của Vũ Trọng Phụng trong “Cơm thầy cơm cô” hay “Lục xì”! Truyện như trốn tránh kết cấu, chỉ còn là một sự diễn hành”[17; tr 722-744] Phạm
Thế Ngũ và Thanh Lãng đã nhìn những phóng sự của Vũ Trọng Phụng ở ýnghĩa xã hội, thấy được giá trị phản ánh hiện thực trong tác phẩm của nhà vănnày, cũng có nghĩa đã quan tâm đến cuộc sống của những kiếp người được
“ông vua phóng sự đất Bắc” điều tra và đưa lên trang giấy.
Như vậy, ở thời kì 1945 – 1985, bút pháp tả chân, giá trị hiện thực củaphóng sự 1932 – 1945 vẫn là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà phêbình Các tầng lớp con người là nhân vật chính trong các thiên phóng sự tuy cóđược đề cập đến nhưng chủ yếu là những nhận xét khái quát, chưa cụ thể, đôikhi có tính chất phiến diện và chỉ tập trung vào một số tác phẩm của một vàitác giả tiêu biểu
c Thời kì từ 1986 đến nay
Sau 1986, các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến phóng sự của Vũ TrọngPhụng, nhấn mạnh ý nghĩa phản ánh hiện thực, khả năng phơi bày những ungnhọt xã hội, những quẩn quanh bế tắc của những kiếp người trong xã hội 1932– 1945 trong phóng sự của nhà văn này Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đến
ý kiến của PGS Trần Hữu Tá trong cuốn Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Nxb Văn học, 1987): “Đằng sau những nhân vật “Cạm bẫy người”…, người đọc phần
nào thấy được hình ảnh của xã hội thành thị trụy lạc hóa hồi những năm 30 và tình trạng bần cùng, bế tắc, lưu manh hóa của loại tiểu tư sản lớp dưới và dân nghèo thành thị lúc bấy giờ” [23; tr 8] PGS đã thực sự quan tâm đến những
vấn đề về hiện thực đời sống con người được phản ánh trong phóng sự của câybút thiên tài này Đó là thực trạng một bộ phận tư sản lớp dưới và dân nghèo ởthành thị bị bần cùng, bế tắc và tha hóa nhân cách
Những năm đầu thế kỉ XXI, trên văn đàn cũng có một số bài viết đề cập
đến vấn đề con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 như
Trang 12“Trọng Lang – cây bút phóng sự tiên phong” (2002) của Trần Thị Trâm; “Vũ Trọng Phụng bàn về phóng sự và tiểu thuyết tả chân” (2002) của Nguyễn
Ngọc Thiện; “Thể loại phóng sự trong văn học thế kỉ XX” (2006) của Tôn
Thảo Miên Tuy nhiên, vấn đề con người chỉ chiếm một dung lượng nhỏ trongnội dung bài nghiên cứu và chỉ tập trung vào một vài tác giả tiêu biểu nhưTrọng Lang, Vũ Trọng Phụng
Trong những năm gần đây, khi những tác phẩm phóng sự 1932 – 1945được tuyển tập, giới thiệu, được các nhà nghiên cứu lão thành phân tích, bìnhgiá thì đã có một số luân án tiến sĩ (LATS) và luận văn thạc sỹ (LVThS)nghiên cứu về phóng sự, trong đó có đề cập đến vấn đề con người trong phóng
sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 Trong LATS Phóng sự Việt Nam 1930 –
1945 (Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố) (2009), tác giả Phạm Thị
My đã chỉ ra mục đích của phóng sự Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố
là phanh phui những “ung nhọt” xã hội Đó là những tệ nạn xã hội như mãidâm, cờ bạc bịp, trộm cắp… Đó là tình trạng bần cùng hóa và tha hóa diễn ra
trong một số tầng lớp con người trong xã hội đương thời Luận văn Phóng sự
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 của Đỗ Chỉnh (1996) đã phân tích hiện thực
đời sống nhân dân ở đô thị và thôn quê được phản ánh trong phóng sự 1932 –
1945 để khẳng định giá trị của thể loại văn học này Tác giả Nguyễn Thị Loan
trong luận văn Thể loại phóng sự trong văn học Việt Nam giai đoạn 1932 –
1945 (2001) đã nhận thấy ý nghĩa hiện thực của phóng sự giai đoạn này khi
phơi bày cuộc sống đau thương của nhiều tầng lớp “dưới đáy” trong xã hội
Luận văn Đề tài nông thôn trong phóng sự văn học Việt Nam 1930 – 1945
(2008) của Nguyễn Thị Bích Hòa thì đi sâu phân tích các vấn đề về cuộc sống
con người ở nông thôn trong phóng sự 1932 – 1945 Luận văn Đặc trưng
phóng sự Vũ Trọng Phụng (2012) của Trần Thị Huyền đã chỉ ra những nét tiêu
biểu về nội dung và nghệ thuật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng Các tầng lớpcon người ở đô thị như me Tây, gái mại dâm, cờ bạc bịp… cũng được tác giảphân tích để chi ra tính chân thực trong phóng sự của nhà văn họ Vũ này
Trang 13Gần đây, công trình Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945, đặc
điểm và quá trình phát triển (2013) của Tiến sỹ Vũ Thị Thanh Minh đã nhận
diện và nghiên cứu khá cụ thể về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật củaphóng sự 1932-1945 Qua công trình nghiên cứu, hiện thực đời sống xã hội,văn hóa ở đô thị và nông thôn được phản ánh trong các thiên phóng sự 1932 –
1945 được tìm hiểu sâu sắc Bằng góc nhìn xã hội học, văn hóa học, tác giả đãchỉ ra thực trạng phân hóa giai tầng, những tệ nạn xã hội ở đô thị, cảnh bùn lầynước đọng, cuộc sống khổ cực và phong tục, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa ởthôn quê Đây là một định hướng quan trọng cho chúng tôi triển khai đề tài
Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945
Trong mấy năm gần đây, vấn đề con người trong phóng sự 1932 – 1945
được đề cập đến ở một số bài báo Tác giả Cát Đằng trong bài viết “Phu kéo xe
và nỗi tủi nhục một thời” đăng trên trang http://www.baocantho.com.vn ngày
10/09/2014 đã phân tích nỗi khổ cực của phu kéo xe – một tầng lớp dân nghèo
thành thị được thể hiện trong phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang
Năm 2015, tại buổi ra mắt cuốn sách Nguyễn Đình Lạp tuyển tập (Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2015), Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái góp
thêm tiếng nói về con người trong phóng sự của Nguyễn Đình Lạp: “Ngòi bút
Nguyễn Đình Lạp hướng đến cuộc sống của những người có thân phận hèn mọn, địa vị thấp kém, cảnh đời lầm than, bế tắc”.[44] Tiến sỹ Đỗ Hải Ninh
trong buổi ra mắt sách cũng cho rằng: “Tác giả (Nguyễn Đình Lạp) không chỉ
phản ánh hiện thực mà còn nghiền ngẫm những quan hệ nhân sinh, xã hội Từ
đó đưa ra thông điệp về khát vọng đổi thay những bất công phi lý, khuyên thanh niên sống có lý tưởng, lành mạnh” [44] Các ý kiến đã đề cao giá trị hiện
thực của văn chương Nguyễn Đình Lạp, trong đó có các tác phẩm phóng sự những thiên điều tra về lối sống trụy lạc của thanh niên đô thị hay đời sống bầncùng của dân nghèo ven đô
Trang 14-Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề con người trong phóng sự Việt Nam
1932 – 1945, chúng tôi nhận thấy: Các nhà văn, nhà nghiên cứu, các học viên,
nghiên cứu sinh mới quan tâm làm rõ đặc điểm, quá trình hình thành và pháttriển của phóng sự Việt Nam 1932 – 1945, đóng góp của các cây bút phóng sựgiai đoạn này vào nền văn học dân tộc, đặc biệt chú ý đến bút pháp tả chân,
chứ chưa nghiên cứu chuyên sâu vấn đề con người trong phóng sự 1932 –
1945 Vấn đề này mới được đề cập đến như một phần nhỏ trong các công trình
nghiên cứu và bằng những nhận xét khái quát, ngắn gọn Từng tầng lớp conngười với những éo le, những góc khuất vẫn chưa được tìm hiểu chi tiết Kếthừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi định hướng
tìm hiểu vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945
trong luận văn này Chúng tôi khảo sát và nghiên cứu chuyên sâu về các tầng
lớp con người được phản ánh trong phóng sự, nhận diện về môi trường sống
và làm việc, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ để thấy được bứctranh hiện thực về con người Việt Nam trong xã hội đương thời Chúng tôi tìmhiểu cách tiếp cận, cách thể hiện, đánh giá con người của các tác giả phóng sự
để thấy được nhân sinh quan, thế giới quan của nhà văn và làm rõ quá trìnhhình thành các nhân vật văn học mới trong giai đoạn văn học mới, làm rõ cáchình thức thể hiện mới về con người của văn học nói chung, của thể loại phóng
sự nói riêng Đó là những vấn đề quan trọng, cần thiết, không chỉ để hiểu rõhơn về một thể loại có nhiều đóng góp cho văn học giai đoạn này mà còn đểhiểu về đời sống con người Việt Nam trước Cách mạng, từ đó có cái nhìn soichiếu về con người trong cuộc sống hôm nay
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi hướng đến đối tượng là Con người trong phóng sự Việt Nam
giai đoạn 1932 – 1945, tập trung vào các tầng lớp con người được phản ánh
Trang 15trong phóng sự của ba tác giả tiêu biểu là Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, NguyễnĐình Lạp.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát và nghiên cứu nhsững tầng lớp con người được phản ánh trong cácthiên phóng sự giai đoạn 1932 – 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,Nguyễn Đình Lạp), nghiên cứu môi trường sống, công việc, đời sống vật chất
và đời sống tinh thần của họ để thấy được bức tranh hiện thực về con ngườitrong xã hội Việt Nam trước Cách mạng
Nghiên cứu cách tiếp cận, cách thể hiện con người của các cây bút phóng sự
để thấy được cái nhìn hiện thực, lối văn tả chân xuất sắc của các tác giả
Chỉ ra những đóng góp ý nghĩa của các nhà phóng sự 1932 – 1945 về vấn
đề con người cho các nhà xã hôi học, nhà quản lý đương thời và hiện nay
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát toàn diện, thống kê đầy đủ và phân tích sâu sắc về những tầnglớp con người được thể hiện trong phóng sự của ba tác giả tiêu biểu: TamLang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp Đồng thời, chúng tôi tìm hiểu cáchtiếp cận, cách thể hiện con người của các cây bút phóng sự này
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiêncứu sau: Phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp xã hộihọc, văn hóa học, tâm lí học, sinh lí học, phương pháp so sánh, tổng hợp
5 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát một số phóng sự của ba tác giả tiêu biểu giai đoạn 1932 –
1945: Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp trong Tuyển tập Phóng
Trang 16sự Việt Nam 1932 – 1945 (NxbVăn học, 2000) của nhóm tác giả Phan Trọng
Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn
- Các phóng sự của Tam Lang: Tôi kéo xe, Đĩa mứt gừng, Lọng cụt cán, Tập ảnh.
