1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam

78 395 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đãvà đang tiến bước những bước tiến vững chắc hội nhập cùng nền kinh tế thếgiới Sự mở rộng giao lưu và hợp tác kinh tế quốc tế cũng như sự phát triểnmạnh mẽ nội tại của đất nước đã hình thành nên nhiều mối quan hệ kinh tếphức tạp hơn Và để đảm bảo những mối quan hệ này hình thành và phát triểnmột cách an toàn và chắc chắn hơn dựa trên sự tin cậy giữa các bên thì cần cómột biện pháp đảm bảo để các bên thực hiện đúng và đầy đủ những nghĩa vụcủa mình, đó chính là điều kiện để bảo lãnh ngân hàng ra đời và phát triển

Bảo lãnh là một nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại, sự ra đời và pháttriển nghiệp vụ bảo lãnh ở Việt Nam là một nhu cầu tất yếu và theo đúng quyluật của tiến trình phát triển của nền kinh tế Bảo lãnh ra đời không những tạora sự phong phú trong hoạt động của NHTM mà còn là phương tiện đảm bảocó hiệu quả trong các mối quan hệ kinh tế thương mại Tuy nhiên hoạt độngbảo lãnh ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượngvà số lượng của thị trường Chất lượng bảo lãnh ngân hàng còn ở mức thấp,điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động chung của các NHTM mà nó cònảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế.

Qua quá trình thực tập và nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động của NHTMtại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam em đã chọn đề tài

“ Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Vịêt Nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình Thông qua chuyên

đề tốt nghiệp này em muốn phân tích tình hình thực trạng chất lượng bảo lãnhngân hàng của SGD I cũng như của các NHTM để từ đó tìm ra những biệnpháp để nâng cao chất lượng bảo lãnh tại SGD nói riêng và tại các NHTM nóichung.

Trang 2

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Chuyên đề của em gồm 3 chương chính:

Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động bảo lãnh và chất lượng bảo

lãnh của NHTM

Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh và chất lượng bảo lãnh tại Sở

giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 3

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH VÀCHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI1.1.Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh trong NHTM

1.1.1.Khái niệm bảo lãnh ngân hàng:

“Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (Bênbảo lãnh) với bên có quyền (Bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng (Bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền được trảthay” (Quyết định 26/2006/QĐ – NHNN)

1.1.2 Đặc điểm nghiệp vụ bảo lãnh trong NHTM

- Bảo lãnh là một dạng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, xuất hiện ở thịtrường nội địa nước Mỹ vào những năm 60 và bắt đầu tham gia vào các giaodịch quốc tế vào những năm 70, sự ra đời của bảo lãnh giúp cho mối quan hệquốc tế đựơc an toàn hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên tham gia.Khi Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển, hội nhập vào những năm 90 tạođiều kiện thuận lợi và tất yếu của sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảolãnh và tái bảo lãnh tại Việt Nam.

- Nghiệp vụ bảo lãnh trong các NHTM xét về bản chất vẫn được coi làmột trong những hình thức tín dụng mặc dù ngay thời điểm kí kết hợp đồngbảo lãnh không có sự chuyển giao vốn giữa TCTD với người được bảo lãnh.Và nghĩa vụ chi trả hộ của ngân hàng chỉ được thực hiện khi có sự vi phạmcủa khách hàng (bên được bảo lãnh) Đây được xem là một hình thức tài trợbằng uy tín.

Trang 4

- Nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ ngoại bảng điển hình trong cácNHTM, nền kinh tế càng phát triển thì các mối quan hệ càng trở nên đa dạnghơn do vậy mà nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng trở nên cần thiết hơn Trongtrường hợp mà khách hàng phải thực hiện việc trả thay cho khách hàng vềkhoản bảo lãnh thì khoản này sẽ đựơc chuyển vào hạch toán trong tài khoản“nợ xấu” của ngân hàng Chính vì vậy mà bảo lãnh cũng chứa đựng những rủiro và cần được phân tích, đánh giá và quản lý một cách chặt chẽ.

1.1.3 Vai trò và các quan hệ của bảo lãnh

1.1.3.1 Các mối quan hệ trong hợp đồng bảo lãnh

Từ định nghĩa về bảo lãnh ta cũng thấy được rằng trong quan hệ về bảolãnh thì có ít nhất ba bên tham gia:

- Bên bảo lãnh: Đó chính là các NHTM, các ngân hàng khác, các tổ

chức tín dụng phi ngân hàng khác hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng vàthực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

- Bên được bảo lãnh: Là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt

Nam, các tổ chức tín dụng khác, hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điềukiện, các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liêndoanh và đầu tư đấu thầu các dự án tài Việt Nam.

- Bên nhận bảo lãnh: Là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được

quyền thụ hưởng bảo lãnh của TCTD.

(2) HĐ mua bán, dự thầu

Đơn xin bảo lãnh (1) (3) Thư Bảo lãnh

Sơ đồ 1.1: Quan hệ bảo lãnh 3 bên trong hợp đồng bảo lãnh

Bên bảo lãnh( NHTM)

Trang 5

Để thực hiện một hợp đồng bảo lãnh thì ít nhất phải tồn tại 3 mối quan hệđi kèm cùng với nó là các văn bản ràng buộc Thứ nhất là mối quan hệ giữakhách hàng (người được bảo lãnh) với ngân hàng được hình thành trên cơ sởđơn xin bảo lãnh của khách hàng hay hợp đồng dịch vụ bảo lãnh của ngânhàng Thứ hai là mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên hưởng bảo lãnh,đây là mối quan hệ gốc và là sở để phát sinh yêu cầu bảo lãnh Mối quan hệnày được xác lập trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa hai bên, đây có thể là hợpđồng mua bán hoặc hợp đồng đấu đấu thầu… Thứ ba là mối quan hệ giữangân hàng phát hành bảo lãnh với người hưởng bảo lãnh dựa trên sự cam kếtbồi thường đầy đủ số tiền bảo lãnh khi có sự vi phạm của người được bảolãnh, cam kết này được thể hiện rõ trong thư bảo lãnh hay là hợp đồng bảolãnh của ngân hàng đối với bên hưởng quyền Có thể nói rằng bảo lãnh ngânhàng chỉ có thể được thực hiện khi có sự thống nhất giữa các bên và yêu cầucủa các mối quan hệ này được giải quyết một cách thoả đáng

Trong trường hợp “Bảo lãnh đối ứng” thì có sự tham gia của một ngânhàng khác gọi là bên đối ứng, bên này sẽ cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chínhcho bên bảo lãnh khi phát sinh sự cố.

Như vậy trong đối với bảo lãnh ngân hàng thì mối quan hệ không đơnthuần chỉ là mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh với ngân hàng mà còn cócác mối quan hệ khác như giữa ngân hàng với người thụ hưởng, giữa ngườiđược bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh hay là quan hệ giữa các bên đối ứng.

1.1.3.2 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

* Đối với nền kinh tế

- Bản thân bảo lãnh là công cụ trợ giúp cho các giao dịch kinh tế, nó là cơsỏ đảm bảo cho sự tin tưởng lẫn nhau giữa người được bảo lãnh và ngườinhận bảo lãnh Sự tin tưởng giữa các bên là một yếu tố quan trọng để hình

Trang 6

thành các mối quan hệ lâu dài, chính nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triểncủa nền kinh tế.

- Sự xuất hiện của hoạt động bảo lãnh trong nền kinh tế làm giảm bớt tínhrủi ro trong các mối quan hệ kinh tế Đó là hình thức tín dụng nhằm san sẻ rủiro cho các đối tượng tham gia đồng thời đem lại lợi ích cho tất cả các bêntham gia

- Hoạt động bảo lãnh là hoạt động tài trợ dựa trên uy tín của ngân hàngchính vì vậy mà khi được các ngân hàng có uy tín bảo đảm thì các bên đượcbảo lãnh có thể thực hiện các hoạt động vay vốn trong nước cũng như ở nướcngoài một cách thuận lợi hơn Điều này giúp cho nền kinh tế có thêm mộtlượng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ… So với biệnpháp cầm cố, thế chấp tài sản thì nó mang lại nhiều tiện ích hơn và đạt đượchiệu quả cao hơn.

* Đối với ngân hàng

- Bảo lãnh là một dịch vụ của ngân hàng, sự ra đời của nó làm đa dạngthêm các sản phẩm của ngân hàng từ đó góp phần hoàn thiện sự đồng bộtrong gói sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tạo ra tiện ích lớn nhất cho kháchhàng.

- So với hoạt động cho vay, hình thức bảo lãnh có chi phí rẻ hơn nhưngmang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng Hơn thế nữa việc ký quỹ của kháchhàng được bảo lãnh tạo thêm nguồn tiền trong thanh toán cho ngân hàng.

- Trên cơ sở các mối quan hệ bảo lãnh, ngân hàng có thể tăng cường thêmcác mối quan hệ khác đối với khách hàng từ đó tìm kiếm những khách hàngtiềm năng và các khách hàng mới.

