Quy trình bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DNV&N

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 41 - 43)

Quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình tuân theo quy trình chung của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.Nhằm đảm bảo tính chặt chẽ và khoa học trong việc thực hiện một hợp đồng bảo lãnh Ngân hàng Công thương Việt Nam đưa ra quy trình bảo lãnh với 12 bước.

Bước 1 : Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị bảo lãnh và sao gửi hồ sơ.

Người thực hiện:

Cán bộ thanh toán xuất nhập khẩu : Trường hợp khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh.

Cán bộ tín dụng : Trường hợp khách hàng ký quỹ không đủ 100% giá trị bảo lãnh.

Nội dung :

Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ. + Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ pháp lý.

+ Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ khoản bảo lãnh. + Lập hồ sơ bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh.

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ bảo lãnh, sao gửi và hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 2 : Thẩm định/ tái thẩm định bảo lãnh, trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định bảo lãnh.

Thẩm định/ tái thẩm định bảo lãnh, lập kết quả thẩm định/ tái thẩm định. Kiểm soát và trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định bảo lãnh.

Bước 3 : Thẩm định rủi ro bảo lãnh độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro bảo lãnh.

Thẩm định rủi ro bảo lãnh và lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro. Kiểm soát và chuyển báo cáo thẩm định rủi ro.

Bước 4 : Xét duyệt khoản bảo lãnh.

Bước 5 : Soạn thảo hợp đồng cấp bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, ký kết hợp đồng và các giấy tờ liên quan (nếu có), làm thủ tục giao nhận tài sản bảo đảm và giấy tờ tài sản bảo đảm.

Soạn thảo hợp đồng và các giấy tờ liên quan. Kiểm soát hợp đồng và các giấy tờ liên quan. Hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ liên quan. Ký kết hợp đồng.

Thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hoạt động bảo đảm. Thực hiện thủ tục giao nhận TSBĐ, hồ sơ TSBĐ.

Bước 6 : Nhập các thông tin về khách hàng, khoản bảo lãnh, tài sản bảo đảm; kiểm soát, giám sát việc nhập thông tin trên hệ thống INCAS; mở Facility trên hệ thống INCAS.

Bước 7 : Đăng ký, phát hành bảo lãnh.

Bước 8 : Kiểm tra theo dõi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Bước 9 : Sửa đổi, bổ xung bảo lãnh; ký phụ lục hợp đồng, các văn bản sửa đổi bổ xung hợp đồng và nhập thông tin sửa đổi về bảo lãnh trong hệ thống INCAS.

Bước 10 : Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bước 11 : Giải toả từng phần, toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh. Bước 12 : Luân chuyển, kiểm soát, lưu trữ hồ sơ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w