1
MỤC LỤC
LOI MO DAU .2- 52 5s E11 112711 11.1111 11 101 1 1 re 5 CHƯƠNG I1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VẺ THANH TOÁN QUÓC TE VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ IL LÝ LUẬN CƠ BẢN VÈ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm - - Sc S 1223311211211 3 1 11 1111 vn HT nh Hy rệt 8 1.2 Vai trò của thanh toán quốc tẾ . 2 +++++++£x+2E++zx++zxszrree 9
1.2.1 Đối với nền kinh tế 9
1.2.2 Đối với ngân hàng thương mại . -¿c+©:sez+sse2 10 1.2.3 Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) 12 II THANH TOÁN QUÓC TẺ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
9:00 12 PỄ 4 ái -44 12
2.2 Phân loại thư tín dụng 13 2.2.1 Các loại thư tín dụng cơ bản 13 2.2.2 Các loại thư tín dụng đặc biệt 14
2.3 Luật và các tập quán quốc tế trong thanh toán L/C .- 17 2.4 Các bên tham gia thư tín dụng . ¿+5 ++xs+>*+vsvxsxr+ 2.5 Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng
2.5.1 Số hiệu, địa chỉ và ngày mở L/C
2.5.2 Tên và địa chỉ những người có liên quan đến L/C 21 2.5.3 Số tiền của L/C -c-cccttErkrrrrtrrirrrrrrriiiirre 21 2 2.5.4 Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trONG P9 -.- A.L.% 22
2.5.5 Những nội dung về hàng hóa
2.5.6 Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng óa
2.5.7 Những chứng từ mà Người hưởng lợi phải xuất trình 2.5.8 Sự cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành L/C
2.5.9 Những điều khoản đặc biệt khác we
2.5.10 Chir ky cua Ngân hàng phát hành L/C - - 24 2.6 Quy trình thanh toán thư tín dụng - +++++x>+x+s>++
2.6.1 Trường hợp L/C có giá trị tạ NHPH
2.6.2 Trường hợp L/C có giá trị tại NHđCĐ 5-55 27 2.7 Ưu, nhược điểm của thanh toán bằng thư tín đụng 28
2.7.1 Ưu điểm .ccccretrtrrriiriiriree
2.7.2 Nhược điểm
2.8 Những rủi ro có thể gặp trong thanh toán quốc tế bằng L/C 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TE
BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THUONG MAI CO PHAN NGOAI THUONG VIET NAM
Trang 2À4i399)/10:7.0).91177
IL KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK cà 1.1 Quá trình hình thành và phát triển . -22 5225255522 1.1.1 Giai đoạn 1963 — 199() «se ket như, 1.1.2 Giai đoạn 1990 — 2007 (thời kỳ kinh tế mở cửa) 1.1.3 Giai đoạn 2007 — nay 3 1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong thời gian 1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn 1.2.2 Hoạt động tín dụng
1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế của 4 Vietcombank
1.2.4 Cac hoat dong khac II THUC TRANG HOAT DONG THANH TOAN QUOC TE BANG L/C TAI VIETCOMBANK TRONG GIAI DOAN 2006 - 2010 53
2.1 Tỷ trọng thanh toán bằng thư tín đụng . -¿ z:sscc++ 53 2.2 Thanh toán xuất khâu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank 2.2.1 Các thị trường của Vietcombank 2.2.2 Các mặt hàng xuất khâu được thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . - 5- «+ 60 2.3 Thanh toán nhập khâu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Miỏseouli)l 0 61
HI ĐÁNH GIÁ HOAT DONG THANH TOAN QUOC TE BANG L/C TAI VIETCOMBANK TRONG THỜI GIAN QUA 65
3.1 Những thành tựu đạt được 3.2 Những mặt còn hạn chế 3.3 Nguyên nhân
3.3.1 Nguyên nhân khách quan
3.3.2 Nguyên nhân chủ quan - + + ++xsx++xx+x+e+ereeeeesve 69 4 CHUONG 3: KIÊN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN HOẠT DONG THANH TOAN QUOC TE BANG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIETCOMBANK . -cccccccs2ccccrvrreree 71 I DINH HUONG PHAT TRIEN HOAT DONG THANH TOAN QUOC TE CUA VIETCOMBANK 0 cccssssscsssssssessssseeeseceesssnneeees 71 1.1 Muc tiéu 1.2 Định hướng
I KIÊN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUOC TE BANG L/C TAI VIETCOMBANK 74
2.1 Kiến nghị các giải pháp đối với Vietcombank 74
2.1.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vu
Trang 32.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước . 2-2 +2 79 2.3 Kiến nghị đối với chính phủ và các bộ ngành có liên quan khác 81 2.4 Kiến nghị đối với khách hàng
KẾT LUẬN .-
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHO .- 2-22 â7czz55+ Đ6 5
LOI MO DAU
1 Tinh cấp thiết cúa đề tài
Hòa cùng xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh
tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới Ngày 11-01-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Đây là một sự kiện quan trọng, một bước tiến đáng kể đem đến cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức để ngày càng hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nên kinh tê thế giới Các
hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và thương mại nói riêng cũng được
mở rộng và trở nên phong phú đa dạng hơn, đầy đủ hơn khang dinh vai tro,
vị trí của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quôc tẾ
Việc các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng đòi hỏi phải phát triên và hoàn thiện các phương tiện, phương thức thanh toán quốc tê và trong việc này chúng ta không thể phủ nhận vai trò chủ đạo, tiên phong của các ngân hàng thương mại (NHTM) Các NHTM đóng vai trò như là cau nối cho các quan hệ kinh tế nói trên, giúp việc mua bán
giữa các quốc gia trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn nhờ các dịch vụ thanh toán
Xuất Nhập khâu (XNK) mà họ cung cấp
Sự bùng nỗ của hoạt động XNK kéo theo sự phát triển của các phương thức thanh toán quốc tế và trong bối cảnh ấy tín dụng chứng từ đã khắng định
được vai trò là phương thức thanh toán quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế Có thé nói thuật ngữ tín dụng chứng từ đã trở thành quen thuộc
với các doanh nghiệp hoạt động XNK bởi những ưu việt mà nó mang lại như
sự cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ
Qua tìm hiểu về hoạt động của Ngân hàng Thương mại cô phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), một ngân hàng đối ngoại đầu đàn của Việt 6
Nam, chiếm được uy tín lớn trong lĩnh vực thanh toán đối ngoại, em thực sự quan tâm đến lĩnh vực thanh toán quốc tế của ngân hàng đặc biệt là thanh toán quốc tế bằng phương thức Tín dụng chứng từ Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Hoa động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cô j phan Ngoại thương Việt Nam:
Thực trạng và giải pháp phát triển” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt
nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm hai mục đích:
Trang 4hang thuong mai cé phan Ngoai thuong Viét Nam
0 Dé xuất các giải pháp phát triển nghiệp vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
4 Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Thời gian: giai đoạn từ năm 2006 — 2010
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tổng hợp, phân tích
7
6 Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế và thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tin
dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Kiến nghị các giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tin dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam
Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức và hạn chế về mặt thời
gian nên khóa luận khó tránh khỏi những sai sót Hy vọng đề tài sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và những người quan tâm đề khóa luận được hoản chỉnh hơn
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô Trịnh Thị Thu Hương, chị Lê
Hà Ngân — phòng Thanh toán quốc tế NHTM cổ phần Ngoại Thương Việt
Nam, đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này!
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cám ơn để tồn thé thầy, cơ giáo trường ĐH Ngoại thương đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập tại trường và tham gia vào buổi bảo vệ khóa luận ngày hôm nay
Em xin chân thành cảm ơn! 8
CHUONG 1: LY LUAN CO BAN VE THANH TOAN QUOC TE VA THANH TOAN QUÓC TE BANG PHƯƠNG THỨC TÍN DUNG CHUNG TU
I LY LUAN CO BAN VE THANH TOAN QUOC TE
1.1 Khai niém
Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thực hiện các nghĩa vụ về tiền tệ
phát sinh trên cở sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tô chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ
chức quốc tế, thường được thông qua ngân hàng
Trang 5dong 1a kinh té va phi kinh tế Tuy nhiên, trong thực tẾ, giữa hai lĩnh vực hoạt
động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt Hơn nữa
hoạt động TTQT được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục
vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy, trong các qui chế về thanh toán tại các ngân hàng thương mại (NHTM), người ta thường phân hoạt động TTỌQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch)
Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) là việc thực hiện các nghĩa vụ về tiền tệ phát sinh trên cơ sở hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và các dịch vụ thương mại
Thanh toán phi ngoại thương(thanh toán phi mậu dịch) là việc thực
hiện các nghĩa vụ về tiền tệ phát sinh trên cơ sở không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng dịch vụ cho nước ngoài, nghĩa là thanh
toán cho các hoạt động không mang tính chất thương mại Ví dụ như: việc chỉ
9
trả các chỉ phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chỉ phí đi lại ăn ở
của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, tro cap của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thé
trong nước
1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.2.1 Đối với nền kinh tế
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia ra sức mở rộng thị trường, hợp tác và hội nhập Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát
triển, trong đó TTQT đóng vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối giữa người xuất khẩu và nhập khâu, là chất kích thích bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất
nhập khâu Trong hợp đồng ngoại thương điều khoán thanh toán là điều khoản rất quan trọng, nó liên quan đến quyền lợi của người mua và người bán Trong hợp đồng cần quy định rõ nội dung của các điều khoản thanh toán như phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán nếu quy định điều khoản thanh toán hợp lý có thể tránh được rủi ro trong hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu và mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Thêm vào đó, việc TTQT được tổ chức một cách
chính xác, nhanh chóng và an toàn sẽ giảm được thời gian chu chuyền vốn,
