1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội

58 1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 437,5 KB

Nội dung

Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới ngày nay đang ngày càng có xu hướng tiến tới sư hội nhập Điềunày đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia trên thế giới và mở rộng cácmối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quantrọng.Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hộinhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợptác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khaithông nguồn lực để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động thương mại quốc tế,hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quantrọng, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệkinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới Trong những năm vừa qua, hoạtđộng thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng củanước ta đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng ngày càng đang hoàn thiện vàphát triển.

Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình củacác thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cở bản về ngân hàng thươngmại, về thanh toán quốc tế Sau thời gian thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế củaNgân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Hà Nội, em nhận thấyhiện nay trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ đượcxem là phương thức thanh toán áp dụng phổ biến nhất Bởi lẽ, nó đáp ứng được nhucầu của hai phía: Người bán hàng đảm bảo nhận tiện, người mua hàng nhận đượchàng và có trách nhiệm trả tiền Đây là phương thức thanh toán quốc tế được ápdụng phổ biến và an toàn nhất hiện nay, đặc biệt là trong thanh toán hàng hóa xuấtnhập khẩu.

Trong những năm qua, Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội đã khôngngừng đối mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt hơncho khách hàng,đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của kháchhàng Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng củaChính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển Do đó, hình thức thanhtoán tín dụng chứng từ ngày càng được phát triển và hoàn thiên hơn Tuy nhiên hiệnnay hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tếtheo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của ACB vẫn còn tồn tại một số hạn

Trang 2

chế cần khắc phục, cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong vàngoài nước Bởi vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện, mở rộng hoạt động thanh toánquốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh HàNội là vô cùng cần thiết

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Mở rộnghoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngânhàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội”.

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: chuyên đề thực tập tập trung nghiêncứu hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngânhàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội, từ đó tìm ra giải phápmở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ tại ACBchi nhánh Hà Nội.

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động thanh toán quốc tế bằngphương thức tín dụng chừng từ tại ACB chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 đến năm2009.

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: phân tích, sosánh, thống kê, các bảng số liệu minh họa…

Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danhmục từ viết tắt và bảng biểu, phụ lục kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tíndụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh HàNội

Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chinhánh Hà Nội

Trang 3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu:1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu:

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24-04-1993 và giấy phépsố 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13-05-1993,ngày 04-06-1993 ACB chính thức đi vào hoạt động.Giấy phép hoạt động đượccấp cho thời gian hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ bạn đầu là 20 tỷ Việt Namđồng,tính đến ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng(Bảy nghìn tám trăm mười bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươinghìn đồng).

Tính đến hết năm 2009, ngân hàng có 4 công ty con: Công ty chứng khoánACB(ACBS); Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA);Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL); Công ty quản lý quỹACB(ACBC) Ngoài ra, Ngân hàng còn liên kết và liên doanh với nhiều công ty tạonên: Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD); Công ty Cổphần Địa ốc ACB (ACBR); Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (gópvốn thành lập với SJC) Các cổ đông nước ngoài của ngân hàng là ConnaughtInvestors Ltd (Jardine Matheson Group), Dragon Financial Holdings Ltd., StandardChartered APR Ltd., Ngân hàng Standard Chartered Hồng Kông, Công ty Tài chínhQuốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) và J.P.Morgan WhitefriarsInc với tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 30%.

Hiện nay, các hoạt động chính của Ngân hàng ACB và các công ty con là huyđộng vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanhtoán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tíndụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếuvà các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụthanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế;sản xuất vàng miếng; môi giới và tư vấn đầu từ chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài

Trang 4

chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịchvụ về quản lý nợ, các dịch vụ về quản lý quĩ đầu tư và khai thác tài sản, thuê mua vàcung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

Sau hơn 15 năm hoạt động, mạng lưới kênh phân phối của Ngân hàng ACBtrải rộng khắp trên toàn quốc với 246 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùngkinh tế phát triển như:

 Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 91 phòng giao dịch

 Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh,Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 13 chi nhánh và 49 phòng giao dịch

 Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa,Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 11 chi nhánh và 16 phònggiao dịch

 Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp,An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 6 phòng giao dịch (Ninh Kiều,Thốt Nốt, An Thới)

 Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chinhánh và 17 phòng giao dịch.

 Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạtđộng.

 812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union

Trải qua hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng ACB đã gặt hái được nhiều thànhtựu to lớn, liên tục nhận được các giải thưởng, bằng khen của Nhà nước, Chính phủ,các tổ chức trong và ngoài nước như Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịchnước trao tặng; Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam2009 do The Asset trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do The Bankertrao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Global Finance trao tặng; Ngânhàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Asiamoney trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam2009 do Euromoney trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Finance Asiatrao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney); Ngân hàng tốtnhất Việt Nam 2007; Cờ thi đua của Chính Phủ; "Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng củaViệt Nam năm 2007" (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB); "Nhà lãnh

Trang 5

đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007" (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng GiámĐốc ACB); Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008 Đặc biệt, bắtđầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếphạng tín nhiệm ACB Tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân củaACB là D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP Á Châu:

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB gồm có:

 Bảy khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triểnkinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin

 Bốn ban: Kiểm tra– Kiếm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chínhsách và Quản lý tín dụng.

 Hai phòng : Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc).Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.749người.Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên đượcđào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợkỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bankand Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện Trong năm 2002 và 2003,các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâmĐào tạo Ngân hàng (Bank Training Center)

Ngoài ra, trong năm 2009 Ngân hàng còn hoàn thành cơ bản chương trình táicấu trúc nguồn nhân lực tại kênh phân phối để làm tiền đề cho việc nâng cao năngsuất lao động, đánh giá đúng năng lực, khen thưởng một cách xứng đáng cho nhânviên Kết quả là đến 31/12/2009 lượng nhân viên toàn hệ thống đã giảm gần 5% chủyếu do điều chuyển hợp lý hóa công việc, trong khi quy mô kinh doanh của Ngânhàng tăng từ 45% đến gần 80% ở tất cả các chỉ tiêu chính.

1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân hàngTMCP Á Châu:

- Kết quả hoạt động năm 2008:

Về quy mô hoạt động, tổng tài sản của tập đoàn đến cuối năm 2008 tăng19.914 tỷ đồng (+23,3%) so với đầu năm, đạt 105.306 tỷ đồng Vốn chủ sở hữucũng tăng khá so với đầu năm, từ 6.258 tỷ đồng lên 7.766 tỷ đồng; trong đó, vốn

Trang 6

điều lệ tăng 3.726 tỷ đồng từ các nguồn: chuyển đổi trái phiếu phát hành đợt 1 năm2007 (550 tỷ đồng), thặng dư vốn cổ phần (1.704 tỷ đồng), chia cổ tức bằng cổphiếu 55% (1.447 tỷ đồng), và cổ phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên (25 tỷđồng)

Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2008,nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của tập đoàn ACB luôn đảm bảo mức tăngtrưởng phù hợp Cuối năm 2008, tổng vốn huy động của tập đoàn là 91.174 tỷ đồng,tăng 16.230 tỷ đồng so với cuối năm 2007 Trong đó, tiền gửi khách hàng vẫn lànguồn huy động chủ yếu, chiếm khoảng 82% tổng vốn huy động của tập đoàn Sovới cuối 2007, số lượng khách hàng giao dịch tiền gửi và số lượng tài khoản tiềngửi của Ngân hàng đều tăng với việc ACB thu hút thêm được 111.005 khách hàng(+27,4%) và 151.232 tài khoản (+23,6%).

Về hoạt động sử dụng vốn, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan(mà chủ yếu là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của nhà nước và kiểm soát chấtlượng tín dụng trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn), tổng dư nợ cho vaykhách hàng của tập đoàn cuối năm 2008 là 34.833 tỷ đồng, chỉ tăng được 3.022 tỷđồng, tương đương 9,5% so với đầu năm Chính vì vậy, vị thế hoạt động tín dụngcủa ACB so toàn ngành vẫn giữ nguyên so với năm trước, ở mức xấp xỉ 3%.

Về kết quả kinh doanh, số liệu kiểm toán cho thấy, trong bối cảnh đầy khókhăn của năm 2008, lợi nhuận đạt được của ngân hàng thực sự là một điểm sáng.Lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 của tập đoàn đạt 2.561 tỷ, tăng 434 tỷ đồng sovới 2007, vượt 61 tỷ đồng so với kế hoạch, trong đó phần lợi nhuận đóng góp củacác công ty con và công ty liên kết là 319 tỷ đồng, chiếm 12,5% Nhìn chung, cơcấu thu nhập năm 2008 đã thay đổi đáng kể so với năm 2007 với việc thu nhập ròngtừ tín dụng đã suy giảm đáng kể, chỉ đem lại 23% lợi nhuận tập đoàn trong khi cácnăm trước đó đều đạt trên 50% Lý do chủ yếu bởi hoạt động tín dụng cả quý III vàđầu quý IV năm 2008 của ACB không có lãi do Ngân hàng chia sẻ khó khăn với cáckhách hàng vay vốn trong điều kiện nếu tính đúng, tính đủ các chi phí thì lãi suấtcho vay vượt khả năng chịu đựng của bên vay Thay vào đó, tỷ trọng thu nhập từ

Trang 7

các hoạt động còn lại (chủ yếu là kinh doanh trái phiếu, kinh doanh vàng trên thịtrường thế giới và hoạt động dịch vụ) đã tăng đáng kể và đạt tỷ trọng 77% Mộttrong những nguyên nhân giúp ACB hoàn thành kế hoạch lợi nhuận là việc đề caocông tác kiểm soát chi phí điều hành Cụ thể, do khai trương thêm đến 75 đơn vị vàtuyển dụng thêm 2.589 nhân viên mới nên chi phí điều hành cả tập đoàn năm 2008lên đến 1.392 tỷ đồng, tăng khoảng 624 tỷ đồng so với năm 2007, nhưng mức tăngnày thấp hơn nhiều so với mức tăng của tổng thu nhập (+6.976 tỷ đồng) trong năm

Tương ứng với kết quả kinh doanh nói trên, tập đoàn ACB tiếp tục hoàn thànhtốt nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước Cụ thể, năm 2008 tập đoàn nộp ngânsách 454 tỷ đồng, cao hơn 60 tỷ đồng so với giá trị nộp ngân sách năm 2007 của tậpđoàn (394 tỷ đồng).

Tổng hợp tình hình hoạt động của tập đoàn trong năm 2008 được tóm tắt quabảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.1: Tổng hợp tình hình hoạt động năm 2008 của ACB

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêuThực hiện2008

Kế hoạch2008

% so kếhoạch

Thực hiện2007

% tăngtrưởng so

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng ACB năm 2008)

-Kết quả hoạt động năm 2009:

Về tăng trưởng qui mô, mặc dù các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụngvà huy động tiền gửi khách hàng của ACB mới đạt lần lượt 99%; 96% và 84% kếhoạch đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng và cho vay củaACB đều cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành Huy động tiền gửi khách hàng củaTập đoàn năm 2009 tăng trưởng 45% bằng 1,6 lần của ngành (27%) và dư nợ chovay khách hàng tăng trưởng 79%, bằng 2 lần của ngành (38%)

Bảng 1.2:Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính

Trang 8

của tập đoàn năm 2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêuThực hiện2009

Kế hoạch2009

% so kếhoạch

Thực hiện2008

% tăng trưởngso 2008

Lợi nhuận trước thuế

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng ACB năm 2009)Về mặt lợi nhuận, Tập đoàn ACB đã thực hiện vượt mức kế hoạch với 2.838tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 138 tỷ đồng so với kế hoạch Cơ cấu lợinhuận của ngân hàng cũng ngày một đa dạng hơn khi tính đến hết ngày 31/12/2009họat động tín dụng chiếm 20%, hoạt động dịch vụ đạt 26% và hoạt động kinh doanhvốn, vàng và ngoại hối chiếm 37% trong tổng lợi nhuận trước thuế Tương ứng vớikết quả kinh doanh nói trên, ACB tiếp tục hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhànước Cụ thể năm 2009 Tập đoàn nộp ngân sách 770 tỷ đồng, cao hơn 316 tỷ đồngso với năm 2008.

Về vốn ngân hàng, trong năm 2009 ACB đã hoàn thành tăng vốn điều lệthêm 1.458 tỷ đồng từ chuyển đối trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cố phiếuthưởng từ các quỹ Sau khi tăng vốn, ACB có tổng cộng 781.413.755 cố phiếu đanglưu hành và 100% là cố phiếu phổ thông Đến 31/12/2009 ACB có mức vốn điều lệ7.814 tỷ đồng, thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cố phầnViệt Nam.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ACB-chi nhánh Hà Nội:

Ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Hà Nội được thành lập và chính thức đivào hoạt động từ ngày 14-12-1993, đây là chi nhánh đầu tiên và là chi nhánh trungtâm phía Bắc của Hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu.Thời gian đầu, chỉ với hơn20 nhân viên, cho đến nay, ACB-chi nhánh Hà Nội đã liên tục phát triển với hơn500 nhân viên, trong đó có 95,3% nhân viên đạt trình độ Đại học và sau Đại học.