- Các phóng sự của Vũ Trọng Phụng: Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm
thầy cơm cô, Lục sì, Một huyện ăn Tết.
- Các phóng sự của Nguyễn Đình Lạp: Thanh niên trụy lạc, Ngoại ô, Ngõ hẻm.
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được tổ chức thành ba chương
Chương 1: Điều kiện hình thành con người trong văn học Việt Nam giai đoạn
1930-1945
Chương 2: Các tầng lớp con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 Chương 3: Các hình thức thể hiện con người trong phóng sự Việt Nam giai
đoạn 1932 - 1945
7 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp thêm một tiếng nói khẳng định vai trò, vị trí của phóng sự
1932 – 1945 trong nền văn học Việt Nam hiện đại Luận văn tiến hành nghiêncứu chuyên sâu về một vấn đề còn nhiều bỏ ngỏ, chưa được tìm hiểu toàn diện,
hệ thống – vấn đề “Con người trong phóng sự Việt Nam 1932 – 1945” làm tư
liệu cho các nhà nghiên cứu và những người yêu văn học
Trang 17NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CON NGƯỜI TRONG VĂN
HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 1.1 Điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội hình thành con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Đầu thế kỉ XX, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và chínhsách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự phân hóasâu sắc, đời sống của các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam đều vô cùngcực khổ Giai cấp nông dân và giai cấp vô sản là hai bộ phận đông đảo nhấttrong xã hội, cũng là hai đối tượng chủ yếu của chính sách bóc lột vơ vét của tưbản Pháp ở thuộc địa nên họ bị bần cùng hóa và bị đe dọa trực tiếp bởi nạn chếtđói, thất nghiệp Có tới một phần ba số công nhân rơi vào tình trạng thấtnghiệp Chỉ tính riêng ở miền Bắc đã có 25.000 công nhân bị sa thải, trong đó
có 12.000 công nhân ngành mỏ Những công nhân có việc làm đều bị giảmlương từ 30% đến 50% Một nhà báo nữ người Pháp là Viôlít (Andree Viollis)
đã viết trong một dịp sang Đông Dương: “Lương công nhân không bao giờ
vượt quá từ 2 đến 2,5 phơrăng mỗi ngày (tức là 20 - 25 xu/ ngày) Trong các xưởng dệt, ngày làm việc từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối Đàn ông lương từ 1,75 phơrăng đến 2 phơrăng, đàn bà từ 1,25 phơrăng đến 1,5 phơrăng, trẻ em từ 8 đến 10 tuổi được lĩnh 0,75 phơrăng…công nhân phải làm việc từ 15 đến 16 giờ mỗi ngày, và được trả từ 1,2 đến 2,2 phơrăng mỗi ngày” [18; tr 298].
Nông dân cũng bị bần cùng hóa, phải chịu sưu cao, thuế nặng và là nạn nhâncủa nạn cho vay nặng lãi Giá sưu thuế ngày một tăng, một suất sưu năm 1929bằng giá 50 kg gạo, đến năm 1932 là 100 kg gạo và đến năm 1933 là 300 kggạo Theo điều tra của Phòng canh nông Bắc Kì trong tháng 5 – 1934, đời sốngcủa nông dân ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Đông, Hải Dương, Hưng Yên, NamĐịnh, Thái Bình rất thấp Mức thu nhập là 12 xu cho 6 người trong một ngày
Vì đói khổ, người nông dân phải vay của địa chủ với bất cứ tỉ lệ lãi nào để
Trang 18sống qua ngày và sau đó phải bán mọi thứ tài sản nghèo nàn của mình, thậmchí phải bán cả con để nộp sưu thuế và trả nợ Tác giả Guru (P Gourou) trong
tác phẩm “Nông dân Bắc Kì” đã viết: “Người ta có thể cầm chắc là nông dân
sống ở mức cùng cực của đói kèm và nghèo khổ” [18; tr 299] Các tầng lớp lao
động khác như tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức cũngsống điêu đứng Địa chủ nhỏ cũng bị sa sút Một số tư sản dân tộc bị phá sản,
vỡ nợ
Cùng với những biển đổi lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam thời
kì này cũng có nhiều thay đổi do sự giao lưu, tiếp biến với văn hóa phươngTây Các giá trị văn hóa Tây phương du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỉ XX,dẫn đến những chuyển biến lớn trong đời sống của nhân dân, trước hết ở nhậnthức Sự phát triển của ý thức về cái tôi cá nhân, tự do cá nhân là một điểm mớitrong nhận thức của người Việt Nam Nếu như ở thời kì trung đại, dưới tácđộng, ảnh hưởng của Nho giáo, quan hệ họ hàng, gia tộc, quốc gia được đềcao, cái tôi cá nhân bị lu mờ thì bước sang thế kỉ XX, quan hệ họ hàng gia tộclại mờ nhạt trước cái tôi cá nhân Từ chỗ bị chìm trong cái Ta, cái Tôi đã trởthành những cá thể độc lập, là bản vị của xã hội, có nghĩa vụ và lợi ích độc lập.Đặc biệt, đến đầu thế kỉ XX, vấn đề “nữ quyền” đã được nhiều người quan tâm
và cổ vũ Nếu như ở thời kì trung đại, người phụ nữ bị đối xử bất công, khôngđược đi học, không được thể hiện cái tôi, không được tham gia các hoạt động xãhội, chính trị quốc gia đại sự… thì đến đầu thế kỉ XX, những người phụ nữ, nhất
là ở thành thị, đã nhận thức được giá trị bản thân, đấu tranh đòi nữ quyền, chốnglại những tập tục lạc hậu, luân lý Nho giáo lỗi thời, lên tiếng đòi quyền tự do,dân chủ, bình đẳng cho giới mình Phụ nữ cũng được đi học, cũng làm các côngviệc như nam giới như công nhân, viên chức, công chức, buôn bán, kinhdoanh…, khẳng định mình trong tình yêu và hôn nhân, mạnh dạn trong giao tiếp
xã hội, tiếp cận các mẫu trang phục hiện đại, Âu hóa…
Trang 19Cùng với những thay đổi trong nhận thức về cái tôi cá nhân, cách nhìnnhận phong tục tập quán của con người đầu thế kỉ XX đã khác trước Một mặttôn vinh bản sắc tinh tế riêng biệt của văn hóa dân tộc qua các lễ hội, sinh hoạtgia đình, tình nghĩa làng xóm, đạo thầy trò, nghĩa cha con, vợ chồng, để caotình nghĩa thủy chung, nhân hậu Mặt khác đã phê phán nhẹ nhàng các hủ tụclạc hậu, xuất hiện những hành vi ứng xử mới trong phong tục như: thay đổicách đặt tên cho con, dùng tên của những loài hoa đẹp hoặc ước vọng của cha
mẹ để đặt tên cho con chứ không phải chỉ là “thằng cu”, “con hĩn” nữa; đemhoa ra viếng mộ người đã khuất; ở thành thị thì đơn giản hóa ngày Tết Trong
hôn nhân, con cái được quyền tự do yêu đương chứ không còn “cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy”, cũng không nhất thiết phải môn đăng hộ đối, không phân
biệt giàu nghèo, không có hiện tượng cưỡng ép duyên con nặng nề như trước
Nhận thức về nghề nghiệp của người Việt cũng khác xưa Nếu xưa kiangười Việt say mê bia đá, bảng vàng, chăm lo dùi mài kinh sử nên coi thường
công nghệ thì đến đầu thế kỉ XX, giới sĩ phu đã viết “văn minh tân học sách”,
phê phán thái độ coi rẻ công thương, nhận thấy buôn bán giữ một vị trí quantrọng đối với một quốc gia Cũng từ đó, hàng quán, cơ sở kinh doanh buôn bánmọc lên nhiều và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các đô thị Kéo theo
đó là sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân, những người buôn bán nhỏ,những người làm thuê cho các cửa hàng, cơ sở kinh doanh Họ là một bộ phậncủa tầng lớp thị dân mới với những nhu cầu mới về văn hóa
Nói tới những bước chuyển của văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX khôngthể không nói tới sự xuất hiện và ngày càng phổ biến của chữ quốc ngữ Từchỗ chỉ là một phương tiện truyền đạo của một số nhà truyền giáo phương Tâytại Việt Nam ở thế kỉ XVII, đến đầu thế kỉ XX chữ quốc ngữ đã trở thành ngônngữ phổ biến, một thứ ngôn ngữ phổ thông thay thế cho chữ Hán và chữ Nômvốn giữ vị trí độc tôn từ hàng ngàn năm trước Chữ quốc ngữ diễn tả được tâm
tư tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng của người Việt Các nhà văn đã sử dụng chữ
Trang 20quốc ngữ để sáng tác văn học, dịch các tác phẩm văn học nghệ thuật, các côngtrình nghiên cứu nước ngoài Đồng thời, một số chữ nước ngoài cũng được dunhập để làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ dân tộc, diễn tả những khái niệmmới của thời đại
Cùng với sự phát triển của chữ quốc ngữ, thể loại báo chí, dịch thuật đã ra
đời và phát triển Các tờ báo Tiếng Việt như Nam Phong (1919), Thực nghiệp
