1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

72 472 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 813,5 KB

Nội dung

Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ

1.1.3.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay 6

1.1.3.3 Phân loại hoạt động cho vay của NHTM 7

1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTM 8

1.2.1 Ngân hàng thương mại với hoạt động xuất nhập khẩu 8

1.2.2 Khái niệm và vai trò của hoạt động cho vay XNK 10

1.2.2.1 Khái niệm và sự ra đời của hoạt động cho vay XNK 10

1.2.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay XNK 10

1.2.3 Hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế 13

1.2.3.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu 13

1.2.3.2 Vai trò của hoạt động XNK đối với nền kinh tế 14

1.2.4 Các hình thức cho vay xuất nhập khẩu 15

1.2.4.1 Đối với nhà xuất khẩu 15

1.2.4.2 Đối với nhà nhập khẩu 16

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU 18

1.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp xuất nhập khẩu 18

1.3.2 Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 20

1.3.3 Các nhân tố khác 22

Trang 2

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM 25

2.1 SƠ LƯỢC VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Sở giao dịch 25

2.1.2 Mô hình tổ chức Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển ViệtNam 26

2.1.3 Giám đốc Sở giao dịch qua các thời kỳ 28

2.1.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây 28

2.2.1 Những quy định chung về hoạt động cho vay XNK của SGD 34

2.2.1.1 Đối tượng cho vay 34

2.2.1.2 Hình thức cho vay xuất nhập khẩu 35

2.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại SGD 36

2.2.2.1 Doanh số cho vay xuất nhập khẩu 36

2.2.2.2 Doanh số thu nợ xuất nhập khẩu 39

2.2.2.3 Dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu 40

2.2.2.4 Nợ quá hạn 43

2.2.2.5 Nợ xấu 44

2.2.2.6 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng XNK 45

2.2.3 Đánh giá hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại SGD 46

2.2.3.1 Những kết quả đạt được 46

2.2.3.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 48

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH 52

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH 52

3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước tới năm 2010 52

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay XNK tại SGD 54

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 54

3.2.1 Nhóm giải pháp về quản trị điều hành 54

3.2.1.1 Tăng cường công tác huy động vốn 54

Trang 3

3.2.1.2 Định hướng chiến lược tài trợ 55

3.2.2 Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK 56

3.2.2.1 Quản lý tài sản thế chấp cầm cố 56

3.2.2.2 Quản lý rủi ro trong tín dụng tài trợ XNK 57

3.2.2.3 Đa dạng hoá các phương thức cho vay XNK 58

3.2.3 Chính sách khách hàng 59

3.2.4 Chiến lược con người và công nghệ ngân hàng 61

3.2.4.1 Đào tạo, tuyển chọn cán bộ tín dụng 61

3.2.4.2 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 63

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt NamNH : Ngân hàng

NHTM : Ngân hàng thương mại

SGD : Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt NamXNK : Xuất nhập khẩu

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 : Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế 29Bảng 2.2 : Cơ cấu vốn huy động theo thời gian 31

Bảng 2.4 : Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn 32

Bảng 2.13 : Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng XNK 45

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Lý luận cũng như thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đã cho thấy hoạtđộng xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm quan trọng nhấttrong toàn bộ các hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia Hoạt động xuất nhậpkhẩu đã góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là thungoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán giải quyết công ăn việc làm cho ngườidân, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao vịthế của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu

Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ vớinền kinh tế khu vực và thế giới Hiện nay nước ta đã có quan hệ mua bánngoại thương với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Đặc biệt, sựkiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng11/2006 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của nềnkinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực thương mại nói riêng.

Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế, nhu cầu vốncủa các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng.Một trong những kênh tài trợ vốn quan trọng cho các doanh nghiệp là vốn vaycủa các NHTM Vì vậy, có thể nói việc mở rộng hoạt động cho vay XNK tạicác NHTM là một xu hướng tất yếu nhằm thúc đẩy hoạt động XNK của ViệtNam cũng như đáp ứng các mục tiêu gia tăng thu nhập của ngân hàng.

Trong thời gian qua, tại Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, bêncạnh cho vay đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động truyền thống thì SGD đangcó chủ trương mở rộng nhiều hoạt động cho vay khác có hiệu quả, trong đó cóhoạt động cho vay XNK Mặc dù đã có những thành công nhất định, nhưngsau một thời gian ngắn thực tập tại SGD, em nhận thấy vẫn còn một số vướngmắc và tồn tại như là dư nợ cho vay XNK vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong

Trang 7

tổng dư nợ cho vay cũng như chưa tương xứng với tiềm năng của SGD Xuất

phát từ những lý do trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Mở rộng hoạt độngcho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam” để nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu và đánh

giá hoạt động cho vay XNK tại Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng hoạt động

cho vay XNK tại Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trong ba nămgần đây 2006-2008.

Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu là thu thập, phân tích, đánh giá các số

liệu trên cơ sở so sánh, đối chiếu, phân tích các bảng biểu và biểu đồ.

Bố cục bài viết: Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, bài viết của em chia

Trang 8

CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠTĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN

Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nềnkinh tế Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinhtế-xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹcho toàn xã hội.

Ngân hàng cũng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quantrọng nhất Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sáchtiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủnhằm ổn định kinh tế.

Theo PGS TS Phan Thị Thu Hà, 2007, Giáo trình Ngân hàng thương

mại, NXB ĐH Kinh tế quốc dân: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung

cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng,tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất sovới bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào khác trong nền kinh tế”.

Trang 9

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng vàdoanh nghiệp Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác địnhcác dịch vụ mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệuquả.

1.1.2.1 Cho vay

a) Cho vay thương mại

Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thựctế là cho vay đối với những người bán Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiếtkhấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ cóvốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

b) Cho vay tiêu dùng

Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đốivới cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủiro vỡ nợ tương đối cao Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnhtranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùngnhư là một khách hàng tiềm năng Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tíndụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởngnhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển.

c) Tài trợ cho dự án

Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngàycàng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệtlà trong các ngành công nghệ cao Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nóichung là cao song lãi lại lớn Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vàođất.

Trang 10

1.1.2.2 Nhận tiền gửi

Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền vớicam kết hoàn trả đúng hạn Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được cáckhoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng chokhách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phépngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.

1.1.2.3 Mua bán ngoại tệ

Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổingoại tệ - một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiềnkhác và hưởng phí dịch vụ.

1.1.2.4 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán

Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiềnmặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉcần viết giấy chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhậnđược tiền Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thứcthanh toán được phát triển như Ủy nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằngđiện, thẻ…

1.1.2.5 Các dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ được cung cấp ở trên, một ngân hàng thương mại còncung cấp thêm một số dịch vụ cơ bản như sau: bảo quản vật có giá, quản lýngân quỹ, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, bảo lãnh, cung cấp dịch vụbảo hiểm, cho thuê thiết bị trung và dài hạn…

1.1.3 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.3.1 Khái niệm

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001: “Cho vay

là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng

Trang 11

sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theothoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM.Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thunhập của ngân hàng Do vậy, các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ướclượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định cho vay.