* Đối với khách hàng

- Bảo lãnh là một hình thức có thể hạn chế được rủi ro, chống lại nhữngthiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra cho người nhận bảo lãnh.

Trang 7

- Đây cũng là cách tiếp cận nguồn vốn với chi phí rẻ và mang lại nhiềuhiệu quả cho người được bảo lãnh.

- Hoạt động bảo lãnh giúp tăng cường uy tín giữa các bên đối tác với nhautrong hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.1.4 Chức năng của bảo lãnh

Trong các mối quan hệ kinh tế chứa đựng những mối rủi ro nhất định màngười ta khó có thể lường trước được và đôi khi lòng tin giữa các đối tác bịlàm cho méo mó đi, chính vì vậy mà cần có một biện pháp chắc chắn đảm bảocho mối quan hệ thương mại được diễn ra thuận lợi hơn và an toàn hơn đó lànền tảng cho sự ra đời của bảo lãnh Sự xuất hiện của bảo lãnh đã góp phầntạo ra sự an toàn trong các mối quan hệ thương mại và nó đem lại lợi ích chocác bên tham gia Nếu nhìn từ góc độ ngân hàng thì ta có thể thấy rằng bảolãnh là một hoạt động dịch vụ và nó đem lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàngnhờ thu phí bảo lãnh, đây là nghiệp vụ ngoại bảng nên không ảnh hưởng đếnviệc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng Còn nếu đứng trên góc độlà khách hàng, thì bảo lãnh là một công cụ hỗ trợ cho khách hàng

1.1.4.1.Bảo lãnh là công cụ bảo đảm

Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh Bởi vì khi hợp đồng bảolãnh được kí kết thì bên bảo lãnh sẽ có nghĩa vụ chi trả bồi thường nếu như cósự cố vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, và như vậy thì ngân hàng vớivai trò là người bảo lãnh đã tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn cho người nhậnbảo lãnh Với sự đảm bảo chắc chắn này thì các bên sẽ có được sự tin tưởngnhau hơn và việc kí kết các hợp đồng cũng sẽ dễ dàng thuận tiện hơn, điềunày làm nên sự khác biệt giữa bảo lãnh ngân hàng với tín dụng chứng từ.

Nói tóm lại bảo lãnh như là một chất xúc tác trong việc kí kết các hợpđồng thương mại, xây dựng, giao dịch hàng hoá trong nước và quốc tế đượcdiễn ra một cách thuận lợi hơn, đồng thời do chịu trách nhiệm trong việc chi

Trang 8

trả bồi thường nếu sự cố xẩy ra nên ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ tăngcường giám sát, kiểm tra và đôn đốc khách hàng được bảo lãnh trong việcthực hiện hợp đồng tạo ra sự lành mạnh hoá trong các mối quan hệ.

1.1.4.2 Bảo lãnh là công cụ tài trợ

Đối với người thụ hưởng thì bảo lãnh là một công cụ bảo đảm nhưng đốivới người được bảo lãnh thì nó lại là một công cụ tài trợ có hiệu quả tốt.Trong hợp đồng thì phía đối tác sẽ yêu cầu một sự đảm bảo chắc chắn là hợpđồng sẽ được thực thi một cách chính xác và đầy đủ, khi đó nếu như khôngmuốn xuất quỹ để đặt cọc cho phia bên kia thì bên này phải nhờ môt ngânhàng bảo lãnh cho mình Khi được ngân hàng bảo lãnh, người được bảo lãnhsẽ không phải xuất quỹ ra, hơn nữa còn được thu hồi vốn nhanh, được vay nợhoặc kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ … và như vậy thìmặc dù không trực tiếp cấp vốn cho vay nhưng bảo lãnh ngân hàng giúp chokhách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ với chi phí hợp lý.

1.1.4.3 Bảo lãnh là công cụ đôn đốc

Thật vậy, khi hợp đồng bảo lãnh được xác lập thì các bên phải tuân theonhững thoả thuận trong hợp đồng Và với trách nhiệm là người phát hành bảolãnh, người thực hiện chi trả những khoản bồi thường khi có sự cố xảy rangân hàng phải tích cực đôn đốc người được bảo lãnh thực hiện đúng nghĩavụ của mình với bên nhận bảo lãnh, nó tạo ra một áp lực buộc bên được bảolãnh phải hoàn thành nghĩa vụ Như vậy có thể nói rằng bảo lãnh làm tăngthêm tính trách nhiệm của các bên tham gia, làm cho mối quan hệ giữa cácbên thêm lành mạnh hơn.

1.1.4.4 Bảo lãnh là công cụ đánh giá

Bảo lãnh cũng là một hình thức tín dụng và như vậy trước khi kí kết mộthợp đồng bảo lãnh thì người bảo lãnh cũng phải tiến hành các hình thức nhằmđánh giá năng lực tài chính cũng như khả năng hoạt động của khách hàng.

Trang 9

Nếu khách hàng đảm bảo đủ các điều kiện của ngân hàng đặt ra thì hợp đồngmới được thông qua Điều đó có nghĩa rằng một khi hợp đồng bảo lãnh đượckí kết thì ngân hàng đã đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ là có thể chấpnhận được mặc dù đây không phải là chỉ tiêu đánh giá duy nhất và lúc nàocũng chính xác.

1.1.5 Các loại hình bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng có thể được phân thành những loại khác nhau theo cáctiêu thức khác nhau

1.1.5.1 Theo bản chất của hoạt động bảo lãnh

Có thể chia bảo lãnh thành hai loại sau:

- Bảo lãnh đồng nghĩa vụ ( bảo lãnh bổ sung)

Là một loại bảo lãnh mang tính truyền thống, với loại bảo lãnh này ngânhàng và người được bảo lãnh được xem là cùng nghĩa vụ Tuy nhiên, nghĩa vụcủa khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên, nghĩa vụ này nếu không thực hiện đầyđủ thì ngân hàng mới thực hiện nghĩa vụ bổ sung của mình Và để thực hiệnnghĩa vụ của mình thì ngân hàng bắt buộc phải biết rõ tình hình và mối quanhệ của các bên, do đó ngân hàng phải can thiệp sâu vào giao dịch này, chínhvì thế mà nó ít được sử dụng trong quan hệ quốc tế.

- Bảo lãnh độc lập

Được coi như là một dạng bảo lãnh của ngân hàng hiện đại, được sáng tạotừ yêu cầu của thực tiễn Nó hoạt động dựa trên quy tắc là độc lập và hoàntoàn phù hợp, theo đó thì nghĩa vụ của ngân hàng phát hành bảo lãnh hoàntoàn độc lập với nghĩa vụ của người được bảo lãnh Và như vậy thì việc thanhtoán chỉ được thực hiện theo những điều khoản đã quy định trong văn bản bảolãnh, tuy nhiên sự độc lập này cũng có tính tương đối mà thôi Loại bảo lãnhnày đem lại sự thuận lợi cho cả người hưởng bảo lãnh và ngân hàng phát hànhbảo lãnh nên nó được sử dụng rộng rãi trong các quan hệ quốc tế.

Trang 10

1.1.5.2 Theo mục đích bảo lãnh- Bảo lãnh dự thầu

Là cam kết của TCTD với bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dựthầu của khách hàng Khi xảy ra sự cố vi phạm quy định đấu thầu mà kháchhàng phải nộp phạt nhưng không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt chobên mời thầu thì TCTD sẽ thực hiện thay Bảo lãnh dự thầu đảm bảo cho bênmời thầu có được sự chắc chắn về quyền lợi của mình ngay cả khi bên đấuthầu không tham gia đấu thầu theo như đã thoả thuận.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Là loại bảo lãnh được sử dụng trong các hợp đồng mua bán, hợp đồng xâydựng, cung ứng thiết bị công nghệ….trong nước cũng như nước ngoài Nónhằm để thay thế cho việc ký quỹ của người mua hàng đối với người cungứng hàng hoá để đảm bảo bồi thường vi phạm hợp đồng, tạo ra sự chống đỡrủi ro cho người thụ hưởng (bên bán hàng) Giá trị tối đa của bảo lãnh đượctính bằng tỷ lệ % trên giá trị của hợp đồng và thường giao động ở mức 10%-15%, nó tương đương với mức bồi thường vi phạm hợp đồng Trong trườnghợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ theo thoả thuậntrong hợp đồng thì TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

- Bảo lãnh hoàn thanh toán

Là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền ứngtrước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh trongtrường hợp bên được bảo lãnh có sự vi phạm những thoả thuận trong hợpđồng giữa hai bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh mà bên được bảo lãnhkhông hoàn trả được hoặc hoàn trả không đầy đủ số tiền ứng trước Loại bảolãnh này thường được sử dụng trong các hợp đồng thương mại mà người đặthàng đã ứng trước một khoản tiền nhất định cho bên cung ứng, nó đảm bảoquyền lợi và tâm lý an toàn hơn cho người mua khi phải bỏ ra một khoản tiền

Trang 11

ứng trước để mua hàng hay dịch vụ, đồng thời việc người mua chấp nhận ứngtrước tiền cho nhà cung ứng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về vốn để sản xuấthàng hoá dịch vụ, giảm thiểu khó khăn tạm thời về ngân quỹ Tuy nhiên, việcthực hiện bảo lãnh này cũng cần phải lưu ý để tránh sự lạm dụng của ngườithụ hưởng, vì vậy mà bảo lãnh này chỉ có hiệu lực khi có sự ứng trước củangười thụ hưởng.

