Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THẦY PHẠM GIA LỘC
TP.HCM, NĂM 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
Trang 3NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VN THỰC TẬP
TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2013
Trưởng đơn vị
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ 13
Bảng 2.1: Thông tin về Ngân hàng TMCP BIDV – chi nhánh Bắc Sài Gòn 43
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn 45
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nhân sự theo giới tính và theo trình độ tại NH BIDV Bắc Sài Gòn năm 2012 46
Bảng 2.4: Hoạt động huy động vốn của NH BIDV Bắc Sài Gòn 47
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn 48
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ tín dụng 49
Bảng 2.7: Doanh số TTQT tại NH BIDV Bắc Sài Gòn năm 2008-2012 51
Bảng 2.8: Tỷ trọng các phương thức TTQT của NH BIDV Bắc Sài Gòn 53
Sơ đồ 2.9: Các bước thực hiện thanh toán hàng NK theo phương thức TDCT 55
Sơ đồ 2.10: Các bước phát hành L/C nhập khNu 56
Sơ đồ 2.11: Quy trình kiểm tra bộ chứng từ theo L/C nhập khNu 59
Sơ đồ 2.12: Quy trình thanh toán BCT theo L/C nhập khNu 61
Bảng 2.13: Doanh số phí thu từ hoạt động thanh toán TDCT tại NH BIDV Bắc Sài Gòn từ năm 2008-2012 65
Biểu đồ 2.14: Tỷ trọng thanh toán hàng XNK bằng phương thức TDCT tại NH BIDV Bắc Sài Gòn qua các năm 2008-2012 66
Bảng 2.15: Giao dịch L/C hàng nhập khNu 67
Bảng 2.16: Hoạt động thanh toán L/C xuất khNu tại NH BIDV Bắc Sài Gòn 69
Trang 6Bảng 2.17: Chi phí do không thu hồi được vốn đúng hạn và các chi phí phát sinh
khác có liên quan tại NH BIDV Bắc Sài Gòn 73
Bảng 2.18: Tỷ lệ nợ quá hạn trong thanh toán TDCT tại NH BIDV BSG 74
Bảng 2.19: Tổn thất trong thanh toán TDCT tại NH BIDV Bắc Sài Gòn 74
Bảng 2.20: Thực trạng hạn chế rủi ro tại NH BIDV Bắc Sài Gòn 82
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
18 UCP
18 The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits – Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
Commerce – Phòng thương mại quốc tế
20 ISBP
20 International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits – Tập quán ngân hàng tiêu chuNn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
21 ISP
21 International Standby Practices – Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế
Trang 8MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NÀY 5
1.1 Giới thiệu tổng quan về Thanh toán quốc tế 5
1.1.1 Khái niệm về Thanh toán quốc tế (TTQT) 5
1.1.2 Các phương thức Thanh toán quốc tế chủ yếu 6
1.1.3 Vai trò của hoạt động Thanh toán quốc tế 7
1.1.3.1 Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại (KTĐN) 7
1.1.3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM 8
1.2 Phương thức tín dụng chứng từ - Phương thức thanh toán chủ yếu hiện nay 9
1.2.1 Định nghĩa tín dụng chứng từ 9
1.2.2 Đặc điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 10
1.2.2.1 L/C là hợp đồng kinh tế hai bên 10
1.2.2.2 L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa 10
1.2.2.3 L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ 11
1.2.2.4 L/C tuân thủ yêu cầu chặt chẽ của bộ chứng từ 11
1.2.3 Các bên liên quan 12
Trang 91.2.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C 13
1.2.5 Các văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ 14
1.2.5.1 UCP500 14
1.2.5.2 ISBP645 16
1.2.5.3 eUCP500 17
1.2.5.4 ISP98 17
1.2.5.5 Mối quan hệ giữa các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật VN 17
1.2.6 Ý nghĩa của phương thức tín dụng chứng từ 18
1.2.6.1 Đối với nhà xuất khNu 18
1.2.6.2 Đối với nhà nhập khNu 19
1.2.6.3 Đối với ngân hàng thương mại (NHTM) 19
1.3 Các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 20
1.3.1 Rủi ro là gì? 20
1.3.2 Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế 20
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 21
1.3.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay mở L/C 21
1.3.3.2 Tỷ lệ L/C quá hạn so với tổng số L/C 21
1.3.3.3 Tỷ lệ L/C bị từ chối xác nhận so với tổng số L/C 22
1.3.3.4 Chỉ tiêu về định mức kí quỹ 22
1.3.3.5 Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc 22
Trang 101.3.4 Các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 23
1.3.4.1 Rủi ro kỹ thuật (tác nghiệp) 23
1.3.4.2 Rủi ro tín dụng 26
1.3.4.3 Rủi ro hối đoái 26
1.3.4.4 Rủi ro ngân hàng đại lý 27
1.3.4.5 Rủi ro chính trị, pháp lý 28
1.3.4.6 Rủi ro đạo đức 28
1.3.5 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 30
1.3.5.1 Đối với rủi ro kỹ thuật 30
1.3.5.2 Đối với rủi ro chính trị 30
1.3.5.3 Đối với rủi ro ngoại hối 31
1.3.5.4 Đối với rủi ro đạo đức 31
1.4 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 32
1.4.1 Thế nào là phòng ngừa rủi ro? 32
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT 32
1.4.3 Các biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán TDCT 33
1.4.3.1 Các biện pháp phòng ngừa kỹ thuật (rủi ro tác nghiệp) 33
1.4.3.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 34
1.4.3.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối 35
Trang 111.4.3.4 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro quan hệ đại lý 35
1.4.3.5 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý 36
1.4.3.6 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro chính trị 37
1.4.3.7 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức 38
1.5 Bài học kinh nghiệm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam 39
1.5.1 Ngân hàng TMCP quân đội MB 39
1.5.2 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khNu Việt Nam Eximbank 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG BIDV BẮC SÀI GÒN 42 2.1 Hoạt động thanh toán thức tín dụng chứng từ tại NH BIDV Bắc Sài Gòn 42
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn 42
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 42
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn 44
2.1.1.3 Quản trị nhân sự 46
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn 47
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 47
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng 49
2.1.2.3 Hoạt động Thanh toán quốc tế 50
2.1.3 Thực trạng hoạt động thanh toán TDCT từ tại NH BIDV Bắc Sài Gòn 54
Trang 122.1.3.1 Quy trình thanh toán L/C XNK tại NH BIDV Bắc Sài Gòn 54
2.1.3.2 Thực trạng hoạt động thanh toán TDCT tại BIDV Bắc Sài Gòn 64
2.1.3.3 Đánh giá thực trạng thanh toán TDCT của BIDV Bắc Sài Gòn 70
2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH BIDV Bắc Sài Gòn 72
2.2.1 Đánh giá thực trạng rủi ro trong thanh toán TDCT tại BIDV BSG 72
2.2.1.1 Trong thanh toán L/C xuất 75
2.2.1.2 Trong thanh toán L/C nhập 76
2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán TDCT tại BIDV BSG 77
2.2.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng 77
2.2.3.2 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn 77
2.2.3.3 Nguyên nhân trên giác độ vĩ mô 79
2.3 Thực trạng phòng ngừa rủi ro trong thanh toán TDCT tại BIDV BSG 81
2.3.1 Ban hành hệ thống các qui chế, qui trình nghiệp vụ TTQT mới chặt chẽ 83
2.3.2 Xác lập qui chế, thể lệ cho nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm 83
2.4.3 Xây dựng chính sách khách hàng hợp lí 83
2.3.4 Qui định hạn mức tín dụng, hạn mức mở L/C, định mức kí quĩ đối với từng loại hình DN 84
2.3.5 Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro 85
Trang 132.4 Ma trận SWOT đánh giá về phòng ngừa rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH
BIDV Bắc Sài Gòn 86
2.4.1 Điểm mạnh 86
2.4.2 Điểm yếu 88
2.4.3 Cơ hội 89
2.4.4 Thách thức 89
2.4.5 Phân tích ma trận SWOT 90
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BIDV – CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN 93
3.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của NH BIDV Bắc Sài Gòn 93
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại NH BIDV Bắc Sài Gòn 93
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán TDCT tại Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn 94
3.2 Giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại NH BIDV Bắc Sài Gòn 95
3.2.1 Giải pháp về nghiệp vụ trong thanh toán TDCT (W6T4) 96
3.2.2 Giải pháp về nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C (W1O3,4) 103
3.2.3 Phát triển tổ chức nhân sự, đào tạo mở rộng phạm vi hoạt động (W4,6T6) 104
Trang 143.2.4 Tăng cường thực hiện công tác tìm kiếm khách hàng (S1,2T1) 105
3.2.5 Xây dựng chiến lược maketing (W2T1) 105
3.2.6 ĐNy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng (T1,3,4S3) 106
3.2.7 Cải tiến kỹ thuật công nghệ (S7O2,3) 107
3.2.8 Đa dạng hóa các sản phNm, dịch vụ mới trong hoạt động thanh toán TDCT (W3T1) 108
3.2.9 ĐNy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khNu (S1,5T2) 109
3.2.10 Thu hút thêm nhiều khách hàng, mở rộng thị phần (S6,7,8O2,3) 110
3.3 Một số kiến nghị đối với BIDV – chi nhánh Bắc Sài Gòn 110
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Trang 15Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán
và tạo sự an toàn tin tưởng cho khách hàng
Cho đến nay các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi mua bán quan hệ với nhau thường sử dụng các hình thức thanh toán như: Chuyển tiền (Remittance), Nhờ thu (Collection), Tín dụng chứng từ (Credit) Nếu như hai phương thức đầu đều bất lợi cho một bên là người bán hay người mua, ngân hàng chỉ là trung gian và không
bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán, thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra
ưu việt hơn, nó đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia Chính những ưu điểm nổi bật này mà phương thức tín dụng chứng từ được ưa chuộng hơn Ước tính
có khoảng 80% hợp đồng ngoại thương thỏa thuận phương thức thanh toán bằng tín dụng thư không hủy ngang
Bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt, song nó không phải là phương thức thanh toán tránh được rủi ro cho các bên tham gia một
Trang 16cách tuyệt đối Thực tế cho thấy, các bên tham gia của Việt Nam bước vào thị trường thế giới đa phần là mới lạ, kinh nghiệm còn non trẻ Trong điều kiện đó các ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khNu đã gặp nhiều khó khăn khi phát sinh những rủi ro trong việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ, có trường hợp bị thiệt hại lên đến hàng triệu đôla Do vậy việc hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán quốc tế, cụ thể là nghiên cứu và phòng chống rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng
từ là một trong những mối quan tâm thường xuyên của ngân hàng
Trong những năm qua, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV – chi nhánh Bắc Sài Gòn đã triển khai và thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung và nghiệp vụ tín dụng chứng từ nói riêng, song việc hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này còn gặp không ít khó khăn, bất cập Do vậy việc hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán tín dụng chứng từ cụ thể là nghiên cứu và phòng tránh các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các mối quan tâm hết sức cấp bách và thường xuyên của ngân hàng
Vì thế trong quá trình thực tập tại ngân hàng BIDV – chi nhánh Bắc Sài Gòn, trên cở sở những kiến thức đã học và qua các tài liệu nghiên cứu, tác giả đã chọn đề
tài: “Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn”
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Qua cơ sở khoa học về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
và rủi ro khi sử dụng phương thức này, đề tài nghiên cứu đi sâu vào phân tích thực trạng rủi ro, tìm ra những tồn tại trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phòng ngừa
và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn
Trang 173 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu:
• Về không gian: Phân tích thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Bắc Sài Gòn
• Về thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2012 và kế hoạch năm 2013
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề chung nhất liên quan tới rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro đó
4 Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp các số liệu, tài liệu thu thập được từ Phòng Tổ chức hành chính và Phòng Thanh toán quốc tế của Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn và nhiều nguồn khác nhau như: sách báo, các số liệu từ tổng cục thống kê, tạp chí ngân hàng…; từ đó phân tích, đánh giá được tình hình và đưa ra kết luận
• Phương pháp thống kê: Dùng để phân tích số liệu thu thập được
