1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

69 405 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Trang 1

BQ GIAO DUC VA DAO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH KHOA KỂ TOÁN - TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG D A KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG

CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

LOI CAM ON

NHAN XET CUA GIAO VIEN

DANH MUC BANG BIEU

DANH MUC BIEU ĐỒ LOIMG ĐẦU

CHUONG 1: TONG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1

1.1 Khái quát về thanh toán quốc tế - + S2ScST222 2222122122211 1e 1 DDL KAT MIG cc cccesccscsccscsccccsccccssesscsssesscesecesvsvvevsnsnsesensssssssssesenssesaceneesesee 1

1.1.2 Vai trò của TTQT đối với NHTM - cọ ererre 1

1.1.3 Các điều kiện thanh toán quốc tế -. - 2S cns cnensrvzrerrrrrersre 2

1.1.3.1 Điều kiện HỀN lệ SH HH are 2 1.1.3.2 Điều kiện dâm bảo hối đođi ong rie 2

1.1.3.3 Diều kiện đầm bảo về thời giaH coi 2 1.1.3.4 Diễu kiện về phương thức thanh toán 2 1.1.4 Các phương tiện thanh toán quốc tế, ác ccrteiesreries 3 1.1.5 Các phương thức thanh toán quốc tế - S5 St set rrrren 4

1.1.5.1 Phương thúc chuyển tiền (ÑemiHfanee) coi 4 1.1.5.2 Phương thức nhờ thu (Colleclon oƑ Paymen) 4 1.1.5.3 Phương thức ghỉ sổ (QpeHt GCCOHHỆ) co coi 5 1.1.5.4.Phương thúc tín dụng chứng từ (Documentary Credis): 5 1.2 Phương thức tín dụng chứng từ -. cha Hee 6

Trang 3

1,2.2 Các bên tham gia thanh toán cà 2 nan 6 1.2.3 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán TDCTT 7 1.2.4 Các loại thư tín dụng thương mại . 222 5 Sccsc server 8 1.2.5 Bộ chứng từ trong phương thức thanh toán TĐCTT 9

1.2.6 Hệ thống pháp lý điều chỉnh - Q.5 nghe 12

1.2.7 Rui ro trong phương thức tín dụng chứng từ 5:55<2 12

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TP.HCM . - 15

2.1 Lịch sử hình thành và phát triỂn - ¿22 St 3221211022228 2212222 te 1s 2.2 Co clu t6 chife ca VOB HOM cccccccscecsssssesssesssesssesssecsssessusssseesecessesesess 16 2.3 Nội dung hoạt động chủ yếu của ngân hàng - 0-5 se 16

2.3.1 Hoạt động về nguồn vốn và kinh doanh sec 16

2.3.2 Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác -sccccscsecse 17

2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB HCM qua những năm gân đây

H4 HT k1 1011111110 111g kg KT KT 8111111 E111 111181 1H 1 111k HT Hà TT ĐT TT ket 18

2.4.1 Hoạt động huy động vốn c2 St St n3 xe 18

2.4.2 Hoạt động tín dụng Úc HH Hệ 20

2.4.3.Hoạt động thanh toán quốc tế - oS St Stngerrreke 23

2.4.4 Kinh doanh ngoại LỆ Ặ che Hee He 24

Trang 4

3.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C cụ thể áp dụng tại VCB HCM 28

3.1.1 Thanh toán L/C nhập khẩu - - 5-5 2sEn te cgrrvec 28 3.1.1.1, Mã, điều chỉnh L/C và ký quỹ .ằ.Secee 28 3.1.1.2 Tiếp nhận, kiểm tra chúng từ, giao chúng từ, trả tiên 31

3.1.2 Thanh toán L/C xuất khẩu - 2 2++r+rvrtrttrxkrrrvrerree 33

3.1.2.1 Thông báo L/C, thông báo sửa LÁC cccceeee 33

3.1.2.2 Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chúng từ và đồi tiễn 34

3.2 Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại

MJ®:5;:i0 0a e 36

3.2.1 Đánh giá chung về hoạt động TTỌT tại VCB HCM 36

3.2.2 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức TDCT 38

3.2.3 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức TDCT 40 3.3 Đánh giá thành quả đạt được và những hạn chế - 5 42 3.3.1 Những thành quả đạt được . + 5 ccS2cctcevrrerrrrerrrrres 42

k=s»::.: 00 2n 43

3.3.3 2à) 0) 0 44 3.3.3.1 Nguyên nhân khách QH41 ào eheHneree 44 3.3.3.2 Nguyên nhân CHỦ HN SH Ha re 45

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI VCB HCM 47

4.1 Định hướng hoạt động TTỌT của VCB HCM trong thời gian tới 47 4.2, Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán L/C tai VCB HCM 48

Trang 5

4.2.4 Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, phân tích đối thủ cạnh

tranh và áp dụng Marketing vào hoạt động TTỌT 51 4.2.5 Tăng cường công tác giám sát, quản lí rủi ro 52

4.2.6 Tăng cường nguồn ngoại tệ phuc vu TTQT | cence 53 4.3 Một số kiến nghị - nh HH H1121122222211121xcerce 3 4.3.1 Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước . -: 53 4.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 5c S22 222222 Em rrrey 55

4.3.2.1 NHNN cần có những biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường mua bán ngoại lệ lin ng@n NANG ccc cette tetas 55 4.3.2.2 NHNN nên thực hiện chinh sdch t} gid héi dodi thich hgp sao

cho tỷ giá luôn đảm bảo có lợi cho các nhà XNK 55

4.3.3 Đối với ngân hàng VCB HCM Sàn tre 56 KẾT LUẬN

Trang 6

Dank WMuc Bing téu Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 2.5: Bang 2.6: Bang 3.1: Bang 3.2: Bang 3.3: HCM Bang 3.4: Tình hình huy động vốn của VCB HCM năm 2008, 2009 19

Phân loại dư nợ tín dụng theo thời gian đáo hạn 21

Phân loại dư nợ tín dụng theo déi tudng khach hang 22

Doanh số thanh toán XNK của VCB HƠM 24

Doanh số mua và bán ngoại tệ của VCB HCM 25

Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB HCM 25

Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại VCB HCM 36

Danh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C tại VCB HCM

Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C tại VCB

Trang 7

Dank Muc Bibu Pé

Hình 1.1: Sơ đổ quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng

0n 001077 7

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức VCB HCM -sssseesserexssseservrs.e 16 Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của VCB HCM qua các năm 19 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời gian đáo hạn -« 21 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng - 22 Hình 3.1: Sơ đổ quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu tại VCB