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Á Châu đã cung ứng gần như đầy đủ các dịch vụngân hàng như: Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam,ngoại tệ và vàng; Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằngđồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng; Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán

Trang 9

trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyểntiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng); Kinh doanh ngoại tệ và vàng; Pháthành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ Ngoài việc tập trung phát triển các hoạtđộng kinh doanh của mình, chi nhánh Hà Nội còn có nhiệm vụ giúp đỡ, đào tạo vàphát triển các chi nhánh cấp 1 khác tại các tỉnh phía Bắc như tại Hải Phòng, ThanhHóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (13 chi nhánh và 49 phòng giaodịch); các chi nhánh và hơn 40 phòng giao dịch trên khắp địa bàn Hà Nội Dự kiếntiếp tục nghiên cứu mở thêm một số phòng giao dịch trên đại bàn Hà Nội đồng thờigia tăng các dịch vụ cho các chi nhánh và phòng giao dịch trong thời gian sắp tới.

ACB-Chi nhánh Hà Nội dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban Giám đốc chinhánh cùng đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có kĩ năng trong công việcđã xây dựng nên một văn hóa kinh doanh cho chi nhánh, thúc đẩy hoạt động kinhdoanh của chi nhánh ngày càng phát triển, mở rộng mạng lưới giao dịch, gia tăngdịch vụ ngân hàng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Với chiến lược kinh doanh, ACB-chi nhánh Hà Nội đã liên tục phát triểnqua các năm, đặc biệt phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủViệt Nam giai đoạn 2005-2010 và tầm nhìn tới năm 2015 của Ngân hàng TMCP ÁChâu.

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nộitrong những năm gần đây

1.3.1 Hoạt động nguồn vốn-Huy động vốn:

Nguồn vốn huy động của ACB-Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua tăngtrưởng cao Tốc độ tăng trưởng vốn huy động được duy trì ở mức cao Năm 2006,tổng vốn huy động đạt 1.902.898 triệu đồng Đến năm 2007, con số này lên đến3.162.751 triệu đồng, tăng 66,2% so với năm 2006 Năm 2008, tổng vốn huy độngđạt mức 4.522.682 triệu đồng, tăng 43% so với năm 2007.

Nguồn vốn ngân hàng huy động các thành phần kinh tế thể hiện qua bảngbiểu sau:

Trang 10

Bảng 1.3: Tình hình huy động vốn của ACB-Chi nhánh Hà Nội

theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

Số tiền Tỷtrọng

Số tiền Tỷtrọng

Số tiền Tỷtrọng

Số tiền Tỷtrọng

Tiền từTCTDtrongnước

162.497 8,5 349.702 11.06 338.297 7,48 368.398 5,62

1.680.301 88,31 2.764.155 87,4 4.124.686 91,2 6.110.453 93,2

13.036 0,69 16.126 0.51 17.186 0.38 20.324 0.31

1.902.898 100 3.162.715 100 4.522.682 100 6.556.218 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ACB-Chi nhánh Hà Nội năm 2006-2009)

Theo bảng 1.3 ta thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là từ tiềngửi của khách hàng Năm 2006, tiền gửi khách hàng chiếm 88,31% tổng số vốn huyđộng Năm 2007, con số này đạt 2.764.155 triệu đồng chiếm 87,4% và đến năm2008 đạt 4.124.686 triệu đồng chiếm 91,2% tổng số vốn huy động được Nguồn vốnhuy động từ khách hàng tăng trưởng cao qua các năm: năm 2007 tăng 64,5% so vớinăm 2006, năm 2008 tăng 49,22% so với năm 2007 Sang năm 2009, tiền gửikhách hàng đạt 6.110.453 triệu đồng, tăng 48,1% tso với năm 2008 và chiếm 93,2%trong tổng vốn huy động Tuy nhiên, ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy

Trang 11

động năm 2008 và năm 2009 có giảm so với năm 2007 Nguyên nhân là do sự tácđộng của nền kinh tế tế thị trường, sự biến động của tỷ giá, lạm phát cao ảnh hưởngtới đời sống dân cư Do đó ảnh hưởng tới lượng tiền gửi ngân hàng của khách hàng,dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Tiền vay của NHNN và các tổ chức tín dụng khác chiếm không đáng kể.Tiền vay từ NHNN năm 2006 là 47.064 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,5% giảmxuống 1,03% năm 2007 và 0.94% năm 2008 và sang năm 2009 chỉ chiếm 0,87%

Nguồn vốn huy động của chi nhánh Hà Nội chủ yếu là huy động từ tiền gửitiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế Đây là nguồn tiền gửi khá ổn định trongtổng nguồn vốn huy động, là nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để kinh doanh, đầutư và cho vay Cụ thể như sau:

Bảng 1.4: Tình hình huy động vốn của ACB-Chi nhánh Hà Nội theo mục đích gửi tiền

Đợn vị tính: Triệu đồng

Thời gianChỉ tiêu

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi tiết kiệm

1.486.163 2.160.134 3.431.395 5.023.786Tổng

huy động

1.902.898 3.162.715 4.522.682 6.556.218 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của ACB-chi nhánh Hà Nội 2006-2009)

Tính đến cuối năm 2006, huy động tiền gửi tiết kiệm là 1.486.163 triệu đồng,chiếm 78,1% trong tổng vốn huy động Tiền gửi thanh toán là 416.735 triệu đồng,chiếm 21.9% trong tổng vốn huy động

Năm 2007, tiền gửi tiết kiệm đạt 2.160.134 triệu đồng, tăng 45,35% so vớicuối năm 2006 Huy động từ tiền gửi thanh toán đạt 1.002.581 triệu đồng tăng140,6% và tăng 585.846 triệu đồng so với năm 2006 Về cơ cấu vốn huy động, tiềngửi thanh toán chiếm 31,7% và tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng 68,3% trong tổngsố vốn huy động.

Năm 2008, tiền gửi tiết kiệm đạt 3.431.395 triệu đồng, chiếm 75,87% trongcơ cấu vốn huy động Tiền gửi tiết kiệm năm 2008 tăng 1.271.225 triệu đồng so với

Trang 12

năm 2007, tương ứng với tăng 58,8% Tiền gửi thanh toán đạt 1.091.323 triệu đồng,tăng thêm 88.742 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với 8,85%

Sang năm 2009, tiền gửi tiết kiệm đạt 5.023.786 triệu đồng, tăng 1.592.391triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tăng 46,4% Tiền gửi thanh toán đạt1.532.432 triệu đồng, tăng 441.109 triệu đồng, tương ứng với 40,4% so với năm2008 Về cơ cấu, tiền gửi tiết kiệm chiếm 76,63%, trong khi tiền gửi thanh toánchiếm 23,37% trong tổng vốn huy động.