dân báo (1920), Nam Kỳ kinh tế (1920), Thanh niên (1925), Tiếng dân (1927), Phụ nữ tân văn (1929), Tiểu thuyết thứ bảy (1934), Phong Hóa (1932), Ngày nay (1936)… lần lượt ra đời với hàng loạt bài viết phản ánh đời sống tư tưởng,
tình cảm, nếp suy nghĩ mới của con người Việt Nam Phóng sự là một trongnhững thể loại báo chí ra đời sau nhưng phát triển mạnh mẽ, đã phản ánh chânthực muôn mặt đời thường, từ kinh tế, chính trị đến xã hội, văn hóa của conngười Việt Nam Các cây bút phóng sự như Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, TrọngLang, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Đình Lạp… với bút lực dồidào và tinh thần nhập cuộc đã “lăn lộn” với đời để đưa lên trang báo những bàiphóng sự phản ánh chân thực, sâu sắc đời sống của các tầng lớp nhân dân cùngrất nhiều những góc khuất mà không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy được
Như vậy, từ đầu thế kỉ XX, đời sống văn hóa tinh thần của người ViệtNam đã có nhiều thay đổi theo hướng tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóaphương Tây Phong trào Âu hóa diễn ra mạnh mẽ nhất ở các đô thị, nơi không
bị níu giữ bởi văn hóa làng xã Thị dân sống ở thành thị không phụ thuộc vào
lề thói văn hóa cũ, ít bị ảnh hưởng bởi văn hóa làng xã, tách dần với nếp suynghĩ, nếp cảm của người nông dân, dễ thích nghi với những biến chuyển mớicủa xã hội Thị dân đã chấp nhận một lối sống văn hóa mới Họ chọn cách sinhhoạt của người phương Tây như mặc đồ Tây, ở nhà Tây, thích đi ô tô, xe điện,chụp ảnh, xem phim, đọc sách báo, nhảy đầm… Thị dân tìm đến với văn hóaphương Tây để thỏa mãn những nhu cầu của mình, thực hiện lối sống mới – tự
do, phóng khoáng, đề cao cái tôi cá nhân
Trang 21Văn hóa phương Tây có nhiều mặt tích cực, song cũng có những mặt tráicủa nó Ở xã hội mới này, sức mạnh của đồng tiền quá lớn Vì tiền mà người tasẵn sàng chà đạp lên những phẩm chất đạo đức, luân lý và nhân phẩm conngười, ảnh hưởng tiêu cực đến các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của ViệtNam Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, ởthành thị, không khó để bắt gặp những cảnh tượng con khinh bố, vợ chửi chồng,thanh niên ăn chơi trụy lạc, cờ bạc, lừa lọc, phụ nữ làm mãi dâm, làm vợ Tây đểkiếm tiền Thân xác người phụ nữ đôi khi trở thành thứ đồ chơi để thỏa mãn thúvui dâm dật của nhóm người nhiều tiền, lắm của, háo sắc Trong giới thượng lưuthành thị, do chịu ảnh hưởng của lối sống buông thả, phóng túng thái quá tronghôn nhân, gia đình của phương Tây nên đã có không ít trường hợp cha không racha, con không ra con, vợ ngoại tình, chồng ngoại tình…
Con người là sản phẩm của hoàn cảnh và chịu tác động của hoàn cảnh.Các điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa ở nước ta từ đầu thế kỉ XX đến trướcCách mạng tháng Tám 1945 đã tác động, ảnh hưởng đến đời sống con ngườitrong giai đoạn này, đặt ra nhiều vấn đề về con người Ở đây chúng tôi tậptrung đến những con người sống ở thành thị: Trong khi một bộ phận quan trênsống dư giả, thừa thãi thì đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân lao động
là vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nhất là tầng lớp thị dân nghèo – những conngười dưới đáy như phu kéo xe, người đi ở, gái nhà thổ, dân nghèo ngoại ô.Con người điêu đứng, thậm chí trở nên tha hóa trước sức mạnh đồng tiền Conngười đề cao cái tôi cá nhân, sống phóng túng, buông thả, trụy lạc, sẵn sàngchà đạp lên luân thường đạo lý Tất cả những hiện tượng nhức nhối đó đã đượccác nhà văn, nhà báo đương thời khám phá, tìm hiểu và đưa lên trang báo bằngcác bài phóng sự đậm chất hiện thực, đầy máu và nước mắt Tam Lang, VũTrọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp là những cây bút phóng sự tiêu biểu, đã phảnánh chân thực các vấn đề về con người ở đô thị trong giai đoạn 1930 – 1945
Trang 221.2 Vài nét quan niệm về con người trong văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến 1945)
1.2.1 Khái niệm quan niệm về con người trong văn học
Con người là đối tượng chủ yếu của văn học Tác phẩm văn học dù viết
về đối tượng nào, là con người hay đồ vật, con vật, dù thần linh hay ma quỉ, dùmiêu tả thế giới nào, là thượng giới, âm giới hay trần gian thì đều hướng tới mộtmục đích là thể hiện con người với tất cả sự đa dạng, phức tạp của nó.Thực
tế cho thấy, không có một tác phẩm, một tác giả hay một nền văn học nào lại chỉđơn thuần nói về thiên nhiên, cảnh vật mà không liên quan đến con người Mỗithể loại văn học có những cách diễn đạt, thể hiện khác nhau nhưng tựu chung lạiđều hướng đến thể hiện con người Ví dụ: Truyện cổ tích, thần thoại miêu tảthần linh, ma quỷ, địa ngục, đồ vật là nói đến cái hiện thực tồn tại trong đầu óccon người, góp phần thể hiện ước mơ, khát vọng con người Ngay cả những
nhân vật không thực, ví như trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân (các
thần tiên, yêu quái) thì cũng hướng đến bóc trần hiện thực xã hội TrungQuốc hỗn loạn thời bấy giờ, đồng thời thể hiện sự khái quát về triết lí làmngười Hay những dòng thơ viết về thiên nhiên, cảnh vật không phải chỉ là miêu
tả, phác thảo bức tranh mà là sự gửi gắm những tâm tư, tình cảm của chủ thể trữtình Nhìn chung, trong văn học, yếu tố con người được nói đến như một điều tấtyếu Con người chính là nhân vật trung tâm của văn học Tuy nhiên, mỗi nhàvăn ở mỗi thời đại lại có những quan niệm khác nhau về con người, chi phối đếncách xây dựng và thể hiện tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học
Quan niệm về con người trong văn học là nội dung cơ bản nhằm thểhiện khả năng khám phá, sáng tạo của nhà văn trong lĩnh vực miêu tả, thể hiệncon người Cho đến nay, mặc dù được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìmhiểu, song khái niệm quan niệm về con người vẫn còn nhiều cách định nghĩa
và diễn đạt khác nhau Cụ thể như sau:
Trang 23Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về con người
là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”[5;
tr 15] Phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã được hóa thân thành các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học của tácgiả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật
trong đó Giáo sư Huỳnh Như Phương nhận xét bao quát: “Quan niệm nghệ
thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác
phẩm” Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ
thuật là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật.” [8; tr 275]
Từ sự phân tích các quan điểm trên, chúng tôi đi đến khái quát cách hiểuquan niệm về con người trong văn học như sau:
Quan niệm về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải của nhà văn về con người Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng Con người cũng là đối tượng
thẫm mĩ chủ yếu để tác giả thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống Chủ thểsáng tác sẽ là người vận động và suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ranhững tư tưởng mới để hiểu về con người Từ việc hướng đến xác định kháiniệm quan niệm về con người trong văn học, có thể khẳng định rằng: Chúng ta
sẽ không thể hiểu một cách đầy đủ những đổi thay trong nội dung phản ánh cũngnhư nghệ thuật biểu hiện của văn học, nếu không quan tâm tới sự vận động củacon người trong văn học, đặc biệt là vấn đề quan niệm của các tác giả về con
Trang 24người trong văn học Cho nên, tìm hiểu quan niệm về con người trong văn học
Trong văn học dân gian, con người được thể hiện là sản phẩm của tự
nhiên (“Người ta là hoa đất”), nhưng là sản phẩm cao nhất, hoàn mỹ nhất của
tự nhiên, vừa có vẻ đẹp về thể xác, vừa có vẻ đẹp về tâm hồn, trí tuệ Đó khôngchỉ là thiên nhiên tự nó, mà còn là thiên nhiên cho nó Con người chẳng những
có khả năng nhận thức thiên nhiên, mà còn có khả năng cải tạo thiên nhiên
Con người là chúa tể của muôn loài vì có trí khôn (“Trí khôn của ta đây”).
