MỤC LỤC
Là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho Ngân hàng khi Ngân hàng chấp nhận bảo lãnh. Với mỗi Ngân hàng có một mức phí bảo lãnh khác nhau nhưng đều nằm trong mức phí chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước.
Sau khi thư bảo lãnh hết hiệu lực hoặc thông báo của bên nhận bảo lãnh về việc hoàn thành nghĩa vụ của bên được bảo lãnh ngân hàng tiến hành tất toán bảo lãnh, giải toả tài sản bảo đảm, đánh giá kết quả bảo lãnh, lưu trữ hồ sơ và rút ra kinh nghiệm. Đứng trên khái niệm của DN V&N (người được bảo lãnh), chất lượng bảo lãnh là mức phí phải trả cho hợp đồng bảo lãnh, khả năng đáp ứng kịp thời trong thời gian ngắn nhất, đơn giản về thủ tục, quy trình nghiệp vụ.
Cũng giống như đối với các dịch vụ khác trong ngân hàng dịch vụ bảo lãnh luôn phải tuân thủ những quy định của ngân hàng nhà nước, đồng thời quy trình bảo lãnh phải chặt chẽ hạn chế tối đa các rủi ro nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Chất lượng bảo lãnh tốt đồng nghĩa với việc nó mang lại doanh thu lớn cho ngân hàng, để đánh giá chính xác chất lượng bảo lãnh qua doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh chúng ta xem xét tới các tiêu chí : tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo lãnh, tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh trên tổng doanh thu, tỷ trọng doanh thu phí từ hoạt động bảo lãnh so với các hoạt động khác trong ngân hàng, quy mô doanh thu phí bảo lãnh,…Doanh thu từ hoạt động ngày càng tăng chứng tỏ quy mô dịch vụ bảo lãnh ngày càng được mở rộng với sự tăng trưởng ổn định.
Chính sách bảo lãnh bao gồm các chính sách về loại hình bảo lãnh, mức phí bảo lãnh, tài sản bảo đảm, ký quỹ, các chỉ tiêu về doanh số, tốc độ tăng trưởng…Một chiến lược phát triển dịch vụ bảo lãnh xây dựng phù hợp với xu hướng phát triển của ngân hàng và nền kinh tế sẽ đảm bảo cho dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng luôn ổn định, ngày một nâng cao và dễ dàng thích nghi với các biến động của thị trường. Điều này có thể lý giải vì khi kinh tế biến động giá nguyên vật liệu thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời những thay đổi trong chính sách kinh tế của chính phủ tác động mạnh tới hoạt động của các ngân hàng từ đó khách hàng và ngân hàng khó gặp được nhau hoặc người được bảo lãnh khó có thể thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Ngoài ra, Ngân hàng Công thương còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á Ngân hàng Công thương Việt Nam (IAI); góp vốn vào 07 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v. Thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh đã cải tạo và nâng cấp địa điểm quỹ tiết kiệm 26-Quán Thánh, Quỹ tiết kiệm 21-Thành Công thành 2 điểm giao dịch mẫu theo đúng thiết kế của Ngân hàng Công thương Việt Nam, đồng thời khai trương thêm phòng giao dịch Tây Hồ, Văn Cao và nhiều Quỹ tiết kiệm tạo cho Chi nhánh có hệ thống giao dịch rộng lớn thuận tiện cho khách hàng.
Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro năm 2007 tăng 4,43% so với năm 2006 nhưng lợi nhuận sau khi trích dự phòng rủi ro lại thấp hơn, điều này có thể lý giải bởi trong năm 2007 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước còn nhiều bất ổn do đó Chi nhánh phải trích dự phòng đối với các khoản vay cao hơn. Quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình tuân theo quy trình chung của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.Nhằm đảm bảo tính chặt chẽ và khoa học trong việc thực hiện một hợp đồng bảo lãnh Ngân hàng Công thương Việt Nam đưa ra quy trình bảo lãnh với 12 bước.
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của NHCT Ba Đình Biểu 2.2: Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh đối với DN V&N. Đồng thời tỷ trọng doanh thu từ bảo lãnh đối với DN V&N trong tổng doanh thu bảo lãnh đang có xu hướng tăng lên chứng tỏ ngân hàng đang chú trọng vào việc phát triển dịch vụ bảo lãnh cho các DN V&N.
Doanh thu từ doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh nhưng đang có xu hướng giảm dần không phải vì doanh thu từ bảo lãnh của loại hình doanh nghiệp này giảm đi mà do sự tăng lên của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo mục đích bảo lãnh Ngân hàng có rất nhiều loại hình bảo lãnh nhưng trong những năm gần đây Ngân hàng tập trung vào bốn loại hình bảo lãnh chủ yếu đó là : BL thực hiện hợp đồng, BL thanh toán, BL ứng trước, BL dự thầu.
Dư nợ của bảo lãnh ứng trước liên tục tăng qua các năm từ 10.999 triệu đồng trong năm 2006 lên 45.389 triệu đồng trong năm 2008 chứng tỏ ngân hàng đang rất chú trọng vào loại hình bảo lãnh này, cùng với đó là sự tăng lên khá nhanh của bảo lãnh thanh toán. Bảo lãnh dự thầu tăng lên không đáng kể do trong những năm vừa qua tình hình kinh tế bất ổn, giá nguyên vật liệu liên tục thay đổi khiến cho việc dự thầu của DN V&N gặp khó khăn, nhiều DN V&N không dám dự thầu.
Cũng với nguyên nhân đó việc bảo lãnh cho DN V&N thực hiện hợp đồng mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng, ngân hàng khó chấp nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ đó bảo lãnh thực hiện hợp đồng giảm. Điều này cho thấy ngân hàng Ngân hàng đang quan tâm tới các kế hoạch hoạt động dài hạn của DN V&N, chấp nhận rủi ro do sự biến động của nền kinh tế trong dài hạn.
Ngân hàng đang dần chú trọng tới bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tốc độ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục tăng lên, tuy rằng bảo lãnh cho các doanh nghiệp lớn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu bảo lãnh. Ngân hàng tập trung chủ yếu vào bảo lãnh ứng trước và bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong khi đó còn có rất nhiều các loại hình bảo lãnh được DN V&N yêu cầu và các Ngân hàng khác đã đưa vào sử dụng, điều này làm ảnh hưởng mạnh tới chất lượng bảo lãnh và sức cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường.
Thứ ba, Ngân hàng chưa chú trọng tới vai trò của dịch vụ bảo lãnh trong hoạt động của Ngân hàng đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ loại hình hứa hẹn mang lại lợi nhuận không nhỏ. Ba là, đốí tượng bảo lãnh chủ yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước trong đó một số các doanh nghiệp hiện nay đang kinh doanh không hiệu quả điều này mang lại nhiều rủi ro cho Ngân hàng.
Dịch vụ bảo lãnh là hoạt động dựa trên uy tín và khả năng tài chính của bên bảo lãnh.Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay và được thành lập từ rất lâu, do đó chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình cần tận dụng tốt lợi thế là một Ngân hàng lớn với uy tín tốt để kêu gọi các Ngân hàng khác cùng hợp tác tham gia các hợp đồng lớn. Ngoài các văn bản chính thức như Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 và sửa đổi bổ xung năm 2005, Quy chế bảo lãnh Ngân hàng kèm theo quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN…dịch vụ bảo lãnh còn phải tuân thủ các quy định về cầm cố, thế chấp tài sản trong bộ luật dân sự, quy định về giao dịch…vì vậy việc tuân thủ các quy định của pháp luật là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng bảo lãnh.