Trang 8

Dank Muc Fe Vide Tit

VCB HCM : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chỉ nhánh TpHCM

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và đang hội nhập với nền kinh tế

thế giới Chính sách mở cửa của Việt Nam đã làm tăng sự giao thương giữa nước

ta với các nước trên thế giới làm cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng không

ngừng phát triển Để hòa nhịp vào sự phát triển đó, các Ngân hàng thương mại

cũng đã có nhiều thay đổi trong việc đa đạng hóa các sản phẩm dịch vụ, trong đó

thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng

NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam chỉ nhánh TpHCM (VCB HCM) là một trong những chi nhánh trực thuộc NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam cũng thực

hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập

khẩu của doanh nghiệp Thực hiện nghiệp vụ này, chi nhánh đã hỗ trợ cho việc thanh toán của các doanh nghiệp trên địa bàn được thực hiện thông suốt, góp

phần vào việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tăng nguồn thu cho ngân hàng Hoạt động thanh toán quốc tế tại chí nhánh ngày càng phát triển, chiếm thị phân lớn trên địa bàn nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu câu cạnh tranh và hội nhập

hiện nay

Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu để tài “Giải pháp phát triển hoạt động

thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chỉ nhánh TpHCM” để nói lên thực trạng cũng như để xuất những giải pháp giúp ngân hàng phát triển và đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế, thu hút được nhiều khách hàng hơn và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 10

cửa nó trong hoạt động kinh tế hiện nay Đồng thời phân tích, đánh giá thực trang

hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HCM Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng

phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng trong tương lai

3 Phương pháp nghiên cứu

* Thực hiện thu thập số liệu từ các cơ quan, ban ngành trên địa bần, từ các báo cáo của VCB HCM qua các năm 2008 - 2009,

*' Tham khảo các tài liệu, tạp chí, các quy định trong hệ thống để phục vụ

cho việc nghiên cứu

¥ Sit dung phương pháp thống kê, so sánh và phân tích đánh giá, từ đó nêu

ra những mặt đạt được và những hạn chế nhằm đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HCM 4 Đối tượng và pham vi nghiên cứu

*x Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế và thanh toán bằng

phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HCM

Y Pham vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tình hình thanh toán quốc tế và

hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của VCB HCM

qua các năm 2008 — 2009

5 Kết cấu của khoá luân

Chưởng 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế

Chương 2: Giới thiệu về NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chỉ nhánh

TpHCM

Chương 3: Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng

từ tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chỉ nhánh TpHCM

Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc

CHUONG 1

TONG QUAN VE THANH TOAN QUOC TE

1.1 Khái quát về thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chỉ trả và quyển hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ

chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với các tố chức quốc tế, thông qua quan hệ ngân hàng của các nước liên

quan

1,1,2 Vai trò của TTỌT đối với NHTM

Đối với hoạt động của ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTỌQT mà nhất là hình thức tín dụng chứng từ có vị trí quan trọng Nó không chỉ

thuần túy là dịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạt động không thể thiến trong

hoạt động kinh doanh cia NHTM

Hoạt động TTỌQT giúp ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng có nhn cần giao dịch quốc tế Trên cơ sở đó, ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăng thêm

nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường

Thông qua hoạt động TTỌQT, ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ kinh

doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác Đồng thời đẩy

mạnh hoạt động tài trợ XNK cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do quần lý được nguên vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hé TTQT

qua ngân hàng

Hơn thế nữa, hoạt động TTQT còn giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cẩu

của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của ngân hàng

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc

1.1.3 Các điều kiên thanh toán quốc tế 1.1.3.1 Điều kiện tiền tệ

Đây là thoả thuận để lựa chọn đêng tiễn tính toán, chi trả Việc lựa chọn

đồng tiên nào là phụ thuộc vào tương quan so sánh lực lượng trong quan hệ

thương mại; phụ thuộc vào tập quán sử dụng đồng tiễn trong khu vực; phụ thuộc vào tập quán thanh toán troug các ngân hàng; và đặc biệt là đồng tiền đó phải có vị thế xứng đáng trên thị trường

1.1.3.2 Điều kiện đâm bảo hối đoái

Trong nên kinh tế thị trường thì một trong những rủi ro đó là rủi ro do hối

đoái Do đó, để hạn chế rủi ro do tỷ giá các bền phải đàm phán các điểu kiện

đảm bảo hối đoái cho giá trị hợp đồng khi thanh toán đúng như giá trị hàng hoá

đã nhận hoặc đã trao Việc đảm bảo cho giá trị tiễn tệ có thể thực hiện bằng việc

đảm bảo bằng vàng, đảm bảo bằng ngoại hối, đầm bảo bằng rổ tiễn tệ, đảm bảo bằng tiền tệ quốc tế, đảm bảo theo sự biến động của chỉ số giá quốc tế dối với

hàng hoá đó

1.1.3.3 Điều kiện dẳm bảo về thời gian

Điều kiện thời gian thanh toán mang tính bắt buộc đối với các giao dịch TTQT, điểu kiện này quy định cụ thể thời gian bên trả tiền phải thực hiện thanh toán cho bên nhận tiển Thời gian thanh toán chứa đựng các rủi ro từ sự biến

động thị trường, nên các bên phải dam phán trong việc lựa chọn thời gian thanh toán Trong thực tế, các bên có thể lựa chọn hình thức thanh toán trả tiền trước,

trả tiền ngay hoặc trả tiền sau

1.1.3.4 Diều kiện về phương thức thanh toán

Đây là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện TTỌT Phương thức thanh toán là một cách thức nhất định, thông qua đó người mua trả tiễn để nhận hàng và người bán nhận tiền để giao hàng Trong buôn bán người ta có thể lựa

Trang 13

Khóa luậu tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngọc

chọn nhiễu phương thức thanh toán khác nhau để thu tiễn hoặc trả tiền, nhưng xét

cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của

người bán là thu tiền nhanh, đúng, đầy đủ và tùy yêu cầu của người mua là nhập

hãng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn

1.1.4 Các phương tiên thanh toán quốc tế

Hối phiếu (Bill of Exchange): là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khác bằng việc yêu câu người này, khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định; hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiển nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối

phiếu; hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác; hoặc trả cho người cầm

phiếu

Lệnh phiếu (Promisssory notes): là một chứng khoán trong đó một người,

gọi là người ký phát, cam kết sẽ trả một số tiễn nhất định vào một ngày nhất định

cho người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng

Séc (Cheque): lA mệnh lệnh vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người cầm séc hoặc cho

người có tên trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này

Thẻ thanh toán (Plastic card): là phương tiện thanh toán mà người sở hữu

thể có thể sử dụng nó để rút tién mặt tại các máy, các quầy tự động của ngân hàng đồng thời có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại các cơ

sở chấp nhận thé và còn là phương tiện để chủ thẻ có thể giao dịch với ngân hàng mà không cần gặp nhân viên ngân hàng