Ngoài những nhu cầu bản năng, con người còn có ý thức, có khả năng thănghoa những nhu cầu ấy thành chất Người Chẳng hạn, con người thăng hoa nhucầu ăn uống thành văn hoá ẩm thực, thăng hoa nhu cầu tình dục thành tình yêu.Con người ham sống nhưng không sống bằng mọi giá Họ hiểu sống phải cóvật chất nhưng còn hiểu sống cần có cả những cái cao hơn vật chất, đó là tinh
thần, là tình thương và danh dự (“Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước
đục đau lòng cò con” “Sống vì mồ mả, ai sống bằng cả bát cơm” ) Như vậy,
trong văn học dân gian, con người được thể hiện là con người tự nhiên, gồm cảyếu tố bản năng và ý thức Đặc điểm con người bản năng đã được kế thừa, pháttriển với những điểm mới trong văn học hiện đại Việt Nam
Trong văn học trung đại Việt Nam, quan niệm về con người chi phối cảmột thời kì văn học là quan niệm con người vũ trụ, con người đạo đức, conngười đấng bậc Vì thế, con người được thể hiện trong văn học là người anh
Trang 25hùng đối diện đàm tâm với thiên nhiên vũ trụ, sánh ngang tầm vũ trụ “Trí chủ
hữu hoài phù địa trục / Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà” (Cảm Hoài – Đặng
Dung) Con người được thể hiện trong văn học trung đại còn là con người đạođức, luân lí, con người của chí khí và việc tỏ lòng, tỏ chí khí là nét đặc trưng
của họ “Dù nội ngoại bên nào cũng vậy / Đừng tranh giành bên ấy, bên này /
Cù Lao đội đức cao dày /Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.” (Gia huấn
ca – Nguyễn Trãi) Đó còn là con người đấng bậc, nhân vật được nói đến trong
tác phẩm văn học là những “đấng”, những “bậc” đáng kính trọng Họ là “đấngtài hoa” (Đạm Tiên); “bậc tài danh” (Kim Trọng); “bậc bố kinh” (Thúy Kiều);
“đấng anh hùng” (Từ Hải) Đối với những nhân vật ấy, tác giả dành chonhững lời trang trọng, tượng trưng
Trong văn học trung đại Việt Nam, con người cá nhân cũng được thểhiện ở mức độ đậm nhạt và qua nhiều bình diện khác nhau, đậm nét nhất trongcác sáng tác giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX Ví như, con người cánhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng (thơ Hồ Xuân Hương); conngười với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u uẩn (thơ Nôm NguyễnTrãi, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, ); con người thể hiện cảm hứng sống ẩn dật,hành lạc (thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm); con người với tình yêu lứa đôi, hạnh phúc,
khát vọng nhu cầu trần thế (Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái và Truyền kỳ
mạn lục); con người cá nhân với niềm lo sợ tuổi trẻ chóng tàn (Chinh phụ ngâm); con người cá nhân công danh hưởng lạc ngoài khuôn khổ (thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát); con người cá nhân giải thoát bằng hưởng
lạc (thơ ca trù cuối thế kỉ XIX); con người cá nhân trống rỗng, mất hết ý nghĩa (thơ Nguyễn Khuyến),… Đây là tiền đề cho sự thể hiện một cách mạnh mẽ, sâu
sắc con người cá nhân trong văn học hiện đại Việt Nam
Đến thời kì hiện đại, từ đầu thế kỉ XX, khi điều kiện lịch sử, văn hóa, xãhội có nhiều đổi khác thì quan niệm về con người trong văn học cũng thay đổitheo Con người tự nhiên, bản năng từng được thể hiện trong văn học dân gian,
Trang 26bị kiềm tỏa bởi những quy định khắt khe của văn học Nho giáo thời trung đại,đến thời kì hiện đại khi gặp được luồng gió Tây phương đã xuất hiện trở lại vớinhững biểu hiện mới mẻ hơn Con người cá nhân từng được ghi dấu trong vănhọc trung đại giai đoạn cuối đến thời kì hiện đại đã được khẳng định rõ nét Sựvận động nội tại của văn học gặp luồng gió văn hóa phương Tây đầu thế kỉ XX
đã tạo nên sự thể hiện con người cá nhân trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ
XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945
Trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng thángTám 1945 có ba hiện tượng văn học lớn với những quan niệm về con ngườiđáng chú ý
Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn mà tiêu biểu là các tác phẩm của Nhất Linh,
Khái Hưng, Hoàng Đạo đã thể hiện một quan niệm con người mới làm nền tảngcho việc xây dựng cốt truyện và miêu tả nhân vật trong tác phẩm Đó là conngười cá nhân với khát vọng tìm cách thoát ly mọi quan hệ xã hội để thỏa mãn
tự do bản năng Con người cá nhân không chịu gò mình trong khuôn khổ lễ giáophong kiến, muốn vượt ra ngoài vòng cương tỏa để hướng đến quyền tự doquyết định hạnh phúc Tình yêu đi theo nhịp đập của trái tim chứ không theo sựxắp xếp của cha mẹ Đó không phải là thứ tình yêu tài tử giai nhân Thúy Kiều –Kim Trọng, Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga… Đó là những mối tình lãng
mạn không theo thông lệ xã hội cũ như mối tình của Dũng và Loan trong Đoạn
tuyệt, Mai và Lộc trong Nửa chừng xuân, Trương và Tuyết trong Đời mưa gió,
Nhung và Nghĩa trong Lạnh lùng vv Tất nhiên, để đến được với hạnh phúc họ
gặp vô vàn những cản trở của gia đình trọng phú quý, cổ hủ và từ phía chính bảnthân họ Thế nhưng những rung động tinh tế trong tâm hồn mỗi nhân vật thìkhông thể nào giấu nổi Có thể nói một trong những cách tân quan trọng về nội
dung tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là thay đổi cách nhìn về con người Nhà văn
đưa con người ra đấu tranh trực diện với xã hội cũ Kết thúc tác phẩm có thể lànhững tương lai xán lạn cho nhân vật hoặc còn để lại nhiều trăn trở trong lòng
Trang 27người đọc Nếu như ta gọi tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn là tiểu thuyết luận đề
thì dường như họ đã có một luận đề nhất quán từ trước đến sau – Luận đề về conngười cá nhân: Từ con người cá nhân xã hội mang đậm màu sắc chính trị quacon người cá nhân lãng mạn lập dị đến con người cực đoan liều lĩnh
Thơ mới cũng thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn, là một hiện tượng
thơ ca nổi bật trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, đánh dấu sự
chuyển mình theo hướng hiện đại hóa của thơ Việt Nam Thơ mới xuất hiện
mang theo một quan niệm mới mẻ về con người, không phải con người vũ trụ,con người đạo đức, con người đấng bậc như trong thơ Trung đại mà là conngười cá nhân với tất cả những biểu hiện trần thế nhất Nếu con người trong thơ
trung đại là cái Ta chung thì con người trong Thơ mới là cái Tôi riêng, một cái Tôi “mang ý nghĩa tuyệt đối của nó” [39; tr 59] Trong thơ ca Trung đại, ta không thể tìm đâu những câu thơ khẳng định cái Tôi như thế này: “Tôi chỉ là
