Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 1Lời Mở đầu
Trong điều kiện Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách kinh tế, hội nhậpkinh tế quốc tế cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn đòi hỏi các ngânhàng thương mại nhà nước phải đổi mới căn bản và mạnh mẽ theo nguyêntắc kinh doanh thương mại và thị trường, phát huy tốt vai trò chủ đạo và chủlực trong nền kinh tế thị trường.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Ngân hàng CôngThương Ba Đình không ngừng tự đổi mới, mở rộng và phát triển hoạt độngkinh doanh của mình, luôn luôn chuẩn bị cho mình tư thế sẵn sàng đón nhậncác xu thế phát triển mới về tiến bộ khoa học công nghệ ngân hàng đa tiện íchvà các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Do vậy, dịch vụ bảo lãnh trong nhiều năm qua cũng được Ngân hàngCông Thương Ba Đình quan tâm phát triển Tuy nhiên, trong thời gian thựctập tại chi nhánh, em nhận thấy doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh hiện nay chỉchiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu hoạt động kinh doanh củangân hàng, và dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào loạihình doanh nghiệp lớn trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càngphát triển mạnh mẽ thì chưa được chú trọng Điều đó cho thấy dịch vụ bảolãnh ngân hàng thương mại chưa thực sự được phát triển tương xứng với tiềmnăng của ngân hàng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu bảo lãnh ngày càngđa dạng của nền kinh tế trong thời mở cửa và hội nhập.
Chính vì lí do đó em lựa chọn đề tài “N âng cao chất lượng bảo lãnhtại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ”
để làm chuyên đề thực tập Chuyên đề bao gồm các nội dung sau:
Chương 1 Chất lượng bảo lãnh của ngân hàng thương mại đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 2 : Thực trạng chất lượng bảo lãnh của ngân hàng Công thương
Ba Đình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công
thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trang 2Chương 1: Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Thương mạiđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Kể từ năm 1986 tới nay doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình phổ biếntrong nền kinh tế đất nước Doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận quan trọngkhông thể thiếu tạo việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần thúc đấy nềnkinh tế đồng thời đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước…
Theo nghị định 90/2001 NĐ – CP tại điều 3, điều 4 “ Doanh nghiệpvừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theopháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không vượt quá 10tỷ đồng hoặc số laođộng trung bình hằng năm không quá 300 người ”.
Xác định tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với pháttriển kinh tế đất nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, 5 năm trở lại đây,Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức caonhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hìnhkinh tế này Có thể thấy rõ, hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đangdần được cải thiện và ngày càng có chuyển động tích cực Các doanh nghiệpvừa và nhỏ ngày càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và bình đẳng hơn,tình trạng phân biệt, đối xử so với các DNNN giảm nhiều Đặc biệt, ở một sốyếu tố quan trọng, có tính chất sống còn với sự tồn tại và phát triển của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ như việc tiếp cận với các nguồn vốn, công nghệ, đấtđai, lao động, thông tin thị trường đã được mở thông thoáng hơn rất nhiều sovới những năm trước đây.
Trang 31.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, các DN V&N góp phầngiữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam, tạo ra rất nhiềuviệc làm cho hàng triệu lao động Chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp hiệncó trên cả nước, các DN V&N đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưahoàn toàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi mô Trong đó gặp nhiều khó khăn vềcông nghệ sản xuất kinh doanh, mô hình quản lý, tiến độ, kỹ năng của đội ngũlãnh đạo và tay nghề của người lao động, phương thức tiếp thị sản phẩm, đặcbiệt là sự hạn chế về tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính, vốn đầu tư
Những ưu điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong vấn đề quản lý và tổ chức sản xuất DN V&N có quy mô nhỏ, sốlượng lao động không nhiều, bộ máy quản lý gọn nhẹ, khả năng chuyển đổimặt hàng nhanh phù hợp với nhu cầu của thị trường Các DN V&N thườngthành lập tại những nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu và nhân lực có mối liênhệ trực tiếp với thị trường giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
Trong vấn đề vốn DN V&N cần ít vốn để đi vào hoạt động sản xuấtkinh doanh đồng thời khả năng thu hồi vốn nhanh Cần ít vốn, chi phí quản lýthấp, quy mô vừa và nhỏ nên các DN V&N hướng vào các lĩnh vực phục vụtrực tiếp đời sống xã hội.
Với quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, thiết bị sản xuất không nhiều nên cácDN V&N dễ dàng thâm nhập vào mọi ngóc ngách của thị trường Đồng thờitạo thành vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, sản xuất các linh kiện thiết bị giacông cung cấp cho các doanh nghiệp lớn Tạo sự cân đối giữa các loại hìnhdoanh nghiệp, các vùng miền trong lãnh thổ của một quốc gia.
DN V&N dễ thích ứng với nhu cầu của thị trường, dễ dàng thay đổithiết bị công nghệ mà không tốn nhiều chi phí như doanh nghiệp lớn Trongthời điểm kinh tế đang khủng hoảng đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động
Trang 4linh hoạt tạo hiệu quả trong hoạt động sản xuất Đặc biệt DN V&N còn có thểkết hợp giữa công nghệ hiện đại với các công nghệ truyền thống, phát triểncác làng nghề tạo việc làm cho rất nhiều lao động kể cả các vùng nông thôn.
Những hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá, khoa học kỹ thuật là nhântố tiên quyết quyết định tới sự thành bại của mỗi doanh nghiệp Tuy vậy côngnghệ thiết bị sản xuất của các DN V&N ở Việt Nam còn lạc hậu, năng lựcứng dụng công nghệ trong sản xuất của DN V&N còn yếu kém Do vậy sảnphẩm làm ra có giá trị không cao khó có thể cạnh tranh với các sản phẩmcùng loại ở nước khác Hạn chế này là do doanh nghiệp còn thiếu vốn để đầutư thay thế công nghệ lạc hậu.
DN V&N gặp nhiều khó khăn trong vấn đề huy động vốn, nguồn vốncủa các DN V&N thường được lấy từ bản thân chủ doanh nghiệp, vay bạn bè,người thân DN V&N ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn từ ngân hàngvà các tổ chức tài chính Tổ chức diễn đàn Việt Nam phối hợp với Đại họckinh tế quốc dân nghiên cứu cho thấy rằng hiện vẫn còn 20,8% doanh nghiệpđược hỏi cho biết họ vẫn gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng và 42,9%doanh nghiệp vẫn âu lo trong việc tiếp cận vốn vay.
Thị trường của DN V&N còn rất nhỏ hẹp, doanh nghiệp chỉ cung cấpsản phẩm được cho những địa bàn gần với doanh nghiệp điều này là do quymô doanh nghiệp nhỏ, khả năng tiếp thị còn hạn chế Sức cạnh tranh còn yếuvấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quyền sở hữucông nghiệp chưa được thực hiện nghiêm túc, các doanh nghiệp lớn còn độcquyền Đồng thời chiến lược kinh doanh còn mang tính thời vụ doanh nghiệpchưa thể đưa ra những chiến lược lâu dài do hạn chế về nguồn nhân lực
Trình độ quản lý và khả năng thu hút lao động giỏi còn hạn chế Điềunày dễ lý giải vì DN V&N khó có thể trả lương cao và điền kiện làm việc tốt
Trang 5cho người lao động Phần lớn các DN V&N quản lý theo kinh nghiệm và đàotạo lại lao động khi tuyển dụng nên ảnh hưởng tới hoạt động cảu doanhnghiệp và nền kinh tế Trong giai đoạn kinh tế hội nhập, cạnh tranh rất khốcliệt các nhà quản lý và lao động có chuyên môn là hết sức quan trọng.
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.
DN V&N có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinhtế của các nước có nền kinh tế phát triển nói chung và các nước đang pháttriển nói riêng cũng như ở Việt Nam Chính phủ các nước đều có những chínhsách cụ thể nhằm tạo môi trường thông thoáng để phát triển doanh nghiệp vừavà nhỏ Với Việt Nam, Chính phủ cũng đã có những văn bản pháp quy về loạihình doanh nghiệp này Phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là củakhu vực tư nhân Loại hình doanh nghiệp này đã đóng góp tới 42% vào GDP(trong khi mức đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước là 39%) và tạonhiều việc làm, làm năng động nền kinh tế…
DN V&N giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các DN V&Nthường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp nướcta hiện nay Vì thế đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng và tạo ra rất nhiềuviệc làm.