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths, Lé Thanh Ngọc

1.1.5 Các phương thức thanh toán quốc tế 1.1.5.1 Phương thức chuyển tién (Remittance)

Chuyển tiển là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng (gọi là người chuyển tiễn) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định

cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định Phương thức này có thể áp dụug cả trong thanh toán mậu dịch lẫn phi mậu dịch, nhưng thanh toán phi mậu dịch áp

dụng nhiều hơn

Thực tế sử dụng cho thấy chuyển tiễn có thể thực hiện theo một trong hai

hình thức: chuyển tiển trả sau và chuyển tiển trả trước Chuyển tiển trả sau là hình thức chuyển tiển trả cho người xuất khẩu sau khi nhận hàng Chuyển tiển trả trước là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiên trả sau chỉ khác ở chỗ người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiển và, do đó người xuất khẩu nhận được tiển

trước khi giao hàng

1.1.5.2 Phương thức nhờ thu (Colleelion oƒ Payment)

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiễn từ người nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra Có hai phương thức thực hiện nhờ thu sử dụng hai

loại hối phiếu là hối phiếu trơn và hối phiếu kèm chứng từ:

*' Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection): là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ

vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng Phương thức này liên quan đến hai loại chứng từ:

chứng từ thương mại (hoá đơn thương mại, vận tải đơn, và các loại giấy chứng

nhận liên quan đến hàng hoá) và chứng từ tài chính (hối phiếu) Có thể nói nhờ

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc

thu hối phiếu trơn là hình thức nhờ thu trong đó chứng từ tài chính tách rời chứng

từ thương mại

* Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary collection): là phương

thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành ughĩa vụ giao hàng

hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiển

ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng

từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc

chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hoá

1.1.5.3 Phuong thite ghi sé (Open account)

Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong đó tổ chức xuất khẩu khi

xuất khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ riêng của mình và việc thanh toán các khoẩn nợ này được thực hiện trong từng thời kỳ nhất định có thể là hàng tháng hoặc hàng quý Khi thực hiện phương thức này, tức là tổ chức xuất khẩu đã thực hiện cấp một khoản tín dụng thương mại cho người nhập khẩu Phương thức thanh toán này chứa đựng nhiều rủi ro Do vậy, thông thường phương thức này chỉ áp dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị có quan hệ buôn bán thường xuyên và tin cậy lẫn nhau

1.1.5.4.Phuong thite tin dung chiing ut (Documentary Credits):

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo

yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiển nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó

nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng (L/C)

Trang 16

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc

1.2 Phương thức tín dụng chứng từ

1.2.1 Khái quát về thư tín dụng

Thư tín dụng (Letter of Credit) gọi tất là L/C là văn bản pháp lý trong đó

một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người

thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp

với những quy định đã nêu trong văn bản đó 1.2.2 Các bên tham gia thanh toán

Người xin mở L/C (Applican©): thơng thường là người mua hay là tổ chức nhập khẩu

Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán hay là người xuất khẩu hàng

hoá

Ngân hàng mở hay NHPH thư tín dụng (The issuing bank): là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho

nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu

thoả thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại Nến chưa có sự quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn

Ngân hàng thông báo L/C (The advising bank): là ngân hàng phục vụ

người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở Ngân

hàng này thường ở nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng chỉ nhánh hoặc đại lý của NHPH thư tín dụng

Ngoài các bên tham gia vừa để cập trên đây còn có thể có các ngân hàng

khác tham gia trong phương thức thanh toán này, bao gồm: * Ngân hàng xác nhận (The confirming bank)

*x Ngân hàng thanh toán (The paying bank)

*' Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank)

*ˆ Ngân hàng chuyển nhượng (The tranfering bank)

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc

¥ Ngan hang chi dinh (The nominated bank)

¥ Ngan hang hoan tré (The reimbursing bank) ¥ Ngan hang doi tién (The claiming bank) *' Ngân hàng chấp nh4n (The accepting bank) *ˆ Ngân hàng chuyển chứng từ (The remitting bank)

1.2.3 Quy trình thực hiên phương thức thanh toán TDCT

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thực hiện phương thức thanh toán TDCT (3) Ngau hang mé L/C 4 Ớ) Ngân hàng thông báo L/C (8) , 4 a (2) (11)} (10) (9) (6) (4) — y 7 ~ _ (5) r — — _ ¥ Người nhập khẩu Người xuất khẩu (1)

Giải thích nội dung quy trình:

1 _ Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại

2 _ Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho người

xuất khẩu thụ hưởng

3 Ngân hàng mở L/C mở I/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển

1L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết

4, Ngan hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã

mở

5 Dựa vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu

6 Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân

hàng thông báo để được thanh toán

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc

7 Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở

L/C xem xét trả tiển

8 Ngân hang md L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền

chuyển sang ngân hàug thông báo để ghi Có cho người thụ hưởng Nếu

không phù hợp thì từ chối thanh toán

9 Ngân hàng thông báo ghi Có và báo Có cho người xuất khẩu

10 Ngân hàng mở I/C trích tài khoản và báo Nợ cho người nhập khẩu

11 Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng

1.2.4 Các loai thư tín dụng thương mại

L/C có thể huỷ ngang (Revoecable L⁄/C): là loại L/C mà Ngân hàng mở L/C

và tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cầu báo trước cho người hưởng lợi L⁄C

L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C mà Ngân hàng

mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu trong thời

gian hiệu lực của L/C, không có quyền đơn phương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ L/C

đó

1/C không huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C) : là loại L/C không hủy ngang và được một ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với Ngân hàng mở L/C

L/C không thể huỷ ngang và không được truy đòi lai tién (Irrevocable

without recourse L/C): là loại L/C không thể huỷ bỏ trong đó quy định Ngâu

hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ trường hợp uào

L/C tuân hoan (Revolving L/C): 14 loai L/C ma sau khi sit dung xong lai

tiếp tục có giá trị

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngọc

L/C gidp lung (Back to back L/C): 18 loai L/C khéng thé hủy bỏ được phát hành trên cơ sở một L/C khác

L/C déi ting (Reciprocal L/C): là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra

L/C thanh toán chậm (Deferred payment L/C): 1a loai L/C khéng hủy bỏ trong đó quy định Ngân hàng mở L/C hay Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với

người hưởng lợi sẽ thanh tốn tồn bộ số tiền 1/C vào thời hạn cụ thể ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu

L⁄/C với điều khoản dé (Red clause L/C): 1a loai L/C có điểu khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ở điều khoản đặc biệt này

L/C dự phòng (Standby 1⁄C): là loại L/C trong đó quy định rằng nếu đơn vị xuất khẩu không thực hiện hợp đồng, Ngân hàng mở L/C dự phòng sẽ thanh

toán tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu

L/C có điều khoản T/TR (Telegraphic transfer Reimbursement): là loại L/C thông thường nhưng trong thư có quy định: Cho phép ngân hàng phục vụ người hưởng lợi san khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, phù hợp với những

điều kiện đã quy định trong 1/C thì được phép điện đòi tiễn Ngân hang md L/C

hay một ngân hàng chỉ định trong 1C

L⁄C có thể chuyển nhượng được (Irrevoeable Transferable L/C): 1a loai

L/C không thể hủy ngang, trong đó quy định quyển được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ trị giá L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên

1.2.5 Bô chứng từ trong phương thức thanh toán TDCT

Hoá đơn thương mại (Comrmercial invoice): là chứng từ cơ bản trong các

chứng từ hàng hoá Hoá đơn do người bán lập xuất trình cho người mua sau khi gửi hàng đi

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc

Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list): là một chứng từ hàng hoá liệt kê những mặt hàng, những loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định

Phiếu đóng gói do người sản xuất, người xuất khẩu lập ra khi đóng gói hàng hoá

Bảng kê chỉ tiết (Specification): là những chứng từ hàng hoá, trong đó người ta thống kê cụ thể tất cả các loại hàng và các mặt hàng của lô hàng trên

hoá đơn hoặc hợp đồng nào đó

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin): là chứng từ do Phòng

Thương mại của nước XNK cấp cho chủ hàng, xác nhận nơi sản xuất hoặc nguồn

gốc xnất phát của hàng hoá

Hoá đơn lãnh sự (Consular invoice): là hoá đơu có sự chứng nhận của lãnh

sự nước nhập khẩu đang công tác tại nước xuất khẩu tại một khu vực lân cận chứng thực về giá cả hàng hoá

Hoá đơn hải quan (Custom invoice): Theo quy định của một số nước, khi nhập khẩu hàng hoá, thương nhân phải xuất trình cho cơ quan hải quan “hoá đơn

hải quan” nhằm thuận tiện cho việc thống kê của cơ quan hải quan nước nhập khẩu, thuận tiện cho việc xác định nguồn gốc của hàng hoá, trên cơ sở đó thay

thế giấy chứng nhận xuất xứ, thuận tiện cho hải quan nước nhập khẩu, ngăn chặn

thủ đoạn bán phá giá, mặt khác xác định chính xác giá của hàng hoá nhằm ngăn

chặn việc thương nhân báo giá giả để trốn thuế

Bảo hiểm đơn (Insurance policy): là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho

người được bảo hiểm

Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): là chứng từ do công

ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để chấp nhận bảo hiểm cho một lô

hàng nào đó

Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity): là chứng từ xác định

số lượng hàng hoá mà người bán giao cho người mua Giấy này có thể do cục

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc

kiểm nghiệm phẩm chất hàng hoá XNK hoặc công ty giám định, hoặc do đơn vị

xuất khẩu lập và được kiểm nghiệm, công ty giám định hay cơ quan hải quan xác

nhận

Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of weight): là chứng từ xác

nhận khối lượng hàng hoá Giấy này do cục kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập

khẩu, hoặc cơ quan hải quan, hoặc công ty giám định cấp

Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality): là chứng từ xác nhận chất lượng hàng hoá Người cấp giấy chứng nhận phẩm chất có thể là người sẩn xuất, cũng có thể là cơ quan chuyên môn như cục kiểm nghiệm hàng hố

XNK hay cơng ty giám định, tuỳ theo sự thực hiện của hai bên trong hợp đồng mua bán ngoại thương

Giấy chứng nhận vệ sỉnh (Sanitary certificate): là chứng từ xác định tình trạng không độc hại của hàng hoá đối với người tiêu thụ Chứng từ này do Cục

kiểm nghiệm hàng hoá XNK cấp

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm (Phytosanitory certificate): là

chứng từ do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm cấp cho chủ hàng để xác

nhận hàng hoá là thực vật hoặc sản phẩm thực vật là không có nấm độc, sâu bọ,

cổ dại có thể gây bệnh cho cây cối ở nơi đường đi của hàng hoá hoặc ở nơi đến

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary certificate): là chứng từ do cơ quan thú y cấp cho chủ hàng để chứng nhận hàng hoá không vi trùng gây

dịch bệnh cho giống má, súc vật hoặc chứng nhận động vật đã được tiêm chủng

để phòng dịch bệnh

Tờ khai hải quan: là chứng từ trong đó chủ hàng khai báo cho cơ quan hải

quan biết về số lượng hàng của mình muốn chuyên chở ngang qua biên giới quốc gia

Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lê Thanh Ngoc

Vận đơn đường biển (Bill of lađing): là chứng từ chuyên chở hàng hoá trên

biển, do người vận tải cấp cho người gửi hàng nhằm xác định quan hệ pháp lý

giữa người vận tại với người chủ hàng

1.2.6 Hệ thống pháp lý điều chỉnh

Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practise for Documentary Credits) đã được Phòng thương mại quốc

tế (ICC) chuẩn hoá vào năm 1933 và tiếp tục cập nhật thường xuyên qua các năm Bản sửa đổi mới nhất đã được Uỷ ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại

cuộc họp ở Paris vào ngày 25 tháng 10 năm 2006 bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007 (bản trước

đây là UCP500)

Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư

tín dụng phát hành số 681, sửa đổi năm 2007 ICC, tuân thủ UCP 600 2007 ICC (ISBP 681 2007 ICC)

1.2.7 Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ

Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Việc thanh toán của ngân hàng cho nhà

xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm

tra thực tế hàng hoá Ngân hàng chỉ kiểm tra tính hợp lệ bể ngoài của chứng từ Nếu nhà xnất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho ngân

hàng chỉ định để thanh toán Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập

khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị

hư hỏng gì Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đây đủ tiển

đã thanh toán cho NHPH

Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách đỡ hàng, lưu kho, bán đấu

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngọc

giá cho đến khi vấn để được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước Nhà

xuất khẩu phải trả các khoản chỉ phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo

hiểm hàng hoá trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý hay từ chối nhận

hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót Nếu NHPH hoặc NHXN mất khả năng thanh

toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hồn hảo cũng khơng được thanh toán

Cũng tương tự như vậy, nến ngân hàng chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền Trừ khi IL/C

được xác nhận bởi một ngân hàng hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NHPH cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro

do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi

Rủi ro đối với NHPH: NHPH là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu,

nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu Ngân hàng này thường được hai bên

nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng,

nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyển lựa chọn Rủi ro đối

với NHPH là ở chỗ ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của I/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chi tâm không thanh tốn hay khơng có khả năng thanh toán Vì thế, trước khi chấp nhận phát

hành 1⁄C, ngân hàng cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một

khoản tín dụng cho khách hàng

Rủi ro đối với NHXN: NHXN thường là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân

hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NHPH, được NHPH yêu cầu xác nhận và

cam kết trả tiên cho người bán nếu như NHPH không thực hiện dược nghĩa vụ của mình Đối với NHXN, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L⁄C khi có tranh chấp giữa hai bên Rủi

ro đối với NHXN xảy ra khi họ không nắm vững dược năng lực tài chính của NHPH mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hận quả thì lại phải

Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc

chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NHPH do NHPH thiếu thiện chí hay mất

khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản

Rủi ro đối với NHCK: NHCK là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C cho chiết khấu tự do Cũng như NHPH, NHCK có thể

gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không

tuân thứ theo các điểu kiện của UCP600 Rủi ro xảy ra đối với NHCK phần nhiều

phụ thuộc vào thiện chí của NHPH và nhà nhập khẩu Các rủi ro mà NHCK có thể gặp phải là rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập

khẩu trì hỗn thanh tốn; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập

khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NHPH bị phá sắn; rủi ro do NHCK

không hành động đúng theo quy định của UCP600

Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh: là những rủi ro khi một bên tham gia cố

tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác

Rui ro chính trị: là những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau Mỗi một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng

đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp

đồng cửa các bên Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu

cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu

thương mại quốc tế

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam chỉ nhánh TpHCM (VCB HCM) thành

lập ngày 01/11/1976, được xem là chỉ nhánh ngân hàng có quy mô lớn nhất tại

TpHCM trong số các chỉ nhánh của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam Trải qua hơn 30 năm hoạt động, VCB HCM đã không ngừng lớn mạnh và luôn giữ vai trò

là một trong những chỉ nhánh NHTMCP hàng đầu tại khu vực TpHCM Nguồn

vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng lên trong các năm qua Thanh toán XNK của VCB HCM luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch XNK của toàn TpHCM Ngoài ra, VCB HCM còn là ngân hàng đầu mối kinh doanh ngoại

tệ và là một trong những ngân hàng hàng đầu trong các lĩnh vực cho vay, bảo

lãnh, nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán thẻ trên địa bàn TpHCM

Với mong muốn đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến gần hơn nữa với khách hàng, VCB HCM đã không ngừng phát triển hệ thống mạng lưới Tính đến

nay, VCB HCM đã có 16 Phòug Giao dịch, 5 điểm giao dịch và quầy thu đổi ngoại tệ và hệ thống ATM có quy mô lớn nhất TpHCM với hơn 300 máy được đặt tại các vị trí thuận lợi nhằm phục vụ cho việc giao dịch của khách hàng

Với phương châm “Vieteombank Ngân hàng hàng đâu vì Việt Nam thịnh

vượng”, VCB HCM cùng với đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông

nghiệp vụ, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, đa đạng hoá sin phẩm,

dịch vụ và mang lưới hoạt động về phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, góp phần vào mục tiêu chung của Vietcombank là duy trì vai trò NHTMCP hàng đầu

ở Việt Nam và phấn đấn để trở thành một tập đoàn tài chính đa năng có quy mô

Trang 26

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc đứng trong 70 tập đoàn tài chính hàng đầu Châu Á và có phạm vi hoạt động toàn cầu 2.2 Cơ cấu tổ chức của VCB HCM Hình 2.1: Sơ đô tổ chức VCB HCM /Z TA GIÁM ĐỐC I Z ~~,

PHO PHO - PHO © PHO PHO -

GIAMBOC| |GIAMDOC]| |GIAMBOC| | GIÁM ĐỐC| | GIÁM ĐỐC

XQ /

Ò Í PHÒNG `

PHÒNG PH cc PHONG PHONG PHONG

KẾ TOÁN HÀNG KHACH \ CHÍNH ) HANH XNK VI TÍNH

Cơ cấu tổ chức của VCB HCM như sơ đồ trên Bộ máy quản trị gồm có: GÐ

quản lý chung tình hình hoạt động kinh doanh và mọi liên quan phát sinh tại chi nhánh; 5 PGĐ hỗ trợ cho GÐ trong điều hành và chỉ đạo thực hiện hoạt động tại

chỉ nhánh; kế tiếp là các phòng ban thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp

vụ riêng, đứng đầu là các Trưởng phòng điều hành Toàn chỉ nhánh có các nhân viên với các chuyên môn nghiệp vụ trải đều tại các phòng nghiệp vụ và có sự phân công công tác rõ ràng

2.3 Nôi dung hoat đông chủ yếu của ngân hàn 2.3.1 Hoạt đông về nguồn vốn và kinh doanh

Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các đơn vị, tổ chức kinh tế và dân cư trong nước và ngoài nước bằng VND và ngoại tệ Trong đó huy động vốn bằng VND có 11 hình thức, huy động vốn bằng

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc

ngoại tệ có § hình thức với lãi suất linh hoạt phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng

Thực hiện cho vay ngắn — trung ~ dài hạn với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ và các nhu câu xã hội

khác với mục tiêu hiệu quả

Chiết khấu các giấy tờ có giá do kho bạc nhà nước và Chính phủ phát hành Chiết khấu các chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ Riêng đối với các sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ, chỉ nhánh chỉ chiết khấu khi khách hàng đông ý

nhận VND, nếu khách hàng có nhu cầu dùng ngoại tệ thì phải tiến hành mua

ngoại tệ theo giá niêm yết của NH vào thời điểm quy đổi Mức chiết khấu tối đa của các loại chứng chỉ tién gửi và sổ tiết kiệm là 90% giá trị của sổ

Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tín dụng ngoai tệ, mua bán thu đổi ngoại tệ và TTỌT Trong đó có các hình thức TTQT như: tín dụng chứng ty (NK —~ XK), nhờ thu kèm chứng từ, nhờ thu gửi đến (NK), nhỡ thu gửi đi (XK),

chuyển tiễn ra nước ngoài, chuyển tiễn bằng bankdraft, chuyển tiền qua Western Union, dịch vụ nhận chỉ và trả tiền chuyển từ nước ngoài về một cách nhanh

chóng, hiệu quả, thuận tiện, an toàn

2.3.2 Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác

* Là dịch vụ thanh toán các loại thẻ do quốc tế phát hành và ngân hang VCB phát hành *_ Xác nhận số dư trên tài khoản tại VCB cho các cá nhân và tổ chức khi có yêu cầu * Dịch vụ ngân quỹ: kiểm đếm, xác nhận thật giẩ, cất giữ hộ VND, ngoại tệ, vàng và các dịch vụ về ngân quỹ khác

v_ Cho thuê ngăn tủ sắt, két sắt

* Cung cấp các dịch vụ về tư vấn và hỗ trợ trong việc mua bán bất động sản

Trang 28

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngọc

2.4 Kết quá hoạt đông kinh doanh của VCB HCM qua những năm gần đây Năm 2009 là một năm có nhiều biến động với muôn vàn gian khó nhưng

cũng đã mang đến không ít thành công Thực hiện phương châm “An toàn — Chất lượng — Tăng trưởng ~ Hiệu quả”, năm qua VCB HCM đã triển khai tích cực các mặt hoạt động đóng góp vào kết quả chung của toàn hệ thống, xứng đáng là một

trong những chỉ nhánh đi đầu toàn hệ thống Kết quả hoạt động của VCB HCM

được thể hiện trong các hoạt động sau:

