Trong 3 năm qua, tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như trong nước có nhiều bất ổn, nhưng ngành ngân hàng của Việt nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình nói riêng vẫn tăng trưởng với tốc độ khá ổn định.
Năm 2006, hoạt động của các Ngân hàng thương mại diễn ra sôi động, nhiều Ngân hàng mới được thành lập. Các ngân hàng mở thêm nhiều chi nhánh và điểm giao dịch, đồng thời nhiều Ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ. Đây là thời kỳ thị trường chứng khoán diễn ra sôi động, giá cổ phiếu liên tục tăng.Tuy nhiên trong năm 2006, lãi suất trên thị trường thế giới có nhiều biến động, FED đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất (5,25%/năm) đã tác động trực tiếp đến quan hệ tỷ giá và lãi suất của đồng Việt Nam, làm cho lãi suất huy động vốn VNĐ luôn không ổn định, cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên mạnh mẽ. Thêm vào đó là sự có mặt của các Ngân
hàng thương mại nước ngoài làm cho cuộc cạnh tranh này càng trở nên gay gắt hơn.
Năm 2007 tình hình hoàn toàn trái ngược với năm 2006, thị trường chứng khoán bớt nóng, giá cổ phiếu sụt giảm. Đặc biệt, FED nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất, do đó tỷ giá đồng USD giảm, các Ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ vào. Điều này ảnh hưởng lớn đến các Ngân hàng thương mại bởi vì nhiều khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín, có kim ngạch xuất khẩu lớn thường bán ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán quốc tế, vay vốn, gửi tiền... tại ngân hàng, nay không mua vào USD thì dễ bị khách hàng bỏ đi sang ngân hàng khác.
Bước sang năm 2008 tình hình không khả quan hơn năm 2007 giá cổ phiếu liên tục giảm, vào thời điểm cuối năm chỉ số VNindex liên tục phá đáy do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới. Chính phủ các nước liên tục đưa ra các gói kích cầu, các chính sách hỗ trợ mới nhằm cải thiện tình hình. Vì vậy trong thời điểm cuối năm hoạt động của các Ngân hàng thương mại bắt đầu trở lên sôi động hứa hẹn một đợt phát triển mới cho chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.