Thực trạng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DN V&N

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 43)

2.2.4.1 Đối tượng DN V&N được bảo lãnh.

Tất cả các DN V&N được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam.

Các DN V&N nước ngoài (theo đánh giá của Việt Nam) có năng lực pháp lý và tuân thủ pháp luật tham gia hợp tác kinh doanh và đấu thầu các dự án tại Việt Nam.

Các DN V&N thuộc các thành phần kinh tế, các hợp tác xã và tổ chức khác đủ điều kiện hoạt động tại Việt Nam.

2.2.4.2 Các loại bảo lãnh đối với DN V&N.

Bảo lãnh vay vốn. Bảo lãnh thanh toán. Bảo lãnh hoàn thanh toán. Bảo lãnh dự thầu.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các loại bảo lãnh khác.

2.2.4.3 Các hình thức phát hành.

Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh thông qua mạng truyền dữ liệu có ký hiệu mật.

Ký xác nhận bảo lãnh đối với hối phiếu, lệnh phiếu. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

2.2.4.4 Điều kiện được bảo lãnh đối với DN V&N.

DN V&N có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.

DN V&N có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với Ngân hàng.

DN V&N có bảo đảm hợp pháp cho bảo lãnh theo yêu cầu của NHCTVN.

Các nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh phải hợp pháp và thuộc các dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất/kinh doanh khả thi, hiệu quả.

Đối với trường hợp bảo lãnh Hối phiếu, lệnh phiếu DN V&N phải bảo đảm các điều kiện theo qui định của pháp luật về Thương phiếu.

Trong trường hợp vay vốn nước ngoài DN V&N phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

DN V&N có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân), hoặc hộ khẩu thường trú (đối với hộ kinh doanh cá thể) cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi NHCT đóng trụ sở.

2.2.4.5 Mức phí bảo lãnh đối với DN V&N.

Phí bảo lãnh mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng, đồng thời thể hiện tính cạnh tranh và uy tín của ngân hàng so với ngân hàng khác. Mức phí do hai bên thoả thuận, mức tối đa không quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 300.000VNĐ. Ngoài ra, có thể thanh toán một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thoả thuận bằng văn bản của hai bên.

Công thức tính phí bảo lãnh :

Phí bảo lãnh = Giá trị bảo lãnh x Mức phí x Số ngày bảo lãnh.

Bảng 2.6 Phí bảo lãnh theo quy định Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Loại ký quỹ Mức phí Phát hành bảo lãnh Sửa đổi bảo lãnh Huỷ bảo lãnh

Dưới 100% 2%/năm 100.000 – 300.000 50.000 200.000

100% 1%/năm 100.000 50.000 200.000

Đơn vị : triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ BL đối với DN V&N 28.944 66.273 106.898

2.2.4.7 Doanh thu từ bảo lãnh đối với DN V&N.

Đơn vị : triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu từ BL đối với DN V&N 39,35 105,6 168

2.2.4.8 Cơ cấu dư nợ bảo lãnh.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ BL DN lớn 549.936 95 536.207 89 605.755 85

Dư nợ BL DNV&N 28.944 5 66.273 11 106.898 15

2.3 Phân tích chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DN V&N. V&N.

2.3.1 Dư nợ bảo lãnh.

Trong những năm qua, Ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận ngày càng lớn, đối tượng khách hàng được mở rộng, dư nợ về cho vay, bảo lãnh ngày càng tăng, nguồn tiền gửi liên tục tăng và ổn định. Cụ thể dư nợ đối với dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N như sau:

Bảng 2.7 Dư nợ dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N qua các năm.

Đơn vị : triệu đồng.

Dư nợ BL đầu kỳ 26.102 28.944 66.273

Phát sinh 25.268 60.535 87.504

Thanh toán 22.426 23.206 46.879

Dư nợ BL cuối kỳ 28.944 66.273 106.898

Biểu 2.1: Dư nợ bảo lãnh qua các năm

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ bảo lãnh

2.3.2 Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh.

Trong những năm gần đây dịch vụ bảo lãnh đang dần mang lại doanh thu đáng kể cho ngân hàng. Trong ngân hàng có hai dịch vụ cung cấp cho khách hàng chủ yếu đó là thẻ và bảo lãnh. Dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N đang được các ngân hàng quan tâm và phát triển vì vậy doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N liên tục tăng qua các năm thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 2.8 Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DT từ BL đối với DN V&N

39,35 5% 105,6 11% 168 15%

DT từ bảo lãnh 787 100% 960 100% 1.120 100%

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của NHCT Ba Đình

Biểu 2.2: Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu từ bảo lãnh đối với DN V&N ngày càng tăng qua các năm, năm 2007 tăng gấp 2,68 lần so với năm 2006, năm 2008 tăng gấp 1.59 lần so với năm 2007. Chi nhánh liên tục triển khai các loại hình bảo lãnh mới cho các DN V&N, đa dạng sản phẩm giảm thiểu được rủi ro xảy ra. Đồng thời tỷ trọng doanh thu từ bảo lãnh đối với DN V&N trong tổng doanh thu bảo lãnh đang có xu hướng tăng lên chứng tỏ ngân hàng đang chú trọng vào việc phát triển dịch vụ bảo lãnh cho các DN V&N. Nhưng tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N trong tổng doanh thu từ bảo lãnh còn quá thấp vì

vậy đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư mạnh mẽ và có kế hoạch chiến lược xứng đáng với tiềm năng phát triển của DN V&N.