2.4.1 Hoạt động huy đông vốn

Hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay đều huy động cho mình nguồn vốn

bằng nhiều biện pháp và tiêu chí là m nguồn vốn sao cho chỉ phí thấp nhất và

ổn định Theo tiêu chí đó, ngân hàng có thể sử dụng biện pháp làm tăng sự “hấp

dẫn” của lãi suất, làm phong phú về mặt kỳ hạn gửi, rút Có thể nói, trong thời

gian qua công tác huy động vốn của VCB HCM là rất tốt

Nắm bắt được các điều kiện kinh tế - xã hội và xuất phát từ kế hoạch nguồn vốn của mình, ngân hàng đã chủ trương khơi tăng nguồn vốn từ dân cư, đặc biệt chú trọng đến công tác huy động vốn không kỳ hạn với lãi suất thấp như:

vận động mở tài khoản cá nhân và thanh tốn khơng dùng tién mat qua ngân hàng, trả lương qua thẻ cho nhân viên trong ngân hàng và cho nhân viên của các khách hàng doanh nghiệp khác VCB HCM đã chú trọng đến việc nâng cấp mạng

lưới phòng giao dịch để thu hút các nguồn vốn ổn định, vững chắc Ngân hàng đã

tăng cường cường các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền, để thu hút các nguồn vốn mang tính ổn định, lãi suất thấp

Bên cạnh đó, VCB HCM còn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi tầng lớp

dân cư bằng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng

Với rất nhiều biện pháp khác nhau, ngân hàng đã huy động được một ngnỗn

vốn tăng cường liên tục, kết quả thể hiện qua bảng sau:

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VCB HCM năm 2008, 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh | Năm 2008 2009 2009/2008 |Hình thức HĐ Sốtiên | % | Sốuển | % | + | % _ | Từ các TCKT 826.220 | 63,12] 751.808 | 53,36 | -74412| -9,01 Từ dân cư 482.672 | 36,88| 657.122| 46,64 | 174450| 36,14 Tổng nguồn 1.308.892 | 100 | 1.408.930] 100|100038| 7,64

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2009

Biểu đô 2.1: Tình hình huy động vốn của VCB HCM qua các năm

Qua bảng thống kê trên ta thấy, tình hình hoạt động của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng hàng năm Năm 2009, mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn Tính đến

cuối năm 2009, ngân hàng đã thu hút được 1.408.930 triệu đồng, tăng 7,64% so

với năm 2008 Vốn huy động ngoại tệ đạt 535.153 triệu đồng, vốn huy động VND

Trang 30

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc

từ khách hang dat 834.159 triéu déng, ting 18,8% so với năm ngoái Vốn huy

động từ các tổ chức kinh tế đạt 751.808 triệu đồng, chiếm 53,36% so với tổng

nguồn Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, vốn huy động từ dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá tốt 36,14% là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều

trong năm và sự cố gắng nỗ lực của cán bộ nhân viên

Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa đạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn cửa ngân hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ

nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu câu thanh toán của khách hàng và đầm bảo

thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN 2.4.2 Hoạt đông tín dụng

Nhờ nguồn vốn huy động dồi dào, VCB HCM đã tiến hành đa dạng hóa các

mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng, chiếm khoảng 80% tổng thu nhập của ngân hàng Hoạt động tín dụng là hoạt động nghiệp vụ quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Trong những năm qua, với quyết tâm cao, ngân hàng đã vận dụng kịp thời,

linh hoạt các chủ trương, chính sách của nhà nước như cho vay hỗ trợ lãi suất, cho

vay tiêu dùng với lãi suất thỏa thuận Với định hướng mở rộng cho vay các

doanh nghiệp vừa và nhỏ — một loại hình khách hàng đầy tiểm năng, VCB HCM

đã phát triển thêm một số khách hàng mới hiệu quả với doanh số hoạt động

tương đối lớn góp phần mở rộng đội ngũ khách hàng truyền thống Đối với đầu tư

trung và dài hạn, ngân hàng đã đáp ứng vốn cho nhiều dự án lớn trên cơ sở bám

sát định hướng phát triển của các ngành và thành phố, đồng thời xuất phát từ tính cấp thiết thực tế của dự án để tiến hành đầu tư vốn có hiệu quả góp phần hiện đại hóa máy móc thiết bị và công nghệ, tăng năng lực sẩn xuất và nâng cao chất

lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ kinh

doanh hiệu quả, góp phần tăng thêm việc lầm cho lao động thành phố

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngọc Bang 2.2: Phân loại dư nợ tín dụng theo thời gian đáo hạn Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh E 2008 2009 r Năm 2009/2008 {Chi tieu _ | sétiéen [| % | Sếtền | % | +- % | Dư nợ ngắn hạn 494.533 | 52,61 614.218 | 52,05 | 119.685 24,2 ) Dư nợ trung hạn 113.094 | 12,03 151.447 | 12,83 | 38.353) 33,91 -| Dư nợ dài hạn 332.315 | 35,36] 414.511] 35,12] 82.196] 24,73 | Tổng dư nợ tín dụng 939.942 100 | 1.180.176 100 | 240.234] 25.56

- Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2009

Biểu để 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời gian đáo hạn Eï Dư nợ ngắn hạn lR Dư nợ trung hạn 2% Dưng dài hạn 12% 13% 2008 2009 q

Hoạt động tín dụng của VCB HCM trong năm 2009 khá thuận lợi Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng tại cuối năm 2009 đạt 1.180.176 triệu đồng, tăng

25,6% so với năm 2008 Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tỷ giá thì tốc độ tăng

=

_ trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng trong năm 2009 còn 23,6% Ty lệ tăng

trưởng tín dụng của VCB HCM thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng

_ chung của toàn ngành Ngân hàng (37,7%) Dư nợ cho vay trung dài hạn tăng

33,91% và 24,73% so với cuối năm trước, đạt 565.958 triệu đồng và chiếm 48%

Trang 32

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc

tổng dư nợ cho vay Cho vay ngắn hạn có số dư 614.218 triệu đồng, tăng 24,2%

so với năm 2008

Ngoài ra, VCB HCM còn thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất với tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất tính đến ngày 31/12/2009 là 393.317 triệu đồng,

trong đó dư nợ ngắn hạn là 325.075 triệu đồng; dư nợ trung dài hạn là 68.225

triệu đồng Tổng tiền lãi đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng 11.533 triệu đồng Doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất trong năm 2009 đạt 1.266.625 triệu đồng

Bảng 2.3: Phân loại dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2008 2009 | Năm 2009/2008 Chi tiéu Số tiền % Số tiền % +/- % CA nhan 90.495} 9,63] 113.975] 9,66| 23.480} 25,94 DN lớn 440.994 | 46,92} 468.572 39,7 | 27.578 6,25 DNVVN (SME) 242.459 | 25,79} 330.663] 28,02} 88.204| 36,38 Khác 165.994 | 17,66] 266.966 | 22,62 | 100.972| 60,83 Tổng dư nợ tín dụng 939.942 100 | 1.180.176 100 | 240.234 | 25.56

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc

Đối tượng khách hàng vay vốn của VCB HCM chủ yếu là nhóm khách hàng tổ chức trong đó doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng cao nhất 39,7% trong tổng dư

nợ tín dụng Đây là đối tượng khách hàng thường có rủi ro tín dụng khá cao, vòng đời dự án dài, khả năng thu hổi vốn chậm Mặt khác, danh mục cho vay của VCB

HCM cũng tập trung vào nhóm ngành sản xuất chế biến và thương mại, đây là những nhóm ngành chịu nhiều tác động trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nên đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của VCB IICM tăng cao năm 2008

Vì thế, trong năm 2009, VCB HCM đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng

bên vững để cải thiện chất lượng tín dụng Đến 31/12/2009 tỷ lệ nợ xấu là 2,47% thấp hơn nhiều so với mức 4,61% vào cuối năm 2008

Năm 2009, VCB HCM đã triển khai kịp thời và hiệu quả chương trình Cho

vay hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nên dư nợ SME chiếm 28,02% tổng dư nợ, tăng 36,38% so với năm 2008 Dư nợ cá nhân chiếm 9,66% tổng dư nợ Tỷ lệ dư nợ cá nhân còn thấp hơn so với kế hoạch (10%) là do khi ngân hàng thực hiện các biện pháp thắt chặt tín dụng thì đối tượng này bị áp dụng hạn chế cho vay nhiều nhất

Đến thời điểm 31/12/2009, VCB HCM đã trích đủ 100% dự phòng chung và

dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN

Số dư Quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm báo cáo là 45.850 triệu đồng trong đó dự phòng chung là 11.558 triệu đồng và dự phòng cụ thể là 34.292 triệu đồng Trong năm, VCB HCM đã tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi nợ và số tiển thu hổi được ghi vào thu nhập bất thường là 1.233 triệu đồng

2.4.3.Hoạt động thanh tốn quốc tế

Ngồi hiệu quả từ hoạt động cho vay thì hiệu quả từ hoạt động TTQT cũng

góp phần không nhỏ cho kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Cụ thể

như sau:

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc Bảng 2.4: Doanh số thanh toán XNK của VCB HCM Đơn vị tính: Triệu USD Xuất khẩu 152,6 180,9 28,3 18,55 Nhập khẩu 130,8 168,6 37,8 28,9 Tổng thanh toán XNK 283,4 349,5 66,1 23,32 Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2009

Những năm gần đây hoạt động thanh toán quốc tế cửa VCB HCM ngày

càng tăng trưởng Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia với các chính sách cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, doanh số thanh toán

XNK của VCB HCM vẫn duy trì ở mức cao, tiếp tục khẳng định vị trí là ngân

hàng thanh toán XNK hàng đâu Tổng doanh số thanh toán XNK đạt 349,5 triệu

USD tăng 23,32% so với năm 2008 Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 51,76 triệu USD tăng 18,55% so với năm trước Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 48,24 triệu USD tăng 28,9% so với năm 2008 Tổng phí thu được là 5.274,95 triệu

đồng tăng 2.468,88 triệu đồng

2.4.4 Kinh doanh ngoai tê

Năm 2009 là năm rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài Nhu cầu thanh toán ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập

khẩu ngày càng lớn do giá một số mặt hàng trên thị trường quốc tế tăng vọt Trong khi đó lượng ngoại tệ mua được từ khách hàng ngày càng giảm, một mặt do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, và mặt khác do tình trạng găm giữ

ngoại tệ của khách hàng vì tỷ giá USD/VND tăng

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2.5: Doanh số mua và bán ngoại tệ của VCB HCM GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc Đơn vị tính: Triệu USD 167,9 185,1 Doanh số mua 17,2 10,24 Doanh số bán 2154 253 37,6 17,46 Tổng đoanh số mua bán 3833 438,1 54,8 14.3

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2009

Trong năm, VCB HCM đã bám sát thị trường, đồng thời áp dụng các biện

pháp điển tiết mua ngoại tệ để hạn chế rủi ro Lãi thu từ hoạt động kinh doanh

ngoại tệ trong năm là 7,65 tỷ đồng tăng 55% so với năm 2008, đã đóng góp một

nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của ngân hàng Tổng doanh số mua bán

ngoại tệ của VCB HCM trong năm 2009 đạt 438,1 triệu USD tăng 14,3% so với

năm 2008 Doanh số mua đạt 185,1 triệu USD tăng 10,24% chủ yếu là mua của

khách hàng Doanh số bán đạt 253 triệu USD tăng 17,46% so với năm 2008

2.4.5 Kết quả hoat động kinh doanh

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB HCM

Trang 36

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc

Trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, ngân hàng đã giữ được uhịp độ tăng trưởng ổn định và duy trì vị trí chỉ nhánh hoạt động hiệu quả nhất Đặc biệt là năm 2008 do mới chuyển sang hoạt động theo mô hình NHTMCP, với chính sách quản lý nhanh nhạy, linh hoạt, ngân hàng Inén quan tâm chú trọng

công tác khách hàng, thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng lớn đồng thời triển

khai thành công các sản phẩm huy động vốn

Năm 2009 mặc dù nền kinh tế còn nhiễu khó khăn nhưng ngân hàng van dat

được kết quả kinh doanh khả quan, doanh thu từ hoạt động tín dụng và địch vụ

truyễn thống như: bão lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, kinh doanh vàng là

mảng mang lại nguồn thu chủ yếu cho chỉ nhánh Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 41.703 triệu đồng tăng 26.111 tương ứng 167,46% so với năm ngoái

Qua đây VCB HCM cũng từng bước khẳng định vị trí của mình trong hệ

thống nói riêng và trên thị trường tài chính nói chung, đã tạo được niềm tin và uy tín trong lòng khách hàng góp phần hoàn thành tốt định hướng hoạch định trong

tương lai của ngân hàng

2.5, Điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng

2.5.1 Điểm mạnh

Vốn điều lệ hiện tại lớn đã tạo ra nhiều sản phẩm tín dụng với nhiều đối

tượng đa dạng Từ đó sẽ giúp VCB HCM có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác

Với mạng lưới hoạt động rộng khắp của mìuh, phân bố ở những vị trí thuận

lợi VCB HCM có thể thu hút tất cá các đối tượng khách hàng đồng thời khách

hàng có thể tiếp cận một cách nhanh chóng với các đơn vị của VCB HCM khi có

nhu cầu

VCB HCM có đội ngũ nhân viên có trình độ cao, thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng làm việc Điểu này giúp cho khả năng tư vấn, phục vụ