- Bảo lãnh thanh toán (bảo lãnh trả chậm)

Là loại bảo lãnh được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị trảchậm Ở đây người mua và người bán đã tạo ra một mối quan hệ tín dụngthương mại với việc người bán chấp nhận cho người mua trả tiền tại một thờiđiểm khác trong tương lai theo kỳ hạn nợ Và để đảm bảo chắc chắn ngườimua trả nợ thì bên bán yêu cầu phải có một sự bảo đảm từ một tổ chức có uytín như một ngân hàng và đó chính là bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh thanhtoán được sử dụng rất rộng rãi trong các quan hệ thương mại đặc biệt là ở cácnước đang phát triển, nó có thể thay thế cho hình thức tín dụng chứng từ.

- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm

Là một loại bảo lãnh theo đó ngân hàng phát hành sẽ phải bảo đảm kháchhàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đãký kết với bên nhận bảo lãnh Trong trường hợp khách hàng bị phạt do khôngthực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm màkhông nộp hoặc nộp không đầy đủ thì ngân hàng phát hành sẽ thực hiện thaynghĩa vụ đã cam kết đó.

- Ngoài ra còn có các loại bảo lãnh tài chính khác nhằm bảo đảm việcthực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp vi phạm vàngười hưởng bảo lãnh trong các loại bảo lãnh này thường là các cơ quan nhànước như hai quan, cơ quan thuế…Loại bảo lãnh này chỉ giúp khách hàngtạm thời chưa thực hiện ngay nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, nó cũng

Trang 12

chỉ kéo dài trong một thời gian hạn chế nhưng có thể làm cho khách hàngthoát khỏi khó khăn tạm thời về tài chính.

1.1.5.3 Theo phương thức phát hành bảo lãnh- Bảo lãnh trực tiếp

Đây là loại bảo lãnh mà ngân hàng phát hành bảo lãnh theo yêu cầu trựctiếp của khách hàng và khi mà ngân hàng đã thực hiện bồi thường về khoản viphạm cho khách hàng thì ngân hàng sẽ trực tiếp thu hồi khoản bồi hoàn từkhách hàng được bảo lãnh đó.

Bảo lãnh trực tiếp thường có ba bên tham gia: Ngân hàng phát hành (bênbảo lãnh), người yêu cầu bảo lãnh (người được bảo lãnh), người thụ hưởng(bên nhận bảo lãnh) Trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài thì cóthể thông qua một ngân hàng khác ở cùng quốc gia với người thụ hưởng gọilà ngân hàng thông báo.

- Bảo lãnh gián tiếp

Đây là loại bảo lãnh mà phải thực hiện qua hai ngân hàng, một ngân hàngnhận yêu cầu bảo lãnh từ phía khách hàng được bảo lãnh gọi là ngân hàng chỉthị, và một ngân hàng thực hiện cam kết bảo lãnh cho người thụ hưởng gọi làngân hàng phát hành bảo lãnh Đối với loại bảo lãnh này thì ngân hàng pháthành sẽ không nhận bồi hoàn từ khách hàng được bảo lãnh mà nhận khoản đótừ ngân hàng chỉ thị thông qua một cam kết nữa gọi là bảo lãnh đối ứng dochính ngân hàng chỉ thị đưa ra Mối quan hệ trong bảo lãnh gián tiếp là mốiquan hệ bốn bên nên nó phức tạp hơn nhưng lại đảm bảo chắc chắn hơn, nóthường được sử dụng trong các hợp đồng với các đối tác nước ngoài.

- Đồng bảo lãnh

Khi thực hiện những dự án có giá trị lớn, để giảm thiểu các rủi ro thì cácngân hàng có thể thực hiện đồng bảo lãnh Để thực hiện được hoạt động đồngbảo lãnh này thì một trong số các ngân hàng tham gia phải đóng vai trò là

Trang 13

ngân hàng đầu mối phát hành bảo lãnh, còn các ngân hàng khác là thành viêntham gia Trong trường hợp phải bồi hoàn cho người thụ hưởng thì ngân hàngđầu mối có thể đòi tiền từ các ngân hàng đồng minh theo tỷ lệ thoả thuậntrước và các ngân hàng này sẽ đòi nợ từ khách hàng được bảo lãnh.

1.1.5.3 Dựa trên điều kiện thanh toán của bảo lãnh thành các loại:- Bảo lãnh theo yêu cầu

Với loại bảo lãnh này thì người thụ hưởng chỉ cần xuất trình yêu cầu thanhtoán cho ngân hàng phát hành là được ngân hàng thanh toán Văn bản yêu cầuthanh toán ở đây hoàn toàn do người thụ hưởng đơn phương lập ra và nókhông cần xác nhận của bên được bảo lãnh Do đó trong loại bảo lãnh này thìngười thụ hưởng sẽ được lợi nhất, ngân hàng cũng không mấy khó khăn trongviệc làm thủ tục thanh toán cho người thụ hưởng Tuy nhiên, đây chính làđiều bất lợi cho người được bảo lãnh vì có thể sẽ phải gặp phải rủi ro do sựlừa dối của bên thụ hưởng.

- Bảo lãnh kèm chứng từ

Trường hợp này người thụ hưởng muốn được ngân hàng thanh toán thìphải cung cấp chứng từ có xác nhận của một bên thư ba có đủ chuyên môn vềsự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh So với bảo lãnh yêu cầu thì loạibảo lãnh này đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng nhiều hơn và cũng cónghĩa là ưu quyền của người thụ hưởng sẽ bị giảm đi, còn đối với ngân hàngthì việc kiểm tra chứng từ sẽ trở nên phức tạp hơn.

- Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hay toà án.

Một yêu cầu quan trọng khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong loại bảolãnh này phải có sự phán quyết của toà án hoặc trọng tài về sự vi phạm hợpđồng và trách nhiệm của các bên tham gia, tuy nhiên việc này đòi hỏi nhiềuthời gian và gây ra nhiều rắc rối nên loại này ít được sử dụng.

Trang 14

1.1.6 Quy trình bảo lãnh

Tuỳ thuộc vào từng loại bảo lãnh và từng ngân hàng khác nhau mà quytrình bảo lãnh có những điểm khác nhau Tuy nhiên thì để thực hiện được mộthợp đồng bảo lãnh thì phải qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ

Ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh của kháchhàng, nếu thấy chưa hợp lệ và đầy đủ thì điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hồsơ Đối với từng loại bảo lãnh khác nhau thì bộ hồ sơ cũng có những yêu cầukhác nhau phù hợp với từng đặc điểm riêng của hoạt động bảo lãnh.

Bước 2: Quyết định bảo lãnh

Bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ được tiếp nhận và chuyển lên các phòng chuyênmôn để thẩm định và ra quyết định có thực hiện phát hành bảo lãnh haykhông Nếu như được phê duyệt thì thực hiện tiếp bước 3

Bước 3: Phát hành bảo lãnh

Các cán bộ có thẩm quyền thực hiện ký kết hợp đồng bảo lãnh và pháthành thư bảo lãnh trong thời hạn quy định

Bước 4: Xử lý sau khi phát hành thư bảo lãnh

Sau khi phát hành bảo lãnh ngân hàng phải theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảolãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thực hiện việc hạch toán số dư bảo lãnh,thực hiện việc thu phí bảo lãnh theo quy định và theo dõi việc thực hiện hợpđồng bảo lãnh để có những biện pháp giải quyết kịp thời khi có sự cố xẩy ra.

Bước 5: Kết thúc bảo lãnh

Ngân hàng thực hiện tất toán bảo lãnh, giải toả tài sản đảm bảo, ký quỹ(nếu có), đánh giá kết quả bảo lãnh và rút kinh nghiệm và thực hiện lưu trữ hồsơ theo quy định

Trang 15

1.1.7 Các rủi ro phát sinh từ hoạt động bảo lãnh và nguyên nhân phát sinh- Các rủi ro từ hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh mang bản chất là một hoạt động tín dụng nên nó cũngchứa đựng những rủi ro nhất định Trong trường hợp khách hàng không thựchiện đúng các nghĩa vụ của mình đối với bên hưởng bảo lãnh thì ngân hàng sẽlà người trực tiếp chi trả các khoản bồi thường cho bên thụ hưởng Sau khithực hiện xong nghĩa vụ của mình đối với bên thụ hưởng thì ngân hàng cóquyền đòi tiền từ phía bên được bảo lãnh Và các khoản nợ này sẽ được hạchtoán như một khoản nợ xấu đối với khách hàng và ngân hàng đó có thể phảichịu rủi ro mất vốn nếu như không có biện pháp bảo đảm trước đó.

- Nguyên nhân xảy ra các rủi ro bảo lãnh

Nguyên nhân khách quan

Do có sự thay đổi về tình hình chính trị xã hội hoặc có những biến cố vềthiên tai mà làm thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như làm giảmkhả năng tài chính của người được bảo lãnh dẫn tới việc thanh toán cho ngânhàng gặp nhiều khó khăn hơn.

Nguyên nhân chủ quan

+ Từ phía ngân hàng

Ngân hàng thực hiện bảo lãnh không theo đúng quy trình chặt chẽ, khôngđánh giá đúng năng lực tài chính và khả năng hoạt động của bên được bảolãnh dẫn đến việc quyết định sai lầm khi bảo lãnh.

+ Từ phía người được bảo lãnh

Người được bảo lãnh có thể cung cấp sai thông tin về doanh nghiệp củamình với mong muốn có được hợp đồng bảo lãnh từ phía ngân hàng theo yêucầu của bên thụ hưởng mà không tính đến khả năng của doanh nghiệp gây rasự sai lệch trong đánh giá của ngân hàng Rủi ro từ phía người được bảo lãnhthường là các rủi ro đạo đức do các doanh nghiệp cố ý lừa đảo ngân hàng

Trang 16

hoặc tạo ra sự thua lỗ khiến cho việc thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khókhăn Có những doanh nghiệp do tính toán không chính xác nên đầu tư vàonhững dự án không hiệu quả cũng dẫn đến tình trạng giảm khả năng thanhtoán của doanh nghiệp đó.

+ Từ phía người thụ hưởng

Người thụ hưởng có thể cố tình lừa dối ngân hàng, hoặc cản trở việc thựchiện nghĩa vụ của bên đối tác để bên đối tác không thể hoàn thành đúng nghĩavụ theo hợp đồng được.

1.2.Chất lượng hoạt động bảo lãnh của NHTM

1.2.1 Các quan điểm về chất lượng bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh là hoạt động mang trong nó nhiều mối quan hệ vớinhiều bên do đó việc đánh giá chất lượng bảo lãnh đối với các chủ thể khácnhau cũng có những điểm khác nhau

Đứng trên góc độ ngân hàng

Chất lượng bảo lãnh được thể hiện ở mức độ an toàn của khoản bảo lãnhtrong hoạt động chung của ngân hàng, những rủi ro mà các khoản bảo lãnhnày đưa đến nằm trong dự phòng và nó không làm ảnh hưởng đến hoạt độngchung cũng như uy tín của ngân hàng Không chỉ thế, chất lượng bảo lãnh cònđược thể hiện ở lợi nhuận mà khoản bảo lãnh mang lại, đó là khoản thu nhậptừ việc thu phí bảo lãnh và việc khai thác tiền kỹ quỹ của khách hàng Mộtkhoản bảo lãnh có chất lượng tốt là khoản bảo lãnh vừa có tính an toàn lại chohiệu quả hoạt động kinh doanh đạt được ở mức cao nhất Hơn thế nữa, chấtlượng bảo lãnh còn được ngân hàng đánh giá cao khi nó mang lại lợi thế cạnhtranh và vị thế, uy tín của ngân hàng.

Đứng trên giác độ của người được bảo lãnh

Với những người được bảo lãnh thì khoản bảo lãnh như là khoản tài trợcủa ngân hàng do vậy họ nhìn nhận bảo lãnh có chất lượng tốt mà nó đáp ứng

Trang 17

kịp thời nhu cầu của họ trong thời gian nhanh nhất có thể với thủ tục gọn nhẹvà mức phí hợp lý Bên được bảo lãnh cũng mong muốn rằng không phải sửdụng nhiều tài sản đảm bảo hoặc mức ký quỹ lớn để có được khoản bảo lãnhnày của ngân hàng Nếu thoả mãn được những yêu cầu đó thì khoản bảo lãnhđã mang lại cho bên được bảo lãnh những điều kiện thuận lợi để ký kết vàtham gia vào những dự án hợp đồng kinh tế quan trọng.

Trên giác độ là người thụ hưởng

Mục đích của người thụ hưởng bảo lãnh khi yêu cầu người được bảo lãnhphải có sự bảo lãnh của một ngân hàng có uy tín là để đảm bảo chắc chắn choquyền lợi của mình, do vậy mà chất lượng bảo lãnh đối với những người thụhưởng là sự đáp ứng đầy đủ mục đích này của họ Mức độ tin tưởng củangười thụ hưởng thể hiện ở độ tín nhiệm đối với ngân hàng phát hành và uytín của chính ngân hàng đó trên thị trường Chất lượng bảo lãnh được thể hiệnở khả năng chi trả những khoản bồi thường khi xảy ra sự cố vi phạm hợpđồng một cách kịp thời.

Trên giác độ nền kinh tế

Chất lượng bảo lãnh có được khi khoản bảo lãnh đó mang lại những hiệuquả cao cho nền kinh tế, thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế và góp phần vào sựphát triển chung của các ngành nghề, đặc biệt là những ngành mũi nhọn củađất nước.

Mỗi bên có một quyền lợi riêng và ai cũng mong muốn nó được đáp ứngkhi hoạt động bảo lãnh được thực hiện vì thế để nói đến chất lượng bảo lãnhthì phải tổng hoà các quyền lợi này, phải thoả mãn được các yêu cầu của cácbên tham gia.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo lãnh

Việc đánh giá chất lượng bảo lãnh là một việc rất cần thiết và giữ một vịtrí quan trọng, nó không chỉ giúp cho ngân hàng biết được khả năng hoạt

Trang 18

động của mình mà còn có thể đưa đến cho ngân hàng những điều chỉnh hợp lýđể nâng cao chất lượng bảo lãnh, tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng Ta cóthể thấy rằng chất lượng bảo lãnh đối với mỗi người được nhìn nhận theonhững hướng khác nhau vì thế mà để đánh giá được chất lượng của hoạt độngnày thì cần phải có sự kết hợp nhiều chỉ tiêu khác nhau Nhóm các chỉ tiêunày có thể phân thành nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng.

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính

- Thời gian cung ứng dịch vụ bảo lãnh, một dịch vụ bảo lãnh có chất

lượng tốt phải đáp ứng được nhu cầu về tính kịp thời nhanh nhạy trong việc raquyết định của ngân hàng để đảm bảo cho hoạt động của khách hàng Thủ tụcđưa ra càng đơn giản càng linh hoạt càng tạo điều kiện thuận lợi cho kháchhàng

- Thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng đối với kháchhàng, đây là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng và tăng tính cạnh

tranh cho ngân hàng Nếu như thái độ và trình độ nghiệp vụ chuyên môn củacán bộ không đúng mực có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa kháchhàng và ngân hàng từ đó làm mất đi những mối quan hệ tiềm năng và giảm uytín, giảm tính cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

- Sự phong phú các loại hình bảo lãnh: Chẩt lượng dịch vụ tốt có thể

đánh giá dựa vào việc nơi cung ứng co thể đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng đến đâu Một ngân hàng không thể được coi là có chất lượng bảo lãnhtốt nếu như ngân hàng đó không đáp ứng được nhu cầu về bảo lãnh của kháchhàng trong những trường hợp khác nhau được Bởi vì trong các hoạt độngkinh tế thì có các mối quan hệ liên quan đến nhau và để giải quyết được mốiquan hệ này đôi khi cần đến nhiều mối quan hệ khác và các quan hệ này cũngđòi hỏi cần có được một biện pháp bảo đảm an toàn cho nó và khi đó kháchhàng cần có một sự cung ứng trọn gói cho các sự bảo đảm này Điều đó có

Trang 19

nghĩa là họ sẽ tìm đến những nơi mà được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu này đểđơn giản hoá một số khâu trong quá trình giải quyết vấn đề, đồng thời việcnày cũng sẽ làm giảm bớt chi phí về tìm kiếm, thẩm định khách hàng.