Như vậy, ta có thể thấy tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổngnguồn vốn huy độn được của chi nhánh Sở dĩ như vậy là so nhu cầu muốn đảm bảotài sản của mình trong dân cư Lượng tiền tiết kiệm tăng dần qua các năm tạo mộtnguồn vốn ổn định cho hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng Nói chung quimô huy động vốn của chi nhánh khá ổn định, tăng trưởng cao qua các năm Năm2008 và năm 2009 quy mô không mạnh như những năm trước là do những diễnbiến trên thị trường tiền tệ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của ngânhàng Nhưng với sự uy tín của mình, ACB-Chi nhánh Hà Nội đã chứng tỏ rằngACB đã tạo dựng được niềm tin trong khách hàng.

1.3.2 Hoạt động cho vay:

Do áp dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú, đa dạng, linh hoạt vàhấp dẫn với nhu cầu của khách hàng nên nguồn vốn huy động tại ACB-Chi nhánhHà Nội khá lớn Nguồn vốn huy động của Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội tăngtrưởng nhanh và ổn định; đồng thời việc cho vay tại chi nhánh cũng tăng trưởng liêntục qua các năm Cụ thể dư nợ cho vay của chi nhánh cũng tăng khá đều qua cácnăm như bảng sau:

Trang 13

Bảng 1.5: Tỷ trọng dư nợ của ACB-Chi nhánh Hà Nội

Đơn vị tính: triệu đồng

Thời gianChỉ tiêu

Doanh số cho vay

1.822.607 3.444.727 4.485.691 5.856.723Doanh số

thu nợ

Tổng dư nợ các NHTM trên địa bàn Hà Nội

113.429.467 191.631.867 250.108.235 323.269.420

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của ACB-chi nhánh Hà Nội 2006-2009)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợtăng lên qua các năm

Năm 2006, doanh số cho vay đạt 1.822.607 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt382.842 triệu đồng và tổng dư nợ đạt 850.721 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,75% sovới tổng dư nợ của các Ngân hàng thương mại(NHTM) trên địa bàn Hà Nội.

Năm 2007, doanh số cho vay đạt 3.444.727 triệu đồng, tăng xấp xỉ 84% sovới cuối năm 2006; đồng thời doanh số thu nợ đạt 683.933 triệu đồng, tăng 78,65%so với năm 2006 Doanh số cho vay tăng với tỷ lệ cao hơn doanh số thu nợ chứng tỏNgân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia vayvốn tại chi nhánh; đồng thời cũng phản ánh thực trạng công tác thu nợ của chinhánh còn tồn tại rất nhiều khó khăn Tuy nhiên so với tổng dư nợ của các NHTMtrên địa bàn Hà Nội,dư nợ của ACB-chi nhánh Hà Nội năm 2007 chiếm tỷ trọng0,835%; tăng 10,67% chứng tỏ thị phần cho vay của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.

Năm 2008, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 4.485.691 triệu đồng, tăng30,2% so với năm 2007 Doanh số thu nợ tăng đạt 908.405, tăng 32,82% so với năm2007 Tổng dư nợ đạt 2.125.920 triệu đồng, tăng 33.66% so với cuối năm 2007,chiếm 0.85% trong tổng dư nợ của các NHTM trên toàn địa bàn Hà Nội

Sang năm 2009, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 5.856.723 triệu đồng,tăng 1.371.032 triệu đồng, tương ứng với tăng 30,56% so với năm 2007 Doanh sốthu nợ đạt 1.186.367 triệu đồng, tăng 30,6% so với năm 2008 Tổng dư nợ đạt

Trang 14

2.785.124 triệu đồng, tăng 31% so với cuối năm 2008, chiếm 0.86 % trong tổng dưnợ của các NHTM trên địa bàn Hà Nội.

Ta có thể nhận thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ năm 2008 và năm2009 tăng lên không thực sự đáng kể Nguyên nhân chính là do tình hình kinh tếbiến động trên thế giới cũng như tại Việt Nam Nền kinh tế trong năm 2008 trongtình trạng lạm phát cao, tình hình kinh doanh của các cá nhân, các tổ chức đều bịảnh hưởng Lãi suất tăng cao và thay đổi liên tục ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầutư Sang năm 2009, tình hình đã có sự thay đổi nhưng vẫn chưa thực sự đáng kể.

Như vậy, tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng ACB-chi nhánh HàNội có sự tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao, trên 80%; đồng thờitỷ trọng dư nợ của chi nhánh Hà Nội so với tổng dư nợ của các NHTM trên địa bànHà Nội cũng tăng qua các năm Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội cần nghiên cứutâm lý của khách hàng để phát triển nhiều hơn nữa và chất lượng hơn nữa các sảnphẩm tín dụng nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của kháchhàng nhằm nâng cao uy tín và thị phần của mình.

1.3.3 Hoạt động thanh toán:

- Hoạt động thanh toán trong nước:

Năm 2002 ACB-chi nhánh Hà Nội tham gia hệ thống thanh toán điện tử liênngân hàng do NHNN tổ chức, đây là một bước phát triển của hệ thống liên ngânhàng Với việc tham gia hệ thống thanh toán này, ACB-chi nhánh Hà Nội đã đẩynhanh tốc độ thanh toán, thu hút được đông đảo các tổ chức kinh tế, các cá nhân đếnmở giao dịch tại chi nhánh, đưa doanh số khách hàng tăng nhanh qua các năm, nhờđó tăng thu phí dịch vụ, đem lại một nguồn thu khá lớn cho chi nhánh và toàn ngânhàng Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, giao dịch trực tuyếntrong toàn hệ thống; mạng lưới các phòng giao dịch được bố trí hợp lý chi nhánh đãđáp ứng những yêu cầu mà khách hàng cần.

Năm 2007, ACB đã nâng cấp phần mềm The Complete Banking Solution(TCBS: Giải pháp ngân hàng toàn diện) từ phiên bản năm 2000 lên phiên bản năm2007 cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịchtức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung với khả năng xử lý và quản lý gấp 5đến 10 lần trước đó Do vậy, thời gian giao dịch thanh toán được rút ngắn, chấtlượng thanh toán được nâng cao, việc kiểm tra giám sát được thực hiện nhanh

Trang 15

chóng, thuận tiện, đảm bảo an toàn, chính xác hơn nhiều Điều này cũng góp phầnquan trọng thu hút khách hàng đến với chi nhánh.

- Hoạt động thanh toán quốc tế:

Đây là dịch vụ truyền thống, đã tồn tại từ rất lâu của ngân hàng và của chinhánh Dịch vụ này đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong tổng thu dịch vụ của ACB.Với sự ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán, trình độ các thanhtoán viên ngày càng cao, mạng lưới ngân hàng đại lý ở hơn 80 quốc gia trên toànthế giới…hoạt động thanh toán của chi nhánh tăng trưởng không ngừng.