• Phương pháp mô tả: Mô tả quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C
• Phương pháp quan sát thực nghiệm các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn
• Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các thầy cô, các nhân viên Phòng Quan hệ KHDN của Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn
5 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các rủi ro và đề ra giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn nhằm giúp ngân hàng hoàn thiện hơn trong công tác thanh toán quốc theo phương thức tín dụng chứng từ
Trang 186 Kết cấu của đề tài:
Với các nội dung như vậy, ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài kết cấu gồm
Chương 3: Giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Bắc Sài Gòn
Trang 19CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THANH TOÁN QUỐC
TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NÀY
1.1 Giới thiệu tổng quan về Thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm về Thanh toán quốc tế (TTQT)
Thanh toán quốc tế (TTQT) đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh
mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, tù đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng (NH) cũng tăng theo Việc thanh toán qua NH làm gia tăng việc sú dụng đồng tiền của các nước để chi trả lẫn nhau TTQT đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay
TTQT có thể được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau
Thứ nhất, theo Đinh Xuân Trình (2006): “TTQT là việc thanh toán các nghĩa
vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước”
Thứ hai, Trầm Thị Xuân Hương (2006): “TTQT là quá trình thực hiện các
khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống NH trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau”
Tù hai định nghĩa trên đây, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm của TTQT Trước hết, TTQT diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới NH thế giới
TTQT khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào
Trang 20là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng
để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động
Tiền tệ trong TTQT thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu,
kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ
Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua NH và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong nhũng trường hợp riêng biệt Do vậy TTQT về bản chất chính là các nghiệp vụ NH quốc tế Chúng được hình thành và phát triển trên
cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế
TTQT được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán
1.1.2 Các phương thức Thanh toán quốc tế chủ yếu
Phương thức TTQT là việc tổ chức quá trình trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khNu và người nhập khNu Thực chất phương thức thanh toán là cách thức người bán thu tiền còn người mua trả tiền
Trong buôn bán quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau Tuy vậy, việc lựa chọn các phương thức đều phải xuất phát từ nhu cầu của người bán, thu tiền nhanh, đầy đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng
số lượng, chất lượng và đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng
Trong ngoại thương có 5 phương thức thanh toán sau thường được áp dụng bao gồm:
- Phương thức thanh toán bằng tiền mặt (Cash Payment)
+ CIA: cash in advance
+ CBD: Cash before delivery
Trang 21+ COD: Cash on delivery
+ CAD: Cash against document
- Phương thức chuyển tiền ( Remittance )
- Phương thức ghi sổ ( Open account )
- Phương thức nhờ thu ( Collection of payment )
+ Nhờ thu phiếu trơn ( clean collection )
+ Nhờ thu kèm chứng từ ( documentary collection )
- Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary credit )
Hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức được áp dụng phổ biến nhất trong TTQT
1.1.3 Vai trò của hoạt động Thanh toán quốc tế
1.13.1 Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại (KTĐN)
TTQT là khâu then chốt, cuối cùng để khép kín một chu trình mua bán hàng hoá hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau TTQT là cầu nối trong mối quan hệ KTĐN, nếu không có hoạt động TTQT thì không có hoạt động KTĐN TTQT thúc đNy hoạt động KTĐN phát triển Việc tổ chức TTQT được tiến hành nhanh chóng, chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuất yên tâm và đNy mạnh hoạt động xuất nhập khNu (XNK) của mình, nhờ đó thúc đNy hoạt động KTĐN phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương
Đồng thời, hoạt động TTQT góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương Trong hoạt động KTĐN, do vị trí địa lý các đối tác xa nhau nên việc tìm hiểu các khả năng tài chính, khả năng thanh toán của người mua gặp nhiều khó khăn Nếu tổ chức tốt công tác TTQT thì sẽ giúp cho các nhà kinh doanh hàng hoá XNK hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng KTĐN, nhờ
đó thúc đNy hoạt động KTĐN phát triển
Trang 22Tóm lại, có thể nói rằng KTĐN có mở rộng được hay không một phần nhờ vào hoạt động TTQT có tốt hay không TTQT tốt sẽ đNy mạnh hoạt động XNK, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp (DN) nâng cao chất lượng hàng hoá
1.1.3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại
Đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại (NHTM), việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT mà nhất là hình thức TDCT có vị trí quan trọng Nó không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM
- Trước hết, hoạt động TTQT giúp NH thu hút thêm được KH có nhu cầu giao dịch quốc tế Trên cơ sở đó, NH phát triển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường
- Thứ hai, thông qua hoạt động TTQT, NH có thể đNy mạnh hoạt động tài trợ XNK cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ TTQT qua NH
- Thứ ba, giúp NH thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đó NH có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ NH quốc tế khác
- Thứ tư, hoạt động TTQT tế giúp NH tăng tính thanh khoản thông qua lượng tiền ký quỹ Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của từng KH cụ thể Song xét về tổng thể thì các khoản ký quỹ này phát sinh một cách thường xuyên và