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định tính

- Doanh số bảo lãnh

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị bảo lãnh của ngân hàng trong một thờikỳ nhất định Khi được đưa ra làm chỉ tiêu đánh giá người ta sẽ so sánh tươngđối và tuyệt đối chỉ tiêu này trong năm nay so với trong năm trước đó để xemxét quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng của bảo lãnh Doanh số bảolãnh càng tăng theo thời gian thì chứng tỏ rằng quy mô của hoạt động bảolãnh ngày càng được mở rộng và sự tăng trưởng của hoạt động này có tínhbền vững Và như vậy cũng có nghĩa là chất lượng bảo lãnh của ngân hàngcũng được đánh giá cao Doanh số bảo lãnh cao là dấu hiệu tốt thể hiện uy tínngân hàng cũng được nâng lên và càng ngày càng có người tìm đến với ngânhàng hơn trong các hoạt động của họ Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêunày để đánh giá chất lượng thì cũng chưa thực sự chuẩn xác vì nó còn phụthuộc vào mức độ rủi ro của các khoản bảo lãnh đó, nếu quy mô bảo lãnh lớnnhưng không an toàn thì rủi ro là rất lớn và một khi ngân hàng phải thực hiệnthanh toán thay những khoản bảo lãnh này cho khách hàng thì nó sẽ chuyểnthành khoản nợ xấu, khi đó nó sẽ tác động đến hoạt động của ngân hàng.

- Tỷ lệ bảo lãnh mà ngân hàng phải thực hiện thay, tỷ lệ này phụ

thuộc vào số tiền mà ngân hàng phải trả thay cho khách hàng khi xảy ra sự viphạm đối với người thụ hưởng mà đã được xác nhận.

Tỷ lệ bảo lãnh NH phảithực hiện nghĩa vụ thay

cho khách hàng

Số tiền ngân hàng phải thực hiện nghĩavụ thay cho khách hàngDoanh số bảo lãnh phát sinh

trong năm

Trang 20

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bảo lãnh của mộtngân hàng, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt bởi vì chỉ tiêu này thấp chứng tỏcác khoản bảo lãnh mà ngân hàng thực hiện đạt được một hiệu quả tốt, ngânhàng sẽ thu được lợi nhuận cao mà không phải chịu rủi ro thanh toán Khi tỷlệ bảo lãnh ngân hàng trả thay cho khách hàng ở mức cao nghĩa là khi đóngân hàng sẽ phải thực hiện việc tài trợ bắt buộc với một lượng lớn và điềunày sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng và thu nhập cũng sẽbị giảm sút.

- Tỷ lệ bảo lãnh có tài sản đảm bảo hay phải ký quỹ

- Nợ bảo lãnh quá hạn

Là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với khách hàng không đượcthanh toán Khoản nợ bảo lãnh quá hạn lớn là một điều bất lợi cho ngân hàngvà chứng tỏ là khoản bảo lãnh có rủi ro lớn vì chỉ tiêu này cho biết sự vi phạm

Trang 21

của khách hàng là người được thụ hưởng đối với ngân hàng Do phải chờ đợiđến lúc khoản thanh toán của khách hàng đến hạn thanh toán mới biết đượcnó có thực hiện đúng trong thời hạn quy định không hay quá hạn nên chỉ tiêunày có độ trễ nhất định Độ trễ của chỉ tiêu làm cho sự đánh giá không đượckịp thời như các chỉ tiêu khác.

Ngoài ra ta cũng cần phải xem xét giá trị tương đối của chỉ tiêu này, nócần được so sánh với mức dư nợ bảo lãnh đến hạn ở cùng thời điểm của ngânhàng.

Tỷ lệ bảo lãnhquá hạn

= Dư nợ bảo lãnh quá hạnTổng số dư bảo lãnh đến hạn

- Mức phí bảo lãnh

Bảo lãnh là một trong những dịch vụ của ngân hàng và khách hàng sẽ lựachọn những ngân hàng nào có mức phí hấp dẫn nhất Và như vậy các ngânhàng sẽ phải xây dựng cho mình một biểu phí sao cho hợp lý, vừa đảm bảocạnh tranh được với các ngân hàng khác vừa đem lại được lợi nhuận cho ngânhàng Mức phí bảo lãnh có thể linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng vàmục tiêu chiến lược của từng thời kỳ

Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả của việc đánh giá chất lượng thì cần cósự sánh giữa chi phí bỏ ra để có được khoản bảo lãnh và mức thu nhập từkhoản bảo lãnh đó, tỷ lệ này càng thấp thì càng chứng tỏ sự hiệu quả của hoạtđộng bảo lãnh và càng thấp thì càng tốt Vì vậy mà ngân hàng luôn tính toánsao cho tối thiểu hoá chi phí để tối đa hoá lợi nhuận, để đạt được mục đíchnày thì ngân hàng luôn coi trọng các khách hàng có quan hệ lâu năm và có uytín, tạo ra sự đồng bộ trong các phương thức bảo lãnh để cùng một lúc đápứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng Bên cạnh đó các ngân hàngcũng phải tiếp thị quảng cáo để thu hút thêm những khách hàng mới, tuy

Trang 22

nhiên cần căn nhắc sao cho tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ tăng doanhthu

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh của NHTM

Đối với một hoạt động bảo lãnh thì do có sự phức tạp trong các mối quanhệ và có nhiều bước để thực hiện nó do vậy mà sự nó chịu tác động của nhiềunhân tố từ nhiều phía khác nhau

1.2.3.1 Các nhân tố từ phía NHTM

NHTM chính là nơi phát hành bảo lãnh chính vì vậy mà nó có quyết địnhđựơc sự hình thành, tiến trình phát triển cũng như của một hợp đồng bảo lãnh.Chính vì thế mà chất lượng bảo lãnh phụ thuộc rất lớn vào ngân hàng pháthành nó được thể hiện ở các nhân tố:

 Chính sách bảo lãnh của NHTM

Đây là nhân tố quan trọng thể hiện đường lối cơ bản cho hoạt động bảolãnh sao cho phù hợp với đường lối phát triền của đất nước Một ngân hàngcó chất lượng bảo lãnh tốt là một ngân hàng có bước đi đúng đắn theo nhịpbước phát triển của nền kinh tế, nó vừa đảm bảo khả năng sinh lợi của ngânhàng vừa thu hút được thêm nhiều khách hàng

 Quy trình bảo lãnh của ngân hàng

Mỗi một hệ thống ngân hàng sẽ xây dựng một quy trình bảo lãnh riêng phùhợp với đặc điểm của ngân hàng mình, nếu quy trình được xây dựng một cáchhợp lý và linh hoạt thì nó sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện xử lý nhanhchóng và dễ dàng hơn các hợp đồng bảo lãnh đồng thời nó sẽ tạo ra một sự antoàn khi thực hiện bảo lãnh Từ đó chất lượng bảo lãnh sẽ được nâng cao hơn.

 Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng

Với một ngân hàng có chất lượng đội ngũ cán bộ tốt, trình độ chuyên mônvà khả năng đánh giá tốt thì sẽ lựa chọn và tìm kiếm được nhiều khách hàngđảm bảo khả năng tài chính, đáp ứng đầy đủ điều kiện để thực hiện một hợp

Trang 23

đồng bảo lãnh an toàn và đáng tin cậy Chất lượng bảo lãnh phụ thuộc rất lớnvào việc thẩm định khách hàng, nếu thẩm định không tốt sẽ dẫn tới việc đưara những quyết định sai lầm có thể gây tổn thất cho ngân hàng Hơn thế nữa làthái đối với khách hàng cũng là một yếu tố tác động đến chất lượng bảo lãnh,sự thờ ơ trong công tác kiểm tra đôn đốc khách hàng tạo cơ hội cho những viphạm của khách hàng Bên cạnh đó thái độ thiếu nhiệt tình trong cách làmviệc sẽ là yếu tố hạn chế cho sự phát triển của bảo lãnh ngân hàng

 Các yếu tố về công nghệ và thu thập thông tin của ngân hàng

Thông tin là một yếu tố quan trọng, nó thể hiện sự hiêu biết của ngân hàngđối với khách hàng và nó tác động đến các khâu trong quá trình thực hiện, nếuthông tin chính xác và kịp thời thì có thể mang đến những lợi ích to lớn vàngăn chặn được rủi ro có thể xảy ra Để đạt được một sự nhanh nhạy cao thìngân hàng phải có một hệ thống công nghệ hiện đại, nó vừa phục vụ tốt choviệc xử lý các hoạt động vừa đảm bảo an toàn bí mật cho ngân hàng.

 Mức độ tín nhiệm của ngân hàng

Một ngân hàng có mức độ tín nhiệm cao sẽ là yếu tố tạo ra lòng tin chokhách hàng Một ngân hàng có mức tín nhiệm cao thì đó được coi là một ngânhàng làm ăn có hiệu quả và có khả năng thanh toán cao và tiềm lực tài chínhmạnh, điều này có nghĩa là khoản bảo lãnh có mức độ an toàn cao hơn vànhững nghĩa vụ của ngân hàng sẽ được thực hiện một cách đầy đủ và kịp thờihay nói cách khác là chất lượng bảo lãnh sẽ được đảm bảo Đặc biệt là trongcác giao dịch quốc tế thì xếp hạng ngân hàng là một yếu tố quan trọng vì vớinhững ngân hàng có thứ hạng cao thì được biết đến nhiều hơn là những ngânhàng có thứ hạng thấp và điều này đã tạo cơ hội cho ngân hàng tiếp xúc đượcvới những hợp đồng bảo lãnh lớn hơn

Trang 24

 Mức phí và tỷ lệ TSĐB hay ký quỹ của ngân hàng.