Dịch vụ bảo lãnh chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta xem xét tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh thông qua bảng sau:

Bảng 2.9 Tỷ trọng doanh thu từ bảo lãnh đối với DN V&N so với tổng doanh thu và doanh nghiệp lớn.

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DT từ bảo lãnh 787 100 960 100 1.120 100

DT BL từ DN lớn 747,65 95 854,4 89 952 85

DT BL từ DNV&N 39,35 5 105,6 11 168 15

Biểu 2.3: Doanh thu từ bảo lãnh đối với các loại hình doanh nghiệp

0 200 400 600 800 1000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

DN lớn

Doanh thu từ doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh nhưng đang có xu hướng giảm dần không phải vì doanh thu từ bảo lãnh của loại hình doanh nghiệp này giảm đi mà do sự tăng lên của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cho thấy ngân hàng đang dần quan tâm đầu tư vào loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ và chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được nâng lên.

2.3.3 Cơ cấu bảo lãnh.

Cơ cấu bảo lãnh theo mục đích.

Theo mục đích bảo lãnh Ngân hàng có rất nhiều loại hình bảo lãnh nhưng trong những năm gần đây Ngân hàng tập trung vào bốn loại hình bảo lãnh chủ yếu đó là : BL thực hiện hợp đồng, BL thanh toán, BL ứng trước, BL dự thầu.

Bảng 2.10 Cơ cấu dư nợ bảo lãnh đối với DN V&N theo mục đích.

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng 28.944 100% 66.273 100% 106.89 8 100% BL THHĐ 11.520 39,8% 22.288 33,63% 33.063 30,93% BL ứng trước 10.999 38% 28.683 43,28% 45.389 42,46% BL thanh toán 1.418 4,9% 4.453 6,72% 12.047 11,27% BL dự thầu 2.275 7,86% 5.322 8,03% 8.135 7,61% BL khác 2.732 9.44% 5.527 8,34% 8.264 7,73%

Biểu 2.4: Cơ cấu dư nợ bảo lãnh đối với DN V&N theo mục đích

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

BL THHĐ BL ứng trước BL thanh toán BL dự thầu BL khác

Có thể thấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh ứng trước chiếm vai trò chủ đạo trong dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng đối với DN V&N. Dư nợ của bảo lãnh ứng trước liên tục tăng qua các năm từ 10.999 triệu đồng trong năm 2006 lên 45.389 triệu đồng trong năm 2008 chứng tỏ ngân hàng đang rất chú trọng vào loại hình bảo lãnh này, cùng với đó là sự tăng lên khá nhanh của bảo lãnh thanh toán. Bảo lãnh dự thầu tăng lên không đáng kể do trong những năm vừa qua tình hình kinh tế bất ổn, giá nguyên vật liệu liên tục thay đổi khiến cho việc dự thầu của DN V&N gặp khó khăn, nhiều DN V&N không dám dự thầu. Cũng với nguyên nhân đó việc bảo lãnh cho DN V&N thực hiện hợp đồng mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng, ngân hàng khó chấp nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ đó bảo lãnh thực hiện hợp đồng giảm.

Cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn.

Bảo lãnh cũng giống như các khoản vay nên cũng có thời hạn xác định của nó như Bảo lãnh ngắn hạn, Bảo lãnh trung và dài hạn. Để xem xét các DN V&N thường bảo lãnh theo khoảng thời gian nào ta nghiên cứu bảng dưới đây:

Bảng 2.11 Cơ cấu dư nợ bảo lãnh đối với DN V&N theo thời hạn.

Đơn vị : triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng Dư nợ BL đối với DN V&N

28.944 100 66.273 100 106.898 100

Dư nợ BLNH 26.773 92,5 60.971 92 96.208 90

Dư nợ BLT&DH 2.171 7,5 5.302 8 10.690 10

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ BLNH Dư nợ BLT&DH

Các món bảo lãnh ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong dịch vụ bảo lãnh nhưng đang có xu hướng giảm dần do bảo lãnh trung và dài hạn đang ngày càng tăng lên. Điều này cho thấy ngân hàng Ngân hàng đang quan tâm tới các kế hoạch hoạt động dài hạn của DN V&N, chấp nhận rủi ro do sự biến động của nền kinh tế trong dài hạn.

Cơ cấu bảo lãnh theo loại hình doanh nghiệp.