DN V&N giữ vai trò ổn định nền kinh tế, ở phần lớn các nền kinh tếDN V&N là các nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợpđồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vìthế, DN V&N được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
DN V&N làm cho nền kinh tế năng động hơn điều này là do DN V&Ncó quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh, nhanh chóng thích ứng được với sự thayđổi của thị trường và biến động nền kinh tế.
Trang 6 DN V&N tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng DNV&N thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắpráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
DN V&N còn là trụ cột của kinh tế địa phương, nếu như doanh nghiệplớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DN V&N lạicó mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngânsách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
1.2 Tổng quan về bảo lãnh của Ngân hàng thương mại.
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm bảo lãnh của ngân hàng thương mại.1.2.1.1 Khái niệm bảo lãnh của ngân hàng thương mại.
Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thươngmại ngày càng đa dạng về loại hình và phát triển mạnh mẽ đem lại thu nhậpđáng kể cho ngân hàng đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp.
Theo Điều 2 chương 1 của Quy chế bảo lãnh ngân hàng, ban hành kèmtheo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của thống đốc ngânhàng nhà nước Việt Nam : “ Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản củatổ chức tín dụng (Bên bảo lãnh) với bên có quyền (Bên nhận bảo lãnh) về việcthực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khikhách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kếtvới bên nhận bảo lãnh”.
Bên bảo lãnh : là các tổ chức tín dụng, bao gồm ngân hàng thương mạiquốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánhngân hàng nước ngoài, ngân hàng đầu tư và phát triển, các loại hình ngânhàng khác, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập và hoạt động theoluật của các tổ chức tín dụng Trong trường hợp đặc biệt ngân hàng nhà nướcsẽ tham gia bảo lãnh khi được chính phủ chỉ định.
Trang 7Bên được bảo lãnh : là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt độngtheo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Bên nhận bảo lãnh : là các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước cóquyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Bảo lãnh là hình thức ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp bằng uy tíncủa mình để từ đó doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tài trợ, thực hiệnđược các phương án sản xuất kinh doanh…Nhưng khi bên được bảo lãnhkhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng thì bên bảo lãnh phảixuất tiền bồi thường, chi trả cho bên nhận bảo lãnh đồng thời ghi nợ đối vớibên được bảo lãnh.
1.2.1.2 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng thương mại
Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập, mục đích của bảo lãnh là bồihoàn một khoản tài chính cho bên nhận bảo lãnh do những vi phạm hợp đồngcủa bên được bảo lãnh nhưng việc thanh toán bảo lãnh này chỉ căn cứ vàođiều khoản và quy định trong hợp đồng bảo lãnh không phải căn cứ vào hợpđồng kinh tế giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng có mối quan hệ nhiều bên, bên bảo lãnh, bên đượcbảo lãnh, bên nhận bảo lãnh Bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh ràng buộclẫn nhau thông qua hợp đồng bảo lãnh Hợp đồng này quy định rõ điều kiệnthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, giá trị của tài sản bảo đảm…Đồng thời thôngqua hợp đồng bảo lãnh quy định rõ trách nhiệm của bên bảo lãnh với bênnhận bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng là hoạt động ngoại bảng, ngân hàng không phảixuất tiền ngay khi bảo lãnh Khi nào bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng vớibên nhận bảo lãnh thì ngân hàng thực hiện việc trả thay cho bên được bảolãnh và khoản này sẽ được hạch toán chuyển vào tài khoản nợ xấu của ngânhàng.
Trang 81.2.2 Chức năng của bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng là công cụ bảo đảm cho bên thụ hưởng Bên thụhưởng yêu cầu bảo lãnh với mục đích nhận được khoản bồi hoàn tài chính xảyra đối với mình khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng Với sự đảm bảochắc chắn này nó tạo sự tin tưởng giữa các bên nên việc ký kết hợp đồng sẽdễ dàng thuận tiện hơn Bảo lãnh thường được dùng trong dự thầu, thi công,bảo hành sản phẩm…nên không mang tính thanh toán.
Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ tài trợ, trong hợp đồng kinh tế phíađối tác luôn cần một sự đảm bảo chắc chắn rằng bên thực hiện hợp đồng phảithực hiện đúng nghĩa vụ hoặc nếu vi phạm sẽ phải bồi thường, khi đó nếukhông muốn xuất quỹ để đặt cọc cho bên đối tác thì bên thực hiện hợp đồngphải nhờ một tổ chức tín dụng bảo lãnh cho mình Khi được bảo lãnh ngườiđược bảo lãnh sẽ không phải xuất tiền ra đặt cọc mà còn thu hồi vốn nhanh,kéo dài thời gian thanh toán…Do đó tuy không trực tiếp cho vay vốn nhưngbảo lãnh giúp khách hàng hưởng những thuận lợi giống như trong trường hợpcho vay.
Bảo lãnh là công cụ đôn đốc thực hiện hợp đồng Khi hợp đồng bảolãnh được thực thi các bên phải tuân theo quy định trong hợp đồng, đồng thờibảo lãnh tạo nên mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ về lợi ích giữa các bên liênquan Trong vai trò người bảo lãnh, ngân hàng sẽ phải chi trả khoản bồithường cho bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng vì thếngân hàng tích cực đôn đốc người được bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ củamình, nó tạo thêm áp lực hoàn thành hợp đồng với bên được bảo lãnh.
Bảo lãnh là công cụ để đánh giá Khi nhận một đề nghị bảo lãnh ngânhàng sẽ phải đánh giá tình hình hoạt động, năng lực tài chính của khách hàng.Đồng thời đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng đã ký giữa bên được bảo
Trang 9lãnh và bên nhận bảo lãnh, hiệu quả của hợp đồng… Khi khách hàng đảm bảođủ các điều kiện ngân hàng đặt ra thì hợp đồng mới được ký kết.
1.2.3 Vai trò của bảo lãnh
1.2.3.1 Vai trò của bảo lãnh đối với nền kinh tế.
Bảo lãnh tạo sự tin tưởng cho các bên nên việc ký kết hợp đồng trở lêndễ dàng, nhanh chóng đồng thời thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh,đầu tư và phát triển…Từ đó việc luân chuyển vốn trong nền kinh tế đượcthuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bảo lãnh tạo mối quan hệ ràng buộc giữa các bên, nó đem lại lợi íchđồng thời san sẻ rủi ro cho các bên liên quan qua đó nền kinh tế được pháttriển ổn định.
Thông qua các chính sách về điều kiện được bảo lãnh, phí bảo lãnh,…chính phủ điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp góp phần định hướngphát triển kinh tế Đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương bảo lãnh khẳng địnhđược vai trò của mình do các giao dịch quốc tế thường yêu cầu có sự bảo lãnhcủa bên thứ ba.
1.2.3.2 Vai trò của bảo lãnh đối với ngân hàng
Trong giai đoạn đất nước đang trong thời kỳ hội nhập khối lượng thanhtoán xuất nhập khẩu qua ngân hàng tăng lên, giá trị các khoản bảo lãnh ngàycàng lớn uy tín của ngân hàng càng được nâng cao qua đó ngân hàng mở rộngthị trường cả trong và ngoài nước.
Dịch vụ bảo lãnh đem lại nguồn thu cho ngân hàng tuy phí bảo lãnhkhá thấp, việc ký quỹ của bên được bảo lãnh tạo thêm nguồn tiền trong thanhtoán cho ngân hàng Đồng thời sự ra đời của bảo lãnh góp phần hoàn thiệncác sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Trên cơ sở các hợp đồng bảo lãnh, ngân hàng tạo được mối quan hệ vớicác doanh nghiệp, từ việc xem xét đánh giá qua đó tìm kiếm được các khách
Trang 10hàng tiềm năng, tạo dựng được mối quan hệ khách hàng lâu bền nâng cao vịthế của mình.
1.2.3.3 Vai trò của bảo lãnh đối với doanh nghiệp
Với người nhận bảo lãnh : Bảo lãnh hạn chế được rủi ro, ngăn ngừathiệt hại khi đối tác vi phạm hợp đồng.
Với người được bảo lãnh : Bảo lãnh hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cậnvới các nguồn vốn, các hợp đồng kinh tế với những điều kiện thuận lợi mộtcách dễ dàng Đối với các doanh nghiệp mới hình thành hoặc đang gặp khókhăn về vốn, về uy tín trên thị trường thì bảo lãnh ngân hàng là điều khôngthể thiếu.
Ngày nay các ngân hàng đã thiết lập được rất nhiều các loại hình bảolãnh đa dạng phục vụ cho các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực và mọi thành phầnkinh tế Sự tăng trưởng về quy mô cũng như loại hình đã cho thấy bảo lãnhđang tìm được vị trí đặc biệt của mình trong các sản phẩm dịch vụ cảu ngânhàng.
1.2.4 Phân loại Bảo lãnh
1.2.4.1 Theo mục đích bảo lãnh
Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng đối với chủ thầu sẽ trả tiềnthay bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm quy chế dự thầu Giá trị bảo lãnhdự thầu được tính theo tỷ lệ % thông báo đấu thầu và thường chiếm khoảng từ1% - 5% Như vậy bảo lãnh dự thầu thực chất là hình thức thay thế cho việcký quỹ của người dự thầu Khi người dự thầu không trúng thầu thì bảo lãnhdự thầu sẽ hết hiệu lực, khi người dự thầu trúng thầu và ký kết xong hợp đồngvới chủ thầu thì bảo lãnh dự thầu cũng hết hiệu lực và chuyển sang bảo lãnhkhác.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng đối với ngườinhận bảo lãnh về viẹc thực hiện đúng hợp đồng của bên được bảo lãnh Nếu
Trang 11bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đãký với bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng sẽ phải đứng ra chi trả khoản bồithường cho bên nhận bảo lãnh Giá trị tối đa của bảo lãnh được tính trên tỷ lệ% giá trị của hợp đồng và thường ở mức 10% - 15%, nó tương đương vớimức bồi thường khi vi phạm hợp đồng Loại bảo lãnh này thường được dùngtrong các hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua bán, hợp đồng cung ứng thiết bịcông nghệ,…Số tiền bảo lãnh có thể giảm dần theo tiến độ hợp đồng và kéodài cho đến khi hoàn thành hợp đồng.
Bảo lãnh bảo hành là loại bảo lãnh theo đó ngân hàng đảm bảo ngườiđược bảo lãnh thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng theo hợp đồng đãký với bên nhận bảo lãnh Ngân hàng sẽ trả thay trong phạm vi số tiền và thờihạn bảo lãnh nếu người được bảo lãnh vi phạm, nếu xảy ra sự cố trong thờigian được bảo hành người nhận bảo lãnh có quyền thanh toán bảo lãnh nhưmột khoản bồi thường Số tiền bảo lãnh thường từ 2% - 5% giá trị hợp đồng.
Bảo lãnh hoàn thanh toán là cam kết của ngân hàng hoàn trả tiền ứngtrước của khách hàng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh nếu bênđược bảo lãnh vi phạm hợp đồng Loại bảo lãnh này thường được dùng trongcác hợp đồng thương mại khi người mua chuyển trước cho người bán một sốtiền nhằm cung ứng trước về vốn tạo điều kiện cho nhà cung ứng sản xuấthàng hóa dịch vụ, hạn chế khó khăn về ngân quỹ Tuy nhiên người mua chỉ cóthể yên tâm chuyển khoản tiền đó khi nhận được thư bảo lãnh của ngân hàngcam kết hoàn trả số tiền ứng trước khi người bán không hoàn thành nghĩa vụ.
Bảo lãnh thanh toán là cam kết của ngân hàng sẽ thanh toán thay chongười được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiệnđược hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình Bảo lãnh thanh toánthường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị trả chậm, loại bảo
Trang 12lãnh này về mục đích giống như một thư tín dụng thương mại thông thườngđó là bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán đối với người bán hàng.
Bảo lãnh vay vốn là loại bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên nhậnbảo lãnh, cam kết sẽ trả nợ cho bên nhận bảo lãnh thay cho người được bảolãnh nếu bên được bảo lãnh không đủ khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đủkhi đến hạn Bảo lãnh vay vốn có hai loại đó là bảo lãnh vay vốn nước ngoàivà bảo lãnh vay vốn trong nước.
1.2.4.2 Theo hình thức phát hành
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh mà bên bảo lãnh cam kết thanhtoán trực tiếp cho bên nhận bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợpđồng Bảo lãnh trực tiếp có ba bên tham gia bên bảo lãnh, bên được bảo lãnhvà bên nhận bảo lãnh nếu trong trường hợp bên nhận bảo lãnh là người nướcngoài thì có thể thêm một ngân hàng khác ở cùng quốc gia với bên nhận bảolãnh gọi là ngân hàng thông báo.
Sơ đồ 1.1 Quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh trực tiếp.
(1) Người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh ký kết một hợp đồngtrong đó quy định bên được bảo lãnh phải mở một bảo lãnh.
(2) Bên được bảo lãnh đề nghị ngân hàng bảo lãnh phát hành một bảo lãnhngân hàng.
NH phát hành
Người nhận bảo lãnh Người được
Trang 13(3) Nếu chấp thuận bảo lãnh, ngân hàng sẽ phát hành một thư bảo lãnh chongười nhận bảo lãnh thông qua ngân hàng thông báo hoặc thông báotrực tiếp tới người nhận bảo lãnh.
(4) Ngân hàng thông báo kiểm tra tính hiệu lực của thư bảo lãnh rồi thôngbáo lại cho người nhận bảo lãnh.
(5) Ngân hàng bảo lãnh thực hiện việc chi trả, bồi thường cho bên nhậnbảo lãnh nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
Trong quá trình người được bảo lãnh đề nghị ngân hàng phát hành bảolãnh thì họ sẽ phải ký quỹ, thế chấp, cầm cố tài sản của mình theo yêu củangân hàng bảo lãnh.
Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh đãphát hành bảo lãnh theo đề nghị của ngân hàng trung gian trực tiếp phục vụcho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác đó là bảo lãnh đối ứng.
Sơ đồ 1.2 Quan hệ trong bảo lãnh gián tiếp.
(1) Bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng trong đó quyđịnh bên được bảo lãnh phải mở một bảo lãnh và xác định ngân hàngbảo lãnh.
NH phát hành
bảo lãnh đối ứng NH phát hànhbảo lãnhthông báoNH
Bên nhận bảo lãnhBên được
bảo lãnh
(1)
Trang 14(2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng pháthành bảo lãnh đối ứng) đề nghị một ngân hàng khác có cùng địa điểmvới bên nhận bảo lãnh phát hành bảo lãnh.
(3) Ngân hàng được đề nghị phát hành bảo lãnh phát hành bảo lãnh chobên được bảo lãnh.
(4) Ngân hàng bảo lãnh thông báo cho ngân hàng thông báo hoặc trực tiếpcho bên nhận bảo lãnh.
(5) Ngân hàng thông báo kiểm tra thư bảo lãnh và thong báo lại cho bênnhận bảo lãnh.
(6) Bên nhận bảo lãnh yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thanh toán khi bênđược bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
(7) Ngân hàng bảo lãnh thanh toán cho bên nhận bảo lãnh
(8) Ngân hàng bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứngthanh toán lại số tiền mà họ đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh
(9) Ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng thông báo cho bên được bảolãnh về số tiền đã trả thay và chuyển bên được bảo lãnh sang nhóm “nợxấu”.
Bảo lãnh được xác nhận, loại bảo lãnh này có một ngân hàng bảolãnh và ngân hàng xác nhận Người nhận bảo lãnh yêu cầu ngân hàng trongnước mình xác nhận một bảo lãnh do ngân hàng nước ngoài phát hành khi đóngười nhận bảo lãnh có thể xuất trình những chứng từ theo yêu cầu để đếnngân hàng xác nhận đề nghị thanh toán Nhưng hiện nay nếu người nhận bảolãnh không tin tưởng vào khả năng tài chính của ngân hàng phát hành bảolãnh thì họ sẽ yêu cầu thêm một nghiệp vụ tái bảo lãnh.
Đồng bảo lãnh đây là loại bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh baogồm nhiều ngân hàng khác nhau Trong những hợp đồng lớn mà có khả năngxảy ra rủi ro cao, một ngân hàng không đủ tiềm lực tài chính để đứng ra phát
Trang 15hành bảo lãnh được Khi đó ngân hàng này sẽ mời một số ngân hàng kháccùng tham gia bảo lãnh, một ngân hàng trong các ngân hàng tham gia bảolãnh chính sẽ đứng ra làm ngân hàng bảo lãnh chính Ngân hàng này sẽ pháthành thư bảo lãnh cho toàn bộ hợp đồng và chia lại cho các ngân hàng thamgia theo tỷ lệ, đồng thời các ngân hàng tham gia cam kết chịu trách nhiệmtheo tỷ lệ đã nhận Khi ngân hàng bảo lãnh chính đã thanh toán cho bên nhậnbảo lãnh thì có quyền truy đòi các ngân hàng tham gia.