Gần đây ACB-Chi nhánh Hà Nội đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đốivới khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, ký quỹ thư tín dụng…Hầu hết các dịch vụ do chi nhánh cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợpvới xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu của khách hàng trong thời đạihiện nay Hoạt động này không những đem lại nguồn thu đáng kể cho chi nhánh màcòn nâng cao khả năng cạnh tranh cho chi nhánh trong điều kiện nền kinh tế hộinhập hiện nay Vì vậy, chi nhánh cần có những kế hoạch để ngày càng nâng caonguồn thu nhập này và gia tăng uy tín của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

1.3.4 Một số hoạt động khác:

1.3.4.1 Dịch vụ thẻ:

Tại Việt Nam,ACB là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc giớithiệu các sản phẩm thẻ quốc tế ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đưa ra thịtrường thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu Visa Electron vào năm 2003, tiếp tục năm2004 ACB phát hành thêm thẻ MasterCard Electronic Đây là loại thẻ thanh toán vàrút tiền mặt có thể giúp người tiêu dùng VN tiếp cận với dịch vụ tài chánh hiệu quảvà chi phí thấp hơn Với thẻ VISA Electron, khách hàng của ACB có thể sử dụng đểmua sắm hàng hóa tại hơn 13 triệu đại lý trên toàn thế giới, hoặc tại hàng ngàn đạilý chấp nhận thanh toán thẻ tại VN Khách hàng cũng có thể rút tiền mặt tại hơn810.000 máy ATM trong hơn 150 quốc gia trên thế giới Trong nhiều năm qua, hoạtđộng kinh doanh thẻ VISA của ACB đã liên kết và tham gia vào hơn 23.000 tổ chứctài chính trên thế giới Thẻ của ACB đã góp phần tạo nên thương hiệu và uy tín choNgân hàng TMCP Á Châu trên thị trường đồng thời tạo nên nguồn thu dịch vụ đángkể cho Ngân hàng Trong năm 2005, ACB đã đưa ra sản phẩm thẻ MasterCardDynamic là loại thẻ thanh toán quốc tế kết hợp tính năng của thẻ thanh toán và thẻghi nợ

Trang 16

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với các tổchức như Tổng công ty du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximark,Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nộiđịa Hiện nay, ACB đã tiến hành lắp đặt gần 100 máy ATM để cung cấp các giaodịch tiện ích cho khách hàng.

Đối với Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội,dịch vụ thẻ không phải là mảnghoạt động mang lại lợi nhuận lớn, tuy nhiên dịch vụ thẻ đã mang lại tiện ích mới,tăng thêm sự hài lòng và tạo niềm tin cho đông đảo khách hàng cũng như các đốitác.Đặc biệt, dịch vụ thẻ còn góp phần tạo nên một ngân hàng hiện đại,hội nhập,mang tính quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, và đặc biệt là khi Việt Namgia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007.

1.3.4.2 Dịch vụ chuyển tiền nhanh:

Ngân hàng ACB là một trong những ngân hàng Việt Nam tiên phong trongviệc sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh Từ năm 1994, ACB đã là đại lý của tổchức chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union (WU) Đến nay ACB có hơn 450điểm chi trả tại nhiều tình, thành phố trên toàn quốc, doanh số chuyển tiền hằngnăm đạt trên 55 triệu USD.

Hoạt động Western Union của Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội đạt hiệuquả cao với chất lượng hoạt động nghiệp vụ ngày càng tăng.

1.3.4.3 Dịch vụ ngân hàng điện tử:

Ở Việt Nam, ACB là một trong những ngân hàng đầu tiên ứng dụng côngnghệ thông tin trong giao dịch điện tử Từ năm 2003, ACB-chi nhánh Hà Nội đãcung cấp một số dịch vụ Ngân hàng điện tử như: Home banking, Internetbanking,Phone banking, Mobile banking Đây là những dịch vụ ngân hàng mang tính hiệnđại, công nghệ hóa cao, mang đến sự tiện ích không chỉ cho khách hàng mà còn chongân hàng Hiệu quả của dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng là tiết kiệmthời gian và có thể thực hiện các giao dịch mọi lúc, mọi nơi Lợi ích đối với ngânhàng cũng không nhỏ, các dịch vụ ngân hàng điện tử giúp ACB tiết kiệm nhiều chiphí, do phải thuê nhân viên và đầu tư cho mặt bằng, cũng như trang thiết bị Năm2004, ACB-chi nhánh Hà Nội đã đưa vào hoạt động tổng đài 247 nhằm tăng thêmcác tiện ích cho khách hàng thông qua việc giao dịch qua điện thoại Tổng đài nàytiếp tục được phát triển thành Call Center 247 vào tháng 4 năm 2005.

Ngoài ra, trong những năm qua ACB-Chi nhánh Hà Nội đã và đang nỗ lực đadnagj hóa danh mục sản phẩm Một loạt sản phẩm tiết kiệm và tín dụng mới được

Trang 17

tung ra nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một khắt khe của khách hàng như tiết kiệmtuần, tiết kiệm 5+, vay siêu tốc 24h, vay qua mạng, tín dụng lãi suất cố định, tăngthời hạn cho vay đối với cho vay mua nhà để ở Bên cạnh đó, ACB-Chi nhánh HàNội là đơn vị đi đầu trong việc giới thiệu loại hình đầu tư mới tại Việt Nam và cũnglà đầu tiên trên địa bàn Hà Nội là lĩnh vực đầu tư vàng.

1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-chi nhánh Hà Nội trong nhữngnăm gần đây:

Bảng 1.6: Kết quả kinh doanh của ACB-Chi nhánh Hà Nội

Đơn vị:Triệu đồng

Thời gianChỉ tiêu

Tổng thu nhậphoạt động

Tổng chi phí hoạt động

Lợi nhuận trước thuế

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của ACB-chi nhánh Hà Nội 2006-2009)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh Hà Nội năm2006 đạt 33.501 triệu đồng Đến năm 2007, con số này đã tăng lên 67.574 triệuđồng, tăng so với năm 2006 là 34.037 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là101,7% Đến năm 2008, con số này là 112.129 triệu đồng, tăng 44.555 triệu đồng sovới năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng là 55,94% Sang năm 2009, lợi nhuận trướcthuế của chi nhánh là 183.520 triệu đồng, tăng 71.391 triệu đồng, tương ứng vớităng 63,6% so với năm 2008.

