Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 68 - 76)

Duy trì môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định như hiện nay, mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi với tất cả các quốc gia trên thế giới. Môi trường kinh doanh ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng. Một môi trường kinh doanh ổn định tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất và là điều kiện tiên quyết để các hợp đồng được thực hiện đúng cam kết. Như vậy, mới thúc đẩy được hoạt động kinh tế nói chung và dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N nói riêng.

Tạo sự ổn định về pháp luật và chính sách, sự thay đổi của các chính sách có thể mang lại rủi ro cho dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng đối với DN V&N thông qua những tác động tới DN V&N và khả năng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh của họ. Đồng thời, hệ thống pháp luật thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển kinh doanh, những cơ hội mới sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tìm tới các ngân hàng để được sử dụng các dịch vụ.

Tăng vốn điều lệ cho các NHTM quốc doanh, hạt nhân của thị trường tài chính Việt Nam hiện nay. Đây là công cụ hạn chế rủi ro cho các ngân hàng, giúp ngân hàng có thể thực hiện được các hợp đồng bảo lãnh có quy mô lớn mà không chịu sự rằng buộc của quy định về đảm bảo an toàn vốn.

Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thanh lý TSĐB, trình tự tố tụng và xử lý tranh chấp giữa các bên có liên quan trong hợp đồng bảo lãnh.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.

Mặc dù Ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều quyết định nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động bảo lãnh ngân hàng nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu xót, đồng thời quá trình áp dụng các văn bản vào trong thực tiễn còn nhiều điểm gây khó khăn cho cán bộ thực hiện bảo lãnh. Vì vậy đề nghị Ngân hàng nhà nước sớm bổ sung các thiếu xót đó, chỉnh sửa lại sao cho hợp lý tránh chồng chéo để hoạt động bảo lãnh ngày càng phát triển.

Trong khi nghiên cứu đưa ra các quy định, Ngân hàng nhà nước cần tham khảo ý kiến đóng góp từ phía các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các quy định và điều luật quốc tế.

Kết Luận

Dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N mới chỉ phát triển trong khoảng 5 năm trở lại đây nên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Tuy nhiên trong 5 năm đó dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N đã có những bước phát triển vượt bậc trong nền kinh tế với chất lượng cao hơn. Đây là một loại hình dịch vụ tiềm năng đối với các Ngân hàng Thương mại nói chung và cả Ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng. Các DN V&N đang ngày càng phát triển trở thành một loại hình không thể thiếu trong nền kinh tế. Nhận thức được điều này Ngân hàng Công thương Ba Đình đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N. Việc nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết cũng như thực tiễn dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình qua đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N là rất cần thiết.

Trong chuyên đề tốt nghiệp này em đã đề cập tới một số vấn đề sau :

Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Ba Đình và thực trạng chất lượng bảo lãnh tai Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Danh mục tài liệu tham khảo.

1. Giáo trình Ngân hàng thương mại, TS Phan Thị Thu Hà. Nhà xuất bản thống kê năm 2004.

2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS – Lưu Thị Hương. Nhà xuất bản thống kê 2005.

3. Quản trị ngân hàng thương mại, Perter Rose - Nhà xuất bản Tài chính 2001.

4. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, ĐH Kinh tế Quốc dân – Nhà xuất

bản Thống kê 2002.

5. Quy chế bảo lãnh ngân hàng - Ban hành kèm theo Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14.

6. Quyết định 386/2001/QĐ-NHNN; Quyết định 2348/2001/QĐ-NHNN; Quyết định 112/2003/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh ngân hàng.

7. Quyết định số 2937QĐ/ NHCT 35 ngày 26 tháng 12 năm 2008 của tổng

giám đốc NHCT Việt Nam.

8. Về thực trạng bảo lãnh tại các NHTM Nhà nước, Lê Hồng Tâm, Tạp chí Ngân hàng - Số Chuyên đề, tháng 6/2003.

Mục lục

Lời Mở đầu...1

Chương 1: Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ...2

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ...2

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ...2

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ...3

Những ưu điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ...3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ...4

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế...5

1.2 Tổng quan về bảo lãnh của Ngân hàng thương mại...6

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm bảo lãnh của ngân hàng thương mại...6