1.2.4.3 Theo điều kiện bảo lãnh
Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh khi ngân hàng bảo lãnh thanhtoán cho bên nhận bảo lãnh sẽ yêu cầu bên nhận bảo lãnh xuất trình các giấytờ do bên thứ ba xác nhận hoặc phán quyết của toà án chứng minh rằng bênđược bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng.
Bảo lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh yêu cầungân hàng thực hịên nghĩa vụ bảo thì ngân hàng bảo lãnh không được phép trìhoãn và đồng thời bên nhận bảo lãnh chỉ cần xuất trình loại giấy tờ thanh toánmà không cần phải có thêm văn bản nào khác chứng minh bên được bảo lãnhđã vi phạm hợp đồng.
1.2.5 Phí bảo lãnh.
Là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho Ngân hàng khi Ngân hàng chấpnhận bảo lãnh Với mỗi Ngân hàng có một mức phí bảo lãnh khác nhaunhưng đều nằm trong mức phí chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước Mức phí tốiđa là 2% giá trị được bảo lãnh và tối thiểu là 300.000đồng mỗi hợp đồng bảolãnh.
Trang 161.2.6 Quy trình bảo lãnh của Ngân hàng thương mại.
Sơ đồ 1.3: Quy trình bảo lãnh của ngân hàng có thể chia ra làm 5 bước:
Bước 1 : Khách hàng lập và gửi hồ sơ bảo lãnh
Trong đó hồ sơ gồm có hồ sơ pháp lý, giấy đề nghị bảo lãnh ghi rõ sốtiền và điều kiện bảo lãnh,báo cáo tài chính, hồ sơ tài sản bảo đảm.
Bước 2 : Ngân hàng thẩm định hồ sơ và đưa ra quyết định
Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ: Thẩm định tình hình tài chính.
Thẩm định tài sản bảo đảm. Đánh giá hiệu quả bảo lãnh.
Đánh giá khả năng thực hiện của bên được bảo lãnh.
Phân tích hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và bên thứ ba. Phân tích yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba.
Khách hàng lập và gửi hồ sơbảo lãnh
Ngân hàng thẩm định hồ sơ vàđưa ra quyết định
Ngân hàng ký hợp đồng bảolãnh và phát hành thư bảo lãnh
Kiểm tra, theo dõi, thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh.
Kết thúc bảo lãnh
Trang 17Ngân hàng xác định rủi ro và các biện pháp phòng ngừa từ đó đưa raquyết định Khi chấp thuận bảo lãnh ngân hàng xem xét lựa chọn hình thức vànội dung phù hợp với yêu cầu của khách hàng và khả năng của ngân hàng.
Bước 3 : Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh
Nội dung của hợp đồng bảo lãnh bao gồm :
Tên đại chỉ bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh. Ngày phát hành bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, số tiền bảo lãnh. Phí bảo lãnh, tài sản bảo đảm.
Hình thức bảo lãnh và điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Hợp đồng bảo lãnh độc lập với hợp đồng kinh tế giữa bên nhận bảolãnh và bên được bảo lãnh, thể hiện rang buộc tài chính giữa ngân hàng vàbên nhận bảo lãnh.
Cán bộ có thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảolãnh trong thời hạn quy định.
Bước 4 : Kiểm tra, theo dõi, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Sau khi phát hành thư bảo lãnh ngân hàng tiến hành kiểm tra, theo dõiquá trình thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh để đưa ra các phương ángiải quyết kịp thời sự cố xảy ra Đồng thời thực hiện việc hạch toán số dư bảolãnh, thu phí bảo lãnh theo đúng hợp đồng đã ký.
Phí bảo lãnh được tính như sau :
Phí bảo lãnh = số dư bảo lãnh * mức phí bảo lãnh * thời gian bảo lãnh.
Bước 5 : Kết thúc bảo lãnh
Sau khi thư bảo lãnh hết hiệu lực hoặc thông báo của bên nhận bảo lãnhvề việc hoàn thành nghĩa vụ của bên được bảo lãnh ngân hàng tiến hành tấttoán bảo lãnh, giải toả tài sản bảo đảm, đánh giá kết quả bảo lãnh, lưu trữ hồsơ và rút ra kinh nghiệm.
Trang 181.3 Khái niệm về chất lượng bảo lãnh ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong nền kinh tế thị trường đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tếquốc tế như nước ta hiện nay thì chất lượng luôn là một vấn đề quan trọng.Vậy chất lượng ở đây là gì? Có rất nhiều quan niệm về chất lượng : “ Chấtlượng là chất lượng trong cuộc sống, chất lượng con người, chất lượng dịchvụ, thông tin…” Đối với các DN V&N, chất lượng ở đây là sự hiệu quả tronghoạt động, sự phù hợp với nhu cầu Dịch vụ bảo lãnh bao gồm mối quan hệcủa nhiều bên nên để đánh giá được chất lượng chúng ta phải dựa trên quanđiểm của các chủ thể khác nhau.
Khái niệm về chất lượng bảo lãnh đối ngân hàng thương mại được đánhgiá dựa trên mức độ an toàn khi ngân hàng thực hiện bảo lãnh, nó không làmảnh hưởng tới hoạt động cũng như uy tín của ngân hàng Ngoài ra chất lượngcòn thể hiện ở khả năng đáp ứng yêu cầu bảo lãnh của DN V&N, nguồn thutừ hoạt động…
Đứng trên khái niệm của DN V&N (người được bảo lãnh), chất lượngbảo lãnh là mức phí phải trả cho hợp đồng bảo lãnh, khả năng đáp ứng kịpthời trong thời gian ngắn nhất, đơn giản về thủ tục, quy trình nghiệp vụ Đồngthời phía được bảo lãnh luôn mong muốn không phải ký quỹ, cầm cố, thếchấp nhiều tài sản bảo đảm để có được khoản bảo lãnh lớn với nhiều ưu đãi…
Còn trên góc độ của người nhận bảo lãnh, chất lượng bảo lãnh đánh giáở khả năng nhận được khoản bồi thường, thanh toán từ phía ngân hàng mộtcách nhanh chóng, kịp thời với thủ tục pháp lý đơn giản Nó còn là sự tintưởng của người nhận bảo lãnh đối với ngân hàng…
Ngoài việc đánh giá dựa trên những chủ thể trong hợp đồng bảo lãnh,chất lượng bảo lãnh còn được xem xét trên giác độ nền kinh tế Hợp đồng bảolãnh góp phần vào sự phát triển chung của tất cả các doanh nghiệp, mang lại
Trang 19hiệu quả cao cho nền kinh tế, thúc đẩy mối quan hệ giữa của nhiều ngànhnghề…
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mạiđối với DN V&N.
Bảo lãnh đang ngày càng trở lên quan trọng trong nền kinh tế của nướcta vì vậy việc đánh giá chất lượng bảo lãnh là hết sức cần thiết Nó không chỉgiúp cho ngân hàng đánh giá được hoạt động của mình, đánh giá được cáckhách hàng tiềm năng mà còn có những điều chỉnh hợp lý để nâng cao chấtlượng, tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng Chất lượng bảo lãnh là một chỉtiêu tổng hợp được đánh giá từ nhiều bên khác nhau trong hợp đồng bảo lãnh.Nhóm chỉ tiêu này có thể chia thành nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêuđịnh lượng Dưới đây là sự đánh giá từ phía ngân hàng dựa trên hai nhóm chỉtiêu trên.
1.4.1 Nhóm chỉ tiêu định tính
Khả năng đáp ứng nhu cầu của DN V&N.
Chất lượng bảo lãnh được cho là tốt khi mà Ngân hàng đáp ứng mộtcách tốt nhất nhu cầu của khách hàng Trong khi nhu cầu của khách cần rấtnhiều các loại hình bảo lãnh khác nhau nhưng hiện tại các Ngân hàng thươngmại mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong số đó, các Ngân hàng thươngmại tập trung chủ yếu vào các loại hình như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thựchiện công trình Điều đó gây ra rất nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệpxuất khẩu, các doanh nghiệp có số vốn ít thường xuyên phải mua chịu hoặccần ứng trước, các doanh nghiệp đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Vì vậy, việc đáp ứng được nhu cầu của các DN V&N chứng tỏ chất lượng bảolãnh đã được nâng lên.
Trang 20 Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng phụ trách dịch vụ bảolãnh
Đây là một yếu tố hết sức cần thiết, nếu như trình độ chuyên môn củacán bộ ngân hàng tốt nó sẽ tăng tính cạnh tranh và thu hút khách hàng chongân hàng Một Ngân hàng có các nhân viên có trình độ cao luôn luôn thựchiện các công việc một cách tôt nhất, tuân thủ đúng quy trình, đảm bảo tínhchặt chẽ, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra Đồng thời tạo mối quan hệ tốt vớikhách hàng sẽ duy trì những khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng…Chấtlượng bảo lãnh qua đó sẽ được đảm bảo.
Quy trình bảo lãnh chặt chẽ và tuân thủ các chuẩn mực pháp lý
Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chất lượng bảolãnh của ngân hàng Cũng giống như đối với các dịch vụ khác trong ngânhàng dịch vụ bảo lãnh luôn phải tuân thủ những quy định của ngân hàng nhànước, đồng thời quy trình bảo lãnh phải chặt chẽ hạn chế tối đa các rủi ronhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
1.4.2 Các chỉ tiêu định lượng.
Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh.
Chỉ tiêu này cho biết tổng số tiền phí mà ngân hàng thu được từ cáchợp đồng bảo lãnh Chất lượng bảo lãnh tốt đồng nghĩa với việc nó mang lạidoanh thu lớn cho ngân hàng, để đánh giá chính xác chất lượng bảo lãnh quadoanh thu từ dịch vụ bảo lãnh chúng ta xem xét tới các tiêu chí : tốc độ tăngtrưởng doanh thu phí bảo lãnh, tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh trêntổng doanh thu, tỷ trọng doanh thu phí từ hoạt động bảo lãnh so với các hoạtđộng khác trong ngân hàng, quy mô doanh thu phí bảo lãnh,…Doanh thu từhoạt động ngày càng tăng chứng tỏ quy mô dịch vụ bảo lãnh ngày càng đượcmở rộng với sự tăng trưởng ổn định.
Trang 21Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ căn cứ vào doanh thu từ dịch vụ bảo lãnhđể đánh giá chất lượng bảo lãnh thì chưa được chính xác vì nó còn phụ thuộcvào mức độ rủi ro của các hợp đồng bảo lãnh đó Nếu một hợp đồng mang lạidoanh thu lớn nhưng có độ rủi ro cao thì đó là hợp đồng không an toàn, mộtkhi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng ngân hàng phải chi trả khoản bảolãnh này cho bên nhận bảo lãnh và sau đó khoản này sẽ được chuyển thành nợxấu.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh càng cao cho thấy dịch vụ bảo lãnhcủa ngân hàng đang phát triển ổn định Dư nợ bảo lãnh cho biết tổng giá trịcác khoản bảo lãnh, sự tăng trưởng dư nợ bảo lãnh phản ánh ngân hàng đangthu hút được rất nhiều khách hàng, dịch vụ bảo lãnh ngày càng được mở rộng.Do đó khi đánh giá chất lượng bảo lãnh cần phải xem xét tới tốc độ tăngtrưởng dư nợ bảo lãnh, tốc độ tăng trưởng cao là một tín hiệu tốt của dịch vụbảo lãnh.
Dư nợ bảo lãnh quá hạn.
Là chỉ tiêu phản ánh khoản vốn ngân hàng thanh toán cho bên nhận bảolãnh thay cho bên được bảo lãnh Nhưng khi đến hạn thanh toán bên được bảolãnh không đủ khả năng trả, trả không đủ hoặc không chịu trả cho ngân hàng.Dư nợ bảo lãnh quá hạn lớn cho thấy dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng khônghiệu quả, ngân hàng đứng trước nguy cơ bị mất vốn Khi nói đến dư nợ bảolãnh quá hạn ta quan tâm đến tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn.
Tỷ lệ dư nợ bảolãnh quá hạn(%) =
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
Tổng dư nợ bảo lãnh
Cơ cấu bảo lãnh của ngân hàng cho thấy chiến lược phát triển sâu rộng
của ngân hàng về loại hình doanh nghiệp nào, loại hình bảo lãnh nào…Mỗingân hàng đều chú trọng vào một loại hình bảo lãnh nào đó dựa vào năng lực
Trang 22của ngân hàng Do đó, xây dựng các loại hình bảo lãnh càng đa dạng thể hiệnsự phát triển của ngân hàng Nếu xây dựng một cơ cấu bảo lãnh hợp lý phùhợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngân hàng tận dụng đượclợi thế lớn trong kinh doanh đồng thời góp phần giảm thiểu rủi ro từ đó chấtlượng bảo lãnh được nâng lên.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng bảo lãnh.
Chất lượng bảo lãnh chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, để hiểu mộtcách khái quát nhất chúng ta chia ra làm hai nhóm nhân tố chính đó là nhómnhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan.
1.5.1 Các nhân tố chủ quan.
1.5.1.1 Năng lực tài chính của ngân hàng.
Vốn là những khoản tiền do ngân hàng tạo lập hoặc huy động được,ngân hàng dùng các khoản tiền này để đầu tư và thực hiện các dịch vụ kinhdoanh Một ngân hàng có vốn càng lớn càng có thế mạnh trong kinh doanh,đồng thời vốn còn quyết định tới các hoạt động của ngân hàng Theo quyếtđịnh 457/2005/QĐ-NHNN tại điều 8 điểm 1 " Tổng mức cho vay và bảo lãnhcủa tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốntự có của tổ chức tín dụng” “Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tíndụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60%vốn tự có của tổ chức tín dụng” “Tổng mức cho vay và bảo lãnh của chinhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá25% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài” “Tổng mức cho vay và bảo lãnhcủa chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liênquan không được vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài” Từquyết định trên cho thấy giá trị bảo lãnh của ngân hàng đối với khách hàng đãđược quy định Những ngân hàng có vốn lớn có thể cung ứng dịch vụ bảo
Trang 23lãnh cho nhiều đối tượng với giá trị hợp đồng lớn hơn so với các ngân hàngcó vốn nhỏ.
Mặt khác, với quy mô vốn lớn ngân hàng có điều kiện đầu tư vào conngười và phương tiện kỹ thuật uy tín của ngân hàng được nâng lên, tạo sựcạnh tranh mạnh mẽ Ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh trên thịtrường, đa dạng các loại hình bảo lãnh tiếp cận với các khách hàng lớn vàtiềm năng có khả năng tham gia vào các hợp đồng bảo lãnh có chất lượng.Qua đây chúng ta có thể thấy năng lực tài chính của ngân hàng là vô cùngquan trọng, là yếu tố tiên quyết để phát triển và nâng cao chất lượng bảo lãnhngân hàng.
1.5.1.2 Chính sách phát triển dịch vụ bảo lãnh
Mỗi ngân hàng đều có những chiến lược phát triển hoạt động kinhdoanh, nằm trong chiến lược phát triển chung đó chính sách bảo lãnh đúngđắn không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà còn làm tăng chấtlượng bảo lãnh Chính sách bảo lãnh bao gồm các chính sách về loại hình bảolãnh, mức phí bảo lãnh, tài sản bảo đảm, ký quỹ, các chỉ tiêu về doanh số, tốcđộ tăng trưởng…Một chiến lược phát triển dịch vụ bảo lãnh xây dựng phùhợp với xu hướng phát triển của ngân hàng và nền kinh tế sẽ đảm bảo chodịch vụ bảo lãnh của ngân hàng luôn ổn định, ngày một nâng cao và dễ dàngthích nghi với các biến động của thị trường.