Bảng 2.12 Cơ cấu dư nợ bảo lãnh theo loại hình doanh nghiệp.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ BL 578.880 100 602.480 100 712.653 100

Dư nợ BL DN lớn 549.936 95 536.207 89 605.755 85

Dư nợ BL DNV&N 28.944 5 66.273 11 106.898 15

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

DN lớn DNV&N

Từ bảng và biểu đồ trên có thể thấy bảo lãnh ngân hàng tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp lớn. Điều này có thể lý giải, do quy định về bảo lãnh nên một số các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện được bảo lãnh. Nhưng trong giai đoạn gần đây Ngân hàng đã có sự quan tâm tới loại hình doanh nghiệp này, bằng chứng là tỷ trọng bảo lãnh của loại hình doanh nghiệp này tăng lên qua các năm từ 5% năm 2006 lên 15% năm 2008.

2.3.4 Dư nợ bảo lãnh quá hạn.

Trong những năm vừa qua Ngân hàng Công thương Ba Đình chưa phải thực hiện bất kỳ một nghiệp vụ bảo lãnh nào đối với bên nhận bảo lãnh. Do đó, Ngân hàng không có dư nợ bảo lãnh quá hạn, từ đó thấy được Ngân hàng đã thực hiện tốt dịch vụ bảo lãnh, đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời. Nhưng không có dư nợ bảo lãnh quá hạn chứng tỏ Ngân hàng chưa đáp ứng hết các yêu cầu từ phía khách hàng.

Khi sắp hết hạn bảo lãnh bên nhận bảo lãnh thông báo cho Ngân hàng lập tức Ngân hàng thông báo cho bên được bảo lãnh để bên được bảo lãnh gấp rút hoàn thành hợp đồng đúng hạn. Thường thì nếu bên được bảo lãnh chưa kịp hoàn thành sẽ đàm phán với bên nhận bảo lãnh để được gia hạn

tránh gây mất tín nhiệm với Ngân hàng, vì khi Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì khách sẽ bị ghi nợ và khoản nợ này sẽ được chuyển sang nợ nhóm 2 ảnh hưởng tới lần bảo lãnh tiếp theo.

2.4 Đánh giá chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với doanh nghịêp vừa và nhỏ. đối với doanh nghịêp vừa và nhỏ.

2.4.1 Kết quả đạt được.

Trong những năm vừa qua với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ thực hiện bảo lãnh, đồng thời thực hiện tốt chiến lược phát triển của Ngân hàng đề ra dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng đối với DN V&N đã có những thành công rực rỡ. DN V&N đề nghị bảo lãnh ngày càng nhiều và chất lượng bảo lãnh ngày càng được nâng lên.

Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N ngày càng tăng, đóng góp đáng kể vào doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng nói riêng và tổng doanh thu của Ngân hàng. Đối với tín dụng thì khoản lợi nhuận mà ngân hàng thu được là sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, nhưng với dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng không mất phí huy động mặc dù mức phí là khá thấp. Ngoài ra các khoản ký quỹ của khách hàng cũng là một kênh huy động quan trọng mà Ngân hàng có thể tận dụng được.

Số lượng DN V&N yêu cầu bảo lãnh tăng lên liên tục, năm 2006 là 1030 món thì năm 2007 đạt 1350 món và con số này năm 2008 là 2200 món.

Dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng đối với DN V&N cho đến nay vẫn rất an toàn, bằng chứng là không có dư nợ bảo lãnh quá hạn trong suốt các năm vừa qua. Công tác thẩm định của Ngân hàng đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học nhưng cũng rất nhanh gọn đáp ứng kịp thời nhu cầu của DN V&N. DN V&N không có bất kỳ phàn nàn nào về thời gian cấp bảo lãnh, biểu phí và thái độ phục vụ cán bộ Ngân hàng. Điều đó cho thấy uy tín của Ngân hàng được nâng cao tăng tính cạnh tranh trong dịch vụ bảo lãnh.

Ngân hàng đang dần chú trọng tới bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tốc độ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục tăng lên, tuy rằng bảo lãnh cho các doanh nghiệp lớn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu bảo lãnh. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp hiện có trên cả nước, điều đó cho thấy sức mạnh tiềm tàng của loại hình doanh nghiệp này hứa hẹn sẽ mang đến nguồn thu không nhỏ cho Ngân hàng.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân.2.4.2.1 Hạn chế. 2.4.2.1 Hạn chế.

• Loại hình bảo lãnh chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN V&N.

Ngân hàng tập trung chủ yếu vào bảo lãnh ứng trước và bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong khi đó còn có rất nhiều các loại hình bảo lãnh được DN V&N yêu cầu và các Ngân hàng khác đã đưa vào sử dụng, điều này làm ảnh hưởng mạnh tới chất lượng bảo lãnh và sức cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường. Bảo lãnh ngân hàng tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp lớn. Đó là các doanh nghiệp có vốn lớn, kinh doanh đã nhiều năm có uy tín cao. Bảo lãnh cho các doanh nghiệp này mang ít rủi ro hơn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng hiện này doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển mạnh mẽ, điều này cho thấy Ngân hàng cần phải tập trung hơn nữa vào bảo lãnh cho các

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w