1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

105 1,4K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 725,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàngthương mại (NHTM), thanh toán quốc tế (TTQT) ra đời và phát triển khôngngừng như là một tất yếu khách quan Tuy nhiên, trong quá trình hoạt độngcủa mình, TTQT không chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà cònphát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếpcho đất nước,cho ngân hàng (NH), cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.Thanh toán quốc tế bằng phương thức Tín dụng chứng từ ( TDCT) làphương thức hay được sử dụng nhất trong TTQT bởi tính tiện lợi và những lợiích nó mang lại hơn hẳn những phương thức khác Song không vì thế màphương thức này có ít hơn rủi ro so với các phương thức khác Hiểu biết vềnhững rủi ro trong TTQT bằng phương thức TDCT là một đòi hỏi cấp thiếttrong hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu hiện nay

Sau thời gian dài thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội, em đã có

cơ hội tìm hiểu thêm về hoạt động TTQT, mà cụ thể hơn là hoạt động TTQTtheo phương thức TDCT tại đây Vì vậy, trong chuyên đề thực tập của mình,

em xin viết về đề tài “Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

*Mục đích:

Mục đích của đề tài là đưa ra một cái nhìn về rủi ro trong thanh toánquốc tế bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Hà Nội và đề xuất một số giải pháp để nhằm hạn chế vàphòng ngừa những rủi ro đó xảy ra

Trang 2

*Nhiệm vụ:

- Tập hợp những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như Thanh toán quốc

tế, phương thức Tín dụng chứng từ, những rủi ro… cũng như tình hình TTQTtại ngân hàng NHNo Hà Nội trong những năm qua, đặc biệt là những năm gầnđây

- Phân tích thực trạng của hoạt động TTQT của chi nhánh ngân hàngNHNo Hà Nội thông qua những tài liệu tìm được và những lí luận về nhữngvấn đề liên quan Từ đó tìm ra những ưu, nhược điểm, những mặt mạnh, yếucủa hoạt động TTQT nói chung và TTQT bằng phương thức TDCT nói riêng

- Từ việc phân tích thực trạng của hoạt động TTQT của NHNo Hà Nội,nhìn thấy những ưu nhược điểm, đưa ra một số giải pháp cho tình hình hoạtđộng TTQT bằng phương thức TDCT của NHNo Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3 năm 2006-2008 Địa điểm cụ thể mà chuyên đề này nghiên cứu là phòngKinh doanh ngoại hối của NHNo Hà Nội

4 Kết cấu

Chuyên đề kết cấu tất cả 3 chương

- Chương 1.Tổng quan về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ tại các ngân hàng thương mại

Trang 3

- Chương 2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội và những rủi ro tiềm ẩn.

- Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chếrủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Thanh toán quốc tế và hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại.

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ hoạtđộng mậu dịch và phi mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức tại quốc gia này với

cá nhân và tổ chức ở quốc gia khác hoặc giữ một quốc gia với tổ chức quốc tếthông qua hệ thống ngân hàng

Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế ở các quốc gia khácnhau Mỗi giao dịch thanh toán quốc tế liên quan tối thiểu đến 2 quốc gia,thông thường là ba quốc gia

Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến hệ thống pháp luật của cácquốc gia khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau Do tính phức tạp đó các bêntham gia thường lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thông nhất vàtheo thông lệ quốc tế…

Đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế thông thường tồn tại dưới hìnhthức các phương tiện thanh toán( Hối phiếu,séc, thẻ, chuyển khoản…), có thể

là đồng tiền của nước người mua hoặc nước người bán, hoặc có thể là đồngtiền của nước thứ 3, nhưng thường là ngoại ngoại tệ được tự do chuyển đổi.Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế thông thường phổ biến làtiếng Anh

Thanh toán quốc tế đòi hỏi trình độ chuyển môn cao, trình độ công nghệtương xứng với trình độ quốc tế

Trang 5

1.1.2 Điều kiện và vai trò của thanh toán quốc tế.

1.1.2.1 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế

Để thực hiện TTQT, điều khoản thanh toán quy định trong hợp đồngngoại thương các bên tham gia phải và thanh toán bộ chứng từ thanh toán

1.1.2.1.1 Điều kiện về tiền tệ

Hầu hết các quốc gia trên Thế giới đều có đồng tiền riêng của đất nướcmình.Tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền có thể thay đổi làm ảnh hưởng đếnquyền lợi của các bên liên quan Vì vậy, trong kinh doanh quốc tế các nhàxuất nhập khẩu đặc biệt lưu ý đến điều kiện về tiền tệ Trong thương mại quốc

tế thường xuất hiện hai loại tiền tệ: tiền tệ dùng để tính toán hợp đồng và tiền

tệ dùng để thanh toán hợp đồng Hai loại tiền tệ này có thể giống nhau hoặckhác nhau, có thể là tiền tệ của nước xuất khẩu, tiền tệ của nước nhập khẩuhoặc tiền tệ củan một nước thứ ba

1.1.2.1.2 Điều kiện về thời gian thanh toán

Thời gian thanh toán có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và gây ra rủi ro chocác doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Vì vậy, điều kiện về thời gian thanh toánđặc biệt được lưu ý trong kinh doanh quốc tế để cân đối giữa rủi ro và lợinhuận Thông thường các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thỏa thuận thanh toántrước khi giao hàng, ngay khi giao hàng hoặc sau khi giao hàng

1.1.2.1.3 Điều kiện về phương thức thanh toán

PTTT là cách thức hai bên trong quan hệ hợp đồng ngoại thương thựchiện chuyển tiền và nhận tiền Hiện nay, các NHTM cung cấp nhiều PTTTtiện ích, đa dạng cho khách hàng như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứngtừ,… Mỗi PTTT đều có đặc điểm riêng và có thể gây rủi ro, bất lợi hoặc tạothuận lợi cho các bên Vì vậy, các bên cần phải lưu ý khi lựa chọn PTTT trongkinh doanh quốc tế

1.1.2.1.4 Điều kiện về bộ chứng từ thanh toán

Trang 6

Bộ chứng từ mô tả hàng hóa, dịch vụ và toàn bộ quá trình thực hiện hợpđồng Nhà xuất khẩu phải lập bộ chứng từ xuất trình để chứng minh việc giaohàng của mình Nhà nhập khẩu sẽ nhận hàng dựa trên bộ chứng từ nhà xuấtkhẩu lập Trong một số phương thức, việc quyết định thanh toán chỉ dựa vào

bộ chứng từ nhà xuất khẩu xuất trình Với mong muốn hạn chế rủi ro trongthương mại, nhà nhập khẩu thường đòi hỏi chứng từ đầy đủ về số lượng, nộidung, hoàn hảo đến từng chi tiết và đôi khi cả đơn vị phát hành chứng từ.Điều này có thể làm gia tăng chi phí, tốn thời gian cho nhà xuất khẩu, thậmchí đôi khi nhà xuất khẩu không thể thực hiện được Vì vậy, ngay từ thời điểm

ký hợp đồng, các bên cần phải quy định rõ ràng về bộ chứng từ thanh toán đểtạo thuận lợi cho quá trình mua bán

1.1.2.2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động của NHTM.

Ngày nay, ngoại trừ những hoạt động mua bán nhỏ, một số giao dịch hạnchế tại biên giới được chi trả bằng tiền mặt; hầu như các hoạt động kinh doanhhợp pháp trên Thế giới đều được thực hiện thông qua các định chế tài chínhtrung gian Với chức năng trung tâm , hoạt động TTQT của NHTM đã trởthành một dịch vụ không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong nềnkinh tế hàng hóa

1.1.2.2.1 Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh cuả NHTM.