Một khi mức phí và tỷ lệ này không thoả mãn được yêu cầu của kháchhàng thì hoạt động bảo lãnh đó khó có thể đạt được một hiệu quả tốt

Mức phí bảo lãnh của ngân hàng chứa đựng hai phần, một phần là để bùđắp một phần nào đó rủi ro mà ngân hàng có thể phải chịu khi thực hiện bảolãnh và một phần nữa nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng khi phải trangtrải các chi phí liên quan Tuy nhiên nếu mức phí bảo lãnh quá cao thì khôngthể thu hút được khách hàng và làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng đóvới các ngân hàng khác, tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng củabảo lãnh.

Mức ký và TSĐB được ngân hàng xác định dựa trên mức độ rủi ro củakhoản bảo lãnh, nó là tấm đệm để chống đỡ cho ngân hàng khi sự cố xảy ra,mức này càng cao thì càng giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng nhưng cũnggiống như phí bảo lãnh, nó sẽ làm giảm độ hấp dẫn đối với khách hàng Mứckỹ quỹ lớn tạo ra sự ứ đọng vốn của doanh nghiệp trong ngân hàng và điềunày là một bất lợi lớn đối với doanh nghiệp.

 Khả năng quản lý rủi ro bảo lãnh của ngân hàng.

Đây chính là khả năng nhận diện được rủi ro có thể gặp phải trong quátrình thực hiện bảo lãnh, những rủi ro có thể được nhận diện từ khi phân tíchđánh giá doanh nghiệp được bảo lãnh và trong quá trình đôn đốc, theo dõiviệc thực hiện nghĩa vụ của bên hưởng bảo lãnh Khả năng quản lý rủi ro bảolãnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bảo lãnh, nếu rủi ro này không đượcquản lý chặt chẽ nó có thể ảnh hưởng không chỉ đến việc thanh toán khoảnbảo lãnh mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác của ngân hàng

1.3.2.2 Nhân tố từ phía khách hàng được bảo lãnh

Trang 25

* Năng lực của khách hàng

Năng lực của khách hàng được đánh giá trên nhiều khía cạnh như năng lựctài chính, khả năng sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý doanh nghiệp, tưcách pháp lý …v.v và các điều kiện khác Nếu những điều này không đủ đápứng về điều kiện để yêu cầu ngân hàng thực hiện một khoản bảo lãnh thì ngânhàng sẽ không thể phát hành bảo lãnh cho doanh nghiệp Năng lực của kháchhàng cũng cho ta thấy khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình khi tham gia hợpđồng bảo lãnh và một điều tất nhiên là khi khách hàng có năng lực thấp thìkhoản bảo lãnh sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn và khi đó chất lượng bảo lãnhsẽ không được đảm bảo.

 Rủi ro trong kinh doanh của bên được bảo lãnh.

Trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp cũng co thể gặp phảinhững rủi ro kinh doanh của mình hoặc những rủi ro bất khả kháng khác vànó làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, từ đó làm giảm khả năng thanhtoán của doanh nghiệp và rất có thể sẽ tạo ra rủi ro lớn cho hoạt động bảo lãnhcủa ngân hàng.

 Tư cách đạo đức của khách hàng.

Hoạt động bảo lãnh là hoạt động dựa trên uy tín và sự tin tưởng giữa cácbên do đó mà tư cách đạo đức của khách hàng là một yếu tố ảnh hưởng đếnchất lượng của bảo lãnh Thật vậy nếu sự hợp tác của khách hàng trong việccung cấp các thông tin chính xác và sự tuân thủ nguyên tắc chung của kháchhàng là điều kiện để có được một hợp đồng bảo lãnh có chất lượng cao Cònkhi khách hàng cố tình đưa ra những thông tin giả mạo và cố tình lừa dối,chây ì các khoản thanh toán cho ngân hàng thì lúc đó chất lượng bảo lãnh củangân hàng sẽ không đạt được mức mong muốn.

Trang 26

1.3.2.3 Nhân tố thuộc về bên nhận bảo lãnh

* Đạo đức của bên nhận bảo lãnh

Đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm vì ngân hàng có thể gặp rắc rối nếunhư bên nhận bảo lãnh cố tình lừa dối ngân hàng và bên được bảo lãnh đểnhận khoản đền bù, lúc này tính minh bạch và sự bảo lãnh bị vi phạm do đókhông thể có thu được một bảo lãnh có chất lượng tốt được.

 Tinh thần hợp tác của bên nhận bảo lãnh

Sự hợp tác của các bên tham gia sẽ tạo điều kiện quản lý chặt chẽ hơn việcthực hiện nghĩa vụ của mỗi bên từ đó nâng cao được chất lượng của bảo lãnh.Sự hợp tác cùng với năng lực chuyên môn của bên nhận bảo lãnh sẽ tạo điềukiện cho ngân hàng đánh giá đúng năng lực của bên được bảo lãnh và kiểmsoát quản lý rủi ro được tốt hơn Một quy định trong hợp đồng bảo lãnh là haibên (bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh) phải thông báo cho ngân hàngbất kỳ một sự thay đổi nào trong hợp đồng kinh tế để kịp thời sửa đổi cho phùhợp Trong trường hợp không có được sự hợp tác của hai bên đó thì ngânhàng sẽ không chịu trách nhiệm về việc thay đổi đó, tuy nhiên thì khoản bảolãnh này cũng sẽ không được xem là có chất lượng khi mà nó không đáp ứngđược yêu cầu của các bên tham gia nữa.

1.3.2.4 Các nhân tố khác

Nằm trong hoạt động của ngân hàng nên nó không chỉ chịu sự quản lýriêng biệt của ngân hàng đó mà nó chịu sự quản lý của nhà nước bằng cácchính sách, các quy định về bảo lãnh Các cơ quan Nhà nước sẽ xây dựngnhững chính sách, quy định về bảo lãnh để định hướng cho việc phát triểnhoạt động bảo lãnh ở các NHTM, với những định hướng này hoạt động bảolãnh sẽ được kiểm soát và quản lý chặt hơn để hạn chế rủi ro nhưng nó cũngkhông làm giảm bớt sự linh hoạt trong khi thực hiện bảo lãnh của các ngânhàng.

Trang 27

Ví dụ như sự ra đời của các quyết định 283/200/QĐ-NHNN về điều kiệnbảo lãnh đối với khách hàng có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toánvới TCTD hay quyết định 26/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế bảolãnh ngân hàng đã định hướng đi rất phù hợp cho các ngân hàng trong khithực hiện hoạt động bảo lãnh.

Môi trường chính trị xã hội cũng có tác động đến chất lượng bảo lãnh củacác ngân hàng, được làm việc trong một môi trường ổn định và nền kinh tếphát triển, tăng trưởng bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi để có được nhữnghợp đồng bảo lãnh có chất lượng tốt Sự mở rộng hợp tác quốc tế cũng tácđộng lớn, quan hệ tốt với các đối tác nước ngoài không chỉ tạo điều kiện chokhách hàng thực hiện được hợp đồng kinh tế có chất lượng mà còn có thểgiúp ta có thêm nguồn vốn từ bên ngoài, các mối quan hệ với nước ngoài làyếu tố quan trọng đặc biệt là trong bảo lãnh đối ứng Bên cạnh đó thì điềukiện tự nhiên cũng sẽ tác động đến hoạt động bảo lãnh nhất là với những hợpđồng bảo lãnh có liên quan đến những dự án xây dựng hay những hợp đồngkinh tế về chất lượng sản phẩm tự nhiên.

Trang 28

* Hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

Để góp phần khôi phục kinh tế sau chiến tranh tạo tiền đề cho nền kinh tếViệt Nam phát triển, Chính phủ đã quyết định thành lập Ngân hàng Kiến thiếtViệt Nam - Tiền thân của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam(24/6/1957) Ban đầu chỉ với 8 chi nhánh và 200 cán bộ nhưng Ngân hàng đãthực hiện tốt nhiệm vụ cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồnNgân sách đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Đến ngày 24/6/ 1981, để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế tronggiai đoạn này Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựngViệt Nam và trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Thời gian nàyngân hàng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầutư xây dựng cơ bản, đây cũng là thời kỳ ngân hàng có bước chuyển mình theonền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, góp phần tạo nên nhữngcông trình lớn cho đất nước.

Ngày 14/11/1990 đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Namvà được giữ nguyên tên gọi ấy cho đến nay Ngân hàng đã thực hiện nhiệm vụnhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước;chủ động, sáng tạo áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn trong dân bằngVND và ngoại tệ để cho vay đầu tư phát triển theo đường lối công nghiệphoá, hiện đại hoá; kinh doanh dịch vụ ngân hàng.