Như vậy, nếu nhìn vào kết quả thu nhập sau 4 năm của ACB-Chi nhánh HàNội ta thấy năm 2007 tốc độ tăng trưởng là khá cao, lợi nhuận tăng lên gấp đôi sovới năm 2006 Kết quả kinh doanh tăng trưởng như vậy nói lên phần nào sự nỗ lựccủa chi nhánh trong quá trình cải tổ, thay đổi phương thức kinh doanh và mở rộngthị trường Năm 2008, tốc độ tăng trưởng chậm lại so với năm 2007, do chịu tácđộng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu Việt Nam tuy là một nước có nềnkinh tế nhỏ nhưng cũng chiu một số ảnh hưởng nhất định: lạm phát ngày càng tăng,sức mua đồng tiền giảm xuống… đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn,cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ của ngân hàng Tuy vây, ACB là một trong

Trang 18

rất ít ngân hàng tận dụng được cơ hội trong cơn biến động về vàng (đặc biệt là kinhdoanh vàng ở nước ngoài) và trái phiếu để bù đắp lợi nhuận Sang năm 2009, tuyvẫn còn chịu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên Chính phủ vàNHNN Việt Nam đã có những biện pháp kịp thời nhằm cải thiện nền kinh tế Vì vậynền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã có những chuyển biến đángkể Qua đó ta có thể thấy, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tếnhưng lợi nhuận của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm.

Trang 19

ACB-2.1.1 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứngtừ:

Hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ cho hàng hóa nhậpkhẩu tại ACB-Chi nhánh Hà Nội không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng,đem lại một nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín củahệ thống ngân hàng ACB nói chung, của chi nhánh Hà Nội nói riêng.

Thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ hiện nayđang là hoạt động chủ yếu của bộ phận TTQT tại chi nhánh Hà Nội Nguyên nhậnlà do:

- Thứ nhất, do đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay đã có nhữngbước phát triển mới, giao lưu thương mại quốc tế đã được mở rộng, tỷtrọng xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể.

- Thứ hai, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thah toán quốc tếphổ biến và an toàn nhất trong điều kiện hiện nay.

- Thứ ba, hầu hết khách hàng có giao dịch thanh toán với ACB-Chi nhánhHà Nội chỉ chuyên doanh hàng nhập khẩu.

Vì vậy, hiện nay, thanh toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụrất được ACB-Chi nhánh Hà Nội quan tâm và dần hoàn thiện để mở rộng hoạtđộng Mặc dù qui mô trung bình nhưng chi nhánh Hà Nội thực sự đã khẳng định

Trang 20

được vị trí và chỗ đứng vững chắc của mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụnày Điều này được thể hiện cụ thể qua giá trị L/C được mở qua các năm 2006,2007, 2008, 2009.

Bảng 2.1: Giá trị L/C nhập khẩu qua các năm từ 2006 đến 2009

Sốlượnghồ sơ

Sốlượnghồ sơ

Sốlượnghồ sơ

Sốlượnghồ sơ51.332.066 134 35.116.000 187 61.887.465 241 87.461.752 296 (Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số và số lượng L/C nhập khẩu tăng dầntrong những năm gần đây

Năm 2006 là năm mà hoạt động TTQT của chi nhánh có những kết quả đángkhích lệ, số lượng L/C được mở là 134 bộ với tổng giá trị là 35.116.000 USD, giatăng đột biến so với năm 2005 là 120 bộ L/C được mở với tổng giá trị là 11.569.744USD.

Sang năm 2007, số lượng L/C được mở vẫn tiếp tục tăng, đạt 187 bộ, tăng53 bộ so với năm 2006; tuy nhiên doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằngphương thức tín dụng chứng từ lại có một sự giảm sút lớn Doanh số chỉ đạt35.116.000 USD, giảm 16.216.066 USD, tương ứng với giảm 46,2% so với năm2006 Phần lớn kết quả của những biến động này xuất phát từ sự thay đối bấtthường trong doanh số giao dịch của khách hàng Sở dĩ có sự giảm sút này là dotrong năm 2007, một khách hàng lớn của chi nhánh bị giảm doanh số trong quátrình sản xuất kinh doanh của mình Điều này dẫn đến sự sút giảm trong doanh sốvề L/C nhập khẩu của ACB-Chi nhánh Hà Nội.

Năm 2008, nhờ sự cố gắng của các thanh toán viên cùng sự quan tâm chỉ đạovà hướng dẫn của ban lãnh đạo ACB-Chi nhánh Hà Nội nên doanh số thanh toánhàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ gia tăng trở lại, đạt 61.887.465USD, tăng 76,2% so với năm 2007 Số bộ hồ sơ L/C nhập khẩu đạt 241 bộ, tăng 54bộ so với năm 2007 Năm 2008 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới ỞViệt Nam, bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động xấu từnhững diễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tếchậm lại, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000, tuy còn giữ được ở mức khá cao so với

Trang 21

các nước khác; xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến; hoạt động sản xuấtkinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể; thị trường bất động sản bịđóng băng; thị trường chứng khoán tụt dốc Điều này cho thấy ngay trong thời kìkhó khăn ngân hàng vẫn duy trì được một doanh số giao dịch tương đối ổn định

Sang năm 2009, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tíndụng chứng đạt 87.461.752 USD, tăng 25.574.287 USD so với năm 2008, tươngứng với tăng 41,3% Số lượng L/C nhập khẩu đạt 296 bộ, tăng 55 bộ so với năm2008

Một tiêu thức nữa giúp ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình thanh toánhàng hóa nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh HàNội là xem xét doanh số nhập khẩu mà chi nhánh đạt được trong những năm qua

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán nhập khẩu của Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009

Doanh số(USD)

Sốlượng hồsơ

Doanh số(USD)

Sốlượng hồsơ

Doanh số(USD)

Sốlượng hồsơ

Doanh số(USD)

Sốlượng hồsơ

134 35.116.000

187 61.887.465 241 87.461.752 296

T/T 44.157.461

1960 50.210.000

2102 39.751.000 1832 49.832.000 2067

1.748.594 70 1.907.160 75 2.142.033 78 2.427.277 82

Doanh sốnhập

2164 87.233.160

2364 103.780.498

2142 139.721.029

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)

Qua bảng 2.2 ta có thể thấy, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán hàngnhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ chiềm một tỷ trọng lớn trong doanhsố nhập khẩu hằng năm Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu nói chung và doanh

Trang 22

số thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ gia tăng đềuqua các năm.

Năm 2006, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C là 51.332.066 USD,chiếm 52,8% trong tổng doanh số nhập khẩu.

Năm 2007, như đã phân tích ở trên, doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩubằng phương thức tín dụng chứng từ lại có một sự giảm sút lớn, chỉ đạt 35.116.000USD, chiếm 40,2% trong tổng doanh số nhập khẩu Doanh số thanh toán hàng hóanhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ giảm kéo theo tổng doanh số nhậpkhẩu cũng giảm Năm 2007 chỉ đạt 87.233.160 USD, giảm 11,4% so với năm 2007.