NHTM là trung gian tài chính, thực hiện chức năng kinh doanh trong lĩnhvực tiền tệ, tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng Thông qua hoạt độngkinh doanh đa năng , NHTM đã thiết lập nên mối quan hệ không chỉ với các

tổ chức, khách hang trong nước, mà còn thiết lập quan hệ với các tổ chức kinh

tế quốc tế khác và đã trở thành một chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toánquốc tế TTQT là chức năng ngân hang quốc tế của NHTM

Trang 7

Trong TTQT, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán màcòn tư vấn khách hàng về điều kiện thanh toán, hướng dẫn về kĩ thuật TTQTnhằm giảm rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, tạo sự an tâm cho kháchhàng trong giao dịch ngoại thương.

Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là với các ngânhàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt và xuhướng phát triển ngoại thương, đầu tư tài chính mang tính quốc tế như hiện nay,TTQT là một nghiệp vụ không thể thiếu để NHTM có thể ít nhất là giữ được cáckhách hàng hiện có, đồng thời tạo cơ hội thu hút thêm khách hàng mới

1.1.2.2.2 Thanh toán quốc tế góp phần làm tăng thu nhập cho NHTM.

Ngoài việc nguồn vốn huy động tăng, tạo điều kiện mở rộng hoạt độngtín dụng, thông qua TTQT, ngân hàng còn tạo ra nguồn thu đáng kể từ thu phídịch vụ thanh toán, tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ…

1.1.2.2.3 Thanh toán quốc tế làm giảm rủi ro trong kinh doanh.

Thông qua hoạt động TTQT,ngân hàng có thể quản lí việc sử dụng vốnvay và giám sát được tình hình kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện quản

lí và nâng cao hiệu quả đầu tư Mặt khác, việc kinh doanh đa năng là phươngsách hiệu quả để phân tán rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng

1.1.2.2.4 Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản của NHTM.

Nghiệp vụ TTQT không tạo điều kiện thu hút khách hàng, làm tăng số

dư tiền gửi thanh toán , mà trong quá trình thực hiện các phương thức TTQT,đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ, những khoản tiền kí quỹ mở thưtín dụng của khách hàng tạo ra nguồn vốn rẻ và tương đối ổn định Ngoài racác khoản khách hàng nộp để giải chấp lô hàng nhập khẩu do ngân hàng quản

lí khi chưa đến hạn thanh toán cũng là một nguồn tạo thanh khoản cho ngânhàng dưới hình thức tiền tập trung chờ thanh toán

1.1.2.2.5 Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại.

Trang 8

TTQT giúp cho quy mô hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏi biên giớiquốc gia, hòa nhập với các ngân hàng trên thế giới, góp phần nâng cao uy tíntrên trường quốc tế Trên cơ sở đó, ngân hàng có điều kiện phát triển quan hệđại lí, khai thác nguồn tài trợ trên thị trường tài chính quốc tế, nguồn tài trợ từngân hàng nước ngoài để đáp ứng vốn phát triển kinh tế- xã hội…

1.1.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn các ngân hàng thương mại 1.1.3.1 Ngân hàng mở L/C

- Thanh toán bộ chứng từ phù hợp với quy định của thư tín dụng

- Thực thi đúng quy định của UCP 600

1.1.3.2 Ngân hàng thông báo L/C

- Kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng

- Thông báo cho ngân hàng mở nếu từ chối thông báo L/C

- Thực thi đúng quy định của UCP 600

1.1.3.3 Ngân hàng xác nhận L/C

Trang 9

- Thực thi đúng quy định của UCP 600

1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu.

1.2.1 Phương thức chuyển tiền:

Khi có một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mìnhchuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng) ở mộtđịa điểm nhất định thì gọi là chuyển tiền của ngân hàng

Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông quađại lý của mình ở nước người thụ hưởng

Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:

- Chuyển tiền bằng điện

- Chuyển tiền bằng thư

Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điệnnhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền củanước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba Nếu là tiền của nước người thụhưởng và tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ Trongtrường hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệtheo tỷ giá hối đoái của nước đó

Trang 10

Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mạiquốc tế Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng nhưcác dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảohiểm, bồi thường…

1.2.2 Phương thức bảo lãnh (letter of guarantee - L/G) là bất cứ một sự

bảo lãnh nào cam kết thanh toán của trung gian tài chính hoặc của pháp nhânhay thể nhân bằng văn bản là sẽ bồi thường một số tiền nhất định, nếu đến hạn

mà người được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trên thưbảo lãnh

1.2.3 Phương thức nhờ thu:

Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá chongười nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ởngười nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra

Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:

- Người xuất khẩu

- Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu

- Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngânhàng quốc gia của người nhập khẩu)

- Người nhập khẩu

Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau:

- Nhờ thu phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá,lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngânhàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sởhối phiếu do mình lập ra

Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mạiquốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu

Trang 11

- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷthác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứvào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điềukiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngânhàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.

Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn

là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá Với cách khống chế này quyền lợicủa người xuất khẩu được đảm bảo hơn

1.2.4.Phương thức tín dụng chứng từ:

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoã thuận mà trong đó mộtngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho mộtngười thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi

số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp vớinhững quy định đề ra trong thư tín dụng

Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buộc phải hìnhthành một thư tín dụng Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thứcthanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu sẽ không giao hàng vànhư vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ không hình thành được

Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức làphải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủtục yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng Nhưng sau khi đã được mở, thư tíndụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó Điều đó có nghĩa làkhi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi

1.3 Khái niệm, trình tự tiến hành và nội dung của phương thức Tín dụng chứng từ.

1.31 Khái niệm Phương thức Tín dụng chứng từ.

Trang 12

Là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng)theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người kháchoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khingười này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quyđịnh đề ra trong thư tín dụng

Các chức năng cơ bản của thư tín dụng chứng từ (L/C)

(i) Chức năng thanh toán: L/C là một phương thức thanh toán rất thôngdụng trong mua bán quốc tế L/C thường được sử dụng như là một công cụthanh toán không dùng tiền mặt

(ii) Chức năng bảo đảm: L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện vàđộc lập của ngân hàng phát hành, bảo đảm là người thụ hưởng sẽ không còn bịphụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua

(iii) Chức năng tín dụng: Trong một giao dịch L/C, ngân hàng có thểchiết khấu chứng từ hàng xuất của người xuất khẩu với điều kiện là nhữngchứng từ đó hoàn toàn hợp lệ

1.3.2 Ý nghĩa của phương thức Tín dụng chứng từ.

1.3.2.1 Đối với nhà xuất khẩu.

Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặcbiệt là sự an toàn cần thiết cho người xuất khẩu – đảm bảo là người nhập khẩu

sẽ phải thanh toán tiền Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người xuấtkhẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định

- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tíndụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không

- Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì

- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa

- Thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu

Trang 13

- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toánđược tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).

- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng choviệc chuẩn bị thực hiện hợp đồng

1.3.2.2 Đối với nhà nhập khẩu.

Nếu lựa chọn và sử đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là

sự an toàn cần thiết cho người nhập khẩu – đảm bảo là người xuất khẩu sẽphải thực hiện hợp đồng Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người nhậpkhẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định

- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền

- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cảnhững gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ đượcthanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền)

1.3.2.3 Đối với ngân hàng thương mại.

Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao do tínhphức tạp của phương thức này tuy nó đem lại thu nhập cao cho ngân hàng vàtạo điều kiện nâng cao uy tín của ngân hàng Đây là nghiệp vụ chứa đựng rủi

ro ở tất cả các khâu nghiệp vụ, do vậy nó đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ tính cẩntrọng và thực thi nghiêm chỉnh quy trình thanh toán đã đề ra

1.3.3 Cơ sở pháp lí của thanh toán Tín dụng chứng từ.

Trang 14

11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷUSD mỗi năm.

Về mặt lịch sử, các bên tham gia thương mại, đặc biệt là các ngân hàng,

đã phát triển các kỹ thuật nghiệp vụ và các phương pháp sử dụng thư tín dụngtrong tài chính-thương mại quốc tế Các thông lệ này đã được Phòng thươngmại quốc tế (ICC) tiêu chuẩn hóa thông qua việc xuất bản UCP năm 1933 vàtiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm ICC đã phát triển và đưa vào khuônkhổ UCP bằng các bản sửa đổi thường xuyên, bản trước đây là UCP500 Kếtquả là nỗ lực quốc tế thành công nhất trong việc thống nhất các quy định từtrước đến nay, khi UCP đã có hiệu lực thực tế trên toàn thế giới Bản sửa đổimới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Parisvào ngày 25 tháng 10 năm 2006 Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đãchính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007

1.3.3.2 Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo Tín dụng chứng từ ( URR 525)

Tuy không thiết thực và thông dụng bằng UCP 600 nhưng với sự pháttriển của TTQT với tính chuyên môn hóa ngày càng cao, URR525 đang có xuhướng được áp dụng rỗng rãi URR525 chính là sự mở rộng và chi tiết hóacủa điều khoản 19 trong UCP 600

1.3.3.3 Quy tắc thực hành Tín dụng dự phòng quốc tế ( ISP 98)

ISP 98 – viết tắt của International Standby Letter of Credit, là một tàiliệu do phòng thương mại quốc tế ban hành, quy định các quy tắc về thựchành về Thư tín dụng dự phòng, được xuất bản năm 1998 và có hiệu lực từ1/1/1999 ISP được phát triển từ UCP500 Do UCP chủ yếu áp dụng chothư tín dụng thương mại nên khi áp dụng cho thư tín dụng dự phòng- mộtloại L/C có nhiều đặc thù riêng nên UCP 500 bộc lộ nhiều hạn chế trongkhi thực hành

Trang 15

rõ ràng làm thế nào những quy tắc này được áp dụng trong giao dịch hằng ngày.Thông qua việc sử dụng ISBP, những người làm việc kiểm tra chứng từ cóthể thực hành công việc cho phù hợp với các tập quán mà các đồng nghiệp của họđang sử dụng trên thế giới Do vậy, ISBP ra đời góp phần làm giảm đáng kể sốlượng chứng từ bị từ chối thanh toán do bất hợp lệ khi xuất trình lần đầu tiên.

1.3.3.5 Incoterms 2000

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điềukhoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế đượccông nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Incoterm quy định nhữngquy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bênmua) trong một hoạt động thương mại quốc tế

Incoterm quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệmcủa các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan,bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoátrong quá trình vận chuyển , thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá

Incoterm 2000 được Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ở Paris, Phápchỉnh lý và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2000

Incoterms 2000 bao gồm có 13 điều kiện giao hàng mẫu, chia thành 4nhóm: C, D, E, F Trong đó, nhóm E gồm 1 điều kiện (EXW), nhóm F gồm 3điều kiện (FCA, FAS, FOB), nhóm C gồm 4 điều kiện (CFR, CIF, CPT, CIP)

và nhóm D gồm 5 điều kiện (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP)

Trang 16

1.3.3.6 Các điều kiện bảo hiểm ICC clauses 1982.

ICC ( viết tắt của Institute Cargo Clause) 1982 do ILU ( viết tắt củaInstitute London Underwritters) ban hành năm 1982 thay cho ICC 1963, quyđịnh các điều kiện bảo hiểm về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển củaAnh Hiện nay trên thị trường bảo hiểm quốc tế, ICC 1982 được sử dụng rấtrộng rãi

1.3.3.7 Quy định về cấm vận của Hoa Kỳ:

Các khoản thanh toán bằng USD qua các nước sau dây không thểthực hiện: Balkans, Burma (Myanmar), Cuba, Iran, Iraq, Liberia, Libya,North Korea, Sudan, Syria, Zimbabwe

1.3.3.8 Các văn bản pháp luật trong nước:

- Quyết định số 711/2001/QĐ- NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng NhàNước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm

- Quyết định số 1233/2001/QĐ- NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng NhàNước sửa đổi điều 15 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của ThốngĐốc Ngân Hàng Nhà Nước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm

- Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành về nghĩa vụ bánngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức

- Thông tư 09/2004/TT- NHNN quy định các khoản vay trả nợnước ngoài của doanh nghiệp

- Nghị định số 12/2006/NĐ- CP ngày 23/01/2006 về hoạt động mua bánhàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóavới nước ngoài quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩutheo giấy phép của Bộ Thương Mại và bộ quản lý chuyên ngành

- Pháp lệnh ngoại hối của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số28/2005/PL- UBTVQH11 ngày 13/12/2005 quy định về các hoạt động ngoạihối tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Trang 17

- Nghị định 160/2006/NĐ- CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hànhpháp lệnh ngoại hối.

1.3.4 Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

1.3.4.1 Thư tín dụng thương mại(Letter of Credit- L/C).

1.3.4.1.1 Khái niệm.

Tín dụng thư (hay còn gọi là thư tín dụng) là một văn bản pháp lý đượcphát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cungcấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụhưởng phải đáp ứng các điều khoản trong thư tín dụng Điều này có nghĩa là:Khi một người thụ hưởng hoặc một ngân hàng xuất trình (đại diện của ngườithụ hưởng) thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận trongkhoảng thời gian có hiệu lực của LC (nếu có) những điều kiện sau đây:

- Các chứng từ cần thiết thỏa mãn điều khoản và điều kiện của LC.Chẳng hạn như: vận đơn (bản gốc và nhiều bản sao), hóa đơn lãnh sự, hốiphiếu, hợp đồng bảo hiểm v.v

- Các thông lệ trong UCP và hoạt động ngân hàng quốc tế

- Các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có).Nói một cách ngắn gọn, một thư tín dụng là:

- Một loại chứng từ thanh toán

- Do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở

- Liên lạc thông qua các kênh ngân hàng

- Được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông quangân hàng thông báo (advising bank tại nước người thụ hưởng) trong mộtkhoảng thời gian xác định nếu đã xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phùhợp với các điều kiện, điều khoản

Các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng cũng có thể phát hành LC

Trang 18

Tín dụng thư cũng có thể là nguồn thanh toán cho một giao dịch, nghĩa làmột nhà xuất khẩu sẽ được trả tiền bằng cách mua lại LC LC được sử dụngchủ yếu trong giao dịch thương mại quốc tế có giá trị lớn LC cũng được dùngtrong quá trình phát triển điền sản để bảo đảm rằng những cơ sở hạ tầng côngcộng đã được phê duyệt (như đường xá, vỉa hè, kè chắn sóng v.v) sẽ đượcxây dựng.

từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng

- Địa điểm mở (Place of issuing): Là nơi mà ngân hàng mở L/C viết camkết trả tiền cho người xuất khẩu Địa điểm này có ý nghĩa khi chọn luật ápdụng nếu xảy ra tranh chấp có xung đột về pháp luật

- Ngày mở (Issuing date): Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngânhàng mở với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C

và là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc

mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng không

- Tên địa chỉ của người thụ hưởng (Beneficiary) có liên quan đến phươngthức tín dụng chứng từ:

- Ngân hàng mở L/C (opening bank; issuing bank): là ngân hàng thườngđược hai bên xuất khẩu và nhập khẩu thoả thuận lựa chọn và quy định tronghợp đồng, nếu chưa có quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn.Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu ngân hàng phát hành L/C vàtìm cách thông báo L/C đó cho người xuất khẩu

Trang 19

- Ngân hàng thông báo (advising bank): thường là ngân hàng đại lý củangân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu Khi nhận đựoc điện thông báo L/

C của ngân hàng mở L/C ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đãnhận được cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản Ngân hàng thông báochỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó, chứ không chịu tráchnhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương

- Ngân hàng trả tiền (negotiating bank or paying bank): là ngân hàng mởL/C và có thể là một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C uỷ nhiệm Ngânhàng mở L/C có thể chỉ định ngân hàng trả tiền là chi nhánh của mình, nhưngvới điều kiện ngân hàng chi nhánh đó ở nước khác (điều 2 UCP 500)

- Ngân hàng xác nhận (confirming bank): là ngân hàng đứng ra xác nhậncho ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nó Ngân hàng xác nhận thường làngân hàng lớn có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế

- Số tiền của thư tín dụng (Amount of money): Số tiền của L/C vừa ghibằng số, vừa ghi bằng chữ và thống nhất với nhau họăc có thể chỉ cần số tiềnbằng số Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng Cách ghi số tiền tốt nhất là ghimột số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được Những từ “khoảngchừng, độ khoảng hoặc những từ ngữ tương tự được dùng đê chỉ biên độ sốtiền của L/C cho phép xê dịch hơn kém không quá 10% của tổng số tiền đó

- Thời hạn hiệu lực (Expiry date): là thời hạn mà ngân hàng mở L/C camkết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từtrong thời hạn đó và phù hợp với L/C

- Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date): là thời hạn trả tiềnngay hay trả tiền về sau Điều này có thể nhận dạng ở hối phiếu của ngườixuất khẩu ký phát Thời hạn về giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợpđồng mua bán quy định như đã phân tích ở trên, thời hạn giao hàng có thể cóquan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C

Trang 20

-Thời hạn giao hàng:

Ðược ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thươngquy định Ðây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng chobên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực

Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tíndụng Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngàythì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tíndụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng

- Những nội dung về hàng hoá (Description of goods): tên hàng, sốlượng, trọng lượng (có cả sai lệch cho phép) , giá cả, quy cách phẩm chất, bao

bì, ký mã hiệu cũng được ghi vào thư tín dụng

- Những nội dung về vận tải (Shipment term): giao nhận hàng hoá nhưđiều kiện có sở giao hàng, nơi gửi, giao hàng từng phần nơi giao hàng cũngđược ghi vào thư tín dụng

- Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình (Documents forpayment): là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy địnhtrong thư tín dụng là môt bằng chứng của người xuất khẩu chứng mình rằng mình

đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng

- Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: là nội dung cuối cùng củathư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C

- Chữ ký của ngân hàng mở L/C : L/C thực chất là một khế ước dân sự,

do vậy người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lựcpháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật L/C mở bằng thư phảiđược ký bằng chữ ký đã được lưu ký tại ngân hàng đại lý L/C mở bằng điệnphải có sự đồng ý của ngân hàng mở L/C)

Trang 21

1.3.4.1.3 Các loại tín dụng thư

- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ: là loại L/C sau khi mở ra và người xuấtkhẩu thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung trongthời hạn hiệu lực của nó Một L/C không ghi IRRECOCABLE thì vẫn đượccoi là không huỷ bỏ được

- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận : là loại thư tín dụng khôngthể huỷ bỏ được một ngân hàng xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu củangân hàng mở L/C

- Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi : là loại L/C mà sau khingười xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng không còn quyền đòi lại tiền

dù trong bất ký trường hợp nào

- Thư tín dụng chuyển nhượng : là L/C không thể huỷ bỏ, trong đó quy địnhngười hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn

bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác

- Thư tín dụng tuần hoàn: là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụngxong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứnhư vậy cho đến khi nào tổng giá trị L/C được thực hiện

- Thư tín dụng giáp lưng: người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mởmột L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/

C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng

- Thư tín dụng đối ứng là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thưtín dụng kia đối ứng với nó đã mở Loại L/C này được sử dụng trong phươngthức hàng đổi hàng, phương thức gia công

1.3.4.2 Quy trình tiến hành thanh toán tín dụng chứng từ.

1.3.4.2.1 Các bên tham gia trong thanh toán bằng L/C.

- Người xin mở thư tín dụng ( the applicant for the credit): là người mua,người nhập khẩu hàng hóa, người mở thư tín dụng

Trang 22

-Ngân hàng mở thư tín dụng ( issuing bank): là ngân hang đại diện chongười nhập khẩu, còn gọi là ngân hàng phát hành.

- Người hưởng lợi ( beneficiary) là người bán, người xuất khẩu hay bất kìngười nào khác mà người hưởng lợi chỉ định

- Ngân hàng thông báo (advising bank) là ngân hàng được ngân hàngphát hành yêu cầu thông báo cho nhà xuất khẩu về việc mở thư tín dụng

Ngoài ra còn có thể cho một số ngân hàng khác tham gia vào phươngthức thanh toán này như:

- Ngân hàng xác nhận ( confirming bank) là ngân hàng nhận trách nhiệmthanh toán cuối cùng nếu ngân hàng phát hành không thể thanh toán chứng từphù hợp với điều khoản của L/C Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngânhàng thông báo L/C hay là một ngân hàng khác do bên xuất khẩu yêu cầu

- Ngân hàng được chỉ định ( nominated bank) là ngân hàng được ngânhàng phát hành chỉ định để thực hiện việc thương lượng, chiết khấu hay thanhtoán L/C Lúc đó ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng chiết khấu ( negotiatingbank) hay ngân hàng thanh toán ( paying bank)

- Ngân hàng hoàn trả ( reimbursing bank) là một ngân hàng được ngânhàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận chỉ định thay mình trả tiền

- Ngân hàng chiết khấu ( negotiating bank) là ngân hàng được ngân hang

mở L/C cho phép mua hối phiếu hay thương lượng chứng từ do người bán kíphát cho ngân hang Tùy theo quy định của L/C mà ngân hàng chiết khấuthường là ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng thứ ba nào đó do ngânhàng mở L/C quy định

- Người được chuyển nhượng là người nhận các quyền và nghĩa vụ dongười hưởng lợi chuyển

Trong thực tế nghiệp vụ tín dụng chứng từ không nhất thiết phải có cácbên như đã nêu ở trên

Trang 23

1.3.4.2.2 Quy trình nghiệp vụ trong thanh toán bằng L/C.

Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C được minh họa qua hình 1 và quy trìnhnày được chia làm 8 bước

B3:Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo chongười xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, vàkhi nhận được bản gốc thư tín dụng, thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.B4: Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng,nếu không thì tiến hành đề nghị người mua yêu cầu ngân hàng mở L/C sửađổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng (tu chỉnh L/C)