một khách tình si”, “Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng”, “Tôi là con chim đến từ núi lạ”, “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới”…Cái Tôi không nấp đằng sau, bên
trong cái Ta nữa, nó như đứng giữa cuộc đời để khẳng định sự xuất hiện củamình, thể hiện những xúc cảm một cách thành thực Nếu con người trong thơtrung đại chủ yếu hướng đến nói chí, tỏ lòng, thể hiện tình yêu thiên nhiên,
lòng yêu nước, tâm sự thời thế… thì con người trong Thơ mới thể hiện những cung bậc cảm xúc thầm kín, riêng tư, cá nhân Có được điều này là bởi ở Thơ
mới có sự thay đổi điểm nhìn so với thơ trung đại: nhìn từ bên trong cái tôi,
qua lăng kính của cảm giác Cái Tôi thi sĩ tự nhìn thấu tâm hồn mình và thểhiện trên trang thơ những cảm xúc chân thực, sâu sắc nhất của tâm hồn trướccuộc đời Đó là tình yêu say đắm nồng nàn, là nỗi buồn thê lương trước khônggian và thời gian, là nỗi cô đơn, cảm giác bơ vơ lạc lõng giữa dòng đời… Thế
Lữ -"người khách đi qua trần thế" đã thoát ly để đi tìm cái đẹp “Tôi chỉ là một
khách tình si/ Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể”, mộng mơ trong chốn
Bồng Lai tiên cảnh Xuân Diệu tự xem mình “Ta là Một, là Riêng, là Thứ
nhất” luôn băn khoăn, rạo rực trong tình yêu với nỗi phấp phỏng muốn chiếm
Trang 28lĩnh thời gian: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi, tình non sắp già
rồi”; Huy Cận mang cái tôi “sầu vạn kỷ” nơi quán chật đèo cao, sông dài trời
rộng “Một chiếc linh hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu” Chế Lan Viên mang
cái tôi tiếc thương quá khứ, lạc trong thế giới điêu tàn siêu hình, thần bí, băn
khoăn nghi nghờ bản thể “Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta/ Ý của ai trào lên trong
đáy óc” Dường như trước sự biến suy của xã hội cùng ảnh hưởng văn hóa Tây
phương, cái tôi trong Thơ mới bấy lâu dồn nén chợt vỡ òa Cái tôi đó vừa làsản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn hoá mới
Văn xuôi hiện thực nhìn xã hội trong quan hệ với số phận và ứng xử cá
nhân Văn học hiện thực xem con người là sản phẩm của hoàn cảnh, là tiêu bảncủa hoàn cảnh Nhà văn mổ xẻ con người chính là khám phá tác động hoàncảnh lên con người Đó là quan niệm mới về con người, khác với quan niệmcon người là kẻ mang đạo lý chống lại kẻ vô đạo, là anh hùng thay trời hànhđạo trong văn học trung đại
Đối với Nguyễn Công Hoan, mỗi con người là một diễn viên đóng vai
trong tấn trò đời, vì "Đời là sân khấu hài kịch": Đây là kẻ làm trò chung thuỷ ("Oẳn tà roằn"); kia là kẻ làm trò thể dục −Tinh thần thể dục); nọ là kẻ làm trò báo hiếu (Báo hiếu : trả nghĩa cha, Báo hiếu :trả nghĩa mẹ); cụ Chánh Bá làm
trò mất giày để kiếm đôi giày mới; anh kép Tư Bền đóng trò vui khi cha hấphối chết; Làm trò là trạng thái không thật của con người Khi mọi người đều
đóng trò, đều diễn thì ta có một xã hội giả dối, đánh mất bản chất chân thật.
Con người bị tha hoá, không còn chung thuỷ, không còn hiếu, không còn tình,không còn vui, thích thật nữa! Bề ngoài cái gì nó cũng có, mà bên trong thì
không có gì cả, bên trong một đằng bên ngoài một nẻo Quan niệm về con
người của Nguyễn Công Hoan còn có điểm mới, ông miêu tả con người bị vậthoá: ngựa người, người ngựa, người tranh cơm với chó, người biến thành câythịt, bộ xương, Bằng quan niệm con người làm trò và con người bị vật hoá,Nguyễn Công Hoan đã cười vào cái xã hội giả dối, phi nhân tính trong thực tại
Trang 29Nguyễn Công Hoan đã đề cập đến một khía cạnh sâu sắc nhất trong xã hộiđồng tiền: sức mạnh của đồng tiền đã biến con người thành hàng hóa, thành đồvật Đó là cái hiện thực tất nhiên, trực tiếp, là hậu quả của xã hội tư sản.
Nhà văn Ngô Tất Tố trong tiểu thuyết Tắt đèn lại có quan niệm khác
hẳn Nhân vật chính diện của ông không bị tha hoá Các phẩm chất của nhânvật chính diện như chị Dậu, anh Dậu, cái Tý là những phẩm chất tốt đẹp,không bị thay đổi trước sức ép tàn bạo của hoàn cảnh, hay đúng hơn, chúng bị
đe doạ thay đổi Chị Dậu đói ăn triền miên, chạy vạy vay nợ, bán con bán chó
mà sắc đẹp không suy suyển, ai thấy cũng mê Quan phủ giăng bẫy, quan cụgần kề mà chị không thất tiết Cái Tý đói cơm đến thế mà nhất quyết không ăncơm chó của nhà bà Nghị Điều đó chứng tỏ trong bức tranh hiện thực khắcnghiệt nhà văn vẫn dành một khung trời lãng mạn cho các nhân vật thân yêucủa mình, để các nhân vật giữ được phẩm chất cao quí trong hoàn cảnh hiệnthực đầy đen tối và chỉ trực chờ đẩy con người vào vũng lầy tha hóa
Nam Cao là nhà văn hiện thực tiêu biểu của văn xuôi hiện đại trướcCách mạng tháng Tám 1945 Ông tiếp thu quan niệm con người cảm giác, ôngchấp nhận con người bị tha hoá, dị dạng trước những tác động của hoàn cảnhnhưng ông cũng thấy con người ở nơi sâu thẳm vẫn còn giữ được tính người.Ngọn roi đời đau rát có thể khiến cho nhân hình, nhân tính bị vùi lấp chứkhông thể bị mất đi, bị hủy diệt hoàn toàn Dưới lớp tro tàn tha hóa, bản chấtngười vẫn như một đốm than le lói, chờ ngọn gió tình người là sẽ bùng cháytrở lại, đưa con người hoàn lương Tuy nhiên, quá trình hoàn lương ấy khôngđơn giản, không phải lúc nào cũng xuôi chiều mát mái Vì vậy tác phẩm củaNam Cao vừa đau đớn, vừa mạnh mẽ, nhức nhối Có thể nói, Nam Cao là nhàvăn đặt ra được những vấn đề con người bức xúc nhất, sâu sắc nhất, nan giảinhất trong văn học hiện thực Việt Nam trước 1945
Như vậy, sự xuất hiện của văn xuôi lãng mạn Tự lực văn đoàn, Thơ mới
và văn xuôi hiện thực với những cây bút xuất sắc trong văn học Việt Nam giai
Trang 30đoạn 1930-1945 đã thể hiện quan niệm mới mẻ về con người, khác biệt vớiquan niệm về con người trong văn học dân gian và văn học Trung đại Bướcchuyển mình từ quan niệm con người vũ trụ, con người đạo đức, con ngườiđấng bậc, nói chí tỏ lòng trong văn học Trung đại đến con người cá nhân, cáthể với những cảm xúc riêng tư, thầm kín, thành thật trong văn học hiện đạichính là kết quả của quá trình hiện đại hóa văn học diễn ra từ đầu thế kỉ XXdưới tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa Sự thay đổi trongquan niệm về con người phù hợp với hoàn cảnh thời đại có ý nghĩa quan trọng,giúp văn học thực hiện được chức năng của nó là phản ánh chân thực bộ mặtcủa xã hội mới với những con người mới, tâm tư, tình cảm mới.