1.2.1.1 Khái niệm bảo lãnh của ngân hàng thương mại...6

1.2.1.2 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng thương mại...7

1.2.2 Chức năng của bảo lãnh...8

1.2.3 Vai trò của bảo lãnh...9

1.2.3.1 Vai trò của bảo lãnh đối với nền kinh tế...9

1.2.3.2 Vai trò của bảo lãnh đối với ngân hàng...10

1.2.3.3 Vai trò của bảo lãnh đối với doanh nghiệp...10

1.2.4 Phân loại Bảo lãnh...11

1.2.4.1 Theo mục đích bảo lãnh...11

1.2.4.2 Theo hình thức phát hành...12

1.2.4.3 Theo điều kiện bảo lãnh...16

1.3 Khái niệm về chất lượng bảo lãnh ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ...19

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại đối với DN V&N...20

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu định tính...20

1.4.2 Các chỉ tiêu định lượng...21

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng bảo lãnh...23

1.5.1 Các nhân tố chủ quan...23

1.5.1.1 Năng lực tài chính của ngân hàng...23

1.5.1.2 Chính sách phát triển dịch vụ bảo lãnh...24

1.5.1.3 Quy trình bảo lãnh...24

1.5.1.4 Đội ngũ cán bộ ngân hàng...25

1.5.2 Các nhân tố khách quan...26

1.5.2.1 Các nhân tố từ phía khách hàng được bảo lãnh...26

1.5.2.2 Các nhân tố khác...27

Chương 2 : Thực trạng chất lượng bảo lãnh Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ...28

2.1 Khái quát vê ngân hàng Công thương Ba Đình...28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển...28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Ba Đình...30

2.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng Công thương Ba Đình...31

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn...32

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng...34

2.1.3.3 Hoạt động tài trợ thương mại...36

2.1.3.4 Các hoạt động khác...36

2.2 Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DN V&N...39

2.2.1 Khái quát các DN V&N, khách hàng của Ngân hàng Công thương Ba Đình...39

DN V&N không những là bộ phận rất lớn của nền kinh Việt Nam mà còn là khách hàng vô cùng quan trọng của Ngân hàng Công thương Ba Đình. Trải qua nhiều năm hoạt động đã có rất nhiều các DN V&N tham gia các hoạt động và dịch vụ của Ngân hàng, hiện nay Ngân hàng đang phục vụ nhu cầu cho gần 3000 DN V&N. ...39

Tuy khối lượng DN V&N là khá đông nhưng số lượng các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo lãnh còn khá hạn chế một phần do quy định của Ngân hàng, một phần do các doanh nghiệp chưa hiểu rõ về loại hình dịch vụ này...39

Có khá nhiều các doanh nghiệp có mối quan hệ lâu đời với Ngân hàng như : Công ty cổ phần hoá dầu PERTROLIMEX, công ty tập đoàn xây dựng Ba Đình…...39

2.2.2 Cơ sở pháp lý của dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng công thương Ba Đình...40

2.2.3 Quy trình bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DNV&N...41

2.2.4 Thực trạng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DN V&N...43

2.2.4.1 Đối tượng DN V&N được bảo lãnh...43

2.2.4.2 Các loại bảo lãnh đối với DN V&N...44

2.2.4.3 Các hình thức phát hành...44

2.2.4.4 Điều kiện được bảo lãnh đối với DN V&N...44

2.2.4.5 Mức phí bảo lãnh đối với DN V&N...45

2.3 Phân tích chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DN V&N...46

2.3.1 Dư nợ bảo lãnh...46

2.3.2 Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh...47

2.3.4 Dư nợ bảo lãnh quá hạn. ...54

2.4 Đánh giá chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với doanh nghịêp vừa và nhỏ...55

2.4.1 Kết quả đạt được...55

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân...56

2.4.2.1 Hạn chế...56

2.4.2.2 Nguyên nhân của các hạn chế...57

Nguyên nhân chủ quan...57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân khách quan...58

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại ...58

Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với ...58

Doanh nghiệp vừa và nhỏ...59

3.1 Định hướng phát triển dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình...59

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Công thương Ba Đình...59

3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình....60

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ...60

3.2.1 Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh...61

3.2.2 Thường xuyên kiểm tra và đánh giá dịch vụ bảo lãnh...62

3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ thực hiện bảo lãnh...62

3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá khách hàng...62

3.2.5 Hoàn thiện chính sách về phí bảo lãnh...63

3.2.6 Nâng cao uy tín của Ngân hàng, phát triển mối quan hệ với các Ngân hàng khác. ...64

3.2.7 Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật liên quan đến bảo lãnh và quy trình bảo lãnh...65

3.2.8 Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh...65

3.3 Kiến nghị...67

3.3.1 Kiến nghị với NHCT Việt Nam...67

3.3.2 Kiến nghị với chính phủ...68

Kết Luận...70

Danh mục sơ đồ, bảng và biểu đồ

1. Sơ đồ 2. Bảng

Danh mục các từ viết tắt

DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước

DNV&N : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DN : Doanh nghiệp NHNN : Ngân hàng Nhà nước BL : Bảo lãnh TTCK : Thị trường chứng khoán NV : Nguồn vốn TCKT : Tổ chức kinh tế DT : Doanh thu THHĐ : Thực hiện hợp đồng BLNH : Bảo lãnh ngắn hạn

BLT&DH : Bảo lãnh trung và dài hạn

NHCT : Ngân hàng công thương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 68 - 76)