Nằm trong hoạt động của ngân hàng nên nó không chỉ chịu sự quản lý riêng biệt của ngân hàng đó mà nó chịu sự quản lý của nhà nước bằng các chính sách, các quy định về bảo lãnh. Các cơ quan Nhà nước sẽ xây dựng những chính sách, quy định về bảo lãnh để định hướng cho việc phát triển hoạt động bảo lãnh ở các NHTM, với những định hướng này hoạt động bảo lãnh sẽ được kiểm soát và quản lý chặt hơn để hạn chế rủi ro nhưng nó cũng không làm giảm bớt sự linh hoạt trong khi thực hiện bảo lãnh của các ngân hàng.
Ví dụ như sự ra đời của các quyết định 283/200/QĐ-NHNN về điều kiện bảo lãnh đối với khách hàng có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với TCTD hay quyết định 26/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng đã định hướng đi rất phù hợp cho các ngân hàng trong khi thực hiện hoạt động bảo lãnh.
Môi trường chính trị xã hội cũng có tác động đến chất lượng bảo lãnh của các ngân hàng, được làm việc trong một môi trường ổn định và nền kinh tế phát triển, tăng trưởng bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi để có được những hợp đồng bảo lãnh có chất lượng tốt. Sự mở rộng hợp tác quốc tế cũng tác động lớn, quan hệ tốt với các đối tác nước ngoài không chỉ tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện được hợp đồng kinh tế có chất lượng mà còn có thể giúp ta có thêm nguồn vốn từ bên ngoài, các mối quan hệ với nước ngoài là yếu tố quan trọng đặc biệt là trong bảo lãnh đối ứng. Bên cạnh đó thì điều kiện tự nhiên cũng sẽ tác động đến hoạt động bảo lãnh nhất là với những hợp đồng bảo lãnh có liên quan đến những dự án xây dựng hay những hợp đồng kinh tế về chất lượng sản phẩm tự nhiên.
Chương 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẨU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM