Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam (Trang 37)

Để các hoạt động được tiến hành theo những quy trình nhất định và đi đúng hướng đã định trước thì các hoạt động này phải chịu sự điều chỉnh, quản lý một cách chặt chẽ bằng những quy định, những văn bản mang tính bắt buộc cao. Trên thực tế thì hoạt động bảo lãnh ngân hàng chưa có một bộ luật riêng để điều chỉnh nhưng nó cũng có những quyết định và những văn bản khác liên quan của NHNN nhằm thực hiện quản lý hoạt động này.

Từ trước đến nay để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như tiến trình phát triển của hoạt động thì NHNN cũng đã có những ban văn bản mới và những sửa đổi bổ sung các văn bản cũ cho phù hợp hơn. Những văn bản này đã được BIDV cụ thể hoá thành những văn bản sát thực hơn với hoạt động của BIDV cũng như của SGD I.

- Để xếp hạng ngân hàng dựa theo chất lượng của bảo lãnh và các chỉ

tiêu khác người ta dựa vào Quyết định 400/2004/QĐ-NHNN, quyết định này quy định những mức cho điểm khác nhau đối với một ngân hàng từ đó có thể xếp hạng ngân hàng.

- Và mới đây nhất ngân hàng đã đưa ra Quyết định 26/2003/QĐ-NHNN

về Quy chế bảo lãnh ngân hàng thay thế cho Quyết định 283/2000/QĐ - NHNN Quyết định này đưa ra để tạo điều kiện điều chỉnh hoạt động bảo lãnh trong khi Việt Nam đang ngày càng mở rộng quan hệ ra nước ngoài và tham dự thêm nhiều tổ chức kinh tế thế giới

Bên cạnh những quy định có tính bắt buộc cao của NHNN, hệ thống BIDV còn đưa ra những văn bản hướng dẫn, định hướng cho sự phát triển các hoạt động chung của ngân hàng và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Việc các cơ sở pháp lý được quy định cụ thể rõ ràng là một điều kiện cần thiết để giải quyết các vấn đề khi xảy ra, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động bảo lãnh.

2.2.2. Quy trình bảo lãnh tại SGD I

BIDV cũng như các ngân hàng khác, khi thực hiện một hoạt động tín dụng nào thì cũng cần phải có quy trình. Hoạt động bảo lãnh cũng vậy, để thực hiện tốt hoạt động bảo lãnh thì BIDV đã xây dựng nên quy trình bảo lãnh được áp dụng chung cho toàn hệ thống BIDV trên khắp cả nước. Và hơn thế nữa quy trình này còn được xây dựng riêng cho từng phương thức bảo lãnh (bảo lãnh theo món, bảo lãnh theo hạn mức và bảo lãnh đối ứng).

Quy trình bảo lãnh theo món được thể hiện qua 5 bước:

Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ

- Đầu tiên các cán bộ ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. Hồ sơ này bao gồm các loại:

+ Giấy đề nghị bảo lãnh

+ Hồ sơ pháp lý về khách hàng

+ Hồ sơ về tình hình SXKD, tình hình tài chính của doanh nghiệp

Đi kèm với những loại giấy tờ yêu cầu chung cho các loại bảo lãnh thì đối với từng loại bảo lãnh riêng còn có những yêu cầu khác đặc trưng cho từng loại hình bảo lãnh.

- Tiếp theo cán bộ ngân hàng sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các tài liệu trong hồ sơ của khách hàng về số lượng và tính pháp lý. Nếu thiếu thì yêu cầu khách hàng bổ sung thêm, còn hoàn chỉnh rồi thì trình lãnh đạo xem xét quyết định.

Bước 2: Quyết định bảo lãnh

Hồ sơ hoàn chỉnh sẽ được chuyển tới phòng chuyên môn theo quy định (phòng thẩm định, phòng thanh toán quốc tế - đối với trường hợp bảo lãnh đối ứng) để thực hiện thẩm định hố sơ. Nội dung thẩm định hố sơ gồm:

- Tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ

- Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh

- Tiền ký quỹ

- Tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng

- Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (Đối với bảo lãnh thanh toán

và bảo lãnh vay vốn).

- Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và thẩm định các tài sản, các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh.