Ngân hàng thông báo

Ngân hàng phát hành

6 2

8 7

1

4

Hợp đồng

3 5

Trang 24

B5:Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu củathư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thưtín dụng xin thanh toán

B6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ không quá 7 ngày làm việc kể

từ sau ngày nhận chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩubằng văn bản, yêu cầu người nhập khẩu trả lời trong vòng 2 ngày làm việc B7: Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ và quyết định chấp nhập hay từchối thanh toán

B8: Căn cứ vào ý kiến của người nhập khẩu, Ngân hàng mở L/C quyếtđịnh nhận chứng từ và trả tiền hoặc quyết định từ chối nhận chứng từ và từchối trả tiền Nếu quyết định từ chối nhận chứng từ thì ngân hàng mở L/Cphải chuyển trả chứng từ lại cho ngân hàng xuất trình

1.4 Tín dụng chứng từ- một phương thức thanh toán quốc tế ẩn chứa nhiều rủi ro.

1.4.1 Khái niệm rủi ro

Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốntrong quá trình tiến hành hoạt động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt độngkinh doanh của NHTM, trong đó có phương thức tín dụng chứng từ Trongquá trình tiến hành hoạt động TTQT, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bêntham gia bị vi phạm Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng

từ không được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễnào trong các khâu của quá trình TTQT Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bêntham gia: Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặcchậm thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro khôngthanh toán…; với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng khôngđúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại…), rủi

ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá…; với NH có

Trang 25

liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, khôngthực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá biến động…

Trong phương thức tín dụng chứng từ (L/C :Letter of Credit), việc ngânhàng chỉ căn cứ vào bề mặt chứng từ là thanh toán (miễn hỏi người mua nhé)

mà không cần biết chất lượng của hàng, cũng như số lượng của hàng có đúngtheo hợp đồng hay không miễn sao bộ chứng từ thanh toán đáp ứng đúng yêucầu trong L/C không chỉ tạo thuận lợi trong việc thực hiện theo phương thứcnày mà còn dẫn đến không ít rủi ro Dưới đây là một số rủi ro thường gặp phảiđối với các bên tham gia trong phương thức TDCT

1.4.1.1 Rủi ro đối với bên xuất khẩu.

Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọikhoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tựgiải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề đượcgiải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước Nhà xuất khẩu phải trả cáckhoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá…trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhậnhàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhậnmất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũngkhông được thanh toán Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu

kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không đượctrả tiền Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lạinhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũngnhư rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.Thêm nữa, nhà xuất khẩu muốn đòi được tiền của khách hàng thì phải có

bộ chứng từ thanh toán hoàn hảo gửi cho ngân hàng đúng thời hạn quy địnhtrong L/C.Mà việc lập chứng từ này nếu không có kinh nghiệm thì sẽ rất dễ bịsai và chứng từ sẽ có lỗi Khi chứng từ có lỗi thì một là không nhận được tiền

Trang 26

( nếu khách hàng không thiện chí và không nhận hàng) như vậy rủi ro chodoanh nghiệp rất nhiều.Hai là tiền nhận được sẽ rất chậm và nếu là 1/3 set oforiginal B/L mà gửi cho khách hàng rồi thì khách hàng sẽ nhận hàng trước vànếu họ không thiện chí thì rất khó để nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền nếu

bộ chứng từ thanh toán là có lỗi

1.4.1.2 Rủi ro đối với bên nhập khẩu.

Rủi ro lớn nhất của nhà NK chính là việc người xuất khẩu không cungcấp hàng hoá hoặc có thể bị nhận hàng không đúng như hợp đồng nhưng vẫnphải thanh toán (chứng từ phù hợp)

Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực,mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ: Việc thanh toán của NH cho nhà xuấtkhẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm trathực tế hàng hoá NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ Nếu nhàxuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉđịnh để thanh toán Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩurằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hưhỏng gì Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền

đã thanh toán cho NH phát hành

Khi thanh toán bằng L/C thì chỉ cần người bán có bộ chứng từ thanh toánhoàn hảo như trong L/C và xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy địnhtrong L/C là người bán đã lấy được tiền rồi Còn bên NK không biết có nhậnđược hàng hay không và nếu có nhận được hàng thì không biết hàng có đúngnhư yêu cầu hay không.Và nếu hàng không có bảo hiểm thì nếu có vấn đề gìxảy ra trong quá trình vận chuyển bên NK mất hàng mà vẫn phải thanh toántiền

Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá

do xếp hàng không đúng quy định…

Trang 27

1.4.1.3 Rủi ro đối với các ngân hàng thương mại.

1.4.1.3.1 Rủi ro đối với NH phát hành (NH mở L/C- issuing bank)

NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụngcho người nhập khẩu NH này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩuthoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quyđịnh trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn Rủi ro đối với NH phát hành

là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theoquy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toánhay không có khả năng thanh toán hayrủi ro nhà NK không thanh tóan đủ(trường hợp sử dụng hạn mức tín dụng hoặc ký quỹ một phần) Mặc dù có khảnăng NH sẽ sở hữu lô hàng bù cho phần không thanh toán, nhưng việc “ôm”một lô hàng như thế tự thân nó cũng là một rủi ro rồi

1.4.1.3.2 Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (advising bank)

NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH

mở phát hành cho người bán NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tínhchân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá

mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu Rủi ro đối với

NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không

có ghi chú gì Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàntrách nhiệm với các bên liên quan

1.4.1.3.3 Rủi ro đối với NH được chỉ định

NH được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhàxuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NH phát hành Tuy nhiên trong thực tế,các NH được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiệntruy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu Do đó, NH này thườngphải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà xuất khẩu

Trang 28

1.4.1.3.4.Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank)

NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi,tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền chongười bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình Đối với

NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm củamình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên Rủi ro đốivới NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của

NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phảichịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiệnchí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản

1.4.1.3.5 Rủi ro đối với NH chiết khấu (negotiating bank)

NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu L/Ccho chiết khấu tự do Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phảirủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủtheo các điều kiện của UCP500 Rủi ro xảy ra đối với NH chiết khấu phầnnhiều phụ thuộc vào thiện chí của NH mở và nhà nhập khẩu Các rủi ro mà

NH chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khảkháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vậnchuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH

mở bị phá sản; rủi ro do NH chiết khấu không hành động đúng theo quy địnhcủa UCP500

1.4.2 Các loại rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ và nguyên nhân.

1.4.2.1 Rủi ro kĩ thuật.

- Không tuân thủ quy định của thông lệ quốc tế đã thống nhất đã áp dụngtrong TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ.( UCP 600, URC 522, URR522…)

Trang 29

- Không tuân thủ chế độ bảo mật trong quản lí , sử dụng thiết bị và mật

mã dùng trong TTQT theo phương thức TDCT

-Rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ

+ Rủi ro phát sinh khi thực hiện phát hành thư tín dụng

Phát hành thư tín dụng là khâu đầu tiên trong qui trình thanh toán bằngphương thức TDCT Đây là khâu rất quan trọng quy định các điều kiện vàchứng từ xuất trình để thanh toán, đây là khâu có thể gây ra rủi ro cho NHPHnếu không thực hiện chính xác và cẩn trọng và cũng là khâu góp phần đáng kểvào việc giảm các tranh chấp phát sinh sau này Khi tư vấn mở thư tín dụng,NHPH chủ yếu dựa vào hợp đồng ngoại thương, kiến thức nghiệp vụ và kinhnghiệm của mình NHPH phải thực hiện theo đúng chỉ thị của người mở thưtín dụng, nếu không sẽ gánh chịu rủi ro bộ chứng từ xuất trình phù hợp vớiTTD nhưng không đúng theo chỉ thị của người mở và bị người mở từ chốithanh toán

+ Rủi ro phát sinh từ phát hành thư bảo lãnh nhận hàng

Bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc là một nghiệp vụ phổ biến

để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu mở TTD nhận hàng khi họ đápứng được khả năng thanh toán, tuy nhiên nó cũng có thể đem lại rủi ro choNHPH Khi phát hành thư bảo lãnh nhận hàng, ngân hàng đã cam kết sẽ đền

bù cho hãng vận tải nếu có tổn thất xảy ra khi người mở thư tín dụng nhậnhàng mà không xuất trình vận đơn gốc, cam kết này hoàn toàn độc lập vớicam kết thanh toán cho người thụ hưởng Bảo lãnh nhận hàng chỉ có tính chấttạm thời, không thể thay thế được chứng từ sở hữu hàng hóa Khi NHPH nhậnđược vận đơn gốc từ người thụ hưởng, phải giao vận đơn gốc cho hãng vận tải

để thu hồi bảo lãnh nhận hàng về thì trách nhiệm của NHPH đối với hãng vậntải mới chấm dứt Như vậy, NHPH sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu như người thụhưởng thực hiện hành vi lừa đảo, không phải là chủ sở hữu của lô hàng và lô

Trang 30

hàng đã nhận không thuộc TTD đã mở mà nó thuộc về một chủ sở hữu khác.Trong trường hợp này, NHPH đã thanh toán cho người thụ hưởng mà vẫn phảibồi thường cho hãng vận tải.

+ Rủi ro phát sinh từ khâu kiểm tra bộ chứng từ

Kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng đã mở có ý nghĩa quantrọng quyết định việc NHPH chấp nhận hay từ chối thanh toán Việc kiểm tra

bộ chứng từ được điều chỉnh bởi tập quán thực hành thống nhất về tín dụngchứng từ UCP và ISBP Tuy nhiên, UCP và ISBP quy định tất cả các trườnghợp xảy ra nên có nhiều chi tiết các ngân hàng diễn giải theo nhiều nghĩa khácnhau Vì vậy, đây là khâu dễ gây tranh cãi giữa các ngân hàng và cũng dễ gâyrủi ro cho NHPH: Theo quy định của UCP, ngân hàng có năm ngày làm việc

để quyết định chấp nhận hay từ chối bộ chứng từ được xuất trình theo TTD,NHPH sẽ mất quyền từ chối sau 5 ngày làm việc đó Sau khi NHPH từ chối

bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng thì bộ chứng từ đó thuộc về ngườixuất trình chứng từ Nếu NHPH giao bộ chứng từ cho người mở TTD trướckhi có chỉ thị của người xuất trình thì NHPH có thể phải chịu rủi ro bị ngườixuất trình chứng từ kiện vì việc giao chứng từ này Khi bộ chứng từ khôngphù hợp với điều khoản và điều kiện của TTD, nếu người mở TTD nhận bộchứng từ và thanh toán, NHPH cần phải yêu cầu người mở TTD chấp nhậnnhững điểm không phù hợp bằng văn bản Nếu không có thư chấp nhận này,NHPH có thể phải chịu rủi ro người yêu cầu mở TTD khiếu nại vì khôngthông báo điểm không phù hợp cho họ Việc diễn giải UCP và ISBP khôngthống nhất có thể gây ra tranh cãi giữa các ngân hàng về những điểm khôngphù hợp NHPH còn phải gánh chịu rủi ro do ngân hàng xuất trình chứng từbác bỏ những điểm không phù hợp

1.4.2.2 Rủi ro phát sinh từ môi trường kinh doanh

- Rủi ro phát sinh từ biến động của thị trường hàng hóa nhập khẩu

Trang 31

Hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán củangười mở TTD và việc thu hồi vốn của NHPH Nếu là mặt hàng giá cả biếnđộng nhiều theo thị trường, kênh phân phối và tiêu thụ hẹp, chỉ có một số đốitượng tiêu thụ đặc biệt thì việc kinh doanh của nhà nhập khẩu dễ gặp rủi ro,NHPH cũng khó tiêu thụ hàng hóa để thu hồi lại vốn trong trường hợp cầnthiết Trong nhiều trường hợp, NHPH không tiêu thụ được hàng hóa đã bảolãnh mở TTD.

- Rủi ro phát sinh từ tình hình kinh tế chính trị của một quốc gia

Mọi chủ thể kinh tế hoạt động trong một quốc gia đều chịu sự tác độngcủa tình hình kinh tế chính trị của quốc gia đó Khi tình hình chính trị không

ổn định, nền kinh tế suy thoái, NHPH thường không thực hiện được nghĩa vụthanh toán của mình làm ảnh hưởng đến uy tín của NHPH; người nhập khẩukhông được nhập hàng hóa hoặc mất khả năng thanh toán, trường hợp nàyNHPH phải gánh chịu rủi ro Khủng hoảng kinh tế, lạm phát khiến cho đồngtiền trong nước kém ổn định, mấtgiá so với đồng tiền nước ngoài làm giá hànghóa thay đổi gây rủi ro hàng hóa

- Rủi ro phát sinh từ chính sách kinh tế của một quốc gia

Chính sách thương mại, các quy định về xuất nhập khẩu của một quốc gia

có thể gây thiệt hại cho các bên tham gia Chính sách quản lý ngoại hối, nhữngquy định về chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của nước nhập khẩu nếu bị thayđổi đột ngột (như hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài) thì sẽ gây rủi ro choNHCK và nhà xuất khẩu Hoặc một quốc gia có dự trữ ngoại tệ thấp, nhà nhậpkhẩu gặp khó khăn thì thậm chí không mua được ngoại tệ để thanh toán, gây rủi

ro cho NHCK không nhận được tiền, NHPH mất uy tín thanh toán

1.4.2.3 Rủi ro ngoại hối.

Trong phương thức tín dụng chứng từ nói riêng và thanh toán quốc tế nóichung, thông thường người ta không sử dụng đơn vị tiền tệ trong nước mà sửdụng các ngoại tệ mạnh tự do chuyển đổi

Trang 32

Tỉ giá hối đoái là một nhân tố rất nhạy cảm, được xác định bởi mối quan

hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuấtnhập khẩu, biến động của tỉ giá hối đoái còn ảnh hưởng xấu đến hoạt độngkinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Việc cân nhắc mua hay bán ngoại tệ trởnên khó khăn khi tỉ giá thay đổi liên tục, bất thường, hậu quả là nguồn ngoại

tệ phục vụ thanh toán bị ảnh hưởng.Các ngân hàng buộc phải lựa chọn: Một làchấp nhận co hẹp hoạt động thanh toán quốc tế, hạn chế đối tượng kháchhàng, hai là chịu lỗ về kinh doanh ngoại tệ, bù lại ngân hàng sẽ giữ đượckhách hàng

1.4.2.4 Rủi ro đạo đức.

Rủi ro do nguyên nhân lừa đảo quốc tế:

Hoạt độngthương mại quốc tế phát triển ở giai đoạn càng cao thì càng dễxảy ra những vụ lừa đảo với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp và liên quanđến nhiều bên trong mỗi giao dịch, trong đó đặc trưng nhất là thông quaphương thức thanh toán bằng Tín dụng chứng từ

