1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU

65 777 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 136 KB

Nội dung

Techcombank cũng vậy, tuy tự hào làNgân hàng dẫn đầu về công nghệ thông tin và đã 4 năm liên tiếp đạt nhiều giải thưởngthanh toán quốc tế [Bích Ngân, 19, tr.1], nhưng tình trạng kinh tế

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ v

CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH VŨNG TÀU 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.1.1 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank): 3

1.1.2 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Vũng Tàu 4

1.2 Lĩnh vực hoạt động 4

1.3 Sản phẩm, dịch vụ cung cấp 5

1.4 Cơ cấu tổ chức: Hình 1.1, Phụ lục 1, tr.29 5

1.5 Tình hình hoạt động của Techcombank Vũng Tàu giai đoạn 2010 – 2012 5

1.5.1 Hoạt động huy động vốn 5

1.5.2 Hoạt động sử dụng vốn 6

1.5.3 Hoạt động TTQT 6

Kết luận chương 1 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI TECHCOMBANK VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 8

2.1 Phân tích việc phát triển hoạt động thanh toán L/C về quy mô 8

Trang 2

2.1.1 Chỉ tiêu về tỷ trọng doanh thu, khối lượng giao dịch của phương thức thanh

toán L/C trong tổng số TTQT 8

2.1.2 Chỉ tiêu về tỷ trọng doanh thu, khối lượng giao dịch TTQT theo phương thức L/C giữa hàng Xuất khẩu và hàng Nhập khẩu 11

2.1.3 Chỉ tiêu về số lượng và cơ cấu KHDN 13

2.1.4 Chỉ tiêu về mạng lưới hoạt động TTQT 14

2.2 Phân tích việc phát triển hoạt động thanh toán L/C về chất lượng 15

2.2.1 Chỉ tiêu về độ chuẩn xác của quy trình thanh toán 15

2.2.2 Chỉ tiêu về sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ thanh toán L/C 15

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán L/C tại Techcombank Vũng Tàu 16

2.3.1 Thành quả đạt được 16

2.3.2 Những tồn tại 17

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động thanh toán L/C tại Techcombank Vũng Tàu 18

2.4.1 Nhân tố chủ quan 18

2.4.2 Nhân tố khách quan 20

Kết luận chương 2 21

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GỢI Ý VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO L/C TẠI TECHCOMBANK VŨNG TÀU 22

3.1 Tăng cường hoạt động marketing và tài trợ xuất nhập khẩu: 22

3.2 Nâng cao năng lực trình độ tiêu chuẩn quốc tế cho cán bộ TTQT 23

3.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro và hoàn thiện quy trình thẩm định TTQT bằng L/C 23

Trang 3

3.4 Một số công việc khác cần quan tâm nhằm hỗ trợ hoạt động thanh toán L/C 24

Kết luận chương 3 24

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

PHỤ LỤC 1 29

PHỤ LỤC 2 30

PHỤ LỤC 3 31

PHỤ LỤC 4 32

PHỤ LỤC 5 33

PHỤ LỤC 6 34

PHỤ LỤC 7 36

PHỤ LỤC 8 37

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012 5

Bảng 1.2 Tình hình dư nợ tín dụng tại Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012 6

Bảng 2.6 Số lượng KHDN của Techcombank Vũng Tàu, 2010 - 2012 13

Bảng 2.1 Tỷ trọng doanh số các phương thức TTQT giai đoạn 2010-2012 30

Bảng 2.2 Tỷ trọng khối lượng giao dịch các phương thức TTQT, 2010-2012 30

Bảng 2.3 Tỷ trọng doanh thu L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu, 2010-2012 31

Bảng 2.4 Tỷ trọng khối lượng giao dịch L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu giai đoạn 2010-2012 31

Bảng 2.5 Kim ngạch XNK Bà Rịa – Vũng Tàu, 2010 – 2012 32

Bảng 2.8 Hạn mức tín dụng mà các ngân hàng đại lí cấp cho Techcombank giai đoạn 2010 - 2012 32

Bảng 2.9 Thị phần TTQT của Techcombank, 2010 – 2012 33

Bảng 2.11 Khối lượng giao dịch và giá trị bình quân mỗi giao dịch thanh toán L/C Xuất khẩu, L/C Nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012 33