Trong quá trình thực hiện thẩm định nếu có vướng mắc gì thì cán bộ thực hiện bảo lãnh trực tiếp báo cáo với trưởng phòng và lãnh đạo để kịp thời xử lý. Cán bộ lãnh đạo thực hiện việc lập tờ trình cho cấp trên kiểm tra kiểm soát lại. Sau khi hồ sơ được thẩm định xong thì ra quyết định bảo lãnh. Nếu được duyệt thì thực hiện tiếp theo các bước.

Bước 3: Phát hành bảo lãnh

Đối với những hồ sơ được duyệt thì cán bộ ngân hàng có thẩm quyền thực hiện ký kết hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát hành thư bảo lãnh. Trường hợp kỹ quỹ 100% thì không phải ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng. Thời hạn xem xét phát hàng bảo lãnh không quá 30 ngày kể từ ngày SGD nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh

- Thứ nhất, sau khi phát hành bảo lãnh cán bộ thực hiện bảo lãnh phải

thực hiện theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối với bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác. Còn đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn thì thực hiện theo dõi giải ngân và thực hiện nhận nợ

- Sau đó thực hiện việc hạch toán số dư bảo lãnh. Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra theo dõi khách hàng, thực hiện việc thu phí bảo lãnh, kiểm tra tài sản đảm bảo cho bảo lãnh. Đồng thời đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.

- Trong một số trường hợp thì có thể thực hiện gia hạn bảo lãnh nếu yêu

cầu gia hạn của khách hàng được sự đồng ý của bên hưởng bảo lãnh và của ngân hàng.

- Trong trường hợp ngân hàng đã đôn đốc mà khách hàng vẫn không

thực hiện trả nợ thay cho khách hàng, việc trả nợ thay này được xử lý theo các hướng khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Bước 5: Kết thúc bảo lãnh

Ngân hàng thực hiện việc tất toán bảo lãnh khi kết thúc các nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách hàng, sau đó thực hiện giải toả tài sản đảm bảo cho khách hàng (nếu bảo lãnh yêu cầu có TSĐB). Thực hiện việc đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm từ vệc thực hiện bảo lãnh và tiến hành việc lưu giữ những hồ sơ cần thiết.

2.2.2.2. Bảo lãnh theo hạn mức

SGD thực hiện bảo lãnh theo hạn mức đối với các loại bảo lãnh trong xây dựng là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh bảo hành công trình…Bảo lãnh theo hạn mức được SGD I áp dụng đối với các khách hàng truyền thống, có mức tín nhiệm có năng lực tài chính

Để thực hiện phương thức bảo lãnh này cần tuân thủ các bước:

Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ

Theo phương thức này thì hồ sơ bảo lãnh phải bao gồm :

- Giấy đề nghị cấp hạn mức bảo lãnh

- Kế hoạch SXKD

- Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả SXKD quý, năm gần nhất với

thời điểm xác định hạn mức và các thông tin khác về khách hàng.

- Các tài sản đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định

Bước 2: Duyệt hạn mức bảo lãnh và thực hiện bảo lãnh từng lần

Cán bộ thực hiện bảo lãnh thực hiện việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và xác định hạn mức bảo lãnh cao nhất trong năm cho khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình tài chính, kết quả hoạt động SXKD và kế hoạch SXKD của khách hàng trong những năm tới. Sau đó trình lãnh đạo ký duyệt.

Căn cứ vào hạn mức bảo lãnh và điều kiện đã thoả thuận khách hàng nộp hồ sơ xin bảo lãnh cho từng lần.Hổ sơ bảo lãnh bao gồm:

- Giấy đề nghị bảo lãnh từng lần theo biểu mẫu của ngân hàng - Các hồ sơ liên quan của từng loại bảo lãnh .

Bước 3: Phát hành bảo lãnh

Cán bộ có thẩm quyền kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, căn cứ vào hạn mức bảo lãnh và đề nghị bảo lãnh từng lần để thực hiện ký duyệt phát hành bảo lãnh.