ổn định.Vì vậy trong thời gian chờ đợi thanh toán, NH có thể sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậm chí có thể sử dụng để kinh doanh,đầu
tư ngắn hạn để kiếm lời
- Hơn thế nữa, hoạt động TTTQT còn giúp NH đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
KH trên cơ sở nâng cao uy tín của NH
Có thể nói, trong xu thế ngày nay hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động NH nói riêng và hoạt động KTĐN nói chung Vì vậy, việc
Trang 23nghiên cứu thực trang để có biện pháp thực hiện nghiệp vụ TTQT có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt hơn cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam
1.2 Phương thức tín dụng chứng từ - Phương thức thanh toán chủ yếu hiện nay 1.2.1 Định nghĩa tín dụng chứng từ:
Theo giáo sư Dominique Legeais, khoa Luật, trường Đại học René Descartes
(Paris V), phương thức thanh toán TDCT là một sự thỏa thuận mà trong đó, một
NH (ngân hàng phát hành – NHPH) theo yêu cầu của KH (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng
Điều 2 trong UCP 500 của Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC) đưa ra một định
nghĩa hoàn chỉnh hơn, theo đó, TDCT là: “Bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc miêu tả
như thế nào, theo đó NHPH hành động theo yêu cầu và chỉ thị của người yêu cầu
mở thư tín dụng hoặc đại diện cho chính bản thân mình :thanh toán cho, hoặc theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu
do người thụ hưởng ký phát; hoặc ủy quyền cho NH khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu; hoặc cho phép NH khác chiết khấu chứng từ quy định trong thư tín dụng, với điều kiện chúng phù hợp với tất cả điều khoản và điều kiện của thư tín dụng”
Trong các phương thức thanh toán khác (ứng trước và ghi sổ, nhờ thu), NH chỉ đóng vai trò là đại lý và giám sát mà không có bất kì cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụ nào Tuy nhiên trong phương thức TDCT, các NH đã tham gia tích cực và chủ động hơn nhiều
Rõ ràng với phương thức thanh toán này lợi ích cũng như rủi ro của tất cả các bên tham gia đều được dung hòa, cụ thể:
Trang 24- Đối với người hưởng lợi từ L/C (Beneficiary): Được NHPH đảm bảo thanh toán chắc chắn nếu xuất trình bộ chứng từ phù hợp
- Đối với người yêu cầu mở L/C (Applicant): Được NHPH đảm bảo chỉ phải thanh toán khi nhận được một xuất trình phù hợp
- Đối với NH: Cung cấp thêm cho KH một phương thức thanh toán an toàn,
mở rộng hệ thống NH đại lý, nâng cao uy tín cũng như địa vị trên thị trường quốc
tế, qua đó thu được những lợi ích về mặt kinh tế
1.2.2 Đặc điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.2.1 L/C là hợp đồng kinh tế hai bên:
L/C thường bị lầm tưởng cho rằng nó là hợp đồng kinh tế ba bên, bao gồm: người mở L/C, NHPH L/C và người hưởng lợi từ L/C Trên thực tế L/C là hợp đồng kinh tế chỉ của hai bên là NHPH L/C và người hưởng lợi từ L/C Mọi yêu cầu của người mở L/C được thể hiện thông qua một hợp đồng khác với NHPH là đơn mở L/C Theo đó tiếng nói của người mở không thể hiện chính thức trong L/C mà thông qua sự hiện diện của NHPH
Sự hiểu lầm này khiến cho các nhà XNK hạ thấp vai trò của NHPH và có thể gây ra những rắc rối không đáng có
1.2.2.2 L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa:
Theo điều 4 UCP 600: “A credit by its nature is a separate transaction from
the sale or orther contract on which may be based Banks are in no way concerned with or bound by such contract, even if any reference whats over to it is included in the credit”
“Dù được hình thành trên cơ sở của hợp đồng thương mại nhưng khi phát hành L/C sẽ hoàn toàn độc lập với hợp đồng này Trong mọi trường hợp, NH không liên quan hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó”
Trang 25ICC cũng khuyến cáo các NHPH nên có hành động cương quyết để tránh người mở đưa các hợp đồng thương mại vào L/C hoặc coi là một phần của L/C Việc yêu cầu đưa quá nhiều chi tiết vào L/C thường do người mở tin tưởng một cách sai lầm là họ có thể bảo vệ được chính mình bằng cách đó Thực ra, hiếm khi được như vậy (NH chỉ có thể thanh toán, chấp nhận hoặc chiết khấu đối với các chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C) Đưa quá nhiều chi tiết vào L/C sẽ bất lợi cho cả hai phía L/C càng dài, càng chi tiết thì càng dễ bị lỗi, bị nhiễu điện, gây rối rắm, nhầm lẫn cho người hưởng lợi L/C cũng như người mở L/C
Trong thực tế, để lập được một bộ chứng từ hoàn hảo là việc không hề dễ dàng, hơn nữa ranh giới giữa phù hợp và không phù hợp lại rất mong mang, tùy thuộc vào tập quán, trình độ, quan điểm, động cơ của những người liên quan Do
đó, L/C từ một công cụ thanh toán có thể bị lạm dụng để trở thành công cụ từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán
1.2.2.4 L/C tuân thủ yêu cầu chặt chẽ của bộ chứng từ
Bản chất của TDCT là chỉ giao dịch và thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ nên việc tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của bộ chứng từ là nguyên tắc hàng đầu Để được thanh toán, người thụ hưởng cần phải có một xuất trình phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và điều khoản của tín dụng, bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội dung của chứng từ
Trang 261.2.3 Các bên liên quan
Người yêu cầu mở L/C (Applicant):
Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ Trong thương mại quốc
tế, người yêu cầu thường là người nhập khNu (NK), yêu cầu NH phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm hoàn trả lại tiền cho NHPH số tiền mà NH đã thanh toán cho người thụ hưởng, thanh toán các khoản chi phí phát sinh theo L/C
Người thụ hưởng (Beneficiary):
Là bên được hưởng lợi số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C nếu thực hiện đúng những điều khoản trong L/C
Ngân hàng phát hành (NHPH - Issuing Bank):
Là NH thực hiện phát hình L/C theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc cho chính mình và sẽ thanh toán cho người hưởng khi chứng từ xuất trình phù hợp NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng Nếu không
có sự thỏa thuận trước đó, thì nhà NK được phép tự chọn NHPH
Ngân hàng thông báo (NHTB - Advising Bank):
Là NH thực hiện thông báo L/C theo yêu cầu của NHPH NHTB thường là ngân hàng đại lý hay là một chi nhánh của NHPH ở nước nhà XK
Ngân hàng xác nhận (NHXN - Confirming bank):
Là NH bổ sung sự xác nhận của mình đối với một L/C theo yêu cầu hoặc theo
sự ủy quyền của NHPH
Ngân hàng được chỉ định (NHĐCĐ - Nominated Bank):
Là NH mà tại đó tín dụng có giá trị hoặc bất cứ NH nào nếu tín dụng có giá trị
tự do Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHĐCĐ giống như của NHPH khi nhận được bộ chứng từ NHĐCĐ có thể là: Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), Ngân hàng trả tiền (Paying Bank), Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank), Ngân
Trang 27(5)
HĐTM
hàng chấp nhận (Accepting Bank), Ngân hàng trả chậm (Defferred undertaking Bank)
Ngân hàng hoàn trả (NHHT - Reimbursing Bank):
Là NH được NHPH ủy quyền thanh toán giá trị tín dụng thư cho NHĐCĐ (NH này đã thanh toán hay chiết khấu cho người thụ hưởng) NHHT thường tham gia trong trường hợp giữa NHPH và NHĐCĐ không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau
1.2.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C:
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ
(1) Người NK làm đơn xin mở L/C gửi đến NH mình yêu cầu mở một L/C cho người XK hưởng
(2) NH mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C sẽ lập một L/C và thông qua NH đại lý của mình ở nước người XK thông báo việc mở L/C
(3) NH thông báo L/C cho người XK toàn bộ nội dung L/C
(4) Nếu người XK chấp nhận L/C sẽ giao hàng cho người NK nếu không thì yêu cầu sửa đổi bổ sung cho phù hợp
Ngân hàng Thông Báo (Advising Bank)
Người nhập khNu
(Applicant)
Người xuất khNu (Beneficiary) Ngân hàng mở L/C
(Issuing Bank)
Trang 28(5) Sau khi giao hàng, người XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình tới NHTB để qua đó xin NH mở L/C thanh toán
(6) NH mở L/C kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì sẽ trả tiền cho người XK, nếu không phù hợp sẽ từ chối thanh toán và gửi lại chứng từ cho người XK
(7) NH mở L/C đòi tiền người NK và chuyển toàn bộ chứng từ cho người NK nếu người NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
(8) Người NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối không trả tiền Trường hợp này, NH mở L/C phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra do kiểm tra bộ chứng từ không cNn thận
1.2.5 Các văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ
Ngày nay, thương mại quốc tế phát triển rộng khắp trên toàn cầu, các quốc gia tham gia giao dịch, mua bán trên thị trường quốc tế rất lớn Với lịch sử phát triển, nền văn hoá mang bản sắc riêng, hệ thống pháp luật, thể chế chính trị khác biệt…, các quốc gia luôn gặp phải những khó khăn trở ngại trong giao dịch thương mại với nhau Vì vậy, cần thiết phải có những quy định, luật lệ mang tính thống nhất cho tất
cả các quốc gia tham gia Thương mại Quốc tế, do các tổ chức có trách nhiệm, uy tín trên thế giới soạn thảo và ban hành nhằm ngăn ngừa, giải quyết những khó khăn và trở ngại trong Thương mại Quốc tế
1.2.5.1 UCP500
Để thống nhất các quy tắc trong TDCT, tránh cho các bên tham gia gặp phải khó khăn và hạn chế được những tranh chấp, kiện tụng có thể xảy ra do luật lệ các nước khác nhau, phòng Thương mại Quốc tế (The International Chamber of Commerce – ICC) đã biên soạn “Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ” Qua nhiều lần sửa đổi, bản điều lệ sửa đổi năm 1993 (1993 Revision), ấn bản số 500 (Publication No.500) là bản điều lệ hoàn thiện và sâu sắc nhất, đáp ứng
Trang 29được yêu cầu của các bên tham gia, mà phần lớn các quy định trong bản điều lệ số
500 có liên quan đến hoạt động NH
Kể từ khi được phát hành năm 1933, bản điều lệ đã qua 06 lần sửa đổi với mục đích theo kịp sự phát triển chung của nền mậu dịch, nền công nghiệp vận tải và truyền thông trên thế giới Nhiều bản dịch tiếng Việt ra đời nhằm tạo sự thuận lợi trong việc vận dụng vào giao dịch thực tế UCP được thừa nhận là một bộ quy tắc điều chỉnh việc thực hiện tín dụng chứng từ trên phạm vi toàn thế giới Cho tới nay các hiệp hội NH và các NH riêng lẻ trên 160 nước trên thế giới đã công nhận và áp dụng bản sửa đổi gần đây nhất năm 1993 (UCP 500)
Bản điều lệ 500 ra đời trên cơ sở sửa đổi nội dung của bản điều lệ số 400 Yêu cầu của sự sửa đổi này là nêu bật sự phát triển của nền công nghiệp vận tải và việc ứng dụng công nghệ mới Sửa đổi này cũng làm hoàn thiện chức năng của bản điều
lệ Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 50% chứng từ xuất trình bị từ chối vì bất hợp lệ Điều này đã vô hiệu hoá TDCT và tạo ra những áp lực tài chính đối với nhà sản xuất Vấn đề này cũng làm tăng mức độ rủi ro dẫn đến tăng chi phí, giảm thu nhập đối với cả nhà XK, NK và NH Sự gia tăng đáng kể về tranh chấp trong giao dịch TDCT cũng là điều được các nhà soạn thảo bản sửa đổi quan tâm
Được soạn thảo bởi đội ngũ các chuyên gia NH Quốc tế, các Giáo sư luật và các Luật sư về NH (đứng đầu là ngài Charles Dil Busto – Chủ tịch Uỷ ban về kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng, Phòng thương mại Quốc tế), nội dung của bản điều
lệ 500 bao gồm 49 điều là sự tổng hợp của các yêu cầu sau:
- Đơn giản hoá các Quy tắc UCP 400
- Tổng hợp mọi hoạt động thực tế của các NH Quốc tế cũng như tạo thuận lợi tiêu chuNn hoá những thực tiễn đó
- Củng cố sự toàn vẹn và sự tin cậy của cam kết trong TDCT bằng nghĩa vụ không huỷ ngang và rõ ràng không chỉ của NHPH mà còn cả NHXN
- Nêu ra những vấn đề của những điều kiện không cần chứng từ
Trang 30- Lập danh mục chi tiết về những chứng từ vận tải khả dĩ chấp nhận Cho đến nay bản điều lệ số 500 đã tỏ rõ vai trò không thể thiếu của nó trong việc hướng dẫn và thực hành thống nhất TDCT từ tạo điều kiện cho phương thức thanh toán TDCT ngày càng phát triển hoàn thiện cũng như giảm thiểu những rủi ro phát sinh trong phương thức này
Hiện nay, sau ba năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25/10/2006 Ủy ban Ngân
hàng của ICC đã thông qua “Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng
từ” mới (UCP600) thay thế cho bản UCP500 UCP600 có hiệu lực từ ngày
01/07/2007
UCP600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP500 như sau:
- Thứ nhất, UCP600 đã bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới
để làm rõ các thuật ngữ còn gây tranh cãi, tinh giản các điều khoản so với UCP500