Trang 29

Từ năm 1995 Ngân hàng chuyển đổi hoạt động và được kinh doanh đanăng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, nghiên cứu xây dựng và hìnhthành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xoá bỏ thế độc canh tín dụngtrong hoạt động ngân hàng Đồng thời đây cũng là ngân hàng đi đầu trongviệc thành lập các ngân hàng liên doanh với nước ngoài nhằm góp phần pháttriển đất nước, như: Ngân hàng liên doanh VID PUBLIC.

Năng lực quản trị và công nghệ của ngân hàng được nâng lên qua các năm.Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính cũng đạt mức đáng kể Đến 30/6/07Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã đạt quy mô tăng trưởng khá, vớitổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng, quy mô hoạt động của NHĐT&PTVNtăng gấp 10 lần so với năm 1995.

BIDV cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện xếp hạng tíndụng theo tiêu chuẩn quốc tế bởi tổ chức định hạng Moody’s với kết quả xếphạng tín nhiệm đạt trần quốc gia.

Trong nhiều năm liền BIDV đã được trao tặng giải thưởng Ngân hàngthanh toán xuất sắc của năm do Citybank trao tặng.

Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Lớn mạnh cùng đất nước, Ngân hàng đầu tư càng ngày càng mở rộngmạng lưới hoạt động của mình và kết quả của quá trình xây dựng và phát triểnđó là sự ra đời của Sở giao dịch (28/3/1991) Những bước đi chập chững đầutiên với 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý, cấp phátvốn ngân sách, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn tiết kiệm, đúng mục đích ,đúng địa chỉ cho các dự án…

5 năm sau (1996 – 2000) có sự chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt độngkinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động tự trang trải cho mình, đồng thời mởrộng quy mô với 167 cán bộ nhân viên, 12 phòng nghiệp vụ, 1 chi nhánh khuvực, 2 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm

Trang 30

Sở giao dịch của Ngân hàng cũng là nơi thử nghiệm thành công các sảnphẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu,kỳ phiếu Đến năm 2002 thì tổng tài sản của Sở giao dịch là 9.512 tỉ đồng,huy động vốn đạt 7.732 tỉ đồng, dư nợ cho vay 4.232 tỉ đồng, cơ cấu dịch vụchiếm 16,27%

Trong 4 năm từ 2002-2005 để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đấtnước cũng như sự phát triển của toàn ngành ngân hàng, Sở giao dịch tách vànâng cấp thêm 4 đơn vị thành viên chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Đầutư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn:

+ Chi nhánh Bắc Hà Nội (2002)+ Chi nhánh Hà Thành (2003)+ Chi nhánh Đông Đô (2004)+ Chi nhánh Quang Trung (2005)

Tổng tài sản lên tới 1000 tỉ đồng, với mục tiêu huy động vốn đáp ứng nhucầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăng nguồn vốn cho toàn ngành, phục vụcác khách hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty không phân biệt hình thức sở hữu,phát triển dịc vụ Ngân hàng hiện đại.

Trong năm 2006 Sở giao dịch tiếp tục phấn đấu lớn mạnh về mọi mặt theophương châm “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt độngcủa Ngân hàng”, đưa tỷ lệ thu dịch vụ lên tới 20%/năm

Là đơn vị đi đầu của BIDV, SGD xác định rằng luôn phải phát huy tốt vaitrò đơn vị chủ lực , phát huy tốt vai trò đầu mối trong tổ chức, triển khai thoảthuận hợp tác toàn diện với khách hàng là tập đoàn, Tổng công ty lớn, cácđịnh chế Tài chính lớn của toàn ngành Sự phát triển của Sở giao dịch có tácđộng to lớn đến sự phát triển của cả hệ thống BIDV do vậy mà trong từngbước phát triển của mình SGD luôn xác định là phải phát triển an toàn, hiệuquả và bền vững, mức tăng trưởng hằng năm phấn đấu đạt mức 25%/năm,

Trang 31

tăng trưởng về dư nợ cho vay bình quân từ 18-20 %/năm, tăng trưởng thudịch vụ đạt mức 25-27%/năm, trích đủ dự phòng rủi ro, thực hiện tốt nghĩa vụđối với ngân sách và đảm bảo doanh lợi cho ngân hàng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SGD Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam

P Tín dụng 1 P Tín dụng 2

P Dịch vụ khách hàng DN2 P Dịch vụ khách hàng CN P Tiền tệ kho quỹ

P Kế hoạch Nguồn vốn P Tài chính kế toán

P Tổ chức cán bộ P Hành chính quản trị P Điện toán

P Kiểm tra nội bộ P Giao dịch I P Giao dịch II P Giao dịch IIIKhối

Tín dụng

Khối Quản lý nội bộ

KhốiDịch vụ

KhốiĐơn vị trực

BANGIÁM

ĐỐC

Trang 32

2.1.3 Những nét chính trong hoạt động kinh doanh của SGD I

Những năm qua SGD I đã thực hiện hiệu quả và hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và nhiệm vụ kinh doanh của một đơn vịthuộc khối ngân hàng trong hệ thống BIDV Tăng trưởng trong những nămqua đạt ổn định và bền vững, lợi nhuận hằng năm thường chiếm 10% toàn hệthống.

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Là đơn vị chủ chốt của hệ thống BIDV trong những năm qua SGD I đãcó sự tăng trưởng về quy mô huy động vốn nhằm phục vụ cho kinh doanh vàđầu tư phát triển Để đạt được kết quả đó trong khi thị trường Tài chính có sựcạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức trung gian tài chính SGD I của BIDV đãkhông ngừng đổi mới, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tạo tính linhhoạt hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của thực tế như: Phát hành kỳ phiếu, tráiphiếu, phát hành Tiết kiệm xây dựng nhà ở, Tiết kiệm bậc thang hay tiết kiệmdự thưởng …v.v

Ngoài ra đây cũng là nơi thử nghiệm thành công các sản phẩm huy độngvốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu SGDI cũng đã phát hành các chứng chỉ tiền gửi nhằm tận dụng tối đa mọi nguồncung cấp có thể có.

Trang 33

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SGD I qua các năm

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD

Những năm qua SGD I đã có sự cố gắng trong việc huy động vốn, mứchuy động vốn bình quân của SGD I tăng lên mạnh mẽ trong các năm, từ năm2006 đến năm 2007 thì huy động vốn bình quân đã tăng thêm 7.248 tỷ đồng(tăng 64%) Như vậy có thể nói rằng tốc độ tăng vốn đạt ở mức cao, việc nàyđã tạo điều kiện cho ngân hàng có thể có những kế hoạch phát triển lớn, tăngcường khả năng tài chính cho ngân hàng trong các hoạt động Đặc biệt trongcơ cấu huy động vốn cũng có sự chuyển biến khi tỷ trọng huy động vốn ngắnhạn tăng với tốc độ nhanh và mạnh hơn tốc độ tăng của huy động vốn dài hạn.Huy động vốn từ ngoaị tệ và VND có mức tăng trưởng tương đương nhau,nhưng tỷ trọng huy động vốn từ VND lớn hơn rất nhiều so với vốn ngoại tệ.Năm 2006 vốn huy động bằng VND chiếm gần 85 % và đến năm 2007 huyđộng vốn bằng VND vẫn chiếm một tỷ lệ tương đương

Trang 34

Vốn huy động từ tổ chức tăng lên mạnh mẽ trong khi đó vốn huy động từdân cư giảm đi một cách đáng kể, điều này cũng phù hợp với tình hình pháttriển của nền kinh tế Năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam tăngtrưởng nóng, người dân đổ xô vào chứng khoán nên lượng tiền gửi tiết kiệmvào các tổ chức tín dụng giảm, không chỉ riêng SGD I Đến năm 2007, nhữngtháng đầu năm thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục nóng lên và lượng tiền gửidân cư tiếp tục được rút ra để đâu tư chứng khoán, sau đó khi thị trườngchứng khoán sụt giảm, đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2007 thì các thịtrường khác như thị trường vàng hay bất động sản lại ở mức phát triển mạnhnên thu hút được nguồn vốn từ dân cư tham gia và do đó mà lượng tiền gửitiết kiệm từ dân cư vẫn giữ ở mức thấp Năm 2007 lượng tiền gửi từ dân cưgiảm đi 35% so với cùng kỳ năm 2006 Tuy nhiên thì tổng vốn huy động vẫnkhông giảm Do lượng tiền từ các doanh nghiệp, các tổ chức khác thu vào làrất lớn và tăng nhanh hơn rất nhiều so với mức giảm từ tiền gửi của dân cư.So với năm 2006 thì năm 2007 lượng tiền huy động đựơc từ các tổ chức tăngthêm 60% và đạt mức 16.702 tỷ đồng.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng và quản lý tín dụng

Nguồn huy động vốn tăng lên đảm bảo cho hoạt động tín dụng của SGD Idiễn ra cũng thuân tiện và ổn định hơn Tính đến ngày 31/12/2007 tổng dư nợtín dụng của SGD I đạt mức 6.360 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng thôngthường (không kể nợ khoanh, chưa xử lý, hạch toán ngoại bảng) là 6.178 tỷđồng tăng 260 tỷ (4,39%) so với cùng kỳ năm 2006 và đạt 99,6% gới hạn tíndụng được giao Dư nợ xuất nhập khẩu năm 2007 là 182 tỷ đồng Dư nợ bìnhquân năm 2007 có tăng so với năm 2006 (dư nợ bình quân năm 2007 là 5.820tỷ đồng trong khi đó năm 2006 là 5.781 tỷ đồng), điều này cho thấy quy môhoạt động tín dụng của SGD I ngày càng được mở rộng Hơn thế nữa với tỷ lệnợ quá hạn giảm mạnh cả về số tương đối và tuyệt đối chứng tỏ rằng hoạt

Trang 35

động tín dụng của SGD I nằm trong sự phát triển an toàn và bền vững Nợquá hạn năm 2006 ở mức 0,81% nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn0,0003 % (0,02 tỷ đồng) Nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) là 222 tỷ đồng, tỷ lệ nợxấu chiếm 3,49% tồng dư nợ cuối năm (cuổi năm 2006 tỷ lệ này là 6,89%).