Trường hợp nhu cầu bảo lãnh của khách hàng vượt quá hợp đồng bảo lãnh theo hạn mức thì cán bộ thực hiện bảo lãnh căn cứ vào đề xuất của khách hàng, kiểm tra các điều kiện và nếu đầy đủ thì trình trưởng phòng và lãnh đạo phê duyệt điều chỉnh hạn mức, ký phụ lục hợp đồng bảo lãnh theo hạn mức hoặc phát hành bảo lãnh theo món đối với món bảo lãnh đề xuất.

Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh

Ngân hàng thực hiện việc hạch toán và thu phí bảo lãnh, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo hợp đồng hạn mức và giấy đề nghị bảo lãnh từng lần.

Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh và gia hạn bảo lãnh khi cần thiết giống như trường hợp bảo lãnh theo món.

Bước 5: Kết thúc bảo lãnh

Thực hiện việc tất toán bảo lãnh khi đến ngày hết hiệu lực ghi trên thư bảo lãnh hoặc khi nhận được thông báo của người thụ hưởng về việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến bảo lãnh của bên được bảo lãnh. Sau khi có quyết định của lãnh đạo về việc tất toán bảo lãnh thì cán bộ có thẩm quyền thực hiện việc giải toả ký quỹ hoặc tài sản đảm bảo.

Thực hiện việc đánh giá kết quả rút kinh nghiệm và lưu trữ hồ sơ giống như bảo lãnh theo món.

2.2.2.3. Bảo lãnh đối ứng

Đối với phương thức bảo lãnh này thì đối tượng áp dụng là cho các TCTD có quan hệ đại lý với ngân hàng và các khách hàng có tín nhiệm, có năng lực tài chính và năng lực thi công nếu có nhu cầu. Quy trình thực hiện bảo lãnh đối ứng sẽ được xây dựng khác nhau trong từng trường hợp cụ thể khi SGD I là ngân hàng phát hành thư bảo lãnh hay là ngân hàng thụ hưởng thư bảo lãnh đối ứng.

Trường hợp 1: SGD I là ngân hàng phát hành

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy định đối với từng loại bảo lãnh, thực hiện việc kiểm tra va hoàn chỉnh hồ sơ. Đề nghị khách hàng cung cấp nội dung thư bảo lãnh do bên đối tác của khách hàng yêu cầu và lập văn bản thoả thuận thống nhất về TCTD sẽ trực tiếp phát hành thư bảo lãnh (bên thị hưởng thư bảo lãnh đối ứng)

Bước 2: Quyết định bảo lãnh

Cán bộ thực hiện bảo lãnh thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến các phòng ban sau đó trình lãnh đạo xem xét ra quyết định.

Bước 3: Phát hành thư bảo lãnh đối ứng

Sau khi có quyết định bảo lãnh của lãnh đạo thì cán bộ thực hiện bảo lãnh yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp đảm bảo đã cam kết cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu có).

Cán bộ thực hiện bảo lãnh soạn thảo hợp đồng bảo lãnh trình lãnh đạo ký hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh đối ứng. Sau đó chuyển thư bảo lãnh đối ứng cho TCTD trực tiếp phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng qua mạng SWIFT, qua TELEX hoặc qua đường thư bảo đảm.

Bước 4: Xử lý sau khi phát hành

Căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh đối ứng kế toán ngân hàng theo dõi bảo lãnh và hạch toán ngoại bang bảo lãnh đối ứng phát sinh. Trong

trường hợp phải trả nợ thay thì TCTC trực tiếp phát hành bảo lãnh thanh toán cho người thụ hưởng và đòi tiền BIDV. BIDV sau khi thanh toán cho TCTD trực tiếp phát hành bảo lãnh sẽ thu tiền từ khách hàng.

Bước 5: Kết thúc bảo lãnh

Cán bộ thực hiện bảo lãnh thực hiện việc thu phí bảo lãnh như thoả thuận và thanh lý hợp đồng bảo lãnh. Thực hin giải toả tài sản đam bảo và lưu trữ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp2: SGD I là ngân hàng thụ hưởng thư bảo lãnh đối ứng Bước 1: Tiếp nhận thư bảo lãnh đối ứng

Cán bộ thực hiện thư bảo lãnh đối ứng từ bộ phận SWIF nếu thư bảo lãnh đối ứng dưới hình thức SWIF, TELEX hoặc nhận từ bộ phận văn thư nếu thư bảo lãnh là thư bảo đảm. Thực hiện kiểm tra tính trung thực của thư đối ứng và nội dung thư đối ứng về thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh đối ứng, cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành khi BIDV phải trả thay số tìên bảo lãnh cho bên thụ hưởng, nội dung thư bảo lãnh mà BIDV sẽ phát hành. Nếu cần sửa đổi, bổ sung thì yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh đối ứng thực hiện sửa đổi, bổ sung.