1.5.1.3 Quy trình bảo lãnh
Quy trình bảo lãnh là một trong những yếu tố tác động trực tiếp tới chấtlượng bảo lãnh Do đó, để nâng cao chất lượng bảo lãnh dịch vụ bảo lãnh phảiđược thực hiện tuân theo quy trình đã định sẵn, đảm bảo tính chặt chẽ, kháchquan Nếu quy trình được xây dựng một cách hợp lý và gọn nhẹ sẽ tạo điềukiện cho cán bộ thực hiện đồng thời đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
Trang 241.5.1.4 Đội ngũ cán bộ ngân hàng
Con người luôn là trung tâm của mọi sự phát triển, tất cả các chiến lượckinh doanh đều do con người thực hiện do đó trình độ chuyên môn quyết địnhsự thành bại của bất kỳ kế hoạch phát triển nào Để có một hợp đồng bảo lãnhchất lượng cao đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có kiến thức chuyên sâu, hiểubiết về pháp luật, nhạy bén với thị trường Nếu cán bộ thiếu hiểu biết, khôngcó năng lực có thể đánh giá sai trong qua trình thẩm định ngân hàng phải chịucác hợp đồng với độ rủi ro cao hơn, mặt khác còn làm chậm kế hoạch củakhách hàng làm mất uy tín của ngân hàng Từ đó, ta có thể thấy đội ngũ cánbộ ngân hàng tác động mạnh tới chất lượng bảo lãnh như thế nào.
1.5.1.5 Công tác quản trị rủi ro.
Bảo lãnh cũng chịu tác động của rất nhiều rủi ro : rủi ro về khách hàng,rủi ro của bên bảo lãnh và rủi ro bất khả kháng…Vì vậy, công tác quản trị rủiro của Ngân hàng có vai trò quan trọng trong dịch vụ bảo lãnh nhằm tránh choNgân hàng gặp các tổn thất
Rủi ro về khách hàng : nếu như khách hàng là người trung thực, giữ chữtín, khả năng tài chính tốt khoản bảo lãnh đó sẽ an toàn cho Ngân hàng Khitiếp nhận một đề nghị bảo lãnh công việc đầu tiên của Ngân hàng là thẩmđịnh khách hàng, ngoài các thông tin Ngân hàng thu thập được Ngân hàngcòn rất cần các thông tin do khách hàng cung cấp Vì vậy nếu khách hàngtrung thực cung cấp thông tin một cách chính xác thì công tác thẩm định củaNgân hàng sẽ dễ dàng và chính xác hơn.
Rủi ro bất kảh kháng : đây là những rủi ro gây ra bởi các sự cố không thểdự đoán họăc kiểm soát được Theo điều 17 UPC500 quy định : “ Các Ngânhàng không có nghĩa vụ và không chịu trách nhiệm về những hậu quả phátsinh do việc gián đạon nghiệp vụ do thiên tai, những rối loạn, dân biến, nổi
Trang 25dậy, chiến tranh hay bởi nguyên nhân nào khác ngoài khả năng kiểm soát củahọ, hoặc do bất cứ các cuộc đình công hay bế xưởng Trừ khi được phép rõràng, khi các Ngân hàng bắt đầu hot động trở lại, các Ngân hàng sẽ khôngthanh toán, không cam kết trả sau, chấp nhận các hối phiếu hoặc chiết khấutheo các tín dụng mà đã hết hiệu lực giữa lúc hoạt động của ngân hàng bị giánđoạn như vậy ”.
1.5.1.6 Công tác thẩm định khách hàng.
Công tác thẩm định khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mộthợp đồng bảo lãnh của Ngân hàng Đây là điều kiện tiên quyết để Ngân hàngxem xét có chấp nhận bảo lãnh cho doanh nghiệp hay không Hợp đồng bảolãnh cũng giống như hợp đồng tín dụng, khách hàng phải được thẩm định mộtcách kỹ càng về năng lực tài chính, tính khả thi của dự án, uy tín của doanhnghiệp đối với Ngân hàng và các doanh nghiệp khác…Từ đó Ngân hàng đánhgiá chính xác mức độ rủi ro của khoản bảo lãnh, đảm bảo chất lượng khoảnbảo lãnh đó.
1.5.2 Các nhân tố khách quan
1.5.2.1 Các nhân tố từ phía khách hàng được bảo lãnh
Năng lực tài chính và khả năng kinh doanh của khách hàng được thểhiện ở khả năng sinh lời của doanh nghiệp, khả năng thanh toán nếu gặp sựcố, tài sản bảo đảm…Khi doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định, khảnăng sinh lời cao và các tài sản bảo đảm có tính lỏng cao thì việc đáp ứng cácyêu cầu của ngân hàng sẽ dễ dàng khi đó chất lượng bảo lãnh sẽ được bảođảm.
Tính khả thi của dự án đóng vai trò rất quan trọng, một khi dự án cókhả năng thực hiện tốt rủi ro từ phía khách hàng giảm từ đó ngân hàng sẽ dễdàng chấp nhận bảo lãnh Một dự án có tính khả thi kém ngân hàng có thể
Trang 26không bảo lãnh hoặc nếu bảo lãnh sẽ mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng,chất lượng bảo lãnh sẽ giảm sút.
Đạo đức khách hàng là nhân tố tác động trực tiếp tới chất lượng bảolãnh vì dịch vụ bảo lãnh là hoạt động dựa trên uy tín giữa các bên liên quan.Nếu khách hàng cung cấp thông tin một cách chính xác tạo điều kiện cho việcđánh giá thì luôn có những hợp đồng bảo lãnh với chất lượng cao Mặt khác,khách hàng cố tính cung cấp thông tin sai lệch ngân hàng sẽ gặp khó khăntrong việc thẩm định dẫn đến đưa ra các quyết định không đúng với quychuẩn cho phép, lúc đó chất lượng bảo lãnh sẽ không tốt.
1.5.2.2 Các nhân tố khác
Tình hình kinh tế
Với một nền kinh tế ổn định ngân hàng và doanh nghiệp đều có nhữngbước phát triển mạnh mẽ sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và nâng cao chất lượngbảo lãnh Đặc biệt nếu tình hình kinh tế có nhiều biến động thì rủi ro trongdịch vụ bảo lãnh lại càng cao Điều này có thể lý giải vì khi kinh tế biến độnggiá nguyên vật liệu thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, đồng thời những thay đổi trong chính sách kinh tếcủa chính phủ tác động mạnh tới hoạt động của các ngân hàng từ đó kháchhàng và ngân hàng khó gặp được nhau hoặc người được bảo lãnh khó có thểthực hiện nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Tất cả điều này đều làmcho chất lượng bảo lãnh giảm sút.
Hành lang pháp lý là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng bảolãnh ngân hàng Tất cả các dịch vụ bảo lãnh đều tuân theo các quy phạm phápluật của ngân hàng nhà nước, của chính phủ…một hành lang pháp lý thôngthoáng tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng nhưng vẫnphải đảm bảo tính chặt chẽ và đồng bộ Đây là yếu tố cốt lõi phát triển dịch vụbảo lãnh có chất lượng cao.
Trang 27Chương 2 : Thực trạng chất lượng bảo lãnh Ngân hàng Côngthương Ba Đình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1 Khái quát vê ngân hàng Công thương Ba Đình
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Công thương là một trong bốn ngân hàng thương mại lớnnhất Việt Nam Ngày 26 tháng 03 năm 1988, Ngân hàng chuyên doanh Côngthương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hộiđồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và chínhthức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết địnhsố 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990
Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã kýQuyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương ViệtNam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 21 tháng 09 năm 1996,được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcđã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Côngthương Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tạiQuyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng ChínhPhủ
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Ngân hàng Côngthương Việt Nam đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạnglưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước,bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 138 chi nhánh; 188 phòng giaodịch; 258 điểm giao dịch; 191 quỹ tiết kiệm; 742 máy rút tiền tự động (ATM);02 Văn phòng đại diện; và 03 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tàichính, Công ty TNHH Chứng khoán (VietinbankSC) và Công ty Quản lý nợvà Khai thác tài sản; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm
Trang 28Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngoài ra,Ngân hàng Công thương còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina vàCông ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á Ngân hàng Công thương Việt Nam(IAI); góp vốn vào 07 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tàichính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổphần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàngthương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v
Ngân hàng Công thương hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngânhàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.Vốn điều lệ của Ngân hàng Công thương tại thời điểm xác định giá trị doanhnghiệp (31/12/2007) là hơn 7.608 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 166.112 tỷđồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng Theo Báo cáotài chính chưa kiểm toán của Ngân hàng Công thương, tại thời điểm30/09/2008 vốn điều lệ và tổng tài sản của Ngân hàng Công thương tươngứng là 7.626 tỷ đồng và 187.534 tỷ đồng.