Phóng sự là một thể loại văn xuôi xuất hiện khá muộn, cũng vì thế được
kế thừa thành quả của quá trình hiện đại hóa văn học đã diễn ra từ những nămđầu thế kỉ XX, trong đó có quan niệm mới mẻ về con người Phóng sự 1932 –
1945 khám phá con người ở góc độ cái Tôi cá nhân, thể hiện đặc điểm tính cáchcủa từng lớp người cụ thể, cá tính của từng con người cụ thể được phản ánh.Trong một xã hội có sự giao thoa giữa hai luồng văn hóa Đông – Tây, con người
đã dám sống là chính mình, với những mong muốn, sở thích của cá nhân chứkhông phải uốn mình theo khuôn vàng thước ngọc của lễ giáo phong kiến Cáctác giả phóng sự giai đoạn này cũng đã lắng nghe và thể hiện trên trang viếtnhững suy nghĩ, thái độ, xúc cảm riêng tư của con người, gồm cả những điềucao cả và thấp hèn - những điều không được nói đến trong văn học trung đại
Đặc điểm của phóng sự là phản ánh các vấn đề xã hội một cách chânthực, phi hư cấu nên các nhân vật trong phóng sự không phải là kết quả của sựtưởng tượng mà là con người có thật ngoài đời, từ tên tuổi, nghề nghiệp, đếnsuy nghĩ, thái độ trước cuộc đời Những con người cụ thể được lựa chọn tiếpcận, thể hiện trở thành bằng chứng thuyết phục cho một hiện tượng xã hội mànhà văn phản ánh Các nhà phóng sự nhìn thấy con người chịu tác động, ảnhhưởng lớn từ hoàn cảnh nhưng chính con người cũng là một tác nhân tạo nên
Trang 31sự thay đổi của chính mình Trước một vấn đề xã hội, nhà văn có cái nhìnkhách quan và có tư duy biện chứng, không chỉ phản ánh hiện thực mà còn đivào “hang cùng ngõ hẻm” để tìm hiểu nguyên nhân căn cốt của hiện thực đó,thậm chí hướng đến giải pháp cho hiện thực Với quan điểm này, các tầng lớpcon người trong xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945 đã được các nhàphóng sự thể hiện một cách chân xác, sinh động như nó vốn có Những conngười cụ thể là những bằng chứng hiện thực giàu thuyết phục để nhà văn phảnánh những vấn đề của xã hội Việt Nam đương thờ.
1.3 Phóng sự - thể loại giao thoa giữa báo chí và văn học
Lí luận báo chí và lí luận văn học đã từng khẳng định: phóng sự là thể
loại có tính chất “bắc cầu” giữa báo chí và văn học Có phóng sự báo chí và
phóng sự văn học Đặc điểm chung nhất của hai loại phóng sự này là cùng lấy
sự kiện người thật, việc thật, rất thời sự làm đối tượng phản ánh Điểm khác
biệt của hai kiểu phóng sự này là một bên thì phản ánh sự kiện một cách thời
sự nhằm đạt được mục đích là thông tin bản chất vấn đề đến đối tượng tiếp
nhận, còn bên kia ngoài mục đích thông tin ra còn muốn thông qua nhận thức lí
tính đạt tới mục đích nhận thức cảm tính của đối tượng tiếp nhận Người đọc
không những hiểu rõ bản chất của sự việc mà còn có dịp thể hiện cảm xúc củamình trước sự dẫn dắt tài tình của nhân chứng – tác giả
Cũng phản ánh người thực, việc thực ở thế trực tiếp nhưng phóng sự báochí phải phản ánh người thực, việc thực một cách trực tiếp nhất Tác giả lànhân chứng số một, dẫn dắt độc giả đến với hiện thực phải là người trực tiếp
“tai nghe, mắt thấy” chứ không phải qua hiện thực đời sống hàng ngày màtưởng tượng ra Tác giả phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp cao nhất trước
dư luận về những vấn đề đưa ra, đảm báo tính trung thực, khách quan, cónguồn gốc, thời điểm rõ ràng với những con người, sự kiện có địa chỉ cụ thể.Lối văn chương trong phóng sự báo chí phải đạt yêu cầu cao hơn lối viết khôkhan, liệt kê nhàm chán sự kiện, nghĩa là phải linh hoạt trong kết cấu, sáng tạo
Trang 32trong lựa chọn sự kiện với giọng điệu, ngôn ngữ phong phú nhưng thiên vềphản ánh đúng thông tin, diễn tả chính xác cụ thể về người thực - việc thực,không dùng lời lẽ khoa trương, hư cấu, phóng đại.
Để tác dộng vào nhận thức lí tính của độc giả một cách nhanh chóng và
hiệu quả, “cái Tôi” trần thuật hải sử dụng ngôn ngữ, lời lẽ mang ý nghĩa tường
minh, đơn nghĩa, phản ánh đúng bản chất sự việc Bên cạnh đó, phóng sự báo chí
phải đảm bảo yêu cầu “tính thời sự” của sự việc, tìm ra được những mâu thuẫngay gắt trong sự kiện, hoặc khám phá, lật tẩy những vấn đề còn chưa “lộ tẩy”
Nếu phóng sự báo chí tường thuật sự kiện một cách trần trụi thì phóng
sự văn học tuy phản ánh sự kiện có thật nhưng lại sử dụng một số biện phápnghệ thuật của tiểu thuyết, truyện ngắn
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng đã nhấn mạnh rằng: “Viết được
một thiên phóng sự cho hay nhà báo không những cần phải có tài đặc biệt về nghề báo mà còn cần phải có nhiều “chất văn sỹ” [32; tr 560] Lí luận văn học
Việt Nam hiện đại cũng từng coi phóng sự là một trong những tiểu loại của thể
ký văn học, nằm xếp hàng cùng với bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký, nhật ký,
truyện kí… Tiêu biểu cho cách xếp này là Hà Minh Đức trong công trình Loại
thể văn học (xuất bản năm 1962).
Thực tế cho thấy, ở những tác phẩm được coi là phóng sự văn học thìtuy vẫn đảm bảo tính xác thực và tính thời sự nhưng tính thời sự không còn làyêu cầu gay gắt và tính xác thực cũng không phải là yêu cầu tuyệt đối nữa.Trong phóng sự văn học, hiện thực được lấy sự kiện làm “tiêu điểm” khai thác,nhưng bên cạnh đó, cái quan trọng hơn và cao hơn là vấn đề mang tính chấtrộng lớn toàn xã hội Nét độc đáo của phóng sự văn học là cái tôi tác giả được
tự do lựa chọn sự kiện, chọn tình huống tiêu biểu để thể hiện ý tưởng thẩm mỹ,
tự do lựa chọn phương thức phản ánh sự kiện, tình huống, nhân vật Bằng nănglực phán đoán, tưởng tượng của một nhà văn, nhà viết phóng sự có thể tô đắp,trang điểm một chút cho tình huống, cho nhân vật để tình huống và nhân vật
Trang 33mang tính điển hình cho một lớp người trong xã hội Hư cấu trong phóng sựvăn học không phải là hư cấu theo lối tưởng tượng bay bổng, ngồi một chỗ mànghĩ ra, mà là hư cấu mang mức độ tiểu xảo kĩ thuật, tô đậm hoặc làm mờ nhạtbớt đi sự kiện mà theo tác giả là cần thiết trong tác phẩm Cũng có thể hư cấuphần người ta không thể nhìn và nghe thấy như nội tâm của nhân vật, nhânchứng Nhân vật trong phóng sự văn học cần đạt đến độ điển hình hóa nhưngchỉ là sự bồi đắp thêm da thịt chứ không phải tưởng tượng để thay hình, đổidạng nguyên mẫu.