SGD I đã chú trọng hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, so với năm 2006 thìnăm 2007 SGD I đã tăng tỷ trọng cho vay ngoại tệ từ 53% lên 56%.

Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có chiều hướng giảm, một phần là do lượngvốn huy động dài hạn ở mức thấp hơn nên SGD I cần đảm bảo an toàn hơncho hoạt động kinh doanh và đẩy nhanh quá trình luôn chuyển vốn Lựợngvốn vay trung dài hạn đạt mức 3.410,8 tỷ đồng năm 2006 và đến năm 2007đạt mức 3.026,4 tỷ đồng Bên cạnh đó trong năm 2007 SGD I đã trích 50 tỷđồng để DPRR, hoàn thành chỉ tiêu trích DPRR năm 2007, nâng quỹ DPRRluỹ kế đến thời điểm 31/12/2007 lên 197,70 tỷ đồng

Trang 36

Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng của SGD I theo các chỉ tiêu

Đơn vị: tỷ đồng

Thực hiện31/12/06

Thực hiện31/12/07

TT so với2006Tuyệt

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh của SGD

Cũng như các ngân hàng quốc doanh khác, SGD I thuộc Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam thường ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp quốcdoanh chính vì thế mà tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh ở mức thấp Cơ cấu cho vay này tạo cho SGD I có sự thuận lợi về mặtan toàn của khoản tín dụng hơn nhưng bên cạnh đó nó cũng làm cho sự tiếpxúc với nguồn vốn của ngân hàng

Trang 37

Một bộ phận quan trọng trong hoạt động tín dụng của SGD I là hoạt độngbảo lãnh Mặc dù tại thời điểm mà ký kết hợp đồng bảo lãnh thì chưa có sựchuyển giao vốn nhưng bảo lãnh vẫn được xếp vào hoạt động tín dụng Cácquan hệ càng phát triển và càng phức tạp thì bảo lãnh càng đóng vai trò quantrọng Trong những năm qua, SGD I cũng đã chú trọng đến hoạt động bảolãnh, kết quả mang lại từ hoạt động bảo lãnh rất khả quan

2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ

Trong những năm qua SGD I đã không ngừng nghiên cứu và phát triển cácloại dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của kháchhàng, SGD I cũng chính là nơi thử nghiệm thành công những dịch vụ mới củaBIDV và từ đó đến nay đây luôn là nơi đem lại khoản doanh thu lớn nhẩt choBIDV.

Hoạt động dịch vụ của SGD I đã có nhiều khởi sắc, có sự tăng trưởngtrong doanh thu hoạt động Năm 2006 thu dịch vụ ròng của SGD I đạt mức61,89 tỷ đồng và đến năm 2007 thì con số này là 79,59 tỷ đồng tăng 29% vàvượt mức kế hoạch đặt ra của SGD I là 6%

Nhìn một cách tổng quát thì trong những năm qua SGD I đã hoàn thành tốtmọi kế hoạch được giao, chênh lệch thu chi của SGD I đến 31/12/07 đạt 370tỷ đồng, lợi nhuận bình quân đầu người đạt 880 triệu đồng.

2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại SGD I

2.2.1 Cơ sở pháp lý

Để các hoạt động được tiến hành theo những quy trình nhất định và điđúng hướng đã định trước thì các hoạt động này phải chịu sự điều chỉnh, quảnlý một cách chặt chẽ bằng những quy định, những văn bản mang tính bắt buộccao Trên thực tế thì hoạt động bảo lãnh ngân hàng chưa có một bộ luật riêngđể điều chỉnh nhưng nó cũng có những quyết định và những văn bản khác liênquan của NHNN nhằm thực hiện quản lý hoạt động này.

Trang 38

Từ trước đến nay để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng nhưtiến trình phát triển của hoạt động thì NHNN cũng đã có những ban văn bảnmới và những sửa đổi bổ sung các văn bản cũ cho phù hợp hơn Những vănbản này đã được BIDV cụ thể hoá thành những văn bản sát thực hơn với hoạtđộng của BIDV cũng như của SGD I.

- Để xếp hạng ngân hàng dựa theo chất lượng của bảo lãnh và các chỉtiêu khác người ta dựa vào Quyết định 400/2004/QĐ-NHNN, quyết định nàyquy định những mức cho điểm khác nhau đối với một ngân hàng từ đó có thểxếp hạng ngân hàng.

- Và mới đây nhất ngân hàng đã đưa ra Quyết định 26/2003/QĐ-NHNNvề Quy chế bảo lãnh ngân hàng thay thế cho Quyết định 283/2000/QĐ -NHNN Quyết định này đưa ra để tạo điều kiện điều chỉnh hoạt động bảo lãnhtrong khi Việt Nam đang ngày càng mở rộng quan hệ ra nước ngoài và thamdự thêm nhiều tổ chức kinh tế thế giới

Bên cạnh những quy định có tính bắt buộc cao của NHNN, hệ thống BIDVcòn đưa ra những văn bản hướng dẫn, định hướng cho sự phát triển các hoạtđộng chung của ngân hàng và hoạt động bảo lãnh nói riêng Việc các cơ sởpháp lý được quy định cụ thể rõ ràng là một điều kiện cần thiết để giải quyếtcác vấn đề khi xảy ra, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động bảo lãnh.

2.2.2 Quy trình bảo lãnh tại SGD I

BIDV cũng như các ngân hàng khác, khi thực hiện một hoạt động tín dụngnào thì cũng cần phải có quy trình Hoạt động bảo lãnh cũng vậy, để thực hiệntốt hoạt động bảo lãnh thì BIDV đã xây dựng nên quy trình bảo lãnh được ápdụng chung cho toàn hệ thống BIDV trên khắp cả nước Và hơn thế nữa quytrình này còn được xây dựng riêng cho từng phương thức bảo lãnh (bảo lãnhtheo món, bảo lãnh theo hạn mức và bảo lãnh đối ứng).

2.2.2.1 Bảo lãnh theo món

Trang 39

Quy trình bảo lãnh theo món được thể hiện qua 5 bước:

Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ

- Đầu tiên các cán bộ ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ Hồsơ này bao gồm các loại:

+ Giấy đề nghị bảo lãnh

+ Hồ sơ pháp lý về khách hàng

+ Hồ sơ về tình hình SXKD, tình hình tài chính của doanh nghiệp

Đi kèm với những loại giấy tờ yêu cầu chung cho các loại bảo lãnh thì đốivới từng loại bảo lãnh riêng còn có những yêu cầu khác đặc trưng cho từngloại hình bảo lãnh

- Tiếp theo cán bộ ngân hàng sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các tài liệutrong hồ sơ của khách hàng về số lượng và tính pháp lý Nếu thiếu thì yêu cầukhách hàng bổ sung thêm, còn hoàn chỉnh rồi thì trình lãnh đạo xem xét quyếtđịnh.

Bước 2: Quyết định bảo lãnh

Hồ sơ hoàn chỉnh sẽ được chuyển tới phòng chuyên môn theo quy định(phòng thẩm định, phòng thanh toán quốc tế - đối với trường hợp bảo lãnh đốiứng) để thực hiện thẩm định hố sơ Nội dung thẩm định hố sơ gồm:

- Tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ- Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh- Tiền ký quỹ

- Tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng

- Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (Đối với bảo lãnh thanh toánvà bảo lãnh vay vốn).

- Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và thẩm định các tài sản, các biện pháp đảmbảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh.

Ngày đăng: 13/11/2012, 14:58

Xem thêm: Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SG DI qua các năm - Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của SG DI qua các năm (Trang 33)
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động một số chỉ tiêu dịch vụ chính của SG DI - Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động một số chỉ tiêu dịch vụ chính của SG DI (Trang 48)
Bảng 2.4: Dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh - Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam
Bảng 2.4 Dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w