Trong bối cảnh chuyển đổi đó, chi nhánh Ngân hàng Công thương BaĐình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh Ngân hàng thương mại quốcdoanh với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Ba Đình trực thuộcNgân hàng Công thương thành phố Hà Nội Hoạt động kinh doanh mang tínhkinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách lấy lợi nhuận làm mụctiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ,khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinhdoanh Lúc này chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình hoạt động theo môhình quản lý Ngân hàng Công thương ba cấp (TW - Thành phố - quận) Với môhình quản lý này, trong những năm đầu thành lập ( 7/88 - 3/93 ) hoạt động kinhdoanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình kém hiệu quả, khôngphát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh Ngân hàng thương mại
Trang 29trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào Ngânhàng Công thương Thành phố Hà Nội, cùng với những khó khăn, thử thách củanhững năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo lối đổi mới của Đảng Trướcnhững khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý cũng như từ cơ chế, bắtđầu từ 01/04/1993 Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện thí điểm môhình tổ chức Ngân hàng Công thương hai cấp ( Cấp TW - quận ), xoá bỏ cấptrung gian là Ngân hàng công thương Thành phố Hà Nội, đồng thời đổi mới vàtăng cường công tác cán bộ Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng vớiviệc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực : hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đã có sức bật mới, hoạtđộng kinh doanh theo mô hình một Ngân hàng thương mại đa năng, có đầy đủnăng lực và uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường.Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng đổi mới, hoàn thiện mìnhđể thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Ba Đình.
Trang 302.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng Công thương Ba Đình.
Trong 3 năm qua, tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như trongnước có nhiều bất ổn, nhưng ngành ngân hàng của Việt nam nói chung và chinhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình nói riêng vẫn tăng trưởng với tốc độkhá ổn định.
Năm 2006, hoạt động của các Ngân hàng thương mại diễn ra sôi động,nhiều Ngân hàng mới được thành lập Các ngân hàng mở thêm nhiều chinhánh và điểm giao dịch, đồng thời nhiều Ngân hàng thương mại tăng vốnđiều lệ Đây là thời kỳ thị trường chứng khoán diễn ra sôi động, giá cổ phiếuliên tục tăng.Tuy nhiên trong năm 2006, lãi suất trên thị trường thế giới cónhiều biến động, FED đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất (5,25%/năm) đãtác động trực tiếp đến quan hệ tỷ giá và lãi suất của đồng Việt Nam, làm cholãi suất huy động vốn VNĐ luôn không ổn định, cạnh tranh giữa các Ngânhàng ngày càng trở nên mạnh mẽ Thêm vào đó là sự có mặt của các Ngânhàng thương mại nước ngoài làm cho cuộc cạnh tranh này càng trở nên gaygắt hơn.
Năm 2007 tình hình hoàn toàn trái ngược với năm 2006, thị trườngchứng khoán bớt nóng, giá cổ phiếu sụt giảm Đặc biệt, FED nhiều lần điềuchỉnh giảm lãi suất, do đó tỷ giá đồng USD giảm, các Ngân hàng hạn chế muangoại tệ vào Điều này ảnh hưởng lớn đến các Ngân hàng thương mại bởi vìnhiều khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín, có kim ngạch xuất khẩulớn thường bán ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán quốc tế, vay vốn,gửi tiền tại ngân hàng, nay không mua vào USD thì dễ bị khách hàng bỏ đisang ngân hàng khác.
Bước sang năm 2008 tình hình không khả quan hơn năm 2007 giá cổphiếu liên tục giảm, vào thời điểm cuối năm chỉ số VNindex liên tục phá đáydo sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới Chính phủ các
Trang 31nước liên tục đưa ra các gói kích cầu, các chính sách hỗ trợ mới nhằm cảithiện tình hình Vì vậy trong thời điểm cuối năm hoạt động của các Ngânhàng thương mại bắt đầu trở lên sôi động hứa hẹn một đợt phát triển mới chochi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Nhìn chung những năm gần đây số vốn huy động được của chi nhánhlà khá cao Nhưng tỷ trọng về tiền gửi VNĐ đang giảm dần Điều này là dotình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động các nhà đầu tư thiên về việc nắmgiữ ngoại tệ ổn định hơn là nắm giữ VNĐ.
Đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động đã tăng so với cùng kỳ nămtrước là 18,18% trong đó tiền gửi VNĐ tăng 15,53%, tiền gửi ngoại tệ tăng29,07%.
Cuối năm 2008 tổng nguồn vốn huy động so với cùng kỳ năm trước đãgiảm 12,6% trong đó tiền gửi VNĐ giảm 15,59%.
Có thể thấy là công tác huy động vốn của chi nhánh trong năm 2007 đượcthực hiện khá tốt, quy mô huy động vốn lớn hơn năm 2006 rất nhiều Tiền gửiVNĐ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu huy động của chi nhánh nhưngđang có xu hướng ngày càng giảm dần do lượng tiền gửi bằng đồng ngoại tệtăng dần Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động sụt giảm xuống còn gần bằng
Trang 32so với năm 2006 điều này là do cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới bắt đầulan sang Việt Nam Lạm phát tăng cao, giá trị nguyên liệu, vật liệu không ổnđịnh kinh tế suy giảm Cuộc đua lãi xuất trong các Ngân hàng thương mại bắtđầu bớt nóng do sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.
Cơ cấu vốn
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêuNăm
Vốn huy động từ TCKTVốn huy động từ dân cưGiá trịTỷ trọng (%)Giá trịTỷ trọng (%)
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Năm 2007 nguồn vốn được huy động từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh43,58% so với năm 2006 Nguồn tiền gửi từ các TCKT (Tổ chức kinh tế) lànhững nguồn tiền lớn, do đó Chi nhánh đã rất quan tâm đến việc huy độngđược nguồn tiền từ các TCKT này Nguồn tiền gửi từ dân cư đang ngày cànggiảm dần nhưng giảm không đáng kể, Nguồn vốn huy động từ dân cư giảm làdo nhiều nguyên nhân, lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá nên đốivới các nhà dầu tư gửi tiền tiết kiệm không còn là sự lựa chọn hấp dẫn.Trongkhi đó Thị trường bất động sản, thị trường Vàng lại đang khởi sắc, hấp dẫncác khách hàng dân cư Chính vì vậy nhiều khách hàng đầu tư nguồn vốnnhàn rỗi vào thị trường bất động sản và thị trường vàng thay vì gửi vào Ngânhàng nên làm cho nguồn huy động của dân cư giảm.
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Trang 33Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng
Công thương Ba Đình
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêuTổng dư nợtín dụng
Dư nợ VNĐDư nợ ngoại tệGiá trịTỷ trọng
(%)Giá trị
Tỷ trọng(%)
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng liên tục qua các năm đặc biệtlà năm 2008, dư nợ tín dụng tăng 21,11% so với cùng kỳ năm trước Dư nợVNĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng nhưng đang giảm dần.Nguyên nhân là do trong 3 năm gần đây tình hình kinh tế thế giới cũng nhưtrong nước có nhiều biến động, trong nước lạm phát tăng đồng tiền không giữđược giá trị của mình các nhà vay vốn thiên về vay bằng tiền ngoại tệ do đó tỷtrọng dư nợ ngoại tệ cũng tăng lên.
Chất lượng tín dụng
Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp còngặp khó khăn, làm ăn kém hiệu quả gây tình trạng nợ nần dây dưa ảnh hưởngđến chất lượng tín dụng của của chi nhánh Do đó, Chi nhánh rất chú trọngcông tác thẩm định tín dụng Cùng với việc đánh giá thực trạng và chất lượngcủa từng đơn vị vay vốn, Chi nhánh đã áp dụng một loạt các giải pháp khácnhư rà soát lại các doanh nghiệp, bổ sung tài sản thế chấp cầm cố trong cácdoanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh đầu tư cho vay các thành phần kinh tếkhác, tiếp tục xử lý nợ tồn đọng, bám sát tình hình thanh toán vốn để thu nợ,xác định mức tín dụng đối với từng doanh nghiệp vay vốn.
Bảng 2.4 Chất lượng tín dụng theo các nhóm Nợ của Ngân hàng
Trang 34Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Nhóm Nợ xấu tăng liên tục qua các năm điều này cho thấy công tácquản lý Nợ của Ngân hàng còn chưa đạt hiệu quả Song song với đó là tìnhhình suy giảm kinh tế nhiều doanh nghiệp vay vốn làm ăn thua lỗ không cókhả năng trả nợ Nợ nhóm 2 tiếp tục giảm trong khi dư nợ tín dụng tăng lênđiều này chứng tỏ 3 năm gần đây Chi nhánh đã lựa chọn khai thác nhữngkhách hàng có tình hình tài chính lành mạnh và đồng thời chuyển dần nợnhóm 2 sang nhóm nợ xấu làm nhóm Nợ xấu tăng.