Sang năm 2008, doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thứctín dụng chứng từ đã có sự tăng trưởng trở lại, đạt 61.887.465 USD, chiếm 59,6%trong tổng doanh số nhập khẩu Và năm 2009, con số này đạt 87.461.752 USD,chiếm 62,9% trong tổng doanh số nhập khẩu Đây là những kết quả rất khả quantrong điều kiện nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và nền kinh tế Việt Namcũng chịu ảnh hưởng, đặc biệt là năm 2008 Sang năm 2009, tuy đã có nhữngchuyển biến tích cực nhờ những biện pháp kịp thời của Chính phủ, Nhà nước vàNHNN tuy nhiên công tác xuất nhập khẩu, ngành ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khókhăn Trong bối cảnh như vây, nhưng doanh số nhập khẩu nói chung và doanh sốthanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng tronghai năm gần đây vẫn gia tăng Đây là kết quả của sự nỗ lực từ phía ngân hàng:không ngừng nâng cao trình độ thanh toán viên, liên tục đổi mới trang thiết bị kỹthuật, tăng cường các hoạt động marketing sản phẩm, tạo ra những dịch vụ mới hấpdẫn khách hàng

Để có được sự tăng trưởng đáng kể qua các năm hoạt động một phần phải kểđến biểu phí hấp dẫn mà ngân hàng đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện.

Trang 23

Bảng 2.3: Biểu phí giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB

1 Phát hành thư tín dụng

20USD, TĐ 10.000USD- Ký quỹ <100% (Kể cả trường hợp ký quỹ

Nhờ những sự cố gắng từ chính bản thân chi nhánh, trong những năm qua,ACB-Chi nhánh Hà Nội đã thu hút được rất nhiều khách hàng lớn trên nhiều lĩnhvực như: lĩnh vực thiết bị y tế ( Công ty cố phần dược phẩm-thiết bị y tế Hà Nội,Tập đoàn y dược Bảo Long , Công ty cổ phần Traphaco…); lĩnh vực điện tử, điệngia dụng (Công ty TNHH điện tử Samsung Vina, Công ty cổ phần thế giới di động,…), lĩnh vực sắt thép, kim khí ( Công ty cổ phần kim khí Thăng Long, Công ty cổphần kim khí Hà Nội…)

Như vậy, có thể nói hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thứctín dụng chứng từ của ACB-Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua đã đạt được

Trang 24

những thành tựu đáng kể, đem lại nhiều lợi ích cho chi nhánh và khách hàng Tuynhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những hạn chế mà ACB-Chi nhánh Hà Nộicần khắc phục để đưa hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tíndụng chứng từ ngày một phát triển, có thể sánh ngang với các ngân hàng truyềnthống trong lĩnh vực này.

2.1.2 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứngtừ

Song song với hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tíndụng chứng từ , ACB-chi nhánh Hà Nội cũng rất quan tâm tới việc mở rộng hoạtđộng thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ Tuy nhiên,do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là kinh doanh hàng nhập khẩu nên thanh toánhàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh còn có nhiều hạnchế Đây được coi là một thị trường tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.

Hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứngtừ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội tuy chưa thật an toàn và hiệu quả, song đã góp mộtphần nhỏ vào sự tăng trưởng của hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQTbằng tín dụng chứng từ nói riêng của chi nhánh Trong những năm qua, cùng với sựphát triển của đất nước, giao lưu thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng, theođó hoạt thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tạiACB-Chi nhánh Hà Nội cũng đã có những bước tăng trưởng tích cực, đáng kể Điềuđó được thể hiện qua doanh số và số lượng L/C xuất khẩu qua các năm từ 2006 đến2009, như sau:

Bảng 2.4: Giá trị L/C xuất khẩu qua các năm từ 2006 đến 2009

Sốlượnghồ sơ

Sốlượnghồ sơ

Sốlượnghồ sơ

Sốlượnghồ sơ246.918 13 1.050.000 40 8.065.432 52 13.378.982 67

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)

Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán hàngxuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ và số lượng L/C xuất khẩu tăng dầnqua các năm.

Năm 2006, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụngchứng từ đạt 246.918 USD với 13 bộ hồ sơ được mở

Trang 25

Năm 2007, số lượng hồ sơ L/C xuất khẩu tăng nhanh, đạt 40 bộ, tăng 27 bộso với năm 2006 Theo đó doanh số L/C xuất khẩu cũng tăng đáng kể, đạt1.050.000 USD, tăng 325% so với năm 2006.

Năm 2008, trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, hoạt động xuấtnhập khẩu bị ảnh hưởng nhiều thì tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, nhờ sự nỗ lực củacác cán bộ thanh toán quốc tế trong công tác phục vụ, công tác marketing, và sựlãnh đạo của ban Giám đốc cùng sự đổi mới công nghệ không ngừng, doanh sốthanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ có sự gia tăng độtbiến, đạt 8.065.432 USD, tăng 668,1% so với năm 2007 Số lượng hồ sơ đạt 52 bộ,tăng 12 bộ so với năm 2007.

Sang năm 2009 nền kinh tế đã có những sự chuyển biến, dần dần phục hồi saucuộc khủng hoảng Mặc dù vậy, thị trường ngân hàng và tình hình xuất nhập khẩutrong năm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngthanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu nói riêng.Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ năm 2009vẫn có tăng nhưng không nhiều, đạt 13.378.982 USD, tăng 65,88% so với năm2008 Số lượng hồ sơ L/C xuất khẩu đạt 67 bộ, tăng 15 bộ so với năm 2008.

Ngoài ra , còn một tiêu thức nữa giúp ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tìnhhình thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội là xem xét doanh số xuất khẩu mà chi nhánh đạt được trongnhững năm qua.

Trang 26

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất khẩu của ACBChi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009

Doanh số(USD)

Số lượnghồ sơ

Doanh số(USD)

hồ sơ

Doanh số(USD)

hồ sơ

Doanh số(USD)

hồ sơ

264.918 13 1.050.000 40 8.065.432 52 13.378.982 67T/T 9.908.221 603 12.008.000 615 15.444.020 615 20.552.000 620Nhờ

10.453.889 643 13.384.113 690 24.108.522 709 34.620.252 735

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)

Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu nói chung vàdoanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ gia tăngđều qua các năm, tuy nhiên doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thứctín dụng chứng từ chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng doanh số thanh toánhàng xuất khẩu.

Năm 2006, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụngchứng từ đạt 264.918 USD, chiếm 2,5% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuấtkhẩu Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu làphương thức thanh toán chuyển tiền T/T với giá trị 9.908.221 USD, chiếm 94,78%.

Năm 2007, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 13.384.113 USD, trong đódoanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt1.050.000, chiếm 7,8% Cao nhất vẫn là doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằngphương thức bằng phương thức chuyển tiền, đạt 12.008.000 USD, chiếm 89,7%trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu.

Sang năm 2008, doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thứctín dụng chứng từ có sự gia tăng đột biến, đạt 8.065.432 USD, chiếm 33,45% trong

Trang 27

tổng doanh số xuất khẩu Và năm 2009, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu là34.620.252 USD, trong đó doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phươngthức tín dụng chứng từ đạt 13.378.982 USD, chiếm 38,6% Như vây, trong năm gầnđây, tỷ trọng doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụngchứng từ trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu có sự gia tăng đáng kể sovới những năm trước Tuy nhiên, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phươngthức bằng phương thức chuyển tiền vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu Năm 2008, doanhsố thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức bằng phương thức chuyển tiền đạt15.444.020 USD, chiếm 64,06% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuấtkhẩu Năm 2009, con số này đạt 20.552.000 USD, chiếm 59,36% trong tổng doanhsố thanh toán hàng xuất khẩu Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnhnền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnhhưởng, đặc biệt là năm 2008 Sang năm 2009, tuy đã có những phục hồi nhờ nhữngbiện pháp kịp thời của Chính phủ, Nhà nước và NHNN tuy nhiên công tác xuấtnhập khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn Trong bối cảnh như vậy, nhưng doanh sốxuất khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thứctín dụng chứng từ nói riêng trong hai năm gần đây vẫn liên tục tăng.

Đóng góp một phần trong sự gia tăng doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩubằng phương thức tín dụng chứng từ phải kể đến biểu phí hấp dẫn của ngân hàng:

Trang 28

Bảng 2.6: Biểu phí giao dịch thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB

1 Thông báo thư tín dụng

- ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp (Trường hợpACB nhận L/C từ NH ngoài nước và thông báotrực tiếp cho khách hàng)

- ACB là ngân hàng thông báo thứ nhất (Trường hợpACB nhận L/C từ NH ngoài nước và được chỉ thịthông báo cho một ngân hàng khác trong nước)

- ACB là ngân hàng thông báo thứ hai (Trường hợpACB nhận L/C từ một NH khác trong nước chuyểnđến)

2 Thông báo tu chỉnh thư tín dụng

ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp 5USDACB là ngân hàng thông báo trực tiếp 15USDACB là ngân hàng thông báo trực tiếp 5USD

3 Thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu 0,15%; TT:10USD;TĐ: 150USD

4 Chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu 0,10%; TT:30USD;TĐ: 200USD

5 Tu chỉnh chuyển nhượng

TĐ: 200USD

Có thể nói tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụngchứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội còn thấp Câu hỏi đặt ra là làm như thế nào đểthúc đẩy nhanh hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức nàyluôn là nỗi bức xúc của chi nhánh.

Như vậy, từ thực trạng nghiệp vụ thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằngphương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, trên nên một số thànhquả nhất định là một loạt vấn đề nổi cộm, cần tìm được nguyên nhân giải quyết.

2.2 Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứngtừ tại Ngân hàng Á Châu ACB

Trang 29

2.2.1 Những ưu điểm trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thứctín dụng chừng từ:

Sau 15 năm hoạt động, ACB-Chi nhánh Hà Nội đã từng bước trưởng thành,quan hệ đối ngoại nói chung và quan hệ thanh toán quốc tế nói riêng của Ngân hàngcũng được phát triển theo, đồng thời ngày càng phát huy vai trò của một ngân hàngthương mại với một tầm cao mới,đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng nhanhchóng và kịp thời Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong côngtác thanh toán xuất nhập khẩu do có nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là sự cạnh tranhgay gắt giữa hàng loạt các ngân hàng trên cùng địa bàn nhưng ACB-Chi nhánh HàNội ngày càng khẳng định được uy tín và đã thu được những kết quả đáng khích lệ:

Thứ nhất, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toánquốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong những năm qua đã đạtđược những kết quả đáng khích lệ, doanh số không ngừng tăng lên.

Như đã phân tích ở trên, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biếnđộng, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn thì doanhsố và số lượng thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và doanh số thanhtoán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của chinhánh trong những năm gần đây liên tục gia tăng Đây là một kết quả hết sức khảquan của chi nhánh

Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từđược từng bước cải thiện về chất lượng và phát triển một số các loại hình L/C nhấtđịnh.

Trong suốt thời gian bắt đầu hoạt động cho đến nay, chi nhánh đã liên tục cảitiến, nâng cấp công nghệ thanh toán, trang bị máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợnghiệp vụ đầy đủ, vậy nên công tác thanh toán quốc tế nói chung và thanh toánbằng thư tín dụng nói riêng luôn đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệuquả Chi nhánh có mã SWIFT riêng để giao dịch trực tiếp với các ngân hàng nướcngoài, cùng với đó là số lượng giao dịch qua mạng SWIFT của chi nhánh ngày mộttăng Làm cho nghiệp vụ thanh toán ngày càng rút ngắn về thời gian, mức độ chínhxác và an toàn, nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng Đặc biệt, chi nhánh chưa đểxẩy ra một trường hợp nào bị từ chối thanh toán do bộ chứng từ có lỗi hay có tranhchấp xẩy ra Có thể nhận thấy uy tín của ACB-Chi nhánh Hà Nội ngày càng tăng.

Thứ ba, ngân hàng ACB đã từng bước xây dựng được qui trình thanh toánphù hợp với biểu phí hấp dẫn

Ngày đăng: 13/11/2012, 13:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tổng hợp tình hình hoạt động của tập đoàn trong năm 2008 được tóm tắt qua bảng số liệu dưới đây: - Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội
ng hợp tình hình hoạt động của tập đoàn trong năm 2008 được tóm tắt qua bảng số liệu dưới đây: (Trang 7)
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ACB-chi nhánh Hà Nội: - Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ACB-chi nhánh Hà Nội: (Trang 8)
Bảng 1.3: Tình hình huy động vốn của ACB-Chi nhánh Hà Nội theo thành phần kinh tế - Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội
Bảng 1.3 Tình hình huy động vốn của ACB-Chi nhánh Hà Nội theo thành phần kinh tế (Trang 10)
Bảng 1.5: Tỷ trọng dư nợ của ACB-Chi nhánh Hà Nội - Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội
Bảng 1.5 Tỷ trọng dư nợ của ACB-Chi nhánh Hà Nội (Trang 13)
Bảng 2.3: Biểu phí giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB - Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.3 Biểu phí giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB (Trang 23)
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất khẩu của ACB Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009 - Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.5 Doanh số thanh toán xuất khẩu của ACB Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009 (Trang 26)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w