1.1.3.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay

Cho vay của NHTM là một hoạt động phức tạp, thường xuyên chịu sựtác động của môi trường kinh tế Nhưng về bản chất, hoạt động cho vay củaNHTM có ba đặc điểm sau:

Thứ nhất, cho vay là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng

tin Điều đó có nghĩa là NHTM tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay cóhiệu quả sau một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ.

Thứ hai, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn trong

một thời hạn xác định Để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, NHTM thường xácđịnh rõ thời hạn cho vay Việc xác định thời hạn cho vay dựa vào quá trìnhluân chuyển vốn của người đi vay và tính chất vốn của NHTM.

Về quá trình luân chuyển vốn của người vay: Thời hạn cho vay phải phùhợp với chu kỳ luân chuyển vốn của người vay thì lúc đó người vay mới cóđiều kiện để trả nợ Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn thìkhi đến hạn, khách hàng chưa có nguồn thu để trả nợ Ngược lại, nếu thời hạncho vay dài hơn chu kỳ luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sửdụng vốn sai mục đích và không có nguồn để trả nợ.

Về tính chất vốn của NHTM: nếu vốn của NHTM ổn định (vốn trung-dàihạn chiếm tỷ trọng lớn hoặc khả năng huy động vốn tốt) thì thời hạn cho vaycó thể dài hơn, ngược lại thì thời hạn cho vay phải ngắn hơn để đảm bảo khảnăng thanh toán của NHTM.

Trang 12

Thứ ba, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên

nguyên tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi Vì vốn cho vay của NHTM là vốn huyđộng của những người tạm thời có vốn nhàn rỗi nên sau một thời gian nhấtđịnh NHTM phải trả lại cho họ Mặt khác, NHTM phải có nguồn để trả lãicho người gửi tiền cũng như bù đắp chi phí hoạt động nên người vay vốnngoài việc phải trả nợ gốc còn phải trả cho NHTM một khoản lãi.

1.1.3.3 Phân loại hoạt động cho vay của NHTM

a) Phân loại theo thời gian

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thờigian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng nhưkhả năng hoàn trả của khách hàng Theo thời gian, tín dụng được phân thành:

- Tín dụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống.- Tín dụng trung hạn: từ trên 1 năm đến 5 năm.- Tín dụng dài hạn: trên 5 năm.

Thời hạn tín dụng thường được xác định cụ thể và ghi trong hợp đồng tíndụng, là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng mộtkhoản tín dụng Thời hạn tín dụng có thể được tính từ lúc đồng vốn đầu tiêncủa ngân hàng được phát ra đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng phải thu về.

b) Phân loại theo tài sản đảm bảo

Tín dụng có thể được phân chia thành tín dụng có đảm bảo bằng uy tíncủa khách hàng, có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản.

Tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàngcó uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tàichính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa Các khoản cho vaytheo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo.Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn… cũngcó thể không cần tài sản đảm bảo.

Trang 13

Tín dụng dự trên cam kết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàngphải kí hợp đồng đảm bảo.

c) Phân loại theo rủi ro

Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại tính antoàn của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp thời.

- Tín dụng lành mạnh: các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.

- Tín dụng có vấn đề: các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnhnhư khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, kháchhàng gặp thiên tai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính…

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: các khoản nợ đã quá hạn với thời hạnngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn.

- Nợ quá hạn khó đòi: nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tàisản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì…

d) Phân loại theo mục đích sử dụng vốn

- Cho vay sản xuất lưu thông hàng hóa: là hình thức cho vay đối với cácdoanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thông hànghóa.

- Cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay đối với các cá nhân để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng như: mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hóa lâu bền…

1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTM1.2.1 Ngân hàng thương mại với hoạt động xuất nhập khẩu

NHTM tham gia Tài trợ ngoại thương: đây là một trong những chức

năng quan trọng nhất do các ngân hàng thương mại thực hiện, liên quan trựctiếp đến quan hệ kinh tế đối ngoại Mặc dù ngoại thương được hình thành vàbắt nguồn từ các hoạt động nội thương nhưng có những sự khác nhau đáng kểvà chính từ sự khác nhau đó mà các NHTM cần phải cung ứng các dịch vụ

Trang 14

thanh toán quốc tế nhằm làm cho quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ.Chính vì vậy, các NHTM có vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế,điều này được thể hiện ở các mặt sau:

- Cung cấp các khoản bảo lãnh hoặc tín dụng: bao gồm bảo lãnh tínchấp, bảo lãnh phát hành LC, cho vay… đối với nhà nhập khẩu và chiết khấuchứng từ xuất khẩu, mua lại chứng từ nhờ thu… đối với nhà xuất khẩu.

- Trung gian thanh toán: hệ thống NH cho phép việc thực hiện thanh toángiữa các bên liên quan, đảm bảo an toàn nhanh chóng và chính xác.

- Tư vấn: trong bất kỳ trường hợp nào nếu gặp phải những vấn đề liênquan đến thanh toán trong giao dịch ngoại thương, khách hàng liên quan đềucó thể nhận được những tư vấn tốt nhất từ cán bộ chuyên môn trong cácNHTM.

- Quản lý rủi ro tín dụng: trong thương mại quốc tế, người mua có thểphải giao dịch với một người bán mà họ không hề biết Người mua người bánkhông thể chắc chắn về khả năng tài chính, uy tín và khả năng thực hiện tráchnhiệm thanh toán với nhau, do đó khó lường trước những rủi ro có thể xảy ra.Với sự giúp đỡ của ngân hàng, người mua và người bán sẽ yên tâm và tintưởng hơn vì sẽ loại trừ được rủi ro.

- Quản lý rủi ro về ngoại hối: trong thương mại quốc tế người mua vàngười bán ở hai nước khác nhau, nhưng chỉ giao dịch với cùng một loại tiền,họ phải đương đầu với những rủi ro dao động về tỷ giá tiền tệ, những rủi ronày sẽ dễ dàng loại trừ khi có sự giúp đỡ của ngân hàng thông qua các nghiệpvụ phòng ngừa rủi ro do ngân hàng thực hiện.

- Cung cấp khả năng lựa chọn các phương thức thanh toán: hiện nay cácNHTM có thể cung cấp cho khách hàng nhiều phương thức thanh toán quốctế khác nhau như: thanh toán trước, thanh toán sau, tài khoản mở, nhờ thu vàL/C Trong tất cả các phương thức này, quan trọng nhất là L/C.

