Tăng cường kiểm tra, giám sát món bảo lãnh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam (Trang 64 - 65)

Để tránh tình trạng khách hàng chây ì thực hiện nghĩa vụ của mình thì SGD I cần quán triệt việc theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên được hưởng bảo lãnh. Trong quá trình theo dõi này ngân hàng sẽ phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra (cả rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan) và cùng với khách hàng có những biện pháp thích hợp hơn để ngăn ngừa rủi ro đó.

Cho đến thời điểm hiện nay thì SGD I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa có những rủi ro lớn từ hoạt động bảo lãnh nhưng nếu hoạt động này không được kiểm tra giám sát thường xuyên thì có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới toàn SGD I. Và thực tế hiện nay thì các ngân hàng nói chung và SGD I của BIDV nói riêng vẫn chưa thực sự chú trọng vào việc kiểm tra theo dõi các khoản bảo lãnh này.

Việc kiểm tra, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ của mình phải được tiến hành một cách thường xuyên và có kế hoạch để tránh gây phiền nhiễu đến khách hàng. Các thông tin về dư nợ bảo lãnh đầu tháng, cuối tháng, doanh số bảo lãnh phát sinh và được tất toán trong tháng và những khoản dư nợ bảo lãnh phải trả thay khách hàng hay những khoản bảo lãnh có vấn đề cần được theo dõi một cách cẩn thận, liên tục và phải được báo cáo lên Ban giám đốc hàng tháng để có thể có được sự chỉ đạo và điều chỉnh kịp thời từ phía ban lãnh đạo.

Thực hiện phân chia trách nhiệm giữa các cán bộ thực hiện bảo lãnh để đảm bảo cho quá trình bảo lãnh liên tục và có quy trách nhiệm dễ dàng khi xảy ra những sai phạm trong quy trình thực hiện bảo lãnh. Đồng thời phải thường xuyên tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm để hạn chế đến mức tối thiểu các sai phạm có thể xảy ra và phát huy những thế mạnh của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam (Trang 64 - 65)