2.1.3.3 Hoạt động tài trợ thương mại
Hoạt động thanh toán quốc tế
Về hoạt động thanh toán quốc tế, khối lượng thanh toán quốc tế ngàycàng tăng cả về số món và giá trị thanh toán Chi nhánh đã đảm bảo đượcquyền lợi cho các bên mua bán trong thanh toán hàng nhập, hàng xuất vàchuyển tiền Các giao dịch thanh toán được thực hiện kịp thời, chính xác,không để xảy ra sai xót Ngoài ra Ngân hàng còn tư vấn cho khách hàng lựachọn các phương thức thanh toán thích hợp, phối hợp với các phòng kháchhàng để áp dụng các chính sách phí dịch vụ và lãi suất phù hợp, thực hiệnđúng quy trình nghiệp vụ theo quy định của Ngành, của Nhà nước
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Trang 35Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, doanh số mua bán ngoại tệ ngàycàng tăng cao Ngoài thu đổi mua bán ngoại tệ của các đại lý, qua thị trườngtự do và thị trường liên Ngân hàng, Chi nhánh còn khai thác, thu mua từ cácdoanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời theo dõi sátsao chặt chẽ luồng tiền đi - đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn…Do vậykhông có rủi ro, trạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng quiđịnh của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
2.1.3.4 Các hoạt động khác
Kế toán giao dịch
Năm 2006 có 5.554 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán, khối lượngthanh toán 299.75 món, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷtrọng 81,35% Nhưng sang năm 2007 và 2008 tài khoản tiền gửi giao dịchthanh toán và khối lượng thanh toán không tăng do lạm phát trong nước vàbất ổn của tài chính thế giới.
Các món thanh toán, chuyển tiền đã thực hiện theo đúng quy trìnhnghiệp vụ, quy trình thanh toán điện tử trên hệ thống INCAS đảm bảo kịpthời, chính xác, an toàn tài sản.
Phát triển dịch vụ thẻ
Trong năm 2006 chi nhánh đã phát hành được 2908 thẻ ATM, đưa sốthẻ ATM chi nhánh đang quản lý lên 5831 thẻ Đồng thời lắp đặt 13 máyATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng, phát hành 60 thẻ tín dụng quốctế đạt 100% kế hoạch đề ra trong năm 2005, thiết lập 20 máy thanh toán EDC.Năm 2007 chi nhánh phát hành được 3509 thẻ ATM, 108 thẻ VISA và có 22cơ sở chấp nhận thẻ.
Năm 2008 phát hành được 18657 thẻ ATM, 89 thẻ VISA và 10 cơ sởchấp nhận thẻ Số thẻ phát hành năm 2008 tăng đột biến so với các năm trước
Trang 36do chi nhánh mở rộng mạng lưới lắp đặt máy ATM và phát hành thêm nhiềuloại thẻ mới với nhiều tính năng tiện ích cho người sử dụng.
So với hế hoạch và yêu cầu phát triển dịch vụ thẻ thanh toán thì số thẻphát hành và cơ sở chấp nhận đặt máy thanh toán còn thấp Do vậy khốilượng thanh toán qua thẻ và thu phí dịch vụ còn bi hạn chế.
Công tác quản lý kho quỹ
Năm 2006, khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng trong nămđạt 14.610 tỷ VNĐ, tăng 32,2% so với năm trước; ngoại tệ 390 triệu USDtăng 17,2% Trong năm, 2006 đã trả lại cho khách hàng nộp tiền thừa 398món với số tiền 559,45 triệu VNĐ, 12.200 USD và 3.000 EUR trong đó cómón tiền thừa cao nhất là 100 triệu VNĐ.
Năm 2007 và 2008 chi nhánh tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lýkho quỹ và được NHNN Hà Nội và Ngân hàng Công thương Việt Nam nhậnxét đánh giá là đơn vị chấp hành tốt các quy chế thu chi tiền mặt và bảo quảnan toàn kho quỹ.
Phát triển các điểm giao dịch
Thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới của Ngân hàng Công thươngViệt Nam chi nhánh đã cải tạo và nâng cấp địa điểm quỹ tiết kiệm 26-QuánThánh, Quỹ tiết kiệm 21-Thành Công thành 2 điểm giao dịch mẫu theo đúngthiết kế của Ngân hàng Công thương Việt Nam, đồng thời khai trương thêmphòng giao dịch Tây Hồ, Văn Cao và nhiều Quỹ tiết kiệm tạo cho Chi nhánhcó hệ thống giao dịch rộng lớn thuận tiện cho khách hàng.
Công tác kiểm tra kiểm soát
Trong 3 năm qua Chi nhánh luôn có kế hoạch kiểm tra hàng tháng,hàng quý trên các mặt hoạt động nghiệp vụ, trong đó rất chú trọng việc triểnkhai các biện pháp kiểm tra về bảo vệ kho quỹ, an ninh mạng Riêng trong
Trang 37thanh toán điện tử mã thẩm quyền của từng cán bộ theo phân cấp được yêucầu bảo mật nghiêm ngặt, do vậy các sai xót trong tác nghiệp đã được hạnchế, tài sản nhìn chung được bảo đảm an toàn Các kiến nghị của các đoànkiểm tra thuộc về tín dụng, tài trợ thương mại, kế toán tài chính…đều đã đượcchỉnh sửa và khắc phục kịp thời.
Kết quả kinh doanh
Bảng 2.5 Lợi nhuận của chi nhánh qua các năm
Đơn vị : tỷ đồng
Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro 129 134,726 210,267Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro 89,165 42,588 156,086
Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh
Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro của chi nhánh trong 3 năm đềutăng đặc biệt là năm 2008 tăng 56,07% so với cùng kỳ năm trước Lợi nhuậnchưa trích dự phòng rủi ro năm 2007 tăng 4,43% so với năm 2006 nhưng lợinhuận sau khi trích dự phòng rủi ro lại thấp hơn, điều này có thể lý giải bởitrong năm 2007 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước còn nhiều bấtổn do đó Chi nhánh phải trích dự phòng đối với các khoản vay cao hơn Sangnăm 2008 tình hình có phần ổn định hơn lợi nhuận sau khi trích dự phòng rủiro tăng mạnh chứng tỏ Chi nhánh đang phát triển đúng hướng.
Với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh lợi nhuậncác năm luôn vượt kế hoạch, thu nhập cho cán bộ công nhân viên được ổnđịnh tạo nền tảng cho sự phát triển sau này.
2.2 Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương BaĐình đối với DN V&N.
2.2.1 Khái quát các DN V&N, khách hàng của Ngân hàng Công thương Ba Đình.
Trang 38DN V&N không những là bộ phận rất lớn của nền kinh Việt Nam màcòn là khách hàng vô cùng quan trọng của Ngân hàng Công thương Ba Đình.Trải qua nhiều năm hoạt động đã có rất nhiều các DN V&N tham gia các hoạtđộng và dịch vụ của Ngân hàng, hiện nay Ngân hàng đang phục vụ nhu cầucho gần 3000 DN V&N
Tuy khối lượng DN V&N là khá đông nhưng số lượng các doanh nghiệpsử dụng dịch vụ bảo lãnh còn khá hạn chế một phần do quy định của Ngânhàng, một phần do các doanh nghiệp chưa hiểu rõ về loại hình dịch vụ này.
Có khá nhiều các doanh nghiệp có mối quan hệ lâu đời với Ngân hàngnhư : Công ty cổ phần hoá dầu PERTROLIMEX, công ty tập đoàn xây dựngBa Đình….
2.2.2 Cơ sở pháp lý của dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng công thương Ba Đình.
Dịch vụ bảo lãnh là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro vì vậy cần phải cómột khung pháp lý chặt chẽ để hạn chế rủi ro Đã có rất nhiều quy định củachính phủ về dịch vụ bảo lãnh, mới đây nhất đó là quyết định số 20/2006/QĐ-NHNN do thống đốc NHNN ký thay thế cho các quyết định :
Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng.
Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế bảolãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Quyết định số 1348/2001/QĐ-NHNN ngày 29/10/2001 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số quy định liên quan đến thu phíbảo lãnh của các tổ chức tín dụng.