Trang 15

1.2.2 Khái niệm và vai trò của hoạt động cho vay XNK

1.2.2.1 Khái niệm và sự ra đời của hoạt động cho vay XNK

Trong quan hệ mua bán trong nước, chúng ta thường thấy có hình thứctín dụng thương mại Điều này là rất khó khăn trong lĩnh vực ngoại thương,bởi vì các quốc gia đều có hệ thống tiền tệ, luật pháp riêng, ngoài ra các quốcgia còn có sự khác nhau về môi trường văn hóa, phong tục tập quán… Vì vậy,để thực hiện các hợp đồng ngoại thương trong quan hệ XNK, các doanhnghiệp thường tìm kiếm các khoản tài trợ từ các NHTM Các NHTM cónguồn vốn lớn, am hiểu và có mối quan hệ rộng trong lĩnh vực kinh doanhtiền tệ và thanh toán quốc tế có thể đáp ứng nhu cầu vốn của các doanhnghiệp XNK Vì vậy hoạt động cho vay XNK của NHTM đã ra đời gắn vớisự ra đời của hoạt động thương mại quốc tế.

Cho vay XNK là hình thức cho vay trong lĩnh vực sản xuất và lưu thônghàng hóa Hoạt động cho vay XNK có thể được định nghĩa như sau:

Hoạt động cho vay XNK của NHTM là việc NHTM cho các doanhnghiệp XNK vay nhằm giúp các doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mìnhkhi tham gia vào hoạt động XNK.

1.2.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay XNK

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ khiến cho nhu cầuvay vốn tài trợ cho hoạt động XNK của các doanh nghiệp ngày càng tăng.Điều này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động cho vay XNK.Cụ thể, vai trò của hoạt động cho vay XNK được thể hiện như sau:

a) Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

Các khoản vay của NHTM sẽ giúp doanh nghiệp có thể thực hiện nhữngthương vụ lớn mà doanh nghiệp không thể có đủ tiềm lực tài chính để tự thựchiện, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Trang 16

Cho vay XNK còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp XNK Thông qua các khoản cho vay củaNHTM, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có vốn để thu mua hàng hóa, nguyênvật liệu đúng thời vụ và giao hàng đúng thời điểm, các doanh nghiệp nhậpkhẩu có thể mua được những lô hàng lớn, giá rẻ.

Ngoài ra, thông qua các khoản cho vay XNK, doanh nghiệp có thể nhậpkhẩu các máy móc, công nghệ hiện đại từ nước ngoài để đổi mới sản phẩm,nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng tính cạnh tranh của cácdoanh nghiệp trên thị trường.

Mặt khác, hoạt động cho vay XNK còn giúp các doanh nghiệp XNK hạnchế rủi ro trong quá trình hoạt động Trong quá trình ký kết và thực hiện hợpđồng, các doanh nghiệp có thể nhận được sự tư vấn của ngân hàng về lĩnh vựcthanh toán quốc tế và ngoại thương.

b) Đối với ngân hàng thương mại

Vì NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên độ rủi ro rấtlớn Do đó, mục tiêu hoạt động của các NHTM luôn là an toàn và sinh lời.Trong quá trình kinh doanh, NHTM luôn tìm kiếm, đưa ra các sản phẩm cóđộ an toàn cao và có khả năng sinh lời cao nhất Cho vay XNK là hình thứccho vay mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đíchvà đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Thời hạn cho vay XNK thường là ngắn hạn do gắn liền với thời gianthực hiện từng thương vụ, do đó phù hợp với kỳ hạn huy động vốn củaNHTM Điều này đã giúp cho NHTM tránh được rủi ro thanh khoản, dễ dẫnđến việc mất khả năng thanh toán của NHTM.

Hoạt động cho vay XNK đảm bảo các doanh nghiệp XNK sử dụng vốnđúng mục đích do các khoản vay thường gắn liền với từng thương vụ cụ thể,trong nhiều trường hợp, tiền vay sẽ được chuyển thẳng cho bên thứ ba mà

Trang 17

không qua bên vay như thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thanh toán tiềnnguyên vật liệu cho các bên cung cấp cho nhà nhập khẩu…

Ngân hàng có thể quản lý chặt chẽ các nguồn thu thanh toán của cácdoanh nghiệp XNK, đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng Đối với nhàxuất khẩu, NHTM yêu cầu nhà xuất khẩu phải thanh toán tiền hàng thông quamột tài khoản mở tại ngân hàng Còn đối với nhà nhập khẩu, ngân hàng yêucầu nhà nhập khẩu phải tập trung tiền bán hàng vào tài khoản mở tại ngânhàng.

Đồng thời, cho vay XNK còn góp phần đa dạng hóa lĩnh vực cho vaycủa NHTM, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động ngoạithương, góp phần hạn chế rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh và thu nhập chongân hàng.

c) Đối với nền kinh tế

Không chỉ đem lại những lợi ích to lớn cho NHTM và các doanh nghiệpXNK, hoạt động cho vay XNK còn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tếđất nước.

Thứ nhất, hoạt động cho vay của NHTM đã đẩy mạnh hoạt động XNK,

tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tạo nguồn vốn để thực hiện quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, cho vay XNK góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển quốc

gia Trên cơ sở đó, mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đấtnước, nâng cao vị thế của đất nước trên thế giới.

Thứ ba, hoạt động cho vay XNK tạo điều kiện cho việc sản xuất và lưu

thông hàng hóa được thông suốt, liên tục.

Trang 18

1.2.3 Hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế

1.2.3.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu

XNK là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa nước này với nước khác thôngqua hoạt động mua và bán ở phạm vi quốc gia Trong hoạt động ngoạithương: xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài; còn nhậpkhẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài.

Xuất nhập khẩu là hoạt động tất yếu khách quan trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế và phát triển đất nước Trong lịch sử phát triển kinh tế thếgiới, đã khẳng định một đất nước muốn phát triển một cách nhanh chóng bềnvững ngoài việc phải khai thác tối đa tiềm năng trong nước, thì phải biết tậndụng “tinh hoa” của khoa học kỹ thuật, của kinh tế thế giới, phát huy lợi thếcủa kinh tế trong nước thông qua XNK.

Trong điều kiện hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế của cácnước trên thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao khiến cho các quốcgia trong khu vực và thế giới vận động trong mối tương quan chặt chẽ Khôngmột quốc gia nào muốn phát triển mà lại cho phép mình đứng ngoài “cuộcchơi” chung Chính vì vậy, XNK được thừa nhận là hoạt động kinh tế đốingoại rất cơ bản, là phương tiện để phát triển đất nước.

Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn cónhững nét đặc thù riêng đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạtầng kỹ thuật lạc hậu, công nghệ thủ công đang rất cần được đổi mới, bêncạnh đó tiềm lực xuất khẩu lại lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả Tấtcả những điều này cho thấy hoạt động XNK đối với nước ta càng quan trọnghơn

Trang 19

1.2.3.2 Vai trò của hoạt động XNK đối với nền kinh tế

a) Đóng góp của xuất khẩu với nền kinh tế

- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho nhập khẩu, hiện đạihóa đất nước Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.

- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất pháttriển.

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuậnlợi.

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vàocho sản xuất, tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng lựcsản xuất trong nước.

- Thông qua xuất khẩu hàng hóa, sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trênthị trường thế giới về giá cả và chất lượng qua đó buộc các nhà sản xuất trongnước phải tổ chức lại sản xuất, liên tục đổi mới và hoàn thiện khâu quản lýsản xuất kinh doanh, tình hình cơ chế sản xuất thích nghi với thị trường.

- Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cảithiện đời sống dân cư.

b) Đóng góp của nhập khẩu với nền kinh tế

- Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương Nhập khẩutác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trongnước; nhập khẩu để bổ sung các hàng hóa trong nước không sản xuất được…

- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệphóa đất nước.

- Nhập khẩu góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân.- Nhập khẩu có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu.

Trang 20

Tóm lại hoạt động XNK tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nềnkinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các “yếu tố đầuvào” và tiêu thụ các “yếu tố đầu ra” cho nền kinh tế quốc dân trong hệ thốngkinh tế quốc tế.

1.2.4 Các hình thức cho vay xuất nhập khẩu

1.2.4.1 Đối với nhà xuất khẩu

a) Tài trợ trong khuôn khổ chứng từ

Đây là hình thức tín dụng của Ngân hàng cho nhà xuất khẩu trên cơ sởchiết khấu bộ chứng từ trước khi đến hạn thanh toán Với nghiệp vụ này Ngânhàng tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể thu hồi vốn với khoản tín dụngmà Ngân hàng cung ứng Tỷ lệ chiết khấu được áp dụng vào phương thứcchiết khấu:

- Chiết khấu truy đòi: ngân hàng sau khi chiết khấu bộ chứng từ sẽ truyđòi nhà xuất khẩu nếu đến hạn thanh toán bị phía đối tác từ chối thanh toán,lãi suất chiết khấu trong trường hợp này thường thấp.

- Chiết khấu miễn truy đòi: đây là trường hợp mua đứt bộ chứng từ, ngânhàng sẽ chịu hoàn toàn rủi ro nếu phía đối tác không thanh toán khi đến hạnlãi suất áp dụng cao.

b) Tạm ứng cho nhà xuất khẩu

Bên cạnh các khả năng tài trợ liên quan đến các chứng từ thanh toán, cácngân hàng cũng có thể được đề nghị cung cấp tín dụng giữa chừng trongkhuôn khổ “thanh toán trơn” (clean payment), đây là hình thức tài trợ ngắnhạn, chủ yếu đối với các nhà xuất khẩu khi không có đủ khả năng thanh toán,nhờ được tài trợ các nhà xuất khẩu có thể khắc phục được tình hình bất cập vềtài chính cho đến khi thu được lợi nhuận từ xuất khẩu Mức độ tạm ứng xuấtkhẩu tùy thuộc vào khả năng thanh toán của nhà xuất khẩu, cũng như phụthuộc vào sự bảo đảm và nhạy cảm về giá cả hàng hóa.

Trang 21

c) Factoring- Bao toàn bộ thanh toán xuất khẩu

Đây là hình thức tài trợ xuất khẩu ngắn hạn Bản chất Factoring lànghiệp vụ chiết khấu các khoản phải thu của nhà xuất khẩu Thông quanghiệp vụ Factoring biến cung ứng hàng hóa cho mục đích thanh toán ngắnhạn thành nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt Chủ yếu các khoản cần trợgiúp của Factoring trên ba lĩnh vực sau:

- Mua lại các khoản nợ tiền hàng và thực hiện thanh toán ngay cho nhàxuất khẩu và các khoản nợ được công ty Factoring chấp nhận.

- Cung cấp dịch vụ (hạch toán sổ sách, kế toán nợ, nghiệp vụ ủy nhiệmthu thông kê bán hàng…)

- Tài trợ tiêu thụ, đảm bảo đầy đủ cho các khoản bán hàng đã được chấpnhận.

1.2.4.2 Đối với nhà nhập khẩu

a) Tín dụng dành cho người đặt hàng và hiệp định khung tài trợ nhậpkhẩu

Tín dụng cho người đặt hàng là tín dụng dành cho người nước ngoài đặtmua hàng hóa hoặc các lao động dịch vụ trong nước nhằm thanh toán chohàng hóa và các dịch vụ này Đây là hình thức tài trợ của những nước muốnkhuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu của nước mình Đây là hình thức tài trợxuất khẩu được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển, họ cung cấp nhữngkhoản tín dụng này cho những nước đang phát triển và những nước có hoạtđộng ngoại thương do Nhà nước quản lý để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa củanước mình, do vậy hình thức xuất nhập khẩu theo hiệp định khung có mộtđiều kiện tối thiểu là 60% giá trị hàng hóa phải được sản xuất hoặc có xuất sứtừ nước tài trợ.

b)Tín dụng thuê mua vượt qua biên giới (Cross-Border-Leasing)

Trang 22

Đây là phương thức tài trợ vốn mà nhờ đó một doanh nghiệp có thể cóđược các cấu kiện nhà máy, thiết bị… mà không cần thiết phải có ngay vốn.Thay vì mua đứt các tài sản đó, doanh nghiệp thuê các tài sản đó từ công tythuê mua của ngân hàng Thuận lợi của hình thức thuê mua tài sản đối vớidoanh nghiệp là mặc dù tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công tythuê mua Ngân hàng, sau một khoản tiền thuê đầu tiên thanh toán quyền sửdụng tài sản thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp không phải dùng nguồnvốn của mình hoặc tìm kiếm một khoản tiền tài trợ để trang trải.

c) Cho vay mở L/C

Phương thức tín dụng chứng từ là một thỏa thuận trong đó một Ngânhàng (ngân hàng phát hành L/C) theo yêu cầu của khách mở thư tín dụng sẽtrả tiền cho người thứ ba hay bất cứ một người nào khác theo lệnh của ngườithứ ba đó, khi đã chấp nhận thanh toán hay mua hối phiếu sau khi đã trình đủcác chứng từ quy định.

Như vậy, khoản tín dụng mà Ngân hàng cấp cho người nhập khẩu đượcđảm bảo bằng bộ chứng từ hàng hóa (thứ tín dụng - L/C) Việc mở thư tíndụng đã thể hiện sự tài trợ cho nhập khẩu.

Việc xin mở thư tín dụng có những quy định cụ thể, tùy theo mối quanhệ giữa ngân hàng với khách hàng mà ngân hàng yêu cầu phải có ký quỹ haykhông và mức ký quỹ là bao nhiêu Ngân hàng phát hành L/C có thể miễn chocác doanh nghiệp không phải ký quỹ 100% Sự tài trợ này cũng cho cácdoanh nghiệp không bị ứ động vốn trong thời gian chứng từ luân chuyển vìtrong thực tế thời gian mở thư tín dụng đến khi thanh toán xong là khoảngthời gian khá dài.

d) Tạm ứng cho nhập khẩu

Trang 23

Cũng như các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng cần đến những khoảntạm ứng của Ngân hàng Chẳng hạn khi nhà nhập khẩu cần phải thanh toántiền cho nhà xuất khẩu trong khi có nhu cầu mới phát sinh cần thanh toán.Nhà nhập khẩu có thể dùng bộ chứng từ hàng hóa chưa về đến cảng, hoặcchưa thu hồi vốn để đảm bảo xin tài trợ từ ngân hàng Đây chỉ là việc tài trợcho các mục tiêu thanh toán ngắn hạn của ngân hàng cho doanh nghiệp.

Ngoài 4 hình thức tài trợ trên, nhà nhập khẩu còn có thể nhận được một

số hình thức tài trợ khác như: Chấp nhận của Ngân hàng (Bank Acceptance);

Tín dụng chấp nhận hối phiếu dành cho nhà nhập khẩu (hối phiếu tư nhân nợ- promissory note); Tín dụng theo phương thức chi trả trực tiếp (chuyển tiền).

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAYXUẤT NHẬP KHẨU

Cũng như các hình thức cho vay khác của NHTM, hoạt động cho vayXNK cũng chịu tác động của nhiều yếu tố xuất phát từ cả bên trong và bênngoài ngân hàng Sau đây là một số nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngcho vay XNK của NHTM.

1.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp xuất nhập khẩu

a) Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

NHTM chỉ có thể cho vay khi khách hàng có nhu cầu vay vốn Vì vậynhu cầu vay vốn của doanh nghiệp XNK ảnh hưởng lớn tới hoạt động cho vayXNK của ngân hàng Khi nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp lớn thì ngânhàng sẽ có điều kiện mở rộng hoạt động cho vay của mình, còn ngược lại khinhu cầu của doanh nghiệp ít thì hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ gặp khókhăn Mặt khác, nhu cầu vay vốn của khách hàng là ngắn hạn, trung hay dàihạn sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của ngân hàng, do đóquyết định cơ cấu cho vay.

Trang 24

b) Năng lực vay vốn của doanh nghiệp:

Thực tế thì không phải khách hàng nào có nhu cầu vay vốn đều đượcngân hàng đáp ứng Ngân hàng chỉ có thể cho vay khi khách hàng có đủ nănglực vay vốn bao gồm năng lực pháp lý, năng lực sản xuất, năng lực tài chínhvà năng lực quản lý Do đó, việc mở rộng hoạt động cho vay XNK của ngânhàng phụ thuộc rất nhiều vào sự đáp ứng các năng lực vay vốn của doanhnghiệp.

Về năng lực pháp lý, nếu khách hàng là doanh nghiệp hoặc tổ chức thì

phải có đủ các giấy tờ chứng minh sự tồn tại và hoạt động hợp pháp củadoanh nghiệp, tổ chức đó Năng lực pháp lý là yếu tố đầu tiên mà ngân hàngxem xét khi giải quyết hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp.

Về năng lực sản xuất, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ xin vay vốn,

ngân hàng sẽ thẩm tra năng lực sản xuất của khách hàng Chỉ khi quy mô sảnxuất cũng như cơ cấu và giá thành sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thịtrường thì ngân hàng mới đồng ý cho vay.

Về năng lực quản lý, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ

thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý của ban lãnh đạo Vì vậy, ngân hàng sẽcho vay khi ban lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ quản lý tốt, năng động,nhạy bén với thị trường.

c) Tính hiệu quả của phương án sử dụng vốn vay của doanh nghiệp:

Khi xét cho vay, ngân hàng sẽ đánh giá hiệu quả của phương án sử dụngvốn vay của doanh nghiệp Ngân hàng sẽ cho vay khi phương án đó thể hiệnđược tính hiệu quả và khả thi Còn ngược lại, khi sự thành công của phươngán chưa chắc chắc thì ngân hàng không thể cho khách hàng vay vì nguy cơkhông trả được nợ của doanh nghiệp là rất cao.

d) Khả năng ý thức thanh toán của doanh nghiệp XNK

Trang 25

Khi ngân hàng cấp vốn cho vay các doanh nghiệp XNK, nhưng vì mộtnguyên nhân nào đó các ngân hàng này gặp rủi ro trong quá trình hoạt độngkinh doanh (bị huỷ bỏ hợp đồng, hàng bị mất cắp giảm giá trị ) làm cho họkhông thu hồi đủ vốn để trả lại các khoản vay cho ngân hàng Đối với ngânhàng khi mà có quá nhiều khách hàng đến hạn trả mà khôn có khả năng thanhtoán hoặc cố ý chây ì thiếu ý thức tôn trọng các điều khoản thoả thuận tronghợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán của mình thậmchí ngân hàng còn rơi vào tình trạng phá sản

Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của doanhnghiệp hoạt động XNK nói riêng với thái độ ý thức thanh toán của doanhnghiệp sẽ thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tín dụng của ngân hàng

1.3.2 Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng

a) Chiến lược phát triển của ngân hàng:

Ngân hàng luôn đặt ra chiến lược phát triển cho từng giai đoạn nhất địnhnhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Chiến lược của ngân hàng được xácđịnh trên cơ sở thế mạnh của ngân hàng cũng như nhu cầu của thị trường vàđịnh hướng phát triển của Nhà nước Mặt khác, chiến lược phát triển này cònphụ thuộc vào quan điểm của nhà lãnh đạo ngân hàng.

b) Quy mô và cơ cầu nguồn vốn của ngân hàng:

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của NHTM sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quymô và cơ cấu cho vay nói chung và cho vay XNK nói riêng của NHTM Cáckhoản cho vay XNK thường có quy mô vừa và lớn nên các ngân hàng cũngphải có một quy mô vốn nhất định mới có thể tiến hành được hoạt động chovay XNK Do đó, những ngân hàng có quy mô vốn lớn sẽ có nhiều ưu thếtrong việc mở rộng hoạt động cho vay XNK và ngược lại với các ngân hàngcó quy mô nhỏ

Trang 26

Mặt khác, nếu nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắnhạn sẽ hạn chế việc mở rộng cho vay XNK trung-dài hạn Cơ cấu nguồn vốntheo loại tiền cũng ảnh hưởng tới hoạt động cho vay XNK Nếu nguồn vốncủa ngân hàng có nhiều ngoại tệ thì ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong việc chovay XNK, điều này là do các khoản vay XNK chủ yếu là vay bằng ngoại tệ.

c) Mạng lưới chi nhánh và đội ngũ cán bộ ngân hàng:

Mạng lưới chi nhánh là nơi thu hút khách hàng đến với ngân hàng, là nơiđầu tiên khách hàng tiếp xúc với ngân hàng nên ảnh hưởng không nhỏ tớihoạt động cho vay XNK Một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh hiện đại sẽtạo cho khách hàng một sự tin tưởng trong việc sử dụng các sản phẩm củangân hàng Bên cạnh đó, mạng lưới chi nhánh rộng khắp sẽ thuận lợi chokhách hàng trong giao dịch với ngân hàng, giúp cho ngân hàng có thể tìmhiểu kỹ về nhu cầu vay vốn, hướng dẫn thủ tục cho người vay vốn và thựchiện tốt công tác marketing với khách hàng cũng như giám sát tình hình thựchiện khoản vay của khách hàng.

Ngoài ra, đội ngũ cán bộ ngân hàng cũng có ảnh hưởng lớn Thái độphục vụ và trình độ của đội ngũ cán bộ sẽ quyết định ấn tượng của kháchhàng về ngân hàng tốt hay xấu Nếu đội ngũ cán bộ tạo được ấn tượng tốt đẹpđối với khách hàng sẽ là cơ hội để quảng bá cho ngân hàng cũng như cho hoạtđộng cho vay XNK của ngân hàng Hoạt động cho vay XNK rất phức tạp, đòihỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn tốt nếu không sẽ gây tổn thấtcho ngân hàng Có thể nói, thái độ phục vụ và trình độ, đạo đức nghề nghiệpcủa đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạtđộng cho vay XNK của NHTM.

d) Công nghệ ngân hàng:

Trang 27

Công nghệ ngày càng giữ vị trí quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng.Ngày nay, các ngân hàng luôn cố gắng hiện đại hóa công nghệ ngân hàngnhằm nâng cao khả năng cạnh tranh Trước hết, công nghệ hiện đại cho phépngân hàng đơn giản hóa các thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơvay vốn, từ đó tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Mặt khác, công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho ngân hàng thu thập, xửlý và quản lý thông tin về khách hàng một cách hiệu quả hơn Theo đó, ngânhàng sẽ đưa ra các quyết định cho vay hiệu quả, hạn chế tình trạng bị kháchhàng lừa dối, đồng thời tăng khả năng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu vay vốncủa khách hàng Ngoài ra, hoạt động cho vay XNK còn liên quan đến yếu tốnước ngoài, vì vậy công nghệ hiện đại giúp ngân hàng nằm bắt được thông tintừ nước ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay XNK một cách nhanhchóng, chính xác nhất.

1.3.3 Các nhân tố khác

Ngoài các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay XNK xuất phát từbản thân doanh nghiệp và ngân hàng, một vài nhân tố sau đây cũng có tácđộng không nhỏ tới quy mô và hiệu quả của hoạt động cho vay XNK củaNHTM

a) Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật:

Lĩnh vực ngân hàng nói chung cũng như hoạt động cho vay XNK nóiriêng rất nhạy cảm với những biến động của môi trường kinh tế, chính trị, xãhội, luật pháp Cụ thể như sau:

- Về môi trường kinh tế, những biến động của nền kinh tế, đặc biệt là sự

biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vayXNK Nếu tỷ giá trong nước tăng, có nghĩa là một ngoại tệ sẽ mua được nhiềuđồng nội tệ hơn so với trước đây, lúc đó hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn mộtcách tương đối so với hàng hóa nước ngoài Trong trường hợp này, sẽ khuyến

Trang 28

khích xuất khẩu và hạn chế hàng nhập khẩu, kéo theo cơ cấu cho vay của hoạtđộng cho vay XNK thay đổi, thiên về cho vay xuất khẩu nhiều hơn Tìnhhuống ngược lại sẽ xảy ra khi tỷ giá trong nước giảm.

Khi môi trường kinh tế không ổn định, kéo theo sự thay đổi của cácngoại tệ mạnh như USD, EURO, GBP… thì để đảm bảo an toàn, các ngânhàng thường hạn chế cho vay XNK.

Về môi trường chính trị, xã hội: trong điều kiện môi trường chính trị, xã

hội ở trong nước không ổn định, xảy ra chiến tranh hoặc bạo động… thì hoạtđộng XNK của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và bị đình trệ, dẫn tớihoạt động cho vay XNK cũng bị suy giảm.

Về môi trường luật pháp, tính hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống luật

pháp là yếu tố tác động trực tiếp tới hoạt động cho vay XNK của NHTM vềcả quy mô và chất lượng Đặc biệt là hoạt động cho vay XNK liên quan đếnhệ thống quy ước, thông lệ và tập quán kinh doanh quốc tế về hợp đồng XNK,thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ… Do đó, hệ thống luật pháp phải hoànchỉnh tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt độngvà giải quyết tranh chấp Khi đó, những rủi ro trong hoạt động cho vay XNKcủa ngân hàng sẽ được hạn chế, chất lượng được nâng cao, các ngân hàng mớimạnh dạn mở rộng hoạt động cho vay XNK.

b) Chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước:

Các chủ trương, chính sách của Nhà nước tác động tới mọi hoạt độngtrong nền kinh tế nói chung cũng như tới hoạt động của ngân hàng nói riêng.Do đó hoạt động cho vay XNK sẽ chịu ảnh hưởng của các thay đổi trongchính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách xuất nhập khẩu Chính sáchXNK bao gồm chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, chính sách tỷ giá,chính sách thuế, chính sách hỗ trợ đầu tư… Bất kỳ sự thay đổi nào trongchính sách XNK của Nhà nước đều tác động đến nhu cầu vay vốn của cácdoanh nghiệp Khi chính sách này được định hướng đúng đắn, phù hợp với

Trang 29

tình hình kinh tế trong nước và thế giới, nó sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho cácdoanh nghiệp XNK tiếp cận và mở rộng thị trường XNK, từ đó gia tăng nhucầu vay vốn của NHTM Trái lại khi chính sách này không nhất quán, nó sẽhạn chế hoạt động XNK cũng như hoạt động cho vay XNK.

c) Các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn:

Trên cùng một địa bàn thường có nhiều tổ chức tín dụng cung cấp hoạtđộng cho vay XNK Khách hàng có quyền lựa chọn tổ chức tín dụng nào phùhợp nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho họ để vay vốn Vì vậy sự cạnh tranhcủa các tổ chức tín dụng trên địa bàn có ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạtđộng cho vay XNK của ngân hàng Nếu áp lực cạnh tranh quá gay gắt thìngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong cho vay đối với doanh nghiệp XNK.Điều này đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện tốt các chính sách thu hút kháchhàng, marketing, tuyên truyền cho hoạt động cho vay XNK của mình để tăngkhả năng cạnh tranh Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ thu hút được nhiều doanhnghiệp vay vốn.

Trang 30

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAYXUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 SƠ LƯỢC VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀPHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Sở giao dịch

Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT VN được thành lập ngày 28/3/1991theo quyết định số 76 QĐ/TCCB của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.Là một chi nhánh đặc biệt thực nghiệm thành công mô hình mới là đơn vịtrực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, thực thi có hiệu quả các nhiệm vụchiến lược của BIDV.

Hiện nay, SGD có trụ sở chính tại tòa tháp A - Vincom, số 191 Bà Triệu- Hà Nội.

Cho tới nay, SGD đã trải qua 18 năm hoạt động và phát triển, đạt đượcnhiều bước tiến vượt bậc, cụ thể:

- Trong bốn năm đầu tiên (1991-1994), tuy còn nhiều bước đi chậpchững, tuy nhiên SGD đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp phát vốn ngânsách cho các dự án đầu tư của Bộ, Ngành với số vốn cấp phát hàng trăm tỷđồng Theo đó Sở giao dịch đã phát huy vai trò kiểm tra, giám sát sử dụngvốn ngân sách của chủ đầu tư, thực hiện phương châm cấp phát đúng địa chỉ,đúng đối tượng, đúng với thiết kế và khối lượng thi công, góp phần tiết kiệmchống lãng phí trong xây dựng cơ bản.

- Giai đoạn tiếp theo 1996-2000: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ củangân hàng thương mại, phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi tầng lớp kinhtế và dân cư SGD đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh,hạch toán kinh tế chủ động, tự trang trải SGD đã đạt được những kết quả

Trang 31

quan trọng, xác lập được vị thế, trở thành một địa chỉ quen thuộc, tin cậy củakhách hàng đến gửi tiền SGD còn thử nghiệm thành công các sản phẩm huyđộng vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu.SGD cũng được biết đến như một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các dự ánlớn, trọng điểm của Nhà nước và cung cấp các dịch vụ ngân hàng chất lượngcao như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế

- Đến tháng 3/2001- Kỷ niệm 10 năm thành lập, SGD đã đạt được quymô tổng tài sản 7.828 tỷ đồng, huy động 6.441 tỷ đồng, dư nợ cho vay 4.179tỷ đồng, thu phí dịch vụ hàng chục tỷ đồng và cơ cấu dịch vụ chiếm 16,72%lợi nhuận trước thuế.

- Từ 2001-2005: SGD đã thực hiện tách nâng cấp mở 4 chi nhánh cấp Itrên địa bàn Hà Nội đó là: chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2002, chi nhánh HàThành năm 2003, chi nhánh Đông Đô năm 2004 và chi nhánh Quang Trungnăm 2005 Cơ cấu lại Sở giao dịch theo mô hình phục vụ giao dịch một cửathuận lợi cho khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến SGD đãcó 15 phòng nghiệp vụ, 15 điểm giao dịch với gần 300 cán bộ nhân viên.

- Tính đến năm 2008, nguồn vốn huy động đã đạt 28.919 tỷ đồng Nguồnvốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm, có được kết quả vượt bậc nàylà do sự kết hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, không ngừng pháttriển sản phẩm, tiện ích, phong cách giao dịch văn minh của nhân viên NH.

- Với phương châm hoạt động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là

mục tiêu hoạt động của ngân hàng”, SGD có thể tự hào với kết quả đạt được

qua hơn 18 năm, phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước với đông đảo tầng lớpdân cư với chất lượng không ngừng được nâng cao.

2.1.2 Mô hình tổ chức Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triểnViệt Nam

Đến nay, SGD đã có 17 phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch Cácphòng nghiệp vụ của SGD được sắp xếp theo các khối căn cứ vào chức năngvà nhiệm vụ của các phòng theo sơ đồ sau:

Trang 32

P Quản lý rủi ro 1

P Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1P Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 2

P Quản lý và dịch vụ kho quỹ

P Kế hoạch tổng hợpP Điện toán

P Tài chính kế toánP Tổ chức nhân sựVăn phòng

Các phòng Giao dịchP Quản lý rủi ro 2P Quản trị tín dụng

P Thanh toán quốc tế

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SGD

Trang 33

2.1.3 Giám đốc Sở giao dịch qua các thời kỳ

- Ông Võ Xuân Phúc-Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêmGiám đốc Sở giao dịch (3/1991-10/1996).

- Ông Vũ Quốc Sáu-Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêmGiám đốc Sở giao dịch (11/1996-3/1997) Hiện nay là Chủ tịch HĐQT Ngânhàng ĐT&PT VN.

- Ông Lê Đào Nguyên-Giám đốc Sở giao dịch (4/1997-6/2001) Hiệnnay là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.

- Ông Lê Văn Lộc-Giám đốc Sở giao dịch (7/2001-10/2002) Hiện nay làPhó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.

- Ông Nguyễn Khắc Thân-Giám đốc Sở giao dịch (11/2002- /2005).Hiện nay là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.

- Bà Lê Thị Kim Khuyên-Giám đốc Sở giao dịch (từ 5/2005).

2.1.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây

Với sự năng động và nhạy bén, Ban giám đốc SGD đã nhận định đượcnhững khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động, kịp thời đưa ra nhữngbiện pháp, chính sách đúng đắn giúp SGD luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ doHội sở chính giao cho, thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, và SGDluôn là đơn vị dẫn đầu trong hệ thống BIDV Kết quả hoạt động kinh doanhcủa SGD được thể hiện qua các mảng hoạt động chính của SGD như sau:

2.1.4.1 Tình hình hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, thị trường huy động vốn luôn diễn biến phức tạpdo sự thay đổi liên tục của giá vàng, giá dầu và việc thay đổi lãi suất của Fed.Mặt khác, các tổ chức tín dụng cũng đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn đadạng với lãi suất hấp dẫn, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ Trước tình hình đó,SGD đã cố gắng giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động Tổng nguồn

Trang 34

vốn huy động tính tới năm 31/12/2008 đạt 28.919 tỷ đồng, tăng 13.615 tỷđồng (89%) so với năm 2007 Con số cho thấy mức tăng trưởng mạnh của Sởgiao dịch BIDV.

- Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu200620072008

Tỷ lệ tăng trưởng (%)2007/20062008/2007

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Nguồn vốn tiền gửi của dân cư: 2.355 tỷ đồng, giảm 36 tỷ đồng (5%) sovới năm 2007, chiếm 8,1% trong tổng nguồn vốn huy động được Giảm 436tỷ đồng (16%) so với năm 2006 Nguyên nhân là do xu hướng chuyển dịchnguồn tiền gửi dân cư từ khu vực NHTM Nhà nước sang các NHTM cổ phầntrong những năm gần đây Đây là một tín hiệu không tốt trong việc huy độngvốn của SGD vì nguồn vốn từ dân cư vẫn là nguồn huy động quan trọng củacác ngân hàng.

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức: 26.485 tỷ đồng, tăng 13.725 tỷđồng (tăng 108%) so với năm 2007; chiếm 92% trong tổng nguồn vốn Có thểgiải thích là do SGD đã thực hiện tốt công tác thu hút thêm nhiều doanhnghiệp và tổ chức mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán tiền lương chocán bộ công nhân viên và thực hiện các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

Mức tăng trưởng nguồn vốn 2008 so với 2007 cao hơn 2007 so với 2006.Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn dân cư chiếm tỷ trọng thấp;tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tập trung vào một sốkhách hàng nên tính ổn định chưa cao.

Trang 35

- Cơ cấu vốn theo thời gian:

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian

Chỉ tiêu200620072008

Tỷ lệ tăng trưởng(%)2007/20062008/2007

Đơn vị: tỷ đồng(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Nguồn vốn không kỳ hạn: 7.953 tỷ đồng, tăng 4.185 tỷ đồng (tăng111%) so với năm 2007; chiếm tỷ trọng 27,5% tạo điều kiện giảm chi phí đầuvào, tăng cường năng lực tài chính, tuy vẫn còn thấp hơn mức tăng trưởng củanăm 2007 so với năm 2006 là 129% Đạt được kết quả trên là do trong năm2008 SGD mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.

Nguồn vốn có kỳ hạn: 20.966 tỷ đồng, tăng 9.394 tỷ đồng (tăng 81%) sovới năm 2007; chiếm tỷ trọng 72,5% trong tổng nguồn vốn Tăng 12.501 tỷđồng (tăng 148%) so với năm 2006 Tạo lập nguồn vốn ổn định và tự cân đốinguồn vốn để đầu tư cho vay các dự án.

- Các nguồn huy động khác: Năm 2008 huy động từ các nguồn khác đạt

78,235 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2007 (huy động được 53,335 tỷ đồng).Tỷ trọng của nguồn này tuy không cao nhưng cũng phản ánh được rằng SGDvẫn chú trọng, số vốn huy động năm sau vẫn cao hơn năm trước.

2.1.4.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng về cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng,gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển cácdịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được Hộisở chính phê duyệt Dư nợ cho vay của SGD nhìn chung đều tăng qua cácnăm Đến năm 2008, tổng dư nợ cho vay của SGD đã đạt 5.807 tỷ đồng, tăngtrưởng 14% so với năm 2007 Nguyên nhân do SGD đã đẩy mạnh quan hệ

Trang 36

hợp tác trong lĩnh vực tín dụng với một số khách hàng lớn như: Tổng công tyxây dựng Hà Nội, Tổng công ty lắp máy…, đồng thời mở rộng quan hệ tíndụng với các khách hàng, doanh nghiệp mới như Công ty viễn thông điện lực,công ty sữa Hà Nội…

- Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn:

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

Tỷ lệ tăng trưởng(%)2007/20062008/2007

Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)

Nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, SGD đã quan tâm tớiviệc mở rộng cho vay ngắn hạn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức chovay ngắn hạn như: cho vay tài trợ XNK, cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ tàisản lưu động…Do đó cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 856tỷ đồng (42%) so với năm 2007, trong khi năm 2007 chỉ tăng trưởng 5% sovới năm 2006 Tỷ trọng chiếm 50,1% tổng nguồn tín dụng.

Cho vay trung-dài hạn 2.892 tỷ đồng, giảm 148 tỷ đồng (5%) so với năm2007, mức giảm mạnh hơn so với mức giảm của năm 2007 so với 2006 Tỷtrọng nguồn cho vay trung-dài hạn chiếm 49,9% tổng tín dụng Ta có thể thấyquy mô cho vay trung-dài hạn của SGD giảm dần qua các năm do chủ trươngcủa SGD giảm bớt các khoản cho vay trung-dài hạn không hiệu quả nằm nângcao chất lượng tín dụng và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy của SGD.

- Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn:

B ng 2.4: C c u các kho n cho vay trung-d i h nảng 2.4: Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn ơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn ấu các khoản cho vay trung-dài hạn ảng 2.4: Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn ài hạn ạn

Ngày đăng: 13/11/2012, 13:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động theo thời gian (Trang 36)
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.3 Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn (Trang 37)
Bảng 2.4: Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.4 Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn (Trang 38)
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu khác - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu khác (Trang 39)
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thế thấy rõ xu hướng tăng lên trong doanh số cho vay XNK nói riêng cũng như doanh số cho vay chung tại  SGD nói chung - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
a vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thế thấy rõ xu hướng tăng lên trong doanh số cho vay XNK nói riêng cũng như doanh số cho vay chung tại SGD nói chung (Trang 43)
Bảng 2.6: Doanh số cho vay XNK - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.6 Doanh số cho vay XNK (Trang 43)
Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng XNK - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.9 Dư nợ tín dụng XNK (Trang 46)
Bảng số liệu và biểu đồ trên đã cho thấy dư nợ tín dụng XNK của SGD tăng liên tục qua các năm - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng s ố liệu và biểu đồ trên đã cho thấy dư nợ tín dụng XNK của SGD tăng liên tục qua các năm (Trang 47)
Bảng 2.10: Dư nợ tín dụng XNK và Tổng nguồn vốn huy động - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.10 Dư nợ tín dụng XNK và Tổng nguồn vốn huy động (Trang 48)
Bảng 2.11: Nợ quá hạn XNK - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.11 Nợ quá hạn XNK (Trang 49)
Mặt khác, nhìn vào tình hình nợ quá hạn chung tại SGD, tuy năm 2007 tỉ lệ nợ quá hạn và nợ quá hạn khó đòi đều tăng, nhưng đến năm 2008 đã giảm  đáng kể, chỉ còn 87 triệu đồng và 68 triệu đồng - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
t khác, nhìn vào tình hình nợ quá hạn chung tại SGD, tuy năm 2007 tỉ lệ nợ quá hạn và nợ quá hạn khó đòi đều tăng, nhưng đến năm 2008 đã giảm đáng kể, chỉ còn 87 triệu đồng và 68 triệu đồng (Trang 50)
Bảng 2.13: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng XNK - Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.13 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng XNK (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w