Ở góc độ dẫn dắt tình tiết câu chuyện, với phóng sự báo chí, người viết
có thể thể hiện thái độ khách quan, có gì phản ánh nấy Nhưng ở phóng sự vănhọc, để đảm bảo giá trị nhận thức cũng như giá trị thẩm mỹ của độc giả sau khiđọc tác phẩm, thì tác giả có thể thể hiện cảm nhận chủ quan của mình trướchiện thực bằng những triết lý chân thành, bằng lời bình phẩm mang đậm dấu ấn
cá nhân Không chỉ nhằm tới giá trị phản ánh – thông tin mà phóng sự văn học còn ước muốn đạt tới giá trị phản ánh – thông tin – thẩm mỹ Điều này không
những chi phối đến cách xây dựng hình tượng nhân vật mà còn chi phối ngônngữ trong tác phẩm Ngôn từ trong phóng sự báo chí đòi hỏi cô đọng, súc tích,gọi đúng tên sự vật, hiện tượng, chuẩn về mặt ngữ nghĩa mà chỉ có một lớpnghĩa – nghĩa tường minh Kết cấu tác phẩm ngắn gọn, ý tưởng của tác giảnằm ngay trong văn bản, người đọc bình dân cũng có thể hiểu được Ngôn ngữtrong phóng sự văn học là ngôn ngữ hình tượng, ngôn ngữ mang tính khái quát
cao; nó bao hàm hai lớp nghĩa: tường minh và hàm ẩn Điều này lí giải được
nguyên nhân ngoài mục đích phản ánh thông tin một cách thời sự, đề xuất vớicác nhà quản lý những biện pháp hữu hiệu, phóng sự văn học còn giúp ngườiđọc có thái độ yêu ghét rõ ràng trước hiện thực Kết cấu phóng sự văn họcthường dài và kết thúc theo hướng mở Từ giá trị đó, phóng sự văn học ở lạilâu hơn trong lòng người đọc
Trang 34Trong phóng sự văn học có phóng sự tiểu thuyết Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn
hiện đại (1942) cũng đã chia tiểu thuyết thành 10 loại, trong đó có phóng sựtiểu thuyết Một số tác giả khi sáng tác cũng đề dưới tác phẩm của mình là
phóng sự tiểu thuyết như Cạm bẫy người, Một huyện ăn Tết (Vũ Trọng Phụng),
Ngoại ô, Ngõ hẻm (Nguyễn Đình Lạp), Bút nghiên (Chu Thiên), Lều chõng
(Ngô Tất Tố).Với tư cách là chủ thể sáng tạo, họ đã dự báo và đưa đến chocông chúng một cái nhìn toàn diện, một vấn đề có tính chất xã hội, đầy triết lýsâu sắc về một kiếp người, một số phận con người Chính tính chất tiểu thuyếtyêu cầu các tác phẩm phóng sự không những năng động, công phu trong việclấy sự kiện nóng bỏng mà còn phải chọn lọc sự kiện, tổng hợp tư liệu, có cáinhìn linh hoạt trước hiện thực dưới nhiều góc nhìn khác nhau Đồng thời cũngyêu cầu tác giả phải có khả năng phân tích, đánh giá xã hội.Tác giả phải xâydựng được những hình tượng nhân vật đại diện cho một lớp người có thực ởngoài đời Tác giả không những chỉ có dùng từ ngữ mà điểm nhìn, góc nhìnhiện thực của họ cũng chi phối nhiều đến giá trị của tác phẩm Sự kiện, hiệnthực ở đây không còn trần trụi, khô cứng, với những con số cụ thể, đơn lẻ màtrong phóng sự, hiện thực ấy đã được khái quát hóa Có nhiều trường hợp, tácphẩm không chỉ dừng lại nói đến chính đối tượng phóng sự phản ánh mà cònnói về cái rộng lớn bao la, bao trùm hơn và có ý nghĩa xã hội Chính việc sửdụng có chọn lọc những phương tiện của bút pháp tiểu thuyết khiến các phóng
sự này có dung lượng tương đối lớn, kết cấu chặt chẽ, nhân chứng – nhân vậtsống động, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
Tiểu kết
Lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có những thay đổi,chuyển biến sâu sắc so với thời kì trung đại Đáng chú ý nhất là chính sách caitrị, công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn đến đời sống lầm thancủa nhân dân lao động Việt Nam Cuộc sống vật chất thiếu thốn và sự suy
Trang 35nhược về tinh thần của những con người dưới đáy là một vấn đề nhức nhối, layđộng tư tưởng, tình cảm của những nhà văn – nhà nhân đạo chủ nghĩa.
Bước sang thời kì hiện đại, quan niệm về con người trong văn học có sựthay đổi, góp phần tạo nên một diện mạo văn học mới mẻ Nếu như con ngườiđược thể hiện trong văn học dân gian là con người tự nhiên với cả phần bảnnăng và ý thức, con người trong văn học trung đại chủ yếu là con người vũ trụ,con người đạo đức, con người đấng bậc thì con người trong văn học hiện đạiViệt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945chủ yếu là con người cá nhân, con người là sản phẩm của hoàn cảnh Phóng sự
là thể loại giao thoa giữa văn học và báo chí, có phóng sự báo chí và phóng sựvăn học Đối tượng chúng tôi tìm hiểu trong luận văn này là những tác phẩmthuộc phóng sự văn học Trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945, conngười được nhìn nhận không chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh, chịu ảnh hướng,tác động từ hoàn cảnh mà chính con người cũng tạo nên sự thay đổi của chínhmình Với quan niệm này, các nhà phóng sự đã chỉ ra những đặc điểm về đờisống vật chất, đời sống tinh thần của con người, tìm hiểu các nguyên nhân dẫnđến bi kịch và sự tha hóa của họ Điều này được chúng tôi trình bày cụ thể ởchương II của luận văn
Trang 36CHƯƠNG 2: CÁC TẦNG LỚP CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932 – 1945
Sự thay đổi về điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ
XX đã dẫn đến sự xuất hiện những tầng lớp xã hội mới, ngoài nông dân và địachủ còn có công nhân, tư sản, tiểu tư sản Ở đô thị, bộ phận dân nghèo thành thịxuất hiện như phu kéo xe, người đi ở, người buôn bán nhỏ ở ngoại ô; những conngười bán thân nuôi miệng như gái mãi dâm, gái nhảy, gái nhà săm, nhà thổ, côđầu… Họ là nạn nhân của hoàn cảnh, chịu kiếp sống bị đày ải, khổ cực nhưngchính họ cũng tha hóa theo hoàn cảnh Công cuộc kết hợp giữa Tây và Ta còn dẫnđến sự xuất hiện của lớp người me Tây Họ xem việc lấy chồng Tây là một nghề
để kiếm sống và có đủ những ngón nghề chuyên nghiệp Sự khủng hoảng kinh tế
xã hội dẫn đến sự xuất hiện và gia tăng những tệ nạn xã hội như nạn cờ bạc,nghiện hút, mãi dâm, trộm cắp… Kéo theo đó là sự xuất hiện những lớp ngườisống bằng nghề lừa lọc để kiếm tiền như những tay cờ bạc bịp, dân làng chạy (kẻtrộm cắp), ma cô dắt gái, bồi săm….và những lớp người sa ngã vào tệ nạn đó nhưhọc sinh, viên chức, người buôn bán…mà nhà văn Nguyễn Đình Lạp gọi chung
bằng cái tên “Thanh niên trụy lạc” Đó là những con người đã bị tha hóa trước
sức mạnh của đồng tiền, bởi sự cám dỗ của những tệ nạn xã hội Ở tầng lớp trêncủa xã hội, ngoài quan lại còn xuất hiện tầng lớp ông chủ, phụ nữ tân thời (vợ,con của những ông chủ, ông quan) Sự thừa thãi về vật chất, gặp luồng gió vănhóa mới đã khiến những con người này trở thành những thành viên tích cực củaphong trào Âu hóa Tuy nhiên, sự Âu hóa rởm hợm, lai căng cùng với thói trưởnggiả học làm sang đã khiến họ trở thành đối tượng châm biếm của các nhà phóngsự
Ở nông thôn, đời sống của người nông dân vô cùng cực khổ, nghèo đói Sựhống hách của cường hào, lí dịch cùng những hủ tục lạc hậu, nặng nề ở làng xã đãkhiến họ rơi vào cảnh bần cùng, làm lụng vất vả cả đời mà không khá lên được
Dù hàng rào Nho giáo còn khá kiên cố ở nông thôn nhưng những luồng tư tưởng,
Trang 37văn hóa phương Tây cũng đã dần xâm nhập, làm đảo lộn, thay đổi lối sống củanhững con người sau lũy tre làng.
Sự đa dạng các tầng lớp con người mới – cũ trong một bối cảnh xã hội Tây –
Ta lẫn lộn, mưa Âu gió Mỹ xâm nhập mà nền tảng cương thường của Nho giáo đãlung lay tạo nên một bức tranh đa diện, phức tạp, nhiều vấn đề nhức nhối về conngười nảy sinh Đời sống vật chất, tinh thần của mỗi tầng lớp, giai cấp đều được thểhiện đậm nét trong các thiên phóng sự giai đoạn này Trong khuôn khổ luận văn,
chúng tôi hướng đến các giai cấp, tầng lớp ở đô thị, được phản ánh trong các
phóng sự của nhà văn Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Đình Lạp
2.1 Một số tầng lớp dưới đáy xã hội
Ở mọi thời đại, người lao động luôn là đối tượng quan tâm của các tácgiả văn học Người lao động nghèo với sự thiếu thốn về vật chất, khổ cực vềtinh thần luôn lay động trái tim, thôi thúc sự phản ánh của người cầm bút Vềcuộc đời, số phận của người lao động nghèo giai đoạn 1930 – 1945, các tác giảNam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng…đã có những phản
ánh sâu sắc trong các thiên tiểu thuyết, truyện ngắn như “Lão Hạc”, “Chí
Phèo”, “Tắt đèn”, “Bước đường cùng”, “Bỉ vỏ”… Đối tượng phản ánh trong
các sáng tác của những tác giả trên chủ yếu là người nông dân nghèo với bikịch bị bần cùng hóa và lưu manh hóa Ở thể loại phóng sự, bên cạnh người
nông dân nghèo ở nông thôn, các tầng lớp lao động nghèo ở thành thị cũng trở
thành đối tượng phản ánh với những tìm hiểu cặn kẽ về đời sống vật chất vàtinh thần Đó là những phu kéo xe, người đi ở, gái mãi dâm, dân nghèo ngoạiô…- những cuộc đời, số phận bất hạnh ở các đô thị phồn hoa
2.1.1 Người lao động nghèo lương thiện
Dưới chính sách cai trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sốngcủa nhân dân Việt Nam đã rất nghèo khó, nhất là những người nông dân và laođộng nghèo đô thị Người lao động làm việc chăm chỉ nhưng cái nghèo cái khó
cứ đeo đuổi, đẩy họ vào hoàn cảnh bi kịch Ngay cả khi việc làm ăn buôn bán
Trang 38diễn ra bình thường thì họ cũng đã khó mà có thể khấm khá được, đằng này lạithêm chính sách cai trị vô lý, những cấm đoán của chính quyền Tuy nhiên, điềuđáng quý nhất là ở họ vẫn luôn sáng lên phẩm chất lương thiện, không bị tha hóabởi hoàn cảnh Bộ phận người lao động nghèo lương thiện được phản ánh trong
phóng sự tiểu thuyết Ngoại ô, Ngõ hẻm của nhà văn Nguyễn Đình Lạp
Trong hai tác phẩm này, Nguyễn Đình Lạp đã tìm hiểu và phản ánh sâusắc đời sống của những người dân lao động nghèo vùng ngoại ô Hà Nội, khuvực Ô Cầu Rền, Bạch Mai Họ là những người làm nghề giò chả như vợ chồngbác Vuông, bán phở như bác Mỗ, bán thịt chó như bác Cả Thìn, bán thịt lợnnhư bà Cả Nẫm, bán cháo lòng như bà ba Sửu, bán thịt trâu, làm đồ tể (Nhớn,
Sẹo), làm cô đầu (Huệ)… Trong đó, nhân vật chính của Ngoại ô là vợ chồng bác Vuông giò chả và của Ngõ hẻm là vợ chồng Khuyên (con gái bác Vuông).
Viết phóng sự này, nhà văn Nguyễn Đình Lạp muốn phản ánh chân thực
nỗi thống khổ, bi kịch của những người dân nghèo ngoại ô trước những
giông tố cuộc đời Cuộc sống bình yên thì họ cũng đã sẵn cái nghèo truyềnkiếp, thêm những giông tố bất ngờ thì họ điêu đứng và gục ngã Gia đình bác
Vuông ở trong xóm Hàng Mã, Ô Cầu Rền, trong “Một căn nhà tranh lụp xụp
…rất thấp, rất hẹp, tựa hồ như một cái nón úp xuống mặt đất, khí trời và ánh sáng bên ngoài khó lòng mà vào được tận nơi, cũng như những mùi ẩm mốc bên trong không bao giờ bay hết được ra ngoài” [45; tr 367] Mỗi khi trời
mưa, nước ngập cả xóm, nhà bác Vuông có khi nước mấp mé chân giường,giun và cóc đều nhoai lên, ẩm ướt nên gián vỡ tổ bay tung rúc vào đống quần
áo còn muỗi thì nhiều vô kể, có thể giơ tay vốc được Họ làm ăn chăm chỉ, chấtphác nhưng dường như ông giời chưa cho khá Hai vợ chồng bác Vuông chămchỉ bảo ban nhau làm ăn, chẳng mấy khi cãi vã, nhưng cái nghèo cứ như truyền
kiếp và bám theo đeo đẳng Của cải ba mẹ bác để lại chỉ là “cái thúng đi hàng
và cái đèn chai” Đến bây giờ, gia tài của bác có lẽ cũng chỉ có vậy Nhưng đó
là cuộc sống lúc bình yên Đằng này, lệnh trên ban xuống cấm những người
Trang 39bán hàng rong ở ngoại ô vào thành phố bán đã như một tiếng sét ngang tai,cướp đi sinh kế vốn đã khó khăn của họ Sự khám xét, bắt bớ diễn ra, hàng làm
ra bị ế không bán được, những người làm hàng ở xóm Hàng Mã, Bạch Mai,Văn Chỉ… rơi vào cảnh điêu đứng Gia đình bác Vuông cũng không ngoại lệ
Vợ chồng bác cũng tìm mọi cách để cứu thoát cái gia đình đương cơn hấp hối,
nhưng “họa vô đơn chí”, của cải trong nhà thì bị kẻ vô nhân lừa lọc vào
chuyện đút lót quan để được vào thành phố bán hàng, bác Vuông gái giả chửađeo thịt vào người đem bán trong thành phố thì bị bắt, rồi bị tả mà đột ngột quađời, con gái lớn – Khuyên thì bỏ nhà đi theo tiếng gọi của tình yêu khiến bácVuông bị coi thường, khinh bỉ Ngần ấy cơn giông tố ập đến một cách gầnnhư liên tiếp, chưa đỡ nổi cơn này thì cơn khác lại ập đến, khiến cho một trụcột gia đình như bác Vuông trở nên mất phương hướng, điêu đứng và gục ngã:Kinh tế sa sút, thiếu ăn từng bữa, sức khỏe sa sút Bác Vuông vì khổ quá, uất
ức quá mà hóa điên Đêm, bác chỉ toàn mơ thấy những cảnh tượng chết chóc,máu me ghê gớm và tỉnh dậy thì bàng hoàng sợ hãi Bác Vuông thực sự bị suynhược cả về thể xác lẫn tinh thần, luôn sống trong lo lắng, sợ sệt Những cơnđiên ban đầu còn thi thoảng, rồi sau thì điên thật, cứ xé toang quần áo rồi tungtăng ra ngoài phố đâm cả vào người qua lại Tên của vở chèo mà người ta đem
đi quảng cáo“cũng một kiếp người”[45; tr 481] cũng là câu nói đầy trăn trở của cô đầu Huệ ở cuối phóng sự Ngoại ô đã là một lời than đầy đau xót cho số
kiếp người lao động nghèo vùng ngoại ô những năm 30 của thế kỉ XX dướinhững chính sách cai trị bất công của chính quyền thực dân nửa phong kiến
Ngõ hẻm chính là một sự tiếp nối từ Ngoại ô, nhà văn khai thác sâu hơn
về số phận con người với những éo le, góc khuất Cũng như cuộc đời bố mẹ,cuộc đời vợ chồng Khuyên – Nhớn cũng không khá hơn là mấy Hai ngườicùng nhau bỏ làng đi ra Hải Phòng, nhưng vì công việc phu mỏ vất vả, sứckhỏe Khuyên yếu dần nên họ lại về ở xóm Bạch Mai, làm những công việc laođộng nặng nhọc để kiếm sống qua ngày Những con người nghèo khổ muốn ra
đi để tìm một cuộc sống mới với hi vọng sẽ tốt đẹp hơn, nhưng sự nghèo khó,
Trang 40hoàn cảnh éo le lại mang họ về với “chốn cũ” – nơi sự đói nghèo và tù túngluôn bủa vây lấy họ Cũng như gia đình bác Vuông, gia đình Nhớn cũng liêntiếp gặp cơn sóng gió, từ việc vợ anh – Khuyên gặp tai nạn phải sinh non, con
ốm yếu lên sài lên đẹn đến việc anh bị bắt tạm giam, bị Ba Sự và Cún mómlừa, Khuyên vì bảo toàn trinh tiết mà giết Ba Sự… Sóng gió ào ạt không ngừngkhiến vợ chồng Nhớn điêu đứng, có lúc tưởng như gục ngã hoàn toàn
Viết Ngoại ô, Ngõ hẻm, tác giả Nguyễn Đình Lạp không chỉ tìm hiểu đời
sống vật chất mà còn muốn khắc họa đời sống tinh thần của những người dân nghèo ngoại ô Xóm Hàng Mã – nơi gia đình bác Vuông ở, mọi người tuy
nghèo nhưng đều yêu thương chia sẻ với nhau, theo đúng lối “hàng xóm tối
lửa tắt đèn có nhau” Gia đình bác Vuông có việc thì các bác hàng xóm đều
xắn tay giúp sức Vào dịp Tết, vợ chồng bác Vuông nhận được nhiều đơn hàngbánh chưng, giò chả, thì hàng xóm xa gần đều giúp đỡ, từ gia đình bác bán thịttrâu bên cạnh đến bác Nhớn, bác Sẹo đồ tể Cuộc sống lao động vất vả nhưng
họ vẫn luôn tràn ngập tiếng cười Những người dân nghèo vẫn yêu thương đùmbọc nhau Bác Vuông vất vả mới bán được thúng hàng độ đồng bạc nhưng đãkhông ngần ngại đưa cho cô đầu Huệ vay để mua thuốc, vì cô này mới bị một
kẻ ghen ăn tức ở thuê người đánh đập, hành hạ Hành động nghĩa hiệp cứungười của bác Vuông, bác Mỗ, bác Thịnh khiến người đọc phải khâm phục.Không chỉ vậy, ở những người dân nghèo, khát vọng hạnh phúc vẫn luôn cháybỏng Sự việc bác phở Mỗ hỏi Khuyên – con gái lớn của bác Vuông cho thằngPháo con trai mình, sự ngượng ngùng e thẹn của Khuyên khi bố mẹ nói đếnchuyện “lấy chồng” cũng như tình yêu đến bất ngờ và mãnh liệt giữa Khuyên
và bác đồ tể Nhớn chính là sự thể hiện mạnh mẽ khát vọng hạnh phúc củangười dân lao động, muốn vượt thoát ra khỏi thế giới tù túng, chật hẹp của
những luật lệ hà khắc, cổ hủ “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”
Trong tiểu thuyết phóng sự Ngõ hẻm, nhà văn Nguyễn Đình lạp cũng
khẳng định, đề cao những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng ở người lao động