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc khách hang ugày càng tốt hơn Từ đó không chỉ giúp VCB HCM giữ vững khách hàng cũ mà còn có thể đễ dàng thu hút được khách hàng mới

VCB HCM có các loại sản phẩm tín dụng cá nhân rất đa dạng và được thiết

kế phù hợp cho từng loại đối tượng với nhiều mục đích khác nhau như: cho vay

trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà, cho vay sinh hoạt tiêu dùng

VCB HCM là ngân hàng mạnh nhất trong lĩnh vực TTỌT, giao dịch ngoại

hối, dịch vụ thẻ, các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao

2.5.2 Điểm yếu

Sau khi nước ta gia uhập WTO, sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt Các

ngân hàng nước ngoài có ưu thế rất lớn so với VCB HCM và các ngân hàng Việt Nam ở nhiều mắng như vốn, trình độ quần lý, kinh nghiệm về lĩnh vực ngân hàng bán lẻ Họ có thể tạo ra ưu thế cạnh tranh về lãi suất, sự da dang hod san phẩm

cùng chất lượng dịch vụ được đánh giá là tốt hơn hẳn các ngân hàng trong nước

VCB HCM vẫn chưa đủ sức lực về vốn cũng như kinh nghiệm trong quá trình cạnh tranh gay gắt này

Nhìn chung về cơ cấu khách hàng tại ngân hàng đã được đa dạng hoá rất

nhiều, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, truyển thống,

làm ăn có hiệu quả như ngành thép, dệt may, xăng dầu, lương thực Vì vậy cần

phải tiếp tục đa dạng hoá nữa, tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới để tạo ra sự ổn

định

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG

PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VCB HCM

3.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C cụ thể áp dụng tại VCB HCM

3.1.1 Thanh toán L/C nhập khẩu

Trong nghiệp vụ này VCB HCM thực hiện chức năng là Ngân hàng mở L/C, đứng ra cam kết trả tiền cho nhà nhập khẩu nước ngoài Đây là nghiệp vụ có

nhiều khả năng rủi ro nhất về thiệt hại tài chính và thương tổn đến uy tín của

ngân hàng Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu được chia làm hai

mảng:

_ Mở, điều chỉnh L/C và ký quỹ

*ˆ Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ và trả tiễn

Hình 3.1: Sơ đỗ quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu @)_ (2) Người nhập Bộ phận nhận Thanh tốn khẩu « (4b) chứng từ (3b) >Ì viên phụ trách 4 a Ga) (4a) Ngân hàng (5) nước ngoài “

3.1.1.1 Mé, diéu chinh L/C va kf quy

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc

# Ủy nhiệm chỉ thanh toán và thủ tục phí

Hợp đồng vay ngoại tệ

Các thủ tục bảo lãnh theo quy định hiện hành nếu mở L/C mua chịu

(2) Mở, điều chỉnh L/C và ký quỹ

Khi nhậu được thư yêu cầu mở hoặc điều chỉnh L/C của khách hàng, thanh

toán viên kiểm tra nội dung theo mẫu quy định của Vietcombank; kiểm tra nguồn vốn (vốn vay, vốn tự có) và khả năng thanh toán của khách hàng đối với L/C yêu cầu mở, để yêu cầu ký quỹ hoặc xem xét điểu kiện miễn giảm ký quỹ theo quy

định của GÐ chỉ nhánh

Sau khi kiểm tra nếu hợp lệ, thanh toán viên lập hồ sơ L/C, đưa số liệu vào máy tính theo quy định Việc mở hoặc điều chỉnh L/C được thực hiện bằng một trong những phương thức sau: v Điệuu + Bằng SWIFT theo mẫu điện MT 700, MT 701 (Mở L/C), MT 707 (Sửa L/C) + Bằng Telex: có mã khóa v Thư: theo mẫu quy định của Vietcombank và phải có đầy đủ chữ ký được ủy quyền Hạch toán tiền ký quỹ (nếu có) và thu thủ tục phí theo biểu phí dịch vụ hiện hành của VCB HCM

Mức ký quỹ của khách hàng từ 0% đến 100% giá trị thanh toán, các mức ký

quỹ phổ biến ở VCB HCM được quy định như sau:

* Các khách hàng không phải ký quỹ mở L/C là các khách hàng có thị

trường tiền gửi lớn tại VCB HCM, hoạt động kinh doanh ổn định

*_ Các khách hàng ký quỹ từ 10% - 30% trị giá L/C là trường hợp phổ biến

nhất

Trang 40

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lé Thanh Ngoc

¥ Céc khach hang k¥ quỹ 100% tri giá L/C là những khách hàng mới lần đầu

đến giao dịch hoặc tình hình tài chính gần đây không tốt

Nếu khách hàng yêu cầu điều chỉnh L/C mà phí điều chỉnh do người hưởng

lợi chịu trong điện thư của NHTB phải nêu rõ: Phí điều chỉnh sẽ được trừ vào tiền

hàng khi thanh toán 1⁄C hoặc lập thư đồi phí sau Thanh toán viên phải có hỗ sơ

theo đõi các khoản phí đã đòi Ngân hàng nước ngoài, trong vòng 30 ngày không

nhận được tiên phí thì phải nhắc NHTB

Đối với yêu cầu hủy L⁄C trong thời hạn hiệu lực L⁄C: Nếu NHTB yêu cầu

hủy L/C thì thanh toán viên phải thông báo ngay cho người mua và đề nghị họ trả

lời bằng văn bản, khi nhận được trả lời cẩu khách hàng bằng văn bảng thì báo ngay cho NHTB biết Nếu người mua yêu cầu hủy L/C, căn cứ vào thư yêu cầu

của khách hàng, VCB HCM điện báo cho NHTB biết, trong nội dung điện thông

báo phải ghi rõ: Trong vòng 07 ngày làm việc nếu không nhận được trả lời thì L/C tự động hủy

Trường hợp khách hàng yêu cầu mở I⁄C xác nhận trước khi mở L/C, ngoài

việc kiểm tra nguồn vốn I⁄/C, thanh toán viên phải kiểm tra điểu khoản quy định

phí xác nhận Trong L/C xác nhận phải ghi ra tên và địa chỉ đây đủ của NHXN

Nếu NHXN không phải là NHTB thì phải liên hệ trước với một Ngân hàng đại lý

có quan hệ tốt với Vietcombank để nghị họ xác nhận Vietcombank sẽ không chịu

trách nhiệm đối với bất kỳ sự chậm trễ nào gây ra do chậm xác nhận của Ngân hàng nước ngoài Nếu Ngân hàng nước ngoài yêu cầu ký quỹ thì phải yêu cầu họ

trả lãi trên số tiền ký quỹ đó Thanh toán viên phải theo dõi chặt chế và hạch toán tiền ký quỹ không được thấp hơn số tiễn Vietcombank phẩi ký quỹ tại Ngân

hàng nước ngoài

Ngày đăng: 23/11/2014, 23:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w