Bước 2: Quyết định bảo lãnh

Cán bộ thực hiện bảo lãnh phối hợp với các phòng liên quan để kiểm tra về mối quan hệ với ngân hàng phát hanh bảo lãnh đối ứng và các thông tin liên quan đến khách hàng, tổng hợp các thông tin và lập tờ trình lãnh đạo ký duyệt nếu đủ điều kiện.

Bước 3: Phát hành thư bảo lãnh

Căn cứ các yêu cầu nội dung thư bảo lãnh đối ứng cán bộ thực hiện bảo lãnh soạn thảo nội dung thư bảo lãnh phải phát hành và trình lãnh đạo ký duyệt.

Cán bộ thực hiện bảo lãnh chuyển bản gốc thư bảo lãnh do BIDV phát hành theo chỉ dẫn tại thư bảo lãnh đối ứng hoặc cho bên thụ hưởng nếu như trong thư bảo lãnh đối ứng ko có chỉ dẫn gì.

Thực hiện thu phí bảo lãnh và hạch toán só dư bảo lãnh vào tài khoản ngoại bảng. Trong các trường hợp cho phép và theo yêu cầu của ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng thì BIDV có thể thực hiện gia hạn bảo lãnh, đồng thời khi xảy ra vi phạm nghĩa vụ của bên được bảo lãnh thì SGD sẽ tiến hành thanh toán cho bên thụ hưởng và đòi tiền từ TCTD phát hành thư bảo lãnh đối ứng.

Bước 5: Kết thúc bảo lãnh

SGD sẽ thảo điện ký gửi bên thụ hưởng để giải toả trách nhiệm thư bảo lãnh đối ứng, đồng thời gửi hồ sơ cho kế toán để theo dõi bảo lãnh và tất toán tài khoản ngoại bảng món bảo lãnh tương ứng. Lưu trữ hồ sơ theo quy định, hồ sơ lưu trữ gồm:

- Thư bảo lãnh đối ứng

- Tờ trình ban lãnh đạo phát hành thư bảo lãnh,

- Thư bảo lãnh SGD phát hành

- Thông báo hết hiệu lực thư bảo lãnh

- Điện thu phí (nếu có)

2.2.3. Chính sách biểu phí bảo lãnh

Cũng như các ngân hàng khác, BIDV đưa ra một biểu phí riêng cho hệ thống ngân hàng của mình để thực hiện hoạt động bảo lãnh. Biểu phí bảo lãnh của SGD là biểu phí bảo lãnh của hệ thống BIDV, biểu phí này được xây dựng trên cơ sở quy định của NHNN và theo tình hình thực tế của SGD. Gần đây, nền kinh tế có nhiều biến động nên BIDV đã có sự thay đổi theo hướng

gia tăng mức phí bảo lãnh. Dưới đây là biểu phí bảo lãnh mới được đưa vào sử dụng.

Biểu phí bảo lãnh của SGD gồm có ba phần chính:

• Phí phát hành

- Đối với trường hợp ký quỹ 100% thì mức phí đưa ra là 1,5%/năm tính trên giá trị bảo lãnh kể từ ngày hiệu lực đến ngày hết hạn hoặc theo thoả thuận nhưng tối thiểu là 300.000 VND.

- Đối với trường hợp không ký quỹ hoặc ký quỹ dưới 100% thì mức phí được tính khác nhau cho những đối tượng khách hàng khác nhau

+ Đối với khách hàng nhóm AAA, AA thì mức phí là 1,5 %/ năm. + Đối với khách hàng nhóm A, BBB thì mức phí là 1,7 %/ năm + Đối với các nhóm còn lại là 1,9 %/ năm

Như vậy thì với những khách hàng có mức xếp hạng cao thì mức phí ở

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w