- Thứ hai, thuật ngữ “thời gian hợp lý” (reasonable time) cho việc từ chối hoặc chấp nhận các tài liệu đã được thay thế bằng khoảng thời gian cố định là “05
ngày làm việc ngân hàng”
- Thứ ba, UCP600 bổ sung thêm các quy định mới cho phép chiết khấu thư tín dụng trả chậm
- Thứ tư, theo UCP600, các NH có thể chấp nhận tài liệu bảo hiểm có các nội dung dẫn chiếu đến các điều khoản miễn trừ (exclusion clause)
1.2.5.2 ISBP645
ISBP – International Standard Banking Practice (Tập quán ngân hàng theo tiêu chuNn quốc tế áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ trong phương thức TDCT) được ICC phát hành tháng 01/2003, là tài liệu bổ sung mang tính thức tiễn cho UCP500, ISBP không sửa đổi UCP, giải thích chi tiết rõ ràng làm thế nào những quy tắc này được áp dụng trong giao dịch hàng ngày
Thông qua việc sử dụng ISBP, những người làm việc kiểm tra chứng từ có thể thực hành công việc cho phù hợp với các tập quán mà các đồng nghiệp của họ sử
Trang 31dụng trên thế giới do vậy, ISBP ra đời góp phần làm giảm đáng kể số lượng chứng
từ bị từ chối thanh toán do có lỗi chứng từ khi xuất trình lần đầu tiên
1.2.5.3 eUCP500
Là phụ lục của UCP về trình xuất chứng từ điện tử, giúp cho phương thức TDCT được sử dụng phù hợp với thời đại điện tử Với vai trò đó, eUCP không thay thế UCP, được soạn thảo để sử dụng cùng với UCP
1.2.5.4 ISP98
ISP98 – International Standby Practices (Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế) được ICC ban hành, cung cấp các quy tắc về thực hành nghiệp vụ NH tiêu chuNn đối với thư tín dụng và các cam kết độc lấp có liên quan như thư tín dụng dự phòng ISP98 là một sản phNm mang tính cách mạng về việc áp dụng UCP đối với thư tín dụng dự phòng Tuy nhiên, thư tín dụng dự phòng vẫn có thể được phát hành theo UCP nếu các bên quyết định như vậy
1.2.5.5 Mối quan hệ giữa các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật VN
Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước khác chưa có luật riêng trực tiếp điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT Tuy nhiên, đối với trường hợp không có luật quốc gia điều chỉnh, pháp luật Việt Nam cho phép các bên tham gia được áp dụng tập quán quốc tế, thậm chí là luật nước ngoài
- Bộ luật Dân sự 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005
- Luật các Tổ chức tín dụng
- Luật các công cụ chuyển nhượng 49/2005/QH11 ngày 29/11/2005
- Pháp lệnh ngoại hối 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005
- Nghị đinh 63/1998/NĐ-CP ngày 20/09/2001 trực tiếp điều chỉnh về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung cấp ứng dịch vụ thanh toán
Trang 32Các điều luật trên cùng thể hiện một điểm quan trọng là chỉ áp dụng tập quán quốc tế với điều kiện nó không trái với những nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Việt Nam hoặc không bị Pháp luật Việt Nam cấm Điều này có nghĩa là nếu xảy ra xung đột pháp luật khi áp dụng tập quán quốc tế thì luật Việt Nam sẽ chiếm ưu thế và được áp dụng Như vậy, các bên tham gia hoạt động thanh toán bằng phương thức TDCT được phép thỏa thuận áp dụng UCP với tư cách là tập quán thương mại quốc
tế Tuy nhiên, nếu luật Việt Nam có sự khác biệt với UCP thì luật Việt Nam sẽ chiếm ưu thế và phải được tuân thủ
1.2.6 Ý nghĩa của phương thức tín dụng chứng từ
Trong giao dịch thương mại quốc tế hiện đại, các bên đối tác mua bán thường lựa chọn TDCT làm phương thức thanh toán Sở dĩ TDCT được ưa chuộng và sử dụng phổ biến như vậy là do nó có những đặc điểm nổi bật so với các phương thức thanh toán khác Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bên người mua hoặc một bên người bán, cũng có khi là cả hai bên thì phương thức thanh toán TDCT tỏ ra ưu việt hơn, nó không những mang lại một số quyền lợi nhất định cho NH mà nó còn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên tham gia XNK: Người bán đảm bảo được thanh toán nếu xuất trình được bộ chứng từ hoàn chỉnh, hợp lệ, còn người mua cũng đảm bảo nhận được hàng đúng thời hạn, đúng như quy định trong hợp đồng Cụ thể, sử dụng phương thức thanh toán TDCT có những ý nghĩa nhất định như sau:
1.2.6.1 Đối với nhà xuất kh u
Là người hưởng lợi của thư tín dụng, nhà XK có được đảm bảo rằng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng (L/C) cho NH, nhà XK sẽ nhận được tiền thanh toán
Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng việc NH mở thư tín dụng cam kết trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu trên cơ sở chứng từ được trao phù hợp với các điều khoản của L/C
Trang 331.2.6.2 Đối với nhà nhập kh u
Trước hết, nhà NK sẽ nhận được hàng hoá như thể hiện trong các chứng từ được NH mở L/C ghi rõ trong thư tín dụng Anh ta cũng được bảo đảm rằng tài khoản của mình sẽ chỉ bị ghi nợ số tiền của thư tín dụng khi tất cả các chỉ thị của thư tín dụng được thực hiện đúng
Trong trường hợp NH áp dụng mức miễn ký quỹ 100% hoặc một tỷ lệ miễn ký quỹ nhất định nào đó, nhà NK sẽ không bị đọng vốn vì không phải ứng trước tiền Hơn nữa, nhờ có sự bảo đảm về thanh toán, nhà NK có thể tiến hành thương lượng các điều kiện tốt hơn về hàng hóa như giá cả, chất lượng và trên hết là có thêm cơ hội để nhập được hàng hoá mà mình cần
1.2.6.3 Đối với ngân hàng thương mại (NHTM)
Có thể nói, thanh toán theo phương thức TDCT là một loại hình dịch vụ không thể thiếu của NH phục vụ cho người NK nên khi hoạt động thanh toán đạt hiệu quả cao sẽ đem lại nguồn thu lớn cho NH với một mức rủi ro tương đối thấp Khi tiến hành nghiệp vụ thanh toán L/C, NH có được một nguồn thu ổn định
từ việc thu phí như phí mở, sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, thanh toán, xác nhận L/C (các khoản phí trong nghiệp vụ thanh toán L/C nói chung khá cao, cao hơn so với những phương thức thanh toán khác vì nghiệp vụ này tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao) Ngoài ra khi quy định các khoản ký quỹ cho doanh nghiệp mở L/C NH còn huy động thêm được một lượng vốn đáng kể phục vụ cho hoạt động của các nghiệp vụ khác như cho vay XNK, xác nhận, bảo lãnh Hơn nữa, với việc thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán L/C sẽ góp phần nâng cao uy tín của NH trên nhiều phương diện khác nhau không chỉ ở trong nước mà ngay cả trên trường quốc tế
Trang 341.3 Các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
1.3.1 Rủi ro là gì?
Theo trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người Đại diện của trường phái này, từ điển Oxford cho rằng rủi
ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại
Trong khi đó, theo cách nhìn của trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Theo Allan Willett, một đại biểu của trường phái trung hòa, thì rủi ro là sự bất trắc có liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi Bàn về rủi ro trong kinh doanh XNK, Đoàn Thị Hồng Vân (2007) cho rằng
“Rủi ro trong kinh doanh XNK là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh XNK”
Trong phạm vi của khóa luận, tác giả chỉ xét rủi ro ở đây như là các biến cố có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh của các NHTM, làm giảm hiệu quả hoạt động của NH Từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro nhằm ngăn chặn các tổn thất torng hoạt động của NH
1.3.2 Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế
Thông qua việc xem xét các quan điểm về rủi ro cũng như xuất phát từ thực tiễn hoạt động TTQT, có thể đưa định nghĩa về rủi ro trong hoạt động TTQT như
sau: “Rủi ro trong hoạt động TTQT là những biến cố không mong đợi, có thể xảy ra
trong hoạt động thanh toán, gây ra thiệt mạng cho các bên có liên quan”
Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm:
- Rủi ro trong TTQT mang tính khách quan, tồn tại độc lập với ý chí của các bên tham gia vào hoạt động thanh toán
Trang 35- Rủi ro hoạt động thanh toán mang tính bất định Điều đó có nghĩa là có thể lường trước được rủi ro nhưng không thể xác định một cách chính xác khi nào rủi ro xảy ra và mức độ như thế nào
- Rủi ro trong hoạt động thanh toán mang tính lịch sử Với mỗi giai đoạn lịch
sử nhất định, rủi ro có những đặc điểm rất riêng biệt Nó luôn thay đổi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoạt động thương mại
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
Trong phương thức thanh toán TDCT, mối quan hệ của NH với nhà XK và nhà
NK phát sinh khi bắt đầu mở L/C Từ đó cũng phát sinh những rủi ro mà NH có thể gặp phải Để đánh giá được mức độ của những rủi ro đó, người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
1.3.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay mở L/C:
(=NQH/9DNCV)%
Phản ánh rủi ro tín dụng trong phương TDCT NH tiến hành cho KH mở L/C trả ngay để nhập hàng hóa Tuy nhiên đến hạn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động như sự thay đổi về tỷ giá, thay đổi cung cầu trên thị trường mà
Trang 361.3.3.3 Tỷ lệ L/C bị từ chối xác nhận so với tổng số L/C:
(=LCt/TLC)%
Phản ánh rủi ro về uy tín của NHPH của nước NK trên trường quốc tế Khi người XK không tin tưởng vào khả năng thực hiện cam kết theo L/C của NHPH, hay lo sợ những rủi ro quốc gia của nước người NK thì họ không chấp nhận L/C được phát hành hoặc yêu cầu L/C phải được xác nhận bởi một NH có uy tín khác hoặc một quốc gia khác
1.3.3.4 Chỉ tiêu về định mức kí quỹ
Ký quỹ là quy định của NH đối với KH khi họ xin được bảo lãnh phát hành L/C KH sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại NH mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiền đó sẽ được phong tỏa cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh của NH chấm dứt Thông thường, khoản tiền này được tính theo tỷ lệ với giá trị mà KH xin được bảo lãnh
Mức ký quỹ có thể là 100% hoặc dưới 100% tùy đối tượng KH cụ thể, và cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Khả năng thanh toán của KH: khả năng thanh toán càng cao thì mức ký quỹ càng thấp và ngược lại
- Đối tượng KH: uy tín của KH với NH càng lớn thì mức ký quỹ càng thấp và ngược lại
- Loại hàng hóa nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả hàng hoá trên thị trường: những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trường ổn định, giá
cả ít biến động thì mức ký quỹ có thể thấp và ngược lại
Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trên, NH sẽ quyết định mức ký quỹ cụ thể Tỷ lệ
ký quỹ càng thấp thì nguy cơ đối mặt với rủi ro của NH càng cao
Trang 371.3.3.5 Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc
Tỷ lệ cho vay bắt buộc = Giá trị cho vay bắt buộc/ Tổng giá trị thanh toán
Khi nhà NK không có khả năng thanh toán tiền hàng cho NH, NH buộc phải ghi nợ tài khoản của KH tại NH Nhưng nếu tài khoản này không đủ số dư để thanh toán, NH buộc phải cho DN vay với lãi suất quá hạn Số tiền cho vay đó là cho vay bắt buộc, NH không muốn cho vay nhưng chỉ có cách đó mới có thể đòi tiền DN trong thời gian tới
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng giá trị L/C thanh toán thì số cho vay bắt buộc, nghĩa là giá trị thư tín dụng không được DN thanh toán mà NH không thể thu hồi được ngay, chiếm tỷ lệ là bao nhiêu
1.3.4 Các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
1.3.4.1 Rủi ro kỹ thuật (tác nghiệp)
Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do sai sót mang tính kỹ thuật trong quy định thanh toán TDCT, như sai khác giữa bộ chứng từ thanh toán với thư tín dụng hoặc với hợp đồng, hay việc các bên tham gia không thực hiện đúng một khâu nào đó trong quy trình nghiệp vụ thanh toán dẫn đến sự từ chối thanh toán hay nhận hàng của phía bên kia
Trong phương thức TDCT, mỗi NH liên quan có những trách nhiệm nhất định
và do vậy cũng có thể gặp những rủi ro nhất định
• Đối với ngân hàng phát hành L/C (NHPH):
Nội dung của L/C về cơ bản là do nhà NK đưa ra trong yêu cầu mở L/C của mình và đó cũng chính là những yêu cầu của nhà NK đối với nhà XK trong hợp đồng đã được cụ thể hóa thành yêu cầu cảu NHPH đối với nhà XK và nó ràng buộc trách nhiệm trả tiền của NHPH Do vậy, khi NHPH chuyển tải không hết hoặc không chính xác nội dung trên đơn yêu cầu mở L/C của nhà NK vào L/C, nếu đó
Trang 38chính là vấn đề gây ra tranh chấp, thì NHPH phải chịu rủi ro khi nhà NK từ chối nhận chứng từ và thanh toán cho NH
Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tới NHPH, NHPH có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ để quyết định trả tiền nếu bộ chứng từ hoàn hảo hay từ chối nếu bộ chứng từ có bất đồng Đây là quy trình rất quan trọng đối với NHPH, tuy nhiên cũng là nguồn gốc của phần lớn các rủi ro mà chủ yếu là do không tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, như:
+ Vì mối quan hệ với KH, NHPH cố tình vi phạm bắt những lỗi không quan trọng để từ chối thanh toán nhưng sự từ chối này không được ngân hàng chiết khấu (NHCK) công nhận
+ Việc tiến hành kiểm tra, bắt lỗi bộ chứng từ vượt quá thời hạn cho phép là 5 ngày làm việc của NH đối với UCP600 (hay 07 ngày đối với UCP500) Khi đó NH
sẽ mất quyền từ chối trả tiền trong khi nhà NK lại không đồng ý thanh toán do bộ chứng từ có sai sót
+ Đã chuyển bộ chứng từ cho người mở, hoặc làm mất không trả lại chứng từ cho người xuất trình
- Đối với ngân hàng thông báo (NHTB):
Khi nhận được L/C chuyển đến từ NHPH, NHTB có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C (kiểm tra chữ ký ủy quyền nếu phát hành bằng thư, bằng
mã khóa “test key” nếu phát hành bằng telex, hoặc bằng các mậu điện đảm bảo tính xác thực nếu phát hành bằng SWIFT) trước khi thông báo cho người thụ hưởng theo chỉ dẫn của NHPH
Nếu NH đã sử dụng các giải pháp nghiệp vụ nhưng không thể xác định được tính chân thật bề ngoài của L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NHPH không chậm trễ và từ chối thông báo cho người thụ hưởng nếu NHTB không kiểm tra tính xác thực của L/C đã thông báo cho nhà XK để nhà XK giao hàng nhưng không đòi được tiền do L/C bị giả mạo, nhà XK có quyền yêu cầu NHTB phải bồi thường Rủi ro
Trang 39của NHTB lúc này không chỉ cho chính lô hàng bị mất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của NH
- Đối với ngân hàng chiết khấu/ thương lượng:
NHCK/TL là NH phục vụ người thụ hưởng, có trách nhiệm chiết khấu hoặc thương lượng bộ chứng từ do nhà xuất khNu xuất trình
NHCK khi quyết định chiếu khấu bộ chứng từ phải kiểm tra chứng từ một cách cNn thận để đảm bảo rằng bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp và NHPH không thể
từ chối thanh toán Việc chiết khấu một bộ chứng từ không hoàn hảo là rất rủi ro đối với NHCK vì họ có thể bị từ chối hoàn trả tiền từ NHPH trong khi đã thanh toán cho người thụ hưởng Cho dù là chiết khấu có truy đì thì việc đòi lại tiền từ người thụ hưởng cũng rất khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của NH
NHCK không phải ứng trước tiền cho người thụ hưởng nhưng việc NH không phát hiện ra bất đồng của chứng từ và thông báo cho người thụ hưởng chỉnh sửa kịp thời khiến bộ chứng từ bị từ chối thanh toán cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của
NH
- Đối với ngân hàng xác nhận (NHXN):
NHXN có trách nhiệm kiểm tra và định đoạt tình trạng bộ chứng từ do KH xuất trình, nếu chứng từ phù hợp thì tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng và đòi bồi hoàn từ NHPH NHXN sẽ gặp rủi ro nếu không phát hiện ra bộ chứng từ có bất đồng vì đã thanh toán cho người thụ hưởng nhưng không đòi bồi hoàn được từ NHPH Việc NHXN trả tiền cho người thụ hưởng là miễn truy đòi, do vậy việc xác
nhận L/C cũng tiềm Nn nhiều rủi ro
Hơn nữa, NHXN khi tham gia xác nhận là đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp xảy ra Rủi ro đối với NHXN còn xảy ra khi không nắm vững được năng lực tài chính của NHPH, khi có tranh chấp sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán thay, do NHPH thiếu thiện chí hoặc mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản
Trang 40Qua phân tích cho thấy, những rủi ro kỹ thuật xảy ra tại các NH phần lớn là do trình độ của cán bộ tác nghiệp Hậu quả của rủi ro tác nghiệp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín và tài sản của NH
1.3.4.2 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên liên quan nhưng không ai có khả năng hoàn trả Rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đền tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các bên Trong phạm vi của khóa luận này chỉ xem xét đến các khoản tín dụng được cấp thông qua nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TDCT
• Đối với NHPH:
Khi phát hành L/C, NHPH đã thực hiện việc cấp tín dụng cho các nhà NK vì thông thường L/C được phát hành với mức kí quỹ dưới 100% Nhà NK chưa phải trả tiền nhưng đã được nhà XK giao hàng vì nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc phá sản NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C nhưng không có khả năng đòi hoàn trả từ nhà NK
• Đối với NHCK:
Khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ xuất khNu, NHCK đã thực hiện việc mua lại quyền đòi tiền của nhà XK từ NHPH L/C Nếu NHPH mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản thì rủi ro tín dụng thuộc về NHCK
• Đối với NHXN:
Khi thực hiện việc xác nhận L/C nhưng không yêu cầu NHPH ký quỹ 100% trị giá L/C, NHXN có thể phải đối mặt với rủi ro tín dụng khi NHPH mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản
1.3.4.3 Rủi ro hối đoái
Trong hoạt động TTQT, nhà XK và nhà NK thường ở hai nước khác nhau nên loại tiền tệ sử dụng trong hoạt động TTQT là ngoại tệ đối với ít nhất một bên Khi
đó sẽ xuất hiện tỷ giá hối đoái quy đổi giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ Trong cơ