góp phần tạo nên sự liên tục trong quá trình tái sản xuất, và thúc đây lưu
thông hàng hóa
TTQT cũng là một chất xúc tác nhằm thúc đấy sự phát triển của hoạt động đầu tư nước ngoài Khi hoạt động TTQT còn chưa phát triển, các phương thức thanh toán, chuyển tiền còn sơ khai và tiềm ấn nhiều rủi ro đẫn
Trang 6gia như thế nào? Chuyển lợi nhuận về sau hoạt động đầu tư ra sao? Khi các ngân hàng phát triển và liên kết với nhau, tạo nên mạng lưới TTQT sâu rộng, tạo điều kiện cho hoạt động luân chuyển vốn và lợi nhuận giữa các quốc gia, và từ đó thúc đây hoạt động đầu tư quốc tế
Ngoài hai hoạt động là đầu tư nước ngoài và xuất nhập khẩu hàng hóa
TTQT còn tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành thương mại dịch vụ phát triển, thu hút kiều hối, và thúc đây thị trường tài chính hội nhập quốc tế
Từ kết quá của hoạt động TTQT chúng ta có thể thấy được một phần
nào đó sự phát triển của một nền kinh tế Qua tình hình thanh toán xuất nhập khẩu được ghi chép lại, phản ánh trên cán cân thanh toán của nền kinh tế đó, chính phủ có thể quản lí được lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, xác định được mặt hàng chủ lực, từ đó sẽ có những chính sách ngoại thương phù hợp Đặc
biệt, qua hoạt động TTỌQT, chính phủ có thê đưa ra những điều chỉnh cho những điểm bắt hợp lí trong các chính sách liên quan đến TTQT, đặc biệt là các quan điểm thay đổi trong hệ thống pháp lí cho phù hợp với những thay
đổi theo dung thông lệ quốc tế 1.2.2 Đối với ngân hàng thương mụi
Ngày nay, hoạt động TTQT chiếm vị trí quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Ngân hàng thương mại
TTQT là hoạt động trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ
đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng Thông qua cung cấp dịch vụ
TTQT cho khách hàng, các NHTM thu được phí dịch vụ chuyền tiền, phí thanh toán L/C, phí bảo lãnh Thực tế cho thấy, đối với các NHTM hiện đại,
thu nhập từ phí dịch vụ có xu hướng ngày một tăng cả về số lượng và tỷ trọng 11
trong tổng thu nhập của ngân hàng Đây cũng là mục tiêu mà các NHTM luôn hướng tới
TTQT không chỉ là một nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao cho các
NHTM mà còn bồ sung và hỗ trợ các nghiệp vụ khác của ngân hàng Nhờ đây mạnh hoạt động TTQT, các NHTM co thé tăng cường khả năng thu hút vốn
ngoại tệ từ việc thực hiện thanh toán thu tiền về cho khách hàng đến việc
quản lý nguồn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, từ đó đáp ứng được nhu cầu cho vay và thanh toán bằng ngoại tệ của khách hàng Với vai trò là trung gian thanh toán, TTQT góp phần phát triển
và đây mạnh hoạt động tín dụng, tài trợ ngoại thương, kinh doanh ngoại tệ,
bảo lãnh và các dịch vụ khác, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong
và ngoài nước, từ đó tăng qui mô hoạt động và mở rộng thị phần của ngân hàng
Hoạt động TTỌQT làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng.Khi thực
hiện nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng ký quỹ với một tỷ lệ nhất định so với số tiễn mà ngân hàng bảo lãnh
Trang 7xuyên trong hoạt động tín dụng nhập khẩu, đồng thời khi kỳ hạn thanh toán cho nước ngoài chưa đến tạo tính thanh khoản cho Ngân hàng
Hoạt động TTQT mang lại một nguồn thu lớn cho các ngân hàng nhưng hoạt động này yêu câu tính nghiệp vụ cao: cán bộ TTQT chuyên môn giỏi, ngoại ngữ tốt, nắm chắc luật trong nước và quốc tế trong TTQT, do đó đòi hỏi cán bộ phải trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ đề phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ Bên cạnh đó, TTQT tạo điều kiện và môi trường để ứng dụng công nghệ ngân hàng Hệ thống ngân hàng phát triển cần có đây đủ các trang thiết
bị hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông đề xử lý đữ liệu cho hoạt động TTQT được diễn ra một cách nhanh chóng, kịp thời, và chính xác
12
Hoạt động TTQT cũng đòi hỏi sự liên kết giữa các ngân hàng không
chỉ ở bên trong một quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới Từ đó giúp ngân hàng nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế, khai thác nguồn vôn
tài trợ của Ngân hàng nước ngoài và nguôn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ú ứng nhu cầu về vốn trong kinh doanh
1.2.3 Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK)
Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM
giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng đặc biệt là các doanh
nghiệp kinh doanh XNK được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chỉ phí cho quá trình thực hiện thanh toán
Với việc hoạt động TTQT phát triển, các doanh nghiệp XNK không chỉ được hưởng sự thuận lợi và nhanh chóng trong quá trình thanh toán, đây nhanh quá trình xoay vòng vốn cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong những thời điểm doanh nghiệp thiếu hoặc can von gap bằng việc chiết khấu bộ chứng từ hay cho các doanh nghiệp vay đề thanh toán
bộ chứng từ
II THANH TOÁN QUÓC TẺ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ
2.1 Khái niệm
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế, đã có nhiều phương thức thanh toán quốc tế xuất hiện như phương thức ứng trước, ghi số, chuyền tiền, nhờ thu và nổi bật hơn ca là phương thức tín dụng chứng từ - phương thức được sử dụng phô biến nhất
hiện nay
13
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu
cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người
hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hồi phiếu do người này ký
phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nhưng quy định đề ra trong thư tín dụng
Trang 8hoặc đặt tên thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc
chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp 2.2 Phân loại thư tín dụng
2.2.1 Các loại thư tín dụng cơ bản
2.2.1.1 Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C)
Là loại L/C sau khi đã được phát hành thì Ngân hàng phát hành L/C
không được sửa đổi, bố sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung trong thời hạn hiệu lực của nó L/C không thể hủy ngang là một sự cam kết trả tiền chắc chắn của Ngân hàng phát hành đối với Người hưởng lợi L/C, vì vay
L/C này được áp dụng rất phô biến trong thanh toán quốc tế 3.2.1.2 Thư tín dụng xác nhan (Confirmed L/C)
Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một Ngân hàng khác
xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành L/C L/C loại này đã được hai Ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho Người hưởng lợi, do vậy độ an toàn của nó rất cao
14
2.2.1.3 Thư tín dụng miễn truy doi (Irrevocable without recourse)
Là loại L/C mà sau khi Người hưởng lợi đã được trả tiền thì Ngân hàng
phát hành L/C không còn quyền đòi lại tiền Người hưởng lợi L/C trong bắt cứ
trường hợp nào
Khi dùng loại L/C này Người hưởng lợi phải ghi trên hối phiếu câu
“Miễn truy đòi lại người kí phát”, (without recourse to drawer) và trong L/C cũng phải ghi như vậy L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong
Thanh toán quốc tế
2.2.1.4 Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)
Là loại L/C mà sau khi được phát hành thì Ngân hàng phát hành có
quyền sửa đối, bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà không cân có sự đồng ý của Người hưởng lợi Loại L/C này là một lời hứa trả tiền không chắc chắn cho Người hưởng lợi, do đó ít được sử dụng
2.2.2 Các loại thư tín dụng đặc biệt
2.2.2.1 Thu tin dung chuyén nhuong (Transferable L/C)
La loai L/C trong đó quy định quyền của Người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu Ngân hàng phát hành L/C hoặc là Ngân hàng được chỉ định chuyên nhương toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều
người khác L/C chuyern nhượng chỉ được chuyền nhượng một lần Chi phí
chuyên nhượng đo Người hưởng lợi chịu 2.2.2.2 Thư tin dụng tuân hoàn (Revoling L/C)
Là loại L/C không thể hủy bỏ, sau khi sử đụng xong thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó cứ tuần hoàn cho đến khi nào tổng trị giá hợp đồng được thực hiện
15
L/C tuan hoan can ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần
Trang 9cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu không cho phép thì gọi nó là L/C tuần hồn khơng tích lũy
(non.Cumulative revoling L/C), nếu cho phép thì gọi là L/C tuần hoàn tích lũy
(cumulative revoling L/C)
Có ba cách tuần hoàn:
- Tuần hoàn tự động: tức là nó tự động có giá trị như cũ, không cần có sự
thông báo của Ngân hàng phát hành L/C cho Ngườ hưởng lợi
- Tuần hoàn hạn chế: Tức là chỉ khi nào Ngân hàn phát hành L/C thông báo cho Người hưởng lợi thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực
- Tuần hoàn bán tự động: Tức là sau khi L/C trước sử dụng xong nếu sau một vài ngày mà Ngân hàng phát hành L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp thì nó lại tự động có giá trị như cũ
2.2.2.3 Thư tin dung giap lung (Back to back L/C)
Người hướng lợi một L/C dùng L/C này như một tài sản thé chap dé
yêu cầu phát hành một L/C khác cho Người hưởng lợi khác hưởng, L/C phát
hành sau gọi là L/C giáp lưng
L/C giáp lưng dùng trong mua bán trung gian khi mà người trung gian không muốn sử dụng L/C chuyên nhượng, bởi vì họ không muốn lộ bí mật khách hàng của mình Cần phân biệt L/C gốc và L/C giáp lưng qua những điểm sau:
- Hai L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau - Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc 16
- Kim ngach L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng để chỉ trả phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ
- Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc 2.2.2.4 Thu tin dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng
với nó đã mở ra Trong L/C ban đầu thường phải ghi: “ L/C này chỉ có giá trị khi Người hưởng lợi đã mở lại một L/C khác đối ứng với nó đê cho Người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải có câu “L/C này đối ứng với L/C số mở ngày qua Ngân hàng ”
Thư tín dụng đôi ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, ngoài ra không loại trừ khả năng dùng trong phương thức gia công xuất khâu Tuy nhiên việc sử dụng trong gia công có nhiều phức tạp 2.2.2.5 Thư tin dụng thanh toán trả chậm (Deƒerred payment L/C)
Là loại thư tín dụng không thể hủy bó, trong đó Ngân hàng phát hành L/C hay là Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với Người hưởng lợi sẽ thanh
tốn dần dần tồn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ trong
L/C đó Đây là một loại L/C trả chậm từng phần
2.2.2.6 Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C)
Trang 10khi giao hàng Ngân hàng phát hành L/C điều khoản đỏ quy định, Người hưởng lợi L/C trước ngày giao hàng x ngày được quyên ký phát hồi phiếu trơn đòi thu tiền Ngân hàng phát hành kèm theo với một L/G của Ngân hàng
cam kết hoàn trả tiền ứng trước nếu không thực hiện L/C điều khoản đỏ, hoặc
một L/C dự phòng hoặc một kỳ phiếu có ký bảo lãnh Ngân hàng 17
Gọi là L/C điều khoản đỏ vì trong nội dung L/C có một điều khoản ứng trước tiền in bằng mực đỏ Ngày nay người ta thay điều khoản in bằng mực đỏ bằng đòng chữ in nghiêng, đậm
2.2.2.7 Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)
Là L/C do NH phục vụ người xuất khâu phát hành trong đó cam kết với
người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, ứng trước và chỉ phí mở L/C cho nhà nhập khẩu trong trường hợp Người xuất khâu khơng hồn thành
nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C
2.3 Luật và các tập quán quốc tế trong thanh toán L/C
Hoạt động thanh tốn qc tê bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế lien quan và các nguồn luật quốc gia;
đồng thời nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế, đó là:
- “Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform Customs And Practice For Documentary Credit — viét tat la UCP)” - Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice Under Documentary Credit —
viết tắt là ISBP)
- Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To
The Uniform Customs And Practice For Documentary Credit — viết tắt là URR)
Trong đó, UCP là văn bản chính, còn lại các văn bản khác có tính chất giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP
Do có nhiều nguồn luật cùng tham gia điều chỉnh, nên:
- Trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là: Công ước và
Luật quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tế Nếu có mâu thuẫn 18
giữa các nguồn luật thì: Luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên: về tính chất pháp lý đối với luật quốc gia
- Thông lệ và tập quán quốc tế là những văn bản quy phạm pháp luật tùy
ý Bởi vì, các văn bản này đo ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức mang tính chất xã hội (phi chính phủ) chứ không phải một tổ chức lien minh chính phủ, đo đó, UCP (và các văn bản khác) không mang tính chất pháp lý bắt
buộc đối với các hội viên cũng như các bên liên quan
Trang 11Thứ nhất, tất cả các phiên bản UCP đều còn nguyên giá trị, điều này có nghĩa là phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước Do đó, khi dẫn chiếu UCP phải nói rõ áp dụng UCP nào
Thứ hai, chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP, thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia
Thứ ba, các bên có thể thỏa thuận trong L/C:
- Không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản
quy định trong UCP
- Bồ sung them những điều khoản vào L/C mà UCP không đề cập
Thứ tư, nêu nội dung UCP có xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia
được vượt lên trên về mặt pháp lý Điều này hàm ý, phán quyết của tòa án địa phương có thể phủ nhận nội dung giao dịch bằng L/C
Thứ năm, trong giao dịch L/C, các bên trước hết phải tuân thủ các điều
khoản của L/C, sau đó là các điều khoản của UCP được áp dụng
19
2.4 Các bên tham gia thư tín dụng
Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C): còn được gọi là người mở
hay người xin mở L/C, là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ Trong thương mại quốc tế, oanNgười yêu cầu thường là người nhập khẩu, yêu câu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý vê việc Ngân hàng phát hành trả tiền cho Người thụ hưởng L/C
Người thụ hưởng L/C: (Beneficiary of L/C): còn được gọi là Người
hưởng hay Người hưởng lợi, là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán L/C này Tùy hoàn cảnh cụ thể mà Người thụ hưởng có thé có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), người xuất khâu (exporter), người kí phát hối phiếu (drawer), người thắng thầu (contractor)
Ngân hàng phát hành (NHPH) (Issuing Bank): Là ngân hàng thực hiện
phát hành một L/C theo đơn của người yêu cầu NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng Nếu không có sự thỏa thuận
trước, thì nhà nhập khâu được phép tự chọn NHPH NHPH hay còn được gọi
là ngân hàng mở (Opening Bank)
Ngân hàng thông báo (NHTB) (Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH NHTB thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH tại nước nhà xuất khâu
Ngân hàng xác nhận (NHXN) (Confirming Bank): Trong trường hợp
nhà xuất khâu muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân
hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của NHPH Thông thường NHXN là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp NHTB đề nghị được là NHXN L/C Muốn được xác nhận NHPH phải trả phí xác nhận
20
Trang 12LIC
Ngân hàng được chỉ định (NHđCĐ) (Nominated Bank): La ngân hàng
mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hay chiết khấu Đối với L/C có giá trị tự do, thì bất cứ ngân hàng nào đều có thê trở thành NHđCĐÐ Trách nhiệm kiểm
tra chứng từ của NHđCÐ là giống như NHPH khi nhận được bộ chứng từ 2.5 Những nội dung chú yếu cúa thư tín dụng
Nội dung chủ yếu của một thư tín dụng bao gồm những điều khoản sau đây:
2.5.1 Số hiệu, địa chỉ và ngày mở L/C
SỐ hiệu:
Tất cả các chứng từ đều phải có số hiệu riêng của nó Tác dụng của số hiệu là dé trao đôi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng Số
hiệu L/C còn được dùng đề ghi vào các chứng từ có liên quan
Địa điển mở L/C:
Là nơi mà Ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền cho Người
hưởng lợi thư tín dụng Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật giải quyết tranh chấp, nếu trong L/C không dẫn chiếu đến luật áp dụng
Ngày mở L/C:
Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của Ngân hàng phát hành L/C với
Người hướng lợi L/C, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối
cùng là căn cứ để Người xuất khẩu kiểm tra xem Người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng hay không 21
2.5.2 Tên và địa chí những người có liên quan đến L/C
Những người liên quan đến L/C có thé chia làm hai loại: Thương nhân
và ngân hàng
Các thương nhân bao gồm những Người nhập khâu, là Người yêu cầu mở L/C, Người xuất khẩu là Người hưởng lợi L/C
Các Ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có Ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiếu khấu
2.5.3 Số tiền của L/C
Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau Không thể chấp nhận một thư tín dụng có số tiền ghi bằng số và bằng chữ mâu thuẫn nhau
Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, vì cùng một tên gọi là đô là nhưng trên thế giới có nhiều loại đô la khác nhau như: đô la Mỹ, đô la Úc, đô la
Canada, đô la Hông Kông Để tránh nhằm lẫn nên sử dụng kí hiệu tiền tệ
ISO
Không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối vì ghi như thế người
xuất khâu khó có thể giao hàng có đúng giá trị như trong L/C quy định, đặc biệt là những mặt hàng rời (quặng, than, ngô ) Một khi giá trị hàng giao đã
Trang 13sẽ đưa lý do chứng từ không phù hợp với những điều kiện ghi trong thư tín dụng Cách ghi sô tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được đù là hàng giao có tính chất nguyên cái hay là rời
22
2.5.4 Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời han giao hang ghi trong
L/C
Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết
trá tiền cho người hưởng lợi, nếu người hưởng lợi xuất trình chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định trong L/C Thời hạn hiệu lực của
L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C (date of issue) đến ngày hết hiệu lực của L/C (expire date)
Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không
được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C Ngày phát hành L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng với ngày giao hàng
Thời gian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng số của số ngày cân phải có để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, sô ngày chuẩn bị hàng đề giao cho người xuất khẩu nếu hàng xuất là mặt hàng phực tạp,
phải huy động từ xa so với cảng giao hàng và phải tái chế biến lại trước khi giao, nêu thời điểm giao hàng vào mùa âm ướt thì số ngày chuẩn bị hàng phải nhiều, ngược lại hàng xuất là hàng sản phẩm công nghiệp thì không cần thiết
đòi hỏi số ngày chuẩn bị hàng giao quá dài
Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp
lí Thời gian này bao gồm số ngày lập bộ chứng từ, số ngày vận chuyên chứng từ đến ngân hàng phát hành L/C, hoặc đến địa điểm xuất trình chứng từ quy định trong L/C, sô ngày lưu giữ chứng từ tại ngân hàng thông báo và năm ngày làm việc của ngân hàng để ngân hàng kiêm tra chứng từ
Thời hạn trả tién (date of payment) là thời hạn trả tiền ngay hay tra tién vé sau Diéu này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hợp đồng Nếu việc
đòi tiền bằng hồi phiếu Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực
của L/C, nếu như trả tiền ngay hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của
23
L/C, nếu như trả tiền có kỳ hạn Song điều quan trọng là những hối phiếu có
kỳ hạn phải được xuất trình chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C
Thời hạn giao hàng (shipment date) cũng được ghi trong L/C va do hợp
đồng mua bán quy định như đã phân tích ở trên, thời hạn giao hàng có quan
hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C 2.5.5 Những nội dung về hàng hóa
Những nội dung về hàng hóa như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, qui cách phẩm chất, bao bì, kí mã hiệu cũng được ghi vào thư tin dụng Tuy nhiên, đối với những hàng hóa nào có qui cách phẩm chất phức tap, thê
hiện đài thì người ta không ghi vào L/C phát hành băng điện, mà phát hành bằng thư gửi kèm theo
Trang 14Những nội dung như điều kiện cơ sở giao hang (FOB, CIP, CFR ),
nơi gửi và noi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng từng phần hay toàn phần, chuyên tải hay đi thắng cũng được ghi vào thư tín dụng
2.5.7 Những chứng từ mà Người hướng lợi phải xuất trình