- Lừa đảo về hàng hóa:

Đây là dạng lừa đảo dể xảy ra đối với những đối tác có quan hệ làm ănbuôn bán lần đầu Chính nguyên tắc “ tất cả các bên liên quan trong Tín dụngthư chỉ thực hiện căn cứ trên chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa” là điểmmấu chốt, nhưng cũng là điểm yếu nhất, dễ bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảotrong phương thức thanh toán bằng phương thức Tín dụng chứng từ Đôi khichúng còn tìm cách tăng khả năng thành công bằng cách yêu cầu L/C xácnhận bằng một ngân hàng khác

- Chứng từ giả mạo:

Bộ chứng từ ( làm giả) hoàn hảo nhưng không có lô hàng nào được giao.Khả năng xấu nhất là L/C đã được ngân hàng xác nhận chiết khấu miễn truyđòi, còn nhà Nhập khẩu chấp nhận từ bỏ lô hàng hóa cho ngân hàng “ phátmại” hoặc tuyên bố phá sản

Trang 33

- L/C giả mạo:

Dạng lừa đảo này thường xảy ra với loại L/C được mở trực tiếp cho ngườithụ hưởng ( straight L/C), không sử dụng ngân hàng thông báo, hàng hóa đươcgửi thẳng cho một cái tên đích danh Liên quan đến giao dịch này có thể có L/Cgiáp lưng hoặc chuyển nhượng khó xác định người mua đích thực

- Dạng lừa đảo có sự tiếp tay cả khách hàng

Dạng thứ nhất: Người Nhập khẩu đề nghị ngân hàng mở L/C, Người thụhưởng xuất trình bộ chứng từ giả và đem chiết khấu, khi nhận được yêu cầuhoàn trả tiền ( cho ngân hàng chiết khấu) thì ngân hàng mở L/C mới không thểliên lạc được với người Nhập khẩu

Dạng thứ hai: L/C bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để rửa tiền cáckhoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp Việc phát hành và thanh toán L/Cdiễn ra hoàn toàn bình thường Các ngân hàng không thể biết tình trạngthực của hàng hóa

Kết luận chương I:

Bước sang thế kỉ XXI, quá trình toàn cầu hóa làm bùng nổ nhu cầu vềthanh toán quốc tế, trong đó phương thức tín dụng chứng từ là phương thứcquan trọng nhất Do đó việc đẩy mạnh dịch vụ TTQT là góp phần quảng báhình ảnh thương hiệu của Ngân hàng, đồng thời góp phần đưa đất nước hộinhập nhanh với kinh tế Thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ănviệc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng dự trữ ngoại

tệ quốc gia Tuy nhiên, song song với việc phát triển mạnh TTQT bằngphương thức TDCT, các ngân hàng còn phải đề phòng những rủi ro màphương thức này mang lại

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC

TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT HÀ NỘI VÀ NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN

2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Hà Nội.

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Agribankhanoi.

NHNo & PTNT Hà Nội (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 51- QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988cuả Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốcNHNN Việt Nam)

Chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Hà Nội (nay là NHNo & PTNT

Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vựcNông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-ThươngThành phố Hà nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp huyệnđược đổi tên từ các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện đã hội tụ về trụ sởchính tại số 77 phố Lạc Trung Quận Hai Bà Trưng , Hà Nội

Với 1182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu tiền gửi Ngân sách huyện và

16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã

đã trở thành nợ tồn đọng.Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêucầu kinh doanh.NHNo & PTNT Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trườngcạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợithế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt.Những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng phát triển Nôngnghiệp Trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của Liênhiệp các công ty Lương thực Hà nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, mộtphần nhu cầu tiền mặt chi lương cho các doanh nghiệp

Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đấtnước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nôngthôn ngoại thành Hà nội NHNo & PTNT Hà Nội đã nhanh chóng khai thác

Trang 35

nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nôngnghiệp Nhờ có những quyết sách táo bạo đổi mới nhận thức kiên quyết khắcphục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn hai nămhoạt động từ năm 1990 trở đi NHNo & PTNT Hà Nội đã có đủ tiền mặt vànguồn vốn thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiên mặt cho khách hàng.Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị : Mê Linh, Hoài Đức, ĐanPhượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phú Thọ, Thị xã Sơn Tây được bàn giao về VĩnhPhú và Hà Tây.

Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo & PTNT

Hà Nội đã bàn giao 5 ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm,Gia Lâm về NHNo & PTNT Việt Nam Lúc này NHNo & PTNT Hà Nội lạiđứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng Nông nghiệp nhưnglại phục vụ các thành phần kinh tế không mang dáng dấp của sản xuất nôngnghiệp ngay giữa nội đô Thành phố Hà Nội

Sau 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo &PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên cácmặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng,thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác

Về nguồn vốn: Từ 18 tỷ khi mới thành lập, đến 12/2008 NHNo & PTNT

Hà Nội đã huy động được 15.322 tỷ VNĐ, tăng 1.500 tỷ so 2007 tăng 30%mỗi năm, trong đó nguồn vốn ngoại tệ chiếm 7.1% đến nay có thể đáp ứng cácnhu cầu tín dụng nội, ngoại tệ của các doanh nghiệp

Về dư nợ 3438 tỷ, tăng trên 701 tỷ so năm 2007, chất lượng được tíndụng đặc biệt chú trọng đã nâng dần hiệu quả kinh doanh của NHNo & PTNT

Hà Nội

2.1.2 Chi nhánh

Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, NHNo &PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động vầ đáp ứng nhucầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành

12 Ngân hàng chi nhánh trực thuộc huyện là:

Trang 36

Chi nhánh ngân hàng huyện Thanh Trì, chi nhánh ngân hàng huyệnĐông Anh, chi nhánh Ngân hàng huyện Gia Lâm, chi nhánh ngân hànghuyện Từ Liêm, chi nhánh ngân hàng huyện Mê Linh, chi nhánh ngân hànghuyện Sóc Sơn, chi nhánh ngân hàng huyện Hoài Đức, chi nhánh ngân hànghuyện Đan Phượng, chi nhánh ngân hàng huyện Thạch Thất, chi nhánhngân hàng huyện Phúc Thọ, chi nhánh ngân hàng huyện Sơn Tây, chi nhánhngân hàng huyện Ba Vì.

Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện (thị): Mê Linh, Hoài Đức, ĐanPhượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, Thị xã Sơn Tây được bàn giao về cáctỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây

Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo &PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, TừLiêm, Gia Lâm

Trong những năm tiếp theo, NHNo & PTNT Hà Nội tiếp tục mở rộngthêm 1 số chi nhánh

Năm 1994 thành lập mới chi nhánh chợ Hôm - nay là chi nhánh ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai Bà Trưng

Năm 1995 thành lập mới chi nhánh Đồng Xuân - nay là chi nhánh Ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hoàn Kiếm

Năm 1996 thành lập chi nhánh Tây Hồ (quận Tây Hồ) và chi nhánhGiảng Võ (quận Ba Đình)

Năm 1997 thành lập chi nhánh Cầu Giấy

Năm 1999 thành lập chi nhánh Đống Đa

Năm 2002 thành lập chi nhánh Tràng Tiền & chi nhánh Chương Dương.Năm 2003 thành lập chi nhánh Hàng Đào, chi nhánh Nghĩa Đô và chinhánh Chợ Hôm

Tháng 11 năm 2004 tiếp tục bàn giao hai chi nhánh Chương Dương vàTây Hồ về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

Năm 2005 thành lập chi nhánh Trần Duy Hưng (nay là CN Trung hoà)

Trang 37

2.1.3 Hệ thống tổ chức.

2.1.3.1 Mô hình tổ chức.

NHNo & PTNT Hà Nội là đơn vị trực thuộc NHNo & PTNT Việt Namnên cũng hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, hoạt động theo luật các tổchức tín dụng, có tư cách pháp nhân,thời hạn hoat động là 99 năm, có quyền

tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh

Hình 2: Bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp- NHNN&PTNN HN)

NHNO & PTNT HÀ NỘI

TOÁN-DỊCH VỤ

VÀ MARKETI

NG

P.KINH DOANH NGOẠI HỐI

HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

PHÒNG

KẾ HOẠCH

PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Trang 38

- NHNo & PTNT Hà Nội có 8 phòng ban và 17 chi nhánh trực thuộc.Toàn hệ thống NHNo & PTNT Hà Nội có trên 1000 cán bộ ,trong đó nữchiếm 58% Lao động làm chuyên môn nghiệp vụ: Tín dụng 32%, kế toán17%, giám định viên 3%, ngân quỹ 11%, tin học 1.5%, hành chính, lái xe, bảo

vệ, lao công 7%, nghiệp vụ khác 3.5%

- Về trình độ chuyên môn: Tiến sỹ, Thạc sỹ: 0.5%; Đại học, Cao đẳng31% Trung học: 47%, chứng chỉ: 8.5% Sơ cấp:13%

BGĐ của NHNo & PTNT Hà Nội bao gồm Giám đốc và 4 Phó giám đốc

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ chính của các phòng ban tại NHNo & PTNT Hà Nội.

Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội bao gồm các phòng ban: Phòng kếtoán NQ, phòng kinh doanh, phòng kinh doanh ngoại hối, phòng kiểm toánnội bộ, phòng giao dich, phòng dich vu & marketing, phòng tổ chức các bộ,phòng hành chính nhan su

- Phòng kế toán NQ bao gồm: Trưởng phòng, các phó phòng và các

nhân viên Nhiệm vụ là:

+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), NHNo & PTNT Việt Nam

+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tàichính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo & PTNT trên địa bàn trìnhNHNo & PTNT cấp trên phê duyệt

+ Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo qui định của NHNo &PTNT trên địa bàn

+ Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định

- Phòng kinh doanh bao gồm: Trưởng phòng, hai phó phòng và các

nhân viên Nhiệm vụ là:

Trang 39

+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và

đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng

+ Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục kháchhàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao

+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷquyền

+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn (NQH), tìmnguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục

- Phòng Kinh doanh ngoại hối bao gồm : Trưởng phòng, hai phó phòng

và các nhân viên

+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán với nước ngoài

- Phòng Kiểm toán nội bộ bao gồm: Trưởng phòng, một phó phòng và

các nhân viên Nhiệm vụ là:

+ Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo & PTNT và các đơn

vị trực thuộc theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng giámđốc NHNo & PTNT Việt Nam

+ Kiểm tra, giám sát chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật, NHNo & PTNT

+ Kiểm tra độ chính xác của Báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán,việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định củaNhà nước, ngành NH

- Phòng Kế hoạch bao gồm: Trưởng phòng, một phó phòng và các nhân

viên Nhiệm vụ là:

+ Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạtđộng của chi nhánh

Trang 40

+ Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toánthống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ chohoạt động kinh doanh.

- Phòng Marketing bao gồm: Trưởng phòng, một phó phòng và các nhân

+ Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn

+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và cótrách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giámđốc chi nhánh NHNo & PTNT phê duyệt

+ Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và cácchi nhánh NHNo & PTNT trực thuộc trên địa bàn

-Các phòng giao dịch:17 phòng:

+ Giao dịch với khách hàng

2.2 Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT

Các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo Hà Nội nói riêng đã từngbước nắm bắt kịp thời đặc điểm của nền kinh tế của nước ta trong thời kì quá

độ để có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượngdịch vu của mình Ngoài ra, sự giao lưu quốc tế ngày càng tác động mạnh mẽđến nền kinh tế nước ta và hoạt động của ngân hang, nhất là sau khi Việt Namtham gia WTO Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mối

Ngày đăng: 30/11/2012, 10:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. N.G Mankiw ( 1998 )Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vĩ mô
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
5. PGS Đinh Xuân Trình ( 2006), Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động- xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động- xã hội
7. Ts Nguyễn Minh Kiều, TS Nguyễn Hoàng Ngân (1997 ), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh toán quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
8. PGS TS Lê Văn Tề( 2006 ), Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
10. Phòng thương mại quốc tế (2008 )Các tập quán thương mại quốc tế về L/C, Nhà xuất bản trường Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tập quán thương mại quốc tế về L/"C
Nhà XB: Nhà xuất bản trường Kinh tế Quốc dân
11.GS.TS Dương Thị Bình Minh (2001), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tài chính tiền tệ
Tác giả: GS.TS Dương Thị Bình Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2001
12.PGS. TS Phan Thu Hà ( 2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
13. Peter.S.Rose ( 2006)Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
14. TS Nguyễn Thị Mùi (2001), Lý thuyết Tiền tệ ngân hàng, nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết Tiền tệ ngân hàng
Tác giả: TS Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội
Năm: 2001
1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của NHNo&PTNT Hà Nội Khác
2. Các tài liệu nội bộ do NHNo&PTNT Hà Nội cung cấp Khác
3. David Cox- NXB Chính trị Quốc gia (1997)- Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại Khác
6. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo&PTNT Khác
9. Những điều kiện thương mại quốc tế Incorterm 2000 Khác
15.Những trang web:- My.opera.com - Money.com - Vietnamnet.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C được minh họa qua hình 1 và quy trình này được chia làm 8 bước. - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
uy trình nghiệp vụ thanh toán L/C được minh họa qua hình 1 và quy trình này được chia làm 8 bước (Trang 23)
Hình 1: Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Hình 1 Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ (Trang 23)
Hình 2: Bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo & PTNTHà Nội - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Hình 2 Bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo & PTNTHà Nội (Trang 37)
Hình 2: Bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Hình 2 Bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 37)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Hà Nội. - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 41)
Bảng2.2: Tình hình dư nợ của NHNo & PTNTHà Nội. - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ của NHNo & PTNTHà Nội (Trang 43)
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của NHNo & PTNT Hà Nội. - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ của NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 43)
Bảng2.3: Tình hình NQH của NHNo & PTNTHà Nội. - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.3 Tình hình NQH của NHNo & PTNTHà Nội (Trang 44)
Bảng 2.7: Tình hình TTQT giai đoạn 2006-2008 tạiNHNo & PTNT Hà Nội - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.7 Tình hình TTQT giai đoạn 2006-2008 tạiNHNo & PTNT Hà Nội (Trang 51)
Bảng 2.8: Kết quả thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng nhập khẩu tại NHNo &PTNT Hà Nội - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.8 Kết quả thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng nhập khẩu tại NHNo &PTNT Hà Nội (Trang 53)
Bảng 2.9: Kết quả thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng xuất khẩu tại ngân hàng NHNo & PTNT Hà Nội - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.9 Kết quả thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng xuất khẩu tại ngân hàng NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 54)
Bảng 2.9 : Kết quả thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng xuất - Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.9 Kết quả thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng xuất (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w