Bảng 2.7 So sánh mạng lưới hoạt động TTQT các ngân hàng năm 2012 34

Bảng 2.10 So sánh tiềm lực tài chính các ngân hàng năm 2012 36

Bảng 2.12 So sánh biểu phí giao dịch L/C (chưa bao gồm VAT) giữa các ngân hàng năm 2012 37

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.2 Doanh thu TTQT của Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012 7Hình 2.1 Tỷ trọng doanh số của các phương thức TTQT, 2010 – 2012 8Hình 2.2 Tỷ trọng khối lượng giao dịch các phương thức TTQT, 2010-2012 9Hình 2.3 Tỷ trọng doanh thu L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu, 2010-2012 Nguồn:Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu 11Hình 2.4 Tỷ trọng khối lượng giao dịch L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu giai đoạn2010-2012 11Hình 2.5 Tỷ trọng số lượng KHDN phân khúc theo quy mô, 2010 – 2012 13Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Techcombank Vũng Tàu 29

Trang 6

TTTM Tài trợ thương mại

TTQT Thanh toán quốc tế

T/T Chuyển tiền bằng điện

L/C Tín dụng chứng từ

UCP Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ

URR Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng

ISPB Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra

ACB Ngân hàng TMCP Á Châu

AGR Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)EIB Ngân hàng TMCP Eximbank

Trang 7

VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

S & P Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's

FTA Hiệp định thương mại tự do

TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình

Dương

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng trên phạm virộng lớn, các quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như hoạt động Xuất Nhập khẩu ngày càngđóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước, và Việt Namkhông nằm ngoài dòng chảy đó Nắm bắt được xu thế ấy, các ngân hàng thương mạitrong nước nói chung và Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương (Techcombank)nói riêng đang dồn sức phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, vốn được xem làkênh quan trọng giúp các ngân hàng cán đích chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong bốicảnh kinh tế khó khăn

Trong số các phương thức thanh toán quốc tế hiện đang được sử dụng thì phương thứcL/C là phổ biến nhất do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanhtoán khác Tuy nhiên, đây cũng là phương thức thanh toán có quy trình phức tạp vàchặt chẽ, đòi hỏi các ngân hàng phải chạy đua về công nghệ thông tin lẫn chất lượngnguồn nhân lực nếu muốn mở rộng thị phần Techcombank cũng vậy, tuy tự hào làNgân hàng dẫn đầu về công nghệ thông tin và đã 4 năm liên tiếp đạt nhiều giải thưởngthanh toán quốc tế [Bích Ngân, 19, tr.1], nhưng tình trạng kinh tế khó khăn kéo theongày càng nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài (Standard Charterd, HSBC…) gianhập thị trường Việt với lực lượng hùng hậu chuyên nghiệp về công nghệ lẫn nhân lực

đã khiến thị phần thanh toán quốc tế của Techcombank chỉ mới đạt mức 2.31% trongkim ngạch Xuất nhập khẩu Việt Nam và giảm dần qua các năm (theo báo cáo thườngniên Techcombank 2010 - 2012)

Do vậy, để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, Techcombank đã, đang và sẽluôn đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, nhất là phương thức tindụng chứng từ Vì thế, với việc lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc

tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Trang 9

-chi nhánh Vũng Tàu”, em mong rằng sẽ đóng góp được một phần nhỏ nhoi vào conđường thay da đổi thịt, phát triển hùng mạnh của Chi nhánh Techcombank Vũng Tàunói riêng và Techcombank nói chung trong thời gian tới

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực tế hoạt động thanh toán quốc tế

theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Techcombank Từ đó đưa ra đánh giá,các giải pháp gợi ý nhằm đẩy mạnh phương thức thanh toán L/C tại Techcombank

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng

chứng từ đối với hàng xuất và hàng nhập khẩu tại Techcombank Vũng Tàu

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, so

sánh giữa các số liệu, quy trình hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C

 Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương

Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánhVũng Tàu

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tạiTechcombank Vũng Tàu giai đoạn 2010-2012

Chương 3: Giải pháp gợi ý đẩy mạnh hoạt động thanh toán L/C tại TechcombankVũng Tàu

Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi sai sót và một số hạn chế, tuynhiên, nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị Phòng Khách Hàng DoanhNghiệp cùng các Phòng ban chức năng khác của Techcombank Vũng Tàu, và sự hướngdẫn, truyền thụ kiến thức tận tâm của các Thầy cô Khoa Kinh Tế Đối Ngoại, đặc biệt là

TS Lê Tuấn Lộc, người đã trực tiếp hướng dẫn em Em xin gửi lời cảm ân sâu sắc đếnquí thầy cô, các anh/chị đang công tác tại Techcombank Chi nhánh Vũng Tàu đã giúp

đỡ em trong thời gian qua

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG

VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH VŨNG TÀU

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.1 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank):

Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, là một trong nhữngngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnhđất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với trụ sở chính ban đầu được đặt tại

số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Ban đầu, các bên tham gia góp vốn thànhlập ngân hàng bao gồm Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Ngân hàng Công thươngViệt Nam… và một số cá nhân Hiện nay, góp vốn tại ngân hàng có các cổ đông lớntrong và ngoài nước như: The Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC),Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Đặc biệt, Techcombank làngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài(HSBC) đạt mức tối đa 20%

Từ năm 1994 – 2004, Techcombank tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng, thiết lập 9 chinhánh, 4 phòng giao dịch trong 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, HảiPhòng; đồng thời triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống

và khai trương biểu tượng mới cho ngân hàng

Từ năm 2005 – 2011, Techcombank tiếp tục mở rộng mạng lưới hơn 300 CN/PGD tạinhiều tỉnh thành khác: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Tp Nha Trang (tỉnhKhánh Hoà), Vũng Tàu…; nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mớinhất Tenemos T24 R5 Trải qua 18 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thànhmột trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sảnđạt trên 180.874 tỷ đồng (tính đến hết năm 2011) Techcombank còn là ngân hàng đầutiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải

Trang 11

pháp và ứng dụng công nghệ Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.800 người,Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng.Techcombank hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66 000 khách hàngdoanh nghiệp.

1.1.2 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Vũng Tàu

Chi nhánh Vũng Tàu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)được thành lập ngày 29/07/2005 Techcombank chi nhánh Vũng Tàu là đơn vị hạchtoán phụ thuộc của Techcombank, thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụngân hàng theo các quy định của Pháp luật và của Techcombank Techcombank Chinhánh Vũng Tàu hoạt động có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam và các Tổ chức tín dụng theo quy định của Pháp luật, thực hiện chế độ hạchtoán kinh tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Techcombank

Ngày 06/08/2010, Techcombank Vũng Tàu chuyển trụ sở về số 142-144 Lê HồngPhong Tp Vũng Tàu Với trụ sở mới tại 142-144 Lê Hồng Phong, chi nhánh Vũng Tàuđược thiết kế theo mô hình ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở vật chấtkhang trang, không gian thân thiện, thoải mái và phương thức giao dịch chuyên nghiệp,hiệu quả

1.2 Lĩnh vực hoạt động

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) hoạt động trong các lĩnh vựcsau: Hoạt động vay vốn, nhận tiền gửi; Hoạt động cấp tín dụng; Hoạt động cung ứngphương tiện, dịch vụ thanh toán; Tham gia thị trường tiền tệ; Mở tài khoản; Tham gia

và tổ chức các hệ thống thanh toán; Góp vốn, mua cổ phần; Kinh doanh, cung ứng dịch

vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh; Hoạt động ngân hàng đầu tư; Nghiệp vụ uỷ thác

và đại lí và các hoạt động khác

Trang 12

1.3 Sản phẩm, dịch vụ cung cấp

Khách hàng cá nhân: Tiết kiệm, Tài khoản, Cho vay, Dịch vụ thẻ, Ngân hàng điện tửF@st-banking, Chuyển tiền quốc tế, Sản phẩm bảo hiểm, Chương trình khuyến mại,Sản phẩm và dịch vụ khác

Khách hàng doanh nghiệp: Tiền gửi, Tín dụng, Quản lí tiền tệ, Quản lí thanh khoản,Tài trợ thương mại, Bảo lãnh, TTQT, Ngoại hối và phòng ngừa rủi ro, Sản phẩm mới

Tỷ trọng (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Nguồn: Báo cáo kế hoạch vốn năm 2013 của Techcombank Vũng Tàu

Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng khá tốt, tính đến31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh đạt 2353 tỷ đồng, tăng10,13% so với cuối năm 2011 và chiếm 4% thị phần huy động vốn tỉnh Bà Rịa – VũngTàu Theo Bảng 1.1 thì nguồn vốn được huy động chủ yếu từ Cá nhân (chiếm tỷ trọng

Trang 13

51% năm 2012), tiền gửi của Doanh nghiệp không nhiều, chỉ chiếm 23% trên tổng vốn

Tỷ trọng (%)

Dư nợ (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Dư nợ (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Nguồn: Báo cáo xây dựng kế hoạch tín dụng năm 2013 của Techcombank Vũng Tàu

Techcombank là ngân hàng phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ Kể từ năm

2010, Techcombank đã áp dụng chính sách nâng cao chất lượng tín dụng, chính sáchcho vay thận trọng và tiếp tục chú trọng vào phân khúc bán lẻ nên tăng trưởng dư nợnăm 2012 chủ yếu tập trung ở KHCN Cụ thể trong năm 2012, dư nợ của KHDN đạt

633017 triệu đồng(chiếm 59,3%), giảm 0,67%; còn dư nợ của KHCN đạt 433569 triệuđồng (chiếm 40,7%), tăng 22,4% Đến thời điểm cuối năm 2012, dư nợ tín dụng tại chinhánh là 1066585 triệu đồng, đạt 97% so với kế hoạch, tăng 7,58% so với năm 2011 và

tăng 29% so với năm 2010.

1.5.3 Hoạt động TTQT

Theo Hình 1.2, ta thấy hoạt động TTQT trong giai đoạn 2010 – 2012 đã có những tiến

bộ đáng kể, tổng doanh thu tăng qua các năm, góp phần không nhỏ vào kết quả hoạtđộng kinh doanh của chi nhánh Hiện nay, hoạt động TTQT tại Techcombank Vũng

Trang 14

Tàu gồm 3 phương thức chủ yếu: Thanh toán chuyển tiền bằng điện (T/T), Thanh toántín dụng chứng từ (L/C) và Thanh toán nhờ thu Trong tổng doanh số TTQT, doanh sốthanh toán L/C luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và luôn chiếm trên 50%, kế đến là phương

thức thanh toán nhờ thu, cuối cùng là Phương thức T/T chiếm tỉ trọng thấp nhất.

Hình 1.2 Doanh thu TTQT của Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012

Đơn vị: triệu USDNguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu

Kết luận chương 1

Trong chương 1, bài báo cáo đã giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Kỹ Thươngchi nhánh Vũng Tàu về lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động, tình hình kinh doanhgiai đoạn 2010 - 2012 Trong chương 2 tiếp theo, người viết sẽ phân tích chi tiết hơn vềthực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Techcombank Vũng Tàu giai

đoạn 2010 – 2012.

Trang 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG

L/C TẠI TECHCOMBANK VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Để đánh giá thực trạng hoạt động TTQT bằng L/C tại Techcombank Vũng Tàu, đầutiên người viết sẽ phân tích việc phát triển hoạt động TTQT bằng L/C về quy mô vàchất lượng, sau đó đánh giá thực trạng về những thành quả đạt được và tồn tại tronghoạt động thanh toán L/C của chi nhánh, và nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến việc

phát triển hoạt động thanh toán L/C tại chi nhánh.

2.1 Phân tích việc phát triển hoạt động thanh toán L/C về quy mô

Phát triển hoạt động thanh toán L/C theo quy mô là phát triển hoạt động thanh toán L/Cdựa trên sự mở rộng của quy mô hoạt động thanh toán L/C (tăng nhờ số lượng) Vìvậy, ta sẽ phân tích dựa trên các chỉ tiêu về quy mô như sau:

2.1.1 Chỉ tiêu về tỷ trọng doanh thu, khối lượng giao dịch của phương thức thanh toán L/C trong tổng số TTQT

T/T L/C Nhờ thu

Hình 2.1 Tỷ trọng doanh số của các phương thức TTQT, 2010 – 2012

Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu

Trang 16

T/T L/C Nhờ thu

Hình 2.2 Tỷ trọng khối lượng giao dịch các phương thức TTQT, 2010-2012

Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng TàuDoanh thu và khối lượng giao dịch là hai chỉ tiêu quan trọng luôn đi kèm với nhau,được Techcombank áp dụng để tính toán sự phát triển hoạt động TTQT qua các năm

Tỷ trọng về doanh thu các phương thức TTQT cho biết nguồn thu TTQT chủ yếu đến

từ phương thức thanh toán nào, và khối lượng giao dịch lớn sẽ cho biết khả năng cạnhtranh của ngân hàng về chất lượng dịch vụ, mức phí và tính mở trong TTQT (như việc

đa dạng hoá phương thức TTQT, áp dụng công nghệ mới…)