Đây là một nội dung then chốt của L/C, bởi vì chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng của Người xuất khẩu chứng minh răng đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định trong L/C, do vậy, Ngân hàng phát hành L/C phải dựa vào đó đề tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản quy định trong L/C
Về chứng từ Ngân hàng phát hành L/C thường yêu cầu người hưởng lợi L/C thỏa mãn những điều sau đây:
- Các loại chứng từ mà người hưởng lợi L/C phải xuất trình, số loại
chứng từ tối thiêu thường được quy định trong hợp đồng Trên cở sở 24
hợp đồng này, người nhập khâu quy định cụ thể hóa các loại chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình
- Số lượng bản chính và bản sao chứng từ của mỗi loại - Yêu câu kí phát từng loại chứng từ đó như thé nao 2.5.8 Sw cam két tra tiền của ngân hàng phát hành L/C
Đây là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách
nhiệm của ngân hàng phát hành L/C Những điểm chung của cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành có thể kể ra là:
- Đây là sự cam kết thực sự (engagement)
- Là sự cam kết có điều kiện (conditional engagement)
- Là sự cam kết dự phòng (bảo lưu) tức là ngân hàng chỉ cam kết trả
tiền các hối phiếu xuất trình đúng hạn và phù hợp với điều kiện của L/C, còn
việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào sự xem xét bộ chứng từ thanh toán có phù hợp với L/C hay không và không mâu thuẫn với nhau (qualified
engagement)
2.5.9 Những điều khoản đặc biệt khác
Ngoài những nội dung kế trên, khi cần thiết, ngân hàng phát hành L/C có thể thêm những nội dung khác, ví dụ như có thể hoàn trả tiền bằng điện (T/T Riembursement)
2.5.10 Chữ ký của Ngân hàng phát hành L/C
L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy người kí nó cũng phải là
người có đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện quan
hệ dân luật
25
Nếu phát hành L/C bằng thư, chữ kí trên chứng chỉ L/C phải đúng với chữ kí đã được đăng ký giữa Ngân hàng phát hành L/C và ngân hàng thông báo L/C trong thỏa thuận đại lý giữa hai Ngân hàng đó
Nếu phát hành L/C bằng TELEX, thay vì chữ kí nói trên bằng
Trang 15hang minh
2.6 Quy trình thanh toán thư tín dụng
2.6.1 Trường hợp L/C có giá trị tại NHPH
Sơ đồ 1.1: Qui trình thanh toán TDCT với L/C có giá trị tạ NHPH
Bước l: Hai bên mua, bán kí kết hợp đồng ngoại thương với điều kiện thanh toán theo phương thức TDCT Ngân hàng phát hành L/C Ngan hang thong bao L/C Người nhập khẩu Người xuất khẩu 3 6 7 764 10 982 1 5 26
Bước 2: Căn cứ các điều khoản và điều kiện hợp đồng ngoại thương nhà nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng
Bước 3: NHPH kiểm tra đơn yêu cầu mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chỉ nhánh của mình ở nước nhà xuất khâu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu
Bước 4: NHTB thực hiện chức năng của nó: kiểm tra tính chân thật bề ngồi, thơng báo cho người thụ hưởng hoặc gửi cho người thụ hưởng, NHTB 2 Bước 5: Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến
hành giao hàng, nếu không phù hợp thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương
Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình thông qua NHTB cho NHPH L/C để thanh toán
Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do
mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu; nếu không phù hợp, thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu
Bước 8: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyên bộ chứng từ cho người
nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán
Bước 9: Nha nhap khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì
trá tiền; nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền
Trang 16L/C có gid tri tai NHPH bao gom hai truéng hop:
- Thứ nhất: là loại L/C trực tiếp, quy định người thụ hưởng chỉ được xuất
trình chứng từ trực tiếp cho NHPH để được thanh toán NHPH khơng thanh tốn cho ai ngoài người thụ hưởng L/C như vậy có điều khoản thanh toán quy định: “Available with the Issuing Bank by ”
- Thứ hai: L/C có chỉ định NHđCĐÐ (không phải NHXN), nhưng ngân hàng này không thực hiện chức năng ủy quyền, mà đơn thuần chỉ là ngân hàng chuyền chứng từ (Remitting Bank) cho NHPH, nghĩa là bộ chứng từ được
thanh toán tại NHPH
2.6.2 Trường hợp L/C có giá trị tại NHäđCP
Sơ đồ 1.2: Qui trình thanh toán TDCT với L/C có giá trị tại NHđCĐ
Các bước từ (1) đến (5) giống như trường hợp thanh toán tạ NHPH L/C
Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khâu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của
L/C và xuất trình cho NHđCÐĐ để được thanh toán Ngân hàng phát hành L/C Ngân hàng thông báo L/C Người nhập khâu Người xuất khẩu 3 § 9 11102764 1 5 28
Bước 7: NHđCÐ sau khi kiểm tra bộc hứng từ, nếu thấyphù hop voi L/C thi
tiến hành thanh toán tiền cho nhà xuất khâu, nếu thấy không phù hợp thì từ
chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khâu
Bước §: NHđCĐÐ gửi bộ chứng từ cho NHPH đề được hoàn trả
Bước 9: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp L/C thì tiền hành thanh toán cho NHđCĐ; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán
và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho NHđCĐÐ
Bước 10: NHPH đòi tiền nhà nhập khâu và chuyền bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi đã được nhà nhập khẩu trả tiên hoặc chấp nhận thanh toán Bước I1: Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền học chấp nhận hối phiếu; nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối
trá tiền
2.7 Ưu, nhược điểm của thanh toán bằng thư tín dụng
2.7.1 Ưu điểm
Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng rộng rãi trong
Trang 17bên Là Vì:
Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác
nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, đhông qua các NHTTM và phương thức tín dụng chứng từ, các bên yên tâm về quyên lợi của
mình được đảm bảo
Đối với nhà xuất khẩu:
- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dung bat ké việc người mua có trả tiền hay không
29
- Chậm trễ trong việc chuyền chứng từ được hạn chế tối đa
- Khi chúng từ được chuyên đến Ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là thư tín dụng trả chậm)
- Khách hàng có thê đề nghị chiết khấu bộ chứng từ đề có thể thu về tiền mặt đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
Đối với người nhập khẩu:
- Chi khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiên
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải lam tat
cá những gì theo qui định trong L/C đề đảm bảo việc người xuất khâu sẽ được thanh tốn tiền (nếu khơng người xuất khâu sẽ mắt tiền) Đối với ngân hàng:
- Thu được phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyên tiền, ) - Mở rộng quan hệ thương mại
Ưu điểm lớn nhất và cũng là quan trọng nhất quyết định sự phát triển
của phương thức tín dụng chứng từ chính là đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia (kể cả ngân hàng)
2.7.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm về đảm bảo an toàn cho cả người mua và người bán, phương thức tín dụng chứng từ cũng có một vài nhược điểm:
- Thủ tục thực hiện các bước trong giao dịch tín dụng chứng từ khá rườm
rà, ton nhiều thời gian
- Thanh toán bằng tín dụng chứng từ đảm bảo độ an toàn nhưng cũng đi kèm với nó là chi phí cao Chi phí mở L/C, sửa đối, thông báo L/C cũng 30
không hề nhỏ chút nào, đặc biệt là khi thanh toán với nước ngoài chúng ta
phải sử dụng đồng ngoại tệ mạnh
- Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ vẫn ấn chứa những rủi
ro khi các bên tham gia không nắm vững nguyên tắc, luật lệ, thông lệ quốc gia
và quốc tẾ
2.8 Những rủi ro có thể gặp trong thanh toán quốc tế bằng L/C 2.8.1 Rúi ro thanh toán
Trang 18gia vào phương thức tín dụng chứng từ
Rui ro tin dụng từ phía người nhập khẩu: L/C là một cam kết trả tiền
chắc chắn của NHPH đối với người bán Thực chất NHPH da ding uy tin của minh dé thay mặt cho người nhập khẩu cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết trong L/C Nếu L/C được kí quỹ
100% thì rủi ro tín dụng từ phía người nhập khâu là không xảy ra, tuy nhiên thông thường NHPH chỉ yêu cầu người nhập khẩu kí quỹ một phần giá trị L/C Nếu người nhập khâu vỡ nợ hay phá sản dẫn đến mắt khả năng thanh toán thì rủi ro này sẽ xảy ra và gây thiệt hại cho NHPH
Rủi ro tín dụng từ phía người xuất khẩu: rủi ro này thường xảy ra với
NHCK Trong chiếu khấu có truy đòi khi NHPH mắt khả năng thanh toán
hoặc từ chối thanh toán thì NHCK có quyền truy đòi lại nhà xuất khẩu nhưng nếu nhà xuất khâu không còn khả năng hoàn lại số tiền đó thì NHCK gặp rủi ro
Rui ro tin dung tir phia NHPH: néu NHPH mắt khả năng thanh toán, vỡ
nợ, phá sản thì sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho người xuất khâu, NHXN, NHCK Tuy rủi ro này là rất hiếm khi xảy ra nhưng người xuất khâu cũng nên
có sự cần thận trong việc yêu cầu người nhập khâu chọn NHPH có uy tín 31
2.8.2 Rúi ro kĩ thuật
Rui ro kĩ thuật là rủi ro hình thành do những sai sót mang tính chất kĩ thuật trong quá trình thanh toán do chính các bên tham gia gây nên Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng chỉ làm việc trên cơ sở bộ chứng
từ nên một yêu cầu được đặt ra là phải kiêm tra chặt chẽ về sự phù hợp tuyệt
đối của bộ chứng từ với những nội dung trong L/C Một sự sai khác dù nhỏ nhất trong bộ chứng từ cũng có thể bị người mua và NHPH bắt lỗi và từ chối thanh toán
Rủi ro kĩ thuật thường xảy ra chủ yếu do trình độ nghiệp vụ ngoại
thương và thanh toán XNK của các bên liên quan còn hạn chế, không nắm bắt được những yêu cầu của L/C Điều này đã gây ra những sai sót trong quá trình lập, thông báo, kiểm tra bộ chứng từ Đây là rủi ro thường gặp nhất trong thanh toán L/C
2.8.3 Rúi ro ngoại hối
Là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá gây ra
Kinh doanh trong lĩnh vực TTQT, với các NHTM Việt Nam thì đồng
tiền sử dụng hoàn toàn là ngoại tệ vì thế chứa đựng rủi ro tỷ giá là rất lơn vì các loại tiền tệ của các quốc gia khác nhau thường biến động bởi tình hình
kinh tế, chính trị của mỗi nước quyết định Trong giao dịch thanh toán bằng L/C, rủi ro này xuất hiện khi ngân hàng có trạng thái về một loại ngoại tệ nào đó khác không Nếu trạng thái ngoại tệ là “đoản” thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro ngoại hối khi đồng tiền đó lên giá so với đồng nội tệ và ngược lại
2.8.4 Rúi ro đạo đức
Trang 19nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại tới quyền lợi của các bên liên quan 32
- Rủi ro đạo đức của người xuất khẩu: khi người nhập khâu có ý không giao hàng hóa đúng quy cách, phẩm chất như trong hợp đồng nhưng lại xuất trình một bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp với các điều khoản của L/C, hay người xuất khẩu lập chứng từ giả mạo mà không giao hàng thì ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người hưởng lợi
- Rủi ro đạo đức của người nhập khẩu: nếu không phải là quan hệ đối tác, bạn hàng lâu lắm thì rat dé xảy ra những trường hợp người nhập khẩu có hành vi
lừa người bán xếp chàng lên tàu rôi trì hoãn hoặc từ chối thanh tốn nhằm chiếm dụng vơn bằng những thủ đoạn như bắt lỗi chứng từ hoặc ép giá người
bán nhằm trục lợi cho mình Cũng có trường hợp do giá cả hàng hóa nhập khẩu giảm sau khi kí kết hợp đồng người nhập khẩu vì sợ bị thua lỗ nên không muốn nhận bộ chứng từ để lấy hàng hoặc trì hoãn việc thanh toán, đây
ngân hàng vào tình thế khó khăn
- Rủi ro đạo đức của ngân hàng: trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng do đó những hành vi có tình vi phạm của
ngân hàng thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng Rủi ro này xảy ra khi
NKPH không thực hiện những cam kết của mình như trì hoãn hoặc từ chối
thanh toán bộ chứng từ cho người xuất khâu hay NHCK không trung thực khi bộ chứng từ có sai sót mà vẫn gửi điện cam kết rằng bộ chứng từ hoàn hảo và đòi tiền NHPH, NHPH tin tưởng thanh toán như vậy đã gặp rủi ro
33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ
PHAN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)
I KHAI QUAT VE VIETCOMBANK 1.1 Qua trinh hinh thanh va phat trién
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tên giao địch là Vietcombank, được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cô phiếu lần đầu ra công chúng
ngày 26/12/2007 tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Được thành lập ngày 01-04-1963, tiền thân là Cục ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, NHNT là Ngân hàng phục vụ đối ngoại đầu tiên của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế
đối ngoại, thanh toán quốc tế, cho vay ngoại thương và tham gia quản lý
ngoại hôi, bảo vệ tiền tệ và tài sản Nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa với nước ngoài, kinh đoanh ngoại tệ, bảo lãnh, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế với các nước trong và ngoài XHCN Vị thế
của NHNT đã được xây dựng ngay từ những ngày đầu thành lập và sự phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu ngày càng khăng định uy tín của Ngân hàng
Trang 201.1.1 Giai doan 1963 — 1990
Sau khi đi vào hoạt động, tất cả các NHNT của các nước xã hội chủ
nghĩa và nhiều NHTM của các nước Trung Đông, Án Độ, Tây Bắc Âu, Hồng
Kông, Singapore, Nhật Bản và cả một số nước châu Phi như Mali, Ghine,
Madagasca đã thiết lập quan hệ đại lý với NHNT Việt nam Trong giai 34
đoạn này, hoạt động của Ngân hàng được tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ
sau:
Là trung tam quan ly quy ngoai té cua Nhà nước: Với nhiệm vụ này,
NHNT đã mở các tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các Ngân hàng đại lý ở nước ngoài đề sử dụng thanh toán hàng ngày, đảm bảo an toàn vôn ngoại hồi của
Nhà nước trong hoàn cảnh bị bao vây cắm vận của Mỹ và các nước đế quốc
đồng minh
Là trung tâm thanh toán quốc tế: Là Ngân hàng duy nhất ở Việt Nam
kinh doanh đối ngoại, NHNT được Nhà nước giao tập trung thống nhất thanh
toán giữa nước ta với các nước và trở thành trung tâm thanh toán quốc tế, là đại lý cho vay Chính phủ trong quan hệ thanh toán vay nợ viện trợ Đề thực
thi được các nhiệm vụ trên, NHNT đã thiết lập quan hệ đại lý với hàng trăm
ngân hàng ở khắp các thị trường trên thế giới Những kinh nghiệm hoạt động
tích lúy từ các năm trước của thời kỳ Cục ngoại hối là cơ quan tham mưu, chính sách và quản lí, kiêm nhiệm chức năng của NHNT, đã giúp ngân hàng đủ điều kiện để phân loại các đối tác ngân hàng đại lý trong khu vực và từng nước
Là trung tâm cấp tín dụng và bảo lãnh xuất nhập khẩu: NHNT đã
không những đầu tư vốn ngoại tệ giúp các ngành, các địa phương phát triển kinh tế mà còn cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khâu theo chỉ
định của Chính phủ Triển khai các Hiệp định tín dụng Nhà nước, tín dụng Ngân hàng, tín dụng các tổ chức quốc tế và tín dụng thương mại giữa Việt
Nam với các nước trong và ngoài phe XHCN
Ngoài ra, NHT đã hoàn thành một nhiệm vụ riêng có của mình vào
thời kỳ này đó là công tác ngoại hồi đặc biệt nhằm tiếp nhận viện trợ và tiền ủng hộ bằng ngoại tệ mạnh đề chỉ đặc biệt theo kế hoạch của Trung ương và 35
chi viện kịp thời cho các chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1.1.2 Giai đoạn 1990 — 2007 (thời kỳ kinh tế mở cứa)
Từ năm 1990, theo quyết định số 403-CT của chủ tịch hội đồng Bộ
trưởng ra ngày 14-11-1990, NHNT bắt đầu hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính, với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế và dịch vụ Ngân hàng với các thành phần kinh
tế chủ yếu trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam Ngày 21-09-1996, Thống
Trang 21từng bước thay đổi và thích nghỉ dần với cơ chế thị trường và đã có nhiều
đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ theo định hướng của Nhà nước
Trong giai đoạn này, NHNT đã chú trọng hoàn thiện mình, có nhiều đồi mới đề ngày càng mở rộng và phát triển Cu thé 1a:
- Mở rộng mạng lưới các chi nhánh một cách hợp lý, phù hợp với yêu
cầu khai thác các tiềm năng xuất khẩu, hợp tác đầu tư, mở rộng dịch vụ đối
ngoại
- Đồi mới chính sách huy động vốn và trở thành NHTM có nguồn vốn
vào loại lớn nhất ở Việt nam
- Không ngừng tăng trưởng tín dụng, thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn
- Mở rộng quan hệ đối ngoại và không ngừng phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế
- Đồi mới công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại
36
Cùng với sự khởi sắc của đất nươc, đối mới đã đem lại cho NHNT một
vị thế cao trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng 1.1.3 Giai đoạn 2007 — nay
Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 26-12-2007, NHNT đã chính thức phát hành cô phiếu lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh với tổng số cổ phần chào bán là 6,5% vốn điều lệ, tương
đương 97.500.000 cổ phiêu và trở thành Ngân hàng thương mại cô phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Đây được đánh giá là sự kiện quan trọng nhất của ngành tài chính ngân hàng năm 2007 khi Vietcombank là ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên được cô phần hóa và trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất Việt Nam
Đối với Vietcombank, đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, mở ra một
chương mới trong lịch sử phát triển của ngân hàng, hướng tới tầm nhìn phát triển Vietcombank thành một tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo ở Vietj Nam và trở thành | trong 70 định chế tài chính hang dau chau A (ngoài Nhật
Bản) vào năm 2015 — 2020
Từ một ngân hàng chuyên phục vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại,
Vietcombank ngày nay đã có mạng lưới chỉ nhanh vươn rộng ra hầu khắp các
tỉnh thành lớn trên cả nước với các sản phẩm ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng Hệ thống Vietcombank đến hết
năm 2010 bao gồm: một (1) Hội sở chính, một (1) Sở giao địch, bảy mươi
mốt (71) Chi nhánh, hai trăm năm mươi (250) Phòng giao dịch trên toàn
quốc, một (1) trung tâm đào tạo, ba (3) công ty con tại Việt Nam, hai (2) cơng
ty con tại nước ngồi, bốn (4) công ty liên doanh, hai (2) công ty liên kết và
Trang 2237
thé (POS) trén toan quốc Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên
1350 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thé
Nhằm đáp ứng nhu câu phát triển nghiệp vụ và mở rộng mạng lưới các chỉ nhánh, số lượng cùng chất lượng cán bộ công nhân viên Vietcombank đã tăng lên không ngừng Năm 2009, Vietcombank có 10.401 nhân viên, và đến ngày 31 thang 12 năm 2010, Vietcombank có LI.415 nhân viên Bên cạnh những cán bộ thâm niên, giàu kinh nghiệm là đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo
bài bản, sớm tiếp cận với cái mới, có thể đảm đương được các nhiệm vụ khó
khăn trong thời kỳ Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa đất nước Tý lệ cán bộ có
trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 80% Đây thực sự là nguồn vốn
quý báu của Vietcombank trong quá trình hội nhập
Về quản trị và điều hành, Ngân hàng được đặt dưới sự quản trị của Hội
đồng quản trị và sự điều hành của Tổng giám đốc Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị hoạt động của Ngân hàng Tổng
Giám đốc thực hiện chức năng điều hành hoạt động cúa Ngân hàng Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khóa khăn, đứng trước thách thức quan trọng là phải vừa chuyển đổi cơ cầu hoạt động, vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh, toàn hệ thông Vietcombank sẽ còn phải nỗ lực phấn đấu để
tiếp tục hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra
38
1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong thời gian qua
Trong những năm vừa qua, Vietcombank không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng, nhờ đó, hoạt động kinh doanh đã thu được những
kết quả khả quan:
- Tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank tính đến 31/12/2010 đạt
307.496 tỷ quy đồng] — tang 20.4% so với cuối năm 2009, cao hơn mức kế hoặc tăng trưởng của hội đồng quản trị đề ra (15%)
- Lợi nhuận trước thuế 2010 đạt 5479,2 tỷ đồng2, tăng 9,5% so với cùng
kỳ 2009 và vượt 21,8% so với kế hoạch đặt ra; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 22.6%3 Tỷ lệ chỉ trả cổ tức 12% / năm4
- Huy động vốn từ nền kinh tế bằng VND tăng trưởng tương đối tốt, tăng 34% so với năm trước Huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng được đây
mạnh, tạo điều kiện để Vietcombank đạt hiệu quả trong việc kinh doanh vốn
Vietcombank thực hiện nghiêm túc các mức lãi suất tối đa về huy động vốn
và các quy định về tỷ giá theo sự chỉ đạo của NHNN
- Vietcombank đã linh hoạt và kiên quyết trong việc điều hành công tác tín dụng Vietcombank đã đạt tăng trưởng tín 24.9% - là một trong những
ngân hàng thực hiện tốt chỉ đạo của NHNN và đảm bảo được yếu tố thanh khoản và hiệu quả cho Vietcombank
Trang 23Vietcombank bat dau thực hiện phân loại nợ theo định tinh, nhằm tăng cường chất lượng nợ và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế Kết quả thực hiện được cao
hơn chỉ tiêu dự kiến; tỷ lệ nợ xấu 2.8%, trong khi chỉ tiêu là dưới 3,5% Năm 1,2,3,4 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (201 1), “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nam 2010”,
Hà Nội 39
2011, Ngân hàng tiếp tục đặt yêu cầu giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu, khống chế tối
đa là 2,2%
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã nỗ lực bán sát sự thay đồi của thị trường, áp dụng các biện pháp điều tiết mua/bán ngoại tệ của hệ thống để giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa và đóng góp đáng kê vào nguồn thu của
Ngân hàng;
- Hoạt động bán lẻ được định hướng xuyên suốt và chỉ đạo quyết liệt trong việc phát triển ngân hàng bán lẻ từ Trung ương đến chỉ nhánh; sản phẩm đa đạng và phù hợp yêu cầu khách hàng sử dụng Các chỉ tiêu kế hoạch bán lẻ được thực hiện khá tốt, bao gồm cả huy động vốn, cho vay thể nhân, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyên tiền, thanh toán v.v ;
Sau đây là một số kết quả cu thé trong những hoạt động chính của Vietcombank trong giai đoạn 2006 — 2010
1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn
Công tác huy động vốn của Vietcombank trong những năm qua được thực hiện tương đôi tốt Bám sát chủ trương phát huy nội lực, Vietcombank luôn đa dạng hóa các hình thức huy động vôn, đặc biệt vốn ngoại tệ trong dân
cư, đưa nguôn vốn tiết kiệm tăng mạnh
Là ngân hàng có tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân
hàng thương mại Việt Nam, trước những biến động bắt thường của thị trường tài chính, công tác huy động vốn của Vietcombank cũng bị ảnh hưởng không
nhỏ Cạnh tranh các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt với việc mở rộng quy mô hoạt động, tăng lãi suất huy động, triển khai hàng loạt sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại râm rộ dé thu hút khach hang Tuy nhiên, Vietcombank vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng vốn huy động tương đối ôn định
40
Năm 2009, mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy
động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn Mặc dù vậy, tổng huy động
vốn của Vietcombank năm 2009 vẫn tăng trướng ở mức 20,6% Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 5 9%, trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt mức 34,5% cao hơn hắn tốc độ tăng của năm 2008 (15,44%) Năm 2010, tổng huy động vốn của Vietcombank tăng 20.6% Huy động
từ nền kinh tế đạt 208.320 tỷ quy đồng, tăng 24.4% so với cuối năm 2009 và tăng 33,7% so với mức 155.750 tỷ quy đồng năm 2006 Trong bối cảnh bị
Trang 24này đã tăng 15.9% so với năm 2009 (năm 2009 giảm 9%) Huy động tiền gửi
dân cư vẫn tiếp tục tăng 28.5% Để đạt được điều đó Vietcombank đã đưa ra
những chương trình huy động trải đều trong năm và sự cô gắng, nỗ lực của hầu hết các chỉ nhánh trong hệ thống (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 % tăng (+)/ giảm (-) Tiền gửi của NHNN và các TCTD khác 69.612 61.414 13,3% Huy động từ khách hàng và giấy tờ có giá 208.320 169.457 22,9% Tiền gửi của tổ chức kinh tế 104.590 90.216 15,9% Cá nhân 98.880 76.965 28,5% Các khoản nợ khác 8774 7805 12,4% Tổng nợ phải trả 286.706 238.676 20,1% 41
(Nguôn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2009 và Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2010 của Vietcombank)
1.2.2 Hoạt động tín dụng
Từ tháng 8/2006, Vietcombank đã triển khai mô hình tín dụng mới theo tư vấn của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới trong toàn hệ thống Nhờ vậy, dư nợ tín dụng tăng mạnh trong năm 2007 (tăng 44% so với năm 2006) Chất lượng quản lý rủi ro tín
dụng được cải thiện thông qua việc tách biệt các nghiệp vụ quan hệ khách
hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ; đồng thời, công tác khách hàng và
phát triển kinh doanh được chuyên biệt hóa với bộ phận chuyên trách quan hệ khách hàng Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2006 — 2010 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng dư nợ 67.743 97.532 112.747 141.621 176.813 % Tăng trưởng 11% 44% 15,6% 25,6% 24.9% Tỷ lệ nợ xau/Téng du ng 2,66% 3,87% 4,61% 2,47% 2,83% (Nguôn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo thường niên của Vietcombank 2006 — 2010)
Năm 2009 là một năm có nhiều biến động đối với hoạt động tín dụng
của ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng Đầu năm 2009, cả
Trang 25hết tháng 07/2009, trung bình dư nợ tăng trưởng 3,3%/tháng Trung bình cả năm 2009, Vietcombank đã đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 25,6% so với năm 2008 Sang năm 2010, tuy Ngân hàng thực hiện chỉ đạo phân loại nợ định tinh, dan tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế của HĐQT nhưng vẫn đảm bảo liên tục tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng của tổng dư nợ là 24,9%
Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu năm 2007 là 3,87%, tăng gần 1,2% so với năm 2006, chủ yếu là do việc phân loại nợ được tiền hành theo quy
định sử đổi chặt chẽ hơn của Ngân hàng Nhà nước Năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh đoanh và tình
hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với Ngân hàng Tỷ lệ nợ xâu của Ngân hàng tăng lên mức 4,61% là một thực tế khó tránh khỏi Tuy vậy,
Vietcombank đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh
mục đầu tư, củng có quan hệ khách hàng ; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín
dụng, quản trị rủi ro Đặc biệt là từ năm 2010, Vietcombank đã áp dụng
phân loại nợ định tính, nhằm tăng cường chất lượng nợ, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế Kết quả là tỷ lệ nợ xâu năm 2010 (2,83%) cao hơn năm 2009
(2.47%) nhưng vẫn ở trong ngưỡng an toàn và thấp hơn mực dự kiến mà Đại hội đồng cổ đông cho phép là 3,5% (Xem bảng 2.2)
43
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các Báo cáo thường niên của Vietcombank 2006 — 2010)
Về cơ cấu cho vay, hai nhóm lĩnh vực chính là sản xuất chế biến và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng, trong khi đó Vietcombank thu hẹp các khoản cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao hoặc chưa thực sự cần thiết như cho vay đầu tư chứng khoán (trừ các khoản
cho vay cán bộ nhân viên mua cổ phiếu ưu đãi Vietcombank) và đầu cơ bất động sản 0 10 20 30 40 50 60 70 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng 44
Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế của Vietcombank năm 2010
Trang 261.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống của
Vietcombank và luôn có vị thế hàng đầu trong toàn ngành Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo
thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank 5.9 8.1 35.9 6.5 1.2 6.9 21.9 2.3 11.3
Xây dựng Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
Sản xuất và gia cơng chế biến Khai khống
Nơng lâm, thủy hải sản Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc
Thuong mai, dich vu Nha hàng, khách sạn Cac nganh khac 45 Bảng 2.5: Doanh số và thị phan thanh toán quốc tế của Vietcombank giai đoạn 2005 — 2009 Năm TT xuất khâu TT nhập khâu Tổng thanh toán XNK Doanh số (ty USD) Thị phần (%) Doanh sé (ty USD) Thi phan (%) Doanh sé (ty USD) Thi phan (%) 2006 12,7 32 10,1 22,2 22,8 27 2007 14,2 29,3 12,2 20 26,4 24,1 2008 16,8 26,8 15,6 19,5 32,4 22,7 2009 12,5 22 13,1 19,1 25,6 20,4 2010 14,1 19,5 14,7 17,4 28,8 18,3
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác Thanh toán quốc tế giai đoạn 2003 — 2006 và Báo cáo Tổng kết công tác Thanh toán quốc tế Ngân Hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2007 — 2010)
Trang 272006 đến 2008 đã có những mức tăng rõ rệt, doanh số tăng trung bình xắp xỉ 20%/nam Nhìn chung đây là một con số khá cao và ôn định Năm 2008, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank đạt 32,4 tỷ USD, tăng
18,3% so với năm trước Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 16,8 tỷ USD,
tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 15,6 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước
Năm 2009, Việt Nam phải chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thối tồn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước gặp nhiều khó khăn và bị tụt giảm Tình hình xuất nhập khẩu của cả nước có
nhiều diễn biến phức tạp đo sự biến động mạnh về giá cả của các mặt hàng 46
xuất nhập khẩu chủ yếu như dầu thô, sắt thép, lương thực cũng như sự thay
đổi bất thường trong cung, cầu hàng hóa của thị trường thế giới Trong bối
cảnh đó, hoạt động thanh toán của Vietcombank cũng không tránh khỏi sự sụt giảm Doanh số thanh toán XNK của Vietcombank chỉ đạt 25,62 tỷ USD (bằng 81,1% kế hoạch năm 2009 là 31,5 tỷ USD) Trong đó, doanh số xuất khẩu đạt 12,46 tỷ USD, bằng 77.3% so với kế hoạch được giao (16,118 tỷ USD) Doanh số nhập khâu đạt 13,15 tỷ USD, bằng §5% kế hoạch được giao
(15,467 tỷ USD)
Biểu đỗ 2.6: Doanh số thanh toán XNK của Vietcombank giai đoạn 2006 — 2010
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác Thanh toán Quốc tế Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam Giai đoạn 2006 — 2010)
Sang năm 2010, nền kinh tế trong nước cũng như thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kể Từ đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đã có những sự tăng trưởng trở lại, đạt gần 157 tỷ USD, tăng
23,6% so với năm 2009; trong đó trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng 0 5 10 15 20 25 30 35 2006 2007 2008 2009 2010 Xuất khâu Nhập khẩu Xuất nhập khâu 47
26.4% và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng 21,2%5 Được hưởng lợi từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, đoanh số của Vietcombank qua hoạt động
thanh toán xuất nhập khẩu cũng đã có sự tăng trưởng trở lại Tổng doanh số
Trang 28doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 14,7 ty USD tăng 12,2% so với cùng kỳ
năm 2009
Về thị phần, những năm gần đây, mặc dù doanh số thanh toán xuất nhập khâu của Vietcombank tăng trưởng khá đều nhưng môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng đã làm cho thị phần thanh toán xuất nhập khâu của Vietcombank bị suy giảm Từ thị phần rất cao 27% năm 2006, thị phần thanh toán XNK của Vietcombank đã suy giảm lần lượt còn 24,1% (2007), 22,7% (2008), 20,4% (2009) và đến năm 2010 chỉ còn 18,3% (Xem bảng và Biểu đồ ) 5 Hải quan Việt nam: Tình hình xuất nhập khẩu tháng 12 và 12 tháng năm 2010 http://www.customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/V iewDetails.aspx?ID=18059&Cat cegory=Th%E1%BB%91ng% 20k%C3%AA%20H%EI%BA%A3i%20quan 48 Biểu đồ 2.7: Thị phần thanh toán XNK của Vietcombank giai đoạn 2006 — 2010 Đơn vị: %
(Nguôn: Báo cáo Tổng kết công tác Thanh toán Quốc tế Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2006 — 2010)
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do một số ngân hàng được thành lập mới, một số ngân hàng khác được chuyển đổi và có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổng công ty vừa đóng vai trò là cô đông của ngân hàng vừa đóng vai trò là khách hàng, đã lôi kéo một lượng lớn khách hàng truyền thống của
Vietcombank Tuy nhiên, Vietcombank vẫn chứng tỏ được vị thế nôi bật của
mình với thị phần lớn nhất về thanh toán quốc tế trong xuất nhập khâu
1.2.4 Các hoạt động khác L' Hoạt động kinh doanh thẻ
Vietcombank là ngân hàng có số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh
tốn khơng ngừng gia tăng qua các năm và luôn giữ vị trí dẫn đầu về các chỉ tiêu này trên thị trường thẻ Việt Nam Cho tới năm 2005, Vietcombank đã là 0 5 10 15 20 25 30 35 2006 2007 2008 2009 2010 Xuất khẩu Nhập khâu Xuất nhập khẩu 49
Trang 29trong liên minh thẻ với các ngân hàng cô phần, Vietcombank còn mở rộng hợp tác dịch vụ với các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế chủ lực khác như viễn thông, điện lực, hàng không, bảo hiểm Năm 2006, Vietcombank đã tăng cường hợp tác và phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ, phát hành một số loại thẻ mới như Vietcombank MTV MasterCard, Vietcombank SG24 và phat
triển dịch vụ thương mại điện tử V-CBP
Đến hết năm 2010, tổng số lượng thẻ do Vietcombank phát hành được
1.083.158 thẻ, tăng 12,1% so với năm 2009 Doanh số thanh toán thẻ quốc tế
đạt 635 triệu USD, đạt 107,7% kế hoạch năm Vietcombank hiện chiếm hơn
53% thị phần thanh toán thẻ quốc tế, gần 36% thị phần phát hành thẻ quốc té, 21% thị phần phát hành thẻ nội địa, và hơn 33% thị phần doanh số sử dụng
thẻ các loại Cho đến nay, Vietcombank thanh toán cả 5 loại thẻ quốc tế thông
dụng nhất trên thế giới (Amex, Master, Visa, JCB, Dinner”s) Trong đó
Vietcombank phát hành 3 loại thẻ hàng đầu (Amex, Master, Visa) và là trung
tâm thanh toán bù trừ nội địa cho các thành viên của tổ chức thẻ Visa tại Việt Nam
Vietcombank luôn chú trọng đầu tư cho hoạt động phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật dé thúc đây hoạt động thanh toán và sử dụng thẻ của
khách hàng được thuận lợi, dé đàng và hiệu quả Đến cuối năm 2010,
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có mạng lưới ATM cũng như POS lớn nhất thị trường với gần 15% thị phần về số lượng ATM và hơn 20% thị phần mạng lưới POS (hơn 9.700 máy POS) Vietcombank đã áp dụng chuân MV
cho cả hai thương hiệu Visa và Master card để triển khai thực hiện dịch vụ
thanh toán trực tuyến trên internet cho thẻ quốc tế và thẻ nội địa đáp ứng được 50
yêu cầu sử dụng thẻ của khách hàng và bắt kịp với xu thế phát triển của thị
trường
L' Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là một nghiệp vụ quan trọng của
Vietcombank Vietcombank có phòng Dealing ở Hội sở Chính và thành phố Hồ Chí Minh Tại các chỉ nhánh đã mở các quay thu déi ngoại tệ cho khách vãng lai và thực hiện mua, bán ngoại tệ với các doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thường diễn ra trong tình hình về cơ bản là mất cân đối về cung cầu ngoại tệ Vietcombank vẫn giữ vị trí dẫn đầu hệ thống ngân hàng
trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ chính là mua bán và vay gửi ngoại tệ
với doanh số khá cao, lần lượt là 30,2 tỷ USD (2006), 26,1 tỷ USD (2007), đặc biệt năm 2008 tổng doanh số mua bán ngoại tệ tăng kỷ lục với mức tăng
76% đạt 46 tỷ USD; thu nhập từ kinh đoanh ngoại tệ đạt 940 tỷ đồng, tăng gấp 2.65 lần so với năm 2007 Năm 2009 Vietcombank gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh ngoại tệ do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ
có nhiều biến động lớn, tình trang căng thắng cung ngoại tệ kéo đài Do vậy
Trang 30Các loại ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất là USD, EUR và JPY chiếm tỷ
trọng gần như tuyệt đối qua các năm Trong đó doanh số USD chiếm tỷ trọng
vượt trội so với hai ngoại tệ còn lại Từ đó quyết định phần lớn kết quả kinh
doanh ngoại tệ của Vietcombank trong mấy năm qua phụ thuộc nhiều vào
biến động tỷ giá đồng USD/VNĐ
51
Bang 2.8: Bang ty trong doanh số mua, bán ngoại tệ theo loại ngoại tệ trên tổng doanh số tại VCB giai đoạn 2008-2010 Tỷ trọng/ tổng đoanh số Giao dịch 2008 2009 2010 USD Mua 48,94 49,48 49,12 Bán 51,06 50,52 50,88 EUR Mua 35,46 34,27 34,56 Bán 35,07 34,28 33,13 JPY Mua 10,37 11,2 10,95 Ban 8,63 10,15 10,64 Ngoai té khac Mua 5,23 5,05 5,37 Ban 5,24 5,05 5,35
(Nguôn: Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ VCB)
Sang năm 2010, Vietcombank tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thực
trạng biến động tỷ giá phức tạp, tuy nhiên Vietcombank đã bám sát thị trường,
liên tục đưa ra các chính sách chỉ đạo để thích ứng với sự thay đối của thị trường, đồng thời áp dụng biên pháp điều tiết mua ngoại tệ để hạn chế rủi ro Do đó, tông doanh sô mua bán ngoại tệ của Vietcombank trong năm 2010 đã tăng 11,3% so với năm 2009, đạt 43,8 tỷ USD Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm đã đóng góp một nguồn thu đáng kể trong tông thu nhập của Vietcombank 52 Biểu đồ 2.9 : Doanh số kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank Đơn vị: tỷ USD L¡ Dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Vietcombank tiếp tục
đây mạnh hoạt động bán lẻ Đề nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Vietcombank đã xây dựng các chính sách áp dụng cho khách hàng cá nhân, điều chỉnh theo sát diễn biến của thị trường, từ khuyến mại, chăm sóc khách
Trang 31pham mới Kết thúc năm, các chỉ tiêu kế hoạch bán lẻ đã được thực hiện khá tốt và tương đối toàn diện Tính đến ngày 31/12/2010, huy động vốn từ đân cư tăng 28,5% so với 31/12/2009 Tổng dư nợ cho vay tăng 25%; Tổng doanh số chuyển tiền đến trực tiếp cho khách hàng cá nhân trong năm 2010 là 1.124 triệu USD; doanh số chuyên tiền cá nhân gián tiếp qua các doanh nghiệp và
ngân hàng làm dịch vụ đạt khoảng 420 triệu USD; Các dịch vụ điện tử được
đây mạnh và quan tâm, có số khách hàng sử dụng gia tăng cả về số lượng và 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2006 2007 2008 2009 2010 Trong nước Với nước ngoài Tổng doanh số 33 doanh số như: Dịch vụ Internet B@nking, Dich vu SMS B@nking, Dich vu VCB-Securities-Online v.v
Bén cạnh đó, các hoạt động khác của Vietcombank như hoạt động gop
vốn đầu tư, liên doanh, mua cổ phần cũng mang lại hiệu quả cao Tổng thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cô phần trong năm 2010 đạt 492 tỷ đồng Có
thể thấy mặc dù phải đương đầu với không ít khó khăn, trở ngại song nhìn chung Vietcombank hoạt động tương đối 6n định và đạt được kết quả kinh
doanh khả quan
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẺ BANG L/C TẠI VIETCOMBANK TRONG GIAI ĐOẠN 2006 -
2010
2.1 Tỷ trọng thanh toán bằng thư tín dụng
Mặc dù thị phần của Vietcombank trong hoạt động thanh toán quốc tế
bị sụt giảm trong thời gian qua, nhưng có thể khẳng định rằng Vietcombank là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán quốc tế Đóng góp vào đó là mảng thanh toán theo phương thức Tín dụng chứng từ, luôn chiếm
một tỷ trọng đáng kế trong tổng Thanh toán quốc tế của toàn Ngân hàng Điều này được thể hiện ở bảng sau:
54
Bảng 2.10: Cơ cấu Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ năm 2006 — 2010
Trang 33Tổng 8,704 15,987 0,909 25,6 34% 62,45 3,55 100 2010 L/C Chuyén tién Nho thu Tổng 9,389 18,420 0,991 28,8 32.6% 63,96 3,44 100
(Nguén: Bao cáo tổng hợp Phòng thanh toán quốc tế Ngân hàng thương mại
cổ phân Ngoại thương Việt Nam năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010)
55
Qua bảng trên ta có thể nhận thấy doanh số thanh toán bang L/C dang đóng góp một ty trọng ôn định vào tổng doanh số thanh toán quốc tế qua Ngân hàng, con sô trung bình của năm năm là 36,08% - một con số không nhỏ Tuy nhiên trong những năm gần đây thì con số này có xu hướng giảm, ngược lại với đó là sự tăng trưởng trong doanh thu của phương thức chuyền tiền Nguyên nhân là của sự thay đổi trong cơ cầu TTQT tại Vietcombank là do các giao địch chuyển tiền đang tăng lên, đồng thời Ngân hàng còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trong lĩnh vực TTQT Nam 2009, nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn dẫn
đến kim ngạch XNK của Việt Nam sụt giảm 12% so với năm 2008, xuống
mức 127,041 tỷ USD Từ đó dẫn đến doanh số thanh toán quốc tế qua Ngân hàng tụt giảm chỉ còn 25,6 tỷ USD Trong đó đoanh số thanh toán bằng L/C đóng góp 34% là 8,704 tỷ USD
Sang năm 2010, nền kinh tế thế giới đã dần phục hồi, XNK của Việt
Nam đã tăng trưởng trở lại, tổng kim XNK cả năm 2010 đạt gần 157 tỷ USD6
Trang 34giảm nhưng vẫn duy trì được ở mức trên 30% (cụ thể là giảm từ 34% xuống còn 32,6%) 6 Tổng cục hải quan Việt Nam, ““Tình hình xuất nhập khẩu tháng 12 và 12 tháng năm 2010” website: http://www.customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/ViewDetails.aspx?ID=18059&Cat egory=Th%E1%BB%9 Ing% 20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan 56 2.2 Thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank
2.2.1 Các thị trường của Vietcombank
Trước hết là thị trường Trung Quốc với mặt hàng than đá Trong những
thị trường mà Vietcombank có quan hệ thanh toán xuất khâu theo phương thức tín dụng chứng từ thì trung quốc là thị trường luôn chiếm tỷ trọng lớn
nhất, khoảng 20% kim ngạch, tức là trên đưới 200 triệu USD mỗi năm và hàng xuất sang Trung Quốc được thanh toán chủ yếu qua vieteombank là than đá với số lượng chứng từ ôn định có giá trị khoảng 300.000 — 700.000
USD/bộ chứng từ Các khách hàng chủ yếu có hàng xuất đi Trung Quốc là Công ty cô phần xuất nhập khẩu than TKV — V — Coalimex, Tập đoàn than Việt Nam — Vinacoal, Công ty chế biến & kinh doanh than Miền Bắc Những năm gần đây, nhờ chủ động hơn trong việc marketing tới các công ty này nên doanh số thanh toán của mặt hàng than cũng như của thị trường Trung Quốc tại Vietcombank đều liên tục tăng trưởng Kim ngạch thanh toán
than tăng từ 174,64 triệu USD năm 2006 lên 298,5 triệu USD (năm 2009),
Ngoài than ra các mặt hàng xuất sang Trung Quốc thanh toán qua
Vietcombank còn là hàng nông sản, chè, cao su Thị trường Trung Quốc vẫn
duy trì vị trí dẫn đầu với tỷ trọng trung bình ba năm là trên 30% Với nhu cầu
lớn và không ngừng tăng trưởng về than để phục vụ cho hoạt động của các nhà máy điện, nhà máy sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, thị trường Trung Quốc và mặt hàng than hiện vần là thị trường và mặt hàng thanh toán hứa hẹn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng của Vietcombank trong tương lai Cặp thị trường và mặt hàng thanh toán xuất khâu phải kế đến tiếp theo là Cuba với mặt hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai về doanh số thanh toán của Vietcombank là gạo Chỉ nhập khâu và thanh toán qua Ngân hàng một mặt hàng duy nhất là gạo nhưng cũng đủ để thị trường Cuba chiếm được tỷ 57
trọng lớn thứ tư trong danh sách, với doanh số thanh toán xuất khẩu gạo tăng
từ 72,28 triệu USD năm 2006 lên 197,35 triệu USD trong năm 2009 với tỷ trọng trung bình trên 9% Gạo được xuất sang Cuba chủ yếu là sản phẩm của
Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc — Vinafood I Điểm đặc biệt của các thư tín dụng tại thị trường này là thông thường chúng được trả chậm trong 300
Trang 35năm 2008 đến hết năm 2010, Cuba đã trở thành thi trường nhập khẩu gạo lớn
nhất của Việt Nam hứa hẹn trong tương lai đây sẽ tiếp tục là một trong những thị trường có đóng góp lớn cho kim ngạch thanh toán xuất khâu của Ngân hàng
Bên cạnh hai cặp thị trường — mặt hàng tiêu biểu trên, trong danh sách các thị trường có đóng góp lớn cho kim ngạch thanh toán xuất khẩu của Vietcombank còn phải kế đến nhóm các nước láng giềng ASEAN Trước đây, nồi bật nhất trong thị trường này là Lào và Campuchia với mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu tạm nhập tái xuất Khách hàng lớn nhất của Vietcombank trong lĩnh vực này là Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam —
Petrolimex Từ năm 2004 trở về trước, Petrolimex là khách hàng đóng góp tỷ
trọng thanh toán xuất khẩu rất lớn cho Vietcombank với hàng trăm bộ chứng từ tái xuất xăng dầu có tổng giá trị lên tới trên một trăm triệu USD mỗi năm sang Lào và Campuchia Tuy nhiên, từ năm 2005 trở đi, Petrolimex đã đầu tư
góp vốn đề thành lập NH của riêng mình (Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex — PG.Bank (07/2005)) và thực hiện thanh toán xuất khẩu qua Ngân hàng đó nên cũng từ năm này, Công ty đã giảm đáng kẻ số lượng và giá
trị bộ chứng từ xuất trình và thanh toán qua Vietcombank Đó là lý do khiến doanh số thanh toán mặt hàng xăng dầu những năm gần đây chỉ còn bằng 1/5,
1/10 so với trước kia và liên tục giảm từ 61,2 triệu USD năm 2006 xuống còn 32,1 triệu USD năm 2008, và còn 16,5 triệu USD năm 2010 Cùng với đó, hai
58
thị trường Lào và Campuchia, đặc biệt là Campuchia đã hoàn toàn đánh mat
vị trí dẫn đầu về tỷ trọng (26% - 27%) trong những năm 2003 — 2004 để giờ đây chỉ còn là một trong những thị trường có doanh số thanh toán đóng góp ở mức vừa phải Tuy vậy, cùng với Lào và Campuchia, các thị trường khác là
Philippines, Indonesia, Malaysia với mặt hàng nhập khẩu chủy yếu là gạo; Thái Lan, Singapore, Mianma với hàng thủy hải sản, nông sản, dệt may, điện tử đã và đang biến ASEAN trở thành khu vực thị trường có đoanh số
thanh toán xuất khẩu ngày càng lớn tai Vietcombank.7
Qua bảng dưới đây, ta sẽ thấy được một số thị trường với những mặt
hàng xuất khẩu điền hình đã thường xuyên duy trì mức đóng góp khá cao cho doanh số thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng trong giai đoạn 2007 — 2010
7 Báo cáo tông hợp Phòng thanh toán xuất nhập khẩu NH TMCP Ngoại thương
Việt Nam
59
Bang 2.11 : Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo thị trường của NH TMCP Ngoại thương Việt nam giai đoạn 2007 — 2010
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 Doanh
Trang 37san) 46,07 4,42 40,53 2,87 55,75 2,83 52,18 2,34 Bac My (dét may,thuy hai san, TCMN,dién tử) 23,93 2,30 18,08 1,28 26,87 1,37 26,09 1,17 Thị trường khác 45,99 4,41 48,57 3,44 64,4 3,27 72,03 3,23
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng thanh toán xuất khẩu NH TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2007, 2008, 2009, 2010)
60
2.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu được thanh toán bằng thư tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.12: Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo mặt hàng của NH TMCP
Trang 38Dét may 172,44 16,54 214,9 15,21 262,55 13,34 287,01 12,87 Xăng dầu tái xuất 39,24 3,76 32,1 2,27 39,38 2,00 39,70 1,78 Điện tử 41,6 3,95 51,13 3,62 75,97 3.86 87,86 3,94 TCMN 30,76 2,95 41,2 2,92 62,97 3,2 64,67 2,9 Thuy hai san 10,84 1,04 14,16 1,00 15,75 0,80 17,62 0,79 Chè 10,96 1,05 12,13 0,86 22,05 1,12 25,64 1,15 Hang khac 179,31 17,20 316,27 22,39 423,7 21,40 462,1 20,72 61
(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp Phòng thanh toán quốc tế Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2007, 2008, 2009, 2010)
Qua bảng trên ta thấy được tỷ trọng thanh toán của các mặt hàng Các mặt hàng có tỷ trọng thanh toán cao cũng đều là những mặt hàng Xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cho thấy xu hướng thanh toán xuất khẩu bằng L/C qua Vietcombank đang cùng nhiều với xu hướng xuất khẩu cả nước Mặt hàng than đá đã chứng tỏ thị phần vượt trội trong thanh toán L/C qua Vietcombank,
luôn luôn giữ vị trí số một với thị phần trên 30%, duy trì ổn định qua các năm,
có thể nói với nhu cầu lớn về năng lượng phục vụ cho sản xuất của các nước trên thế giới hiện nay thì thanh toán xuất khẩu than đá qua Vietcombank sẽ vẫn đóng góp một tỷ trọng lớn Gạo và dệt may cũng là hai mặt hàng xuất
khẩu có thế mạnh của Việt Nam và tại Vietcombank cũng thế, hai mặt hàng này luôn đứng vị trí thứ hai và thứ ba trong thị phần thanh toán bằng L/C,
riêng mặt hàng đệt may, những năm gần đây có sự suy giảm nhỏ trong tỷ trọng thanh toán (giảm I,Š7% năm 2009, 0,47% năm 2010) do một sô vướng mắc tại các thị trường lớn như Mỹ hay EU Các mặt hàng khách như xăng dầu tái xuất, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản, chè cũng đóng góp vào kim ngạch thanh toán xuất khâu bằng L/C tại Vietcombank tuy nhiên tỷ trọng còn khá
khiêm tốn, cao nhất là mặt hàng điện tử, xấp xi 4%, thap nhat tỷ trọng chưa
tới 1%
2.3 Thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
Vietcombank
Trong những năm qua, nhờ day mạnh hoạt động marketing ngân hàng đến các doanh nghiệp mà hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đã không ngừng tăng trưởng, đóng góp một tỷ lệ không nhỏ
vào doanh số thanh toán quốc tế của Ngân hàng 62
Trang 39qua Ngân hàng chúng ta có thể xem bảng dưới đây:
Bảng 2.13: Doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ từ năm 2006 — 2010 Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Doanh số TTQT 22.851 26.323 32.501 25.600 28.800 Tổng doanh số TT bằng L/C 9.182 10.118 11.707 8.704 9.389 Doanh sé TTXK(L/C) 901,37 1.042,38 1.412,53 1.968,2 2.230,12 Doanh sé TTNK(L/C) 8.280,63 9.075,62 10.294,47 6.735,8 7.158,88
(Nguôn: Báo cáo tổng hợp Phòng thanh toán quốc tế Ngân hàng thương mại
cổ phân Ngoại thương Việt Nam năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy răng từ năm 2006 đến năm 2008
doanh số thanh toán nhập khẩu bằng thư tín dụng qua Vietcombank đã tăng
trưởng mạnh mẽ với mức tăng 9,4% năm 2007 và 13,4% năm 2008, nâng
doanh số từ 8,280 tỷ USD (năm 2006) lên 10,294 tỷ USD năm 2008 Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng từ khung hoảng tài
chính toàn cầu và suy thoái kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm, dẫn đến
63
thanh toán nhập khẩu bằng L/C tại Vietcombank cũng tụt giảm Cụ thể doanh số thanh toán nhập khẩu băng L/C tại Vietcombank đã giảm 34,57% so với
năm 2008 Sang năm 2010, nhận được những ảnh hưởng tích cực từ nền kinh tế thế giới dần được phục hồi, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng trở lại
(tăng 21%); doanh số thanh toán nhập khâu băng L/C qua Vietcombank cũng
đã tăng trở lại, đạt 7,589 tỷ USD (tăng 6,3% so với năm 2009)
Biểu đồ 2.14: Doanh số TT nhập khẩu bằng thư tín dụng
Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng thanh toán quốc tế Ngân hàng thương mại
cô phân Ngoại thương Việt Nam năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010) Về tỷ trọng doanh sơ thanh tốn nhập khẩu bằng L/C đóng góp vào thanh toán quốc tế tại Vietcombank:
Năm 2006 thanh toán nhập khẩu bằng thư tín đụng chiếm đến 36%
tổng doanh số thanh toán quốc tế qua Ngân hàng, các năm 2007, 2008 tiếp
Trang 400 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2006 2007 2008 2009 2010 64
lợi gây ra bởi khung hoảng kinh tế toàn cầu tác động lên kim ngạch xuất nhập khẩu, tác động tiêu cực lên doanh số thanh tốn qc tế của Ngân hàng; thêm
vào đó là sự tăng trưởng của hoạt động chuyến tiền dẫn đến thị phần của
thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ (trên tông doanh số
thanh toán quốc tế) bị giảm hắn: chỉ còn 26,31% (năm 2009) và 24,85% (năm 2010) (Xem bảng và biểu đồ)
Biểu đồ 2.15: Tý trọng TT NK bằng L/C / Doanh số TTQT tại Vietcombank
Đơn vị: %
(Nguén: Báo cáo tổng hợp Phòng thanh toán quốc tế Ngân hàng thương mại cổ phân Ngoại thương Việt Nam năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ trọng TT nhập khâu bằng L/C / doanh số TTQT 65
HI ĐÁNH GIÁ HOẠT DONG THANH TOAN QUOC TE BANG L/C
TAI VIETCOMBANK TRONG THOI GIAN QUA 3.1 Những thành tựu đạt được
Trong những năm vừa qua, thanh toán xuất nhập khẩu của
Vietcombank đã đạt được những kết quả đáng kế Hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank được các tô chức và ngân hàng nước ngoài đánh giá cao
Góp phần vào kết quả đó là hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ (luôn đóng góp với một tỷ lệ trên 30%) Tuy nhiên trong những năm
gân đây tỷ trọng của thanh toán bằng tín dụng chứng từ trên tổng doanh số thanh toán quốc tế của Vietcombank đang giảm dần nguyên nhân là do SỰ