Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 32 - 34)

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Ba Đình

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng Vốn huy động 4350 5141 4492

Tiền gửi VNĐ 3497 4040 3410

Tỷ trọng ( % ) 80.39% 78.58% 75.91%

Nhìn chung những năm gần đây số vốn huy động được của chi nhánh là khá cao. Nhưng tỷ trọng về tiền gửi VNĐ đang giảm dần. Điều này là do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động các nhà đầu tư thiên về việc nắm giữ ngoại tệ ổn định hơn là nắm giữ VNĐ.

Đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động đã tăng so với cùng kỳ năm trước là 18,18% trong đó tiền gửi VNĐ tăng 15,53%, tiền gửi ngoại tệ tăng 29,07%.

Cuối năm 2008 tổng nguồn vốn huy động so với cùng kỳ năm trước đã giảm 12,6% trong đó tiền gửi VNĐ giảm 15,59%.

Có thể thấy là công tác huy động vốn của chi nhánh trong năm 2007 được thực hiện khá tốt, quy mô huy động vốn lớn hơn năm 2006 rất nhiều. Tiền gửi VNĐ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu huy động của chi nhánh nhưng đang có xu hướng ngày càng giảm dần do lượng tiền gửi bằng đồng ngoại tệ tăng dần. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động sụt giảm xuống còn gần bằng so với năm 2006 điều này là do cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới bắt đầu lan sang Việt Nam. Lạm phát tăng cao, giá trị nguyên liệu, vật liệu không ổn định kinh tế suy giảm. Cuộc đua lãi xuất trong các Ngân hàng thương mại bắt đầu bớt nóng do sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.

Cơ cấu vốn

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

Vốn huy động từ TCKT Vốn huy động từ dân cư Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

2006 1962 43,31 2388 56,69

2007 2817 54,79 2324 45,21

2008 2187 48,68 2305 51,32

Năm 2007 nguồn vốn được huy động từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh 43,58% so với năm 2006. Nguồn tiền gửi từ các TCKT (Tổ chức kinh tế) là những nguồn tiền lớn, do đó Chi nhánh đã rất quan tâm đến việc huy động được nguồn tiền từ các TCKT này. Nguồn tiền gửi từ dân cư đang ngày càng giảm dần nhưng giảm không đáng kể, Nguồn vốn huy động từ dân cư giảm là do nhiều nguyên nhân, lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá nên đối với các nhà dầu tư gửi tiền tiết kiệm không còn là sự lựa chọn hấp dẫn.Trong khi đó Thị trường bất động sản, thị trường Vàng lại đang khởi sắc, hấp dẫn các khách hàng dân cư. Chính vì vậy nhiều khách hàng đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi vào thị trường bất động sản và thị trường vàng thay vì gửi vào Ngân hàng nên làm cho nguồn huy động của dân cư giảm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 32 - 34)