Theo Hình 2.1 và Hình 2.2, Bảng 2.1 Tỷ trọng doanh số các phương thức TTQT, 2010– 2012 và Bảng 2.2 Tỷ trọng khối lượng giao dịch các phương thức TTQT, 2010 –

2012 (Phụ lục 2, tr.30 ) ta thấy:

Trong 3 phương thức TTQT, phương thức T/T luôn có khối lượng giao dịch cao nhất,nhưng tỷ trọng doanh thu chỉ cao thứ 2, vì Techcombank ngay từ khi thành lập đã pháttriển theo định hướng ngân hàng bán lẻ với đối tượng là KHCN, DN vừa và nhỏ, cóvốn thành lập ít, giá trị giao dịch nhỏ nên thường lựa chọn phương thức thanh toán T/T

Trang 17

Tuy nhiên, do kinh tế suy thoái, rủi ro XNK tăng cao đã khiến các DN Bà Rịa VũngTàu phải tìm một phương thức TTQT vừa tối thiểu hoá rủi ro, vừa có thời gian thanhtoán nhanh thuận lợi cho quay vòng vốn, vừa có hình thức đa dạng phù hợp với nhiềuloại hình kinh doanh, đó chính là phương thức thanh toán L/C.

Ngoài ra, nguồn thu TTQT từ DN nhỏ và vừa bị hạn chế trong năm 2011 - 2012, do chiphí đầu vào tăng cao làm thiếu vốn lưu động trong khi lãi suất cho vay cao dẫn đếnthua lỗ, hoạt động XNK bị trì trệ Do vậy, nếu trước đây 90% doanh thu từ các dịch vụphi tín dụng (trong đó có dịch vụ TTQT) của Techcombank là từ hơn 10.000 KHDNvừa và nhỏ, thì kể từ năm 2011, Techcombank tập trung vào các ngành và công ty cóluồng tiền lớn như thuế, hải quan, điện, điện thoại…[VanTB, 22] vốn là những công tysẵn sàng chi trả để tối thiểu rủi ro XNK và thường thực hiện những giao dịch có giá trịlớn

Vì vậy, trong 3 phương thức TTQT, phương thức thanh toán L/C tuy có khối lượnggiao dịch cao thứ 2 nhưng chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất và tăng dần qua các năm

2010 - 2012, kéo theo đó là sự giảm liên tục về doanh thu, khối lượng giao dịch củaphương thức T/T – vốn là phương thức rủi ro nhất trong các phương thức TTQT Còn Phương thức Nhờ thu tuy ít rủi ro hơn Thanh toán T/T, ít tốn phí hơn Thanh toánL/C nhưng thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian nên chiếm tỉ trọng doanh thu, khốilượng giao dịch thấp nhất và không biến động nhiều qua các năm 2010 – 2012

Như vậy, trong giai đoạn 2010 – 2012, nguồn thu TTQT của chi nhánh đến chủ yếu từhoạt động thanh toán L/C, khối lượng giao dịch thanh toán L/C tăng dần qua các nămchứng tỏ dịch vụ thanh toán L/C hoạt động hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều KHDNtham gia

Trang 18

2.1.2 Chỉ tiêu về tỷ trọng doanh thu, khối lượng giao dịch TTQT theo phương thức L/C giữa hàng Xuất khẩu và hàng Nhập khẩu

L/C Xuất khẩu L/C Nhập khẩu

Hình 2.3 Tỷ trọng doanh thu L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu, 2010-2012

Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu

L/C Xuất khẩu L/C Nhập khẩu

Hình 2.4 Tỷ trọng khối lượng giao dịch L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu giai

đoạn 2010-2012

Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu

Trang 19

Theo Hình 2.3 và Hình 2.4, Bảng 2.3 Tỷ trọng doanh thu L/C Xuất khẩu và L/C Nhậpkhẩu, 2010-2012 và Bảng 2.4 Tỷ trọng khối lượng giao dịch L/C Xuất khẩu và L/CNhập khẩu, 2010-2012 (Phụ lục 3, tr.31), ta có các kết luận sau:

Kết luận 1: Nguồn thu của dịch vụ thanh toán L/C chủ yếu đến từ thanh toán L/C

Nhập khẩu vì: Thanh toán L/C Xuất khẩu có tỷ trọng doanh thu, khối lượng giao dịchđều ít hơn L/C Nhập khẩu Nguyên nhân là vì hoạt động đầu tư sản xuất cho nội địa vàxuất khẩu trên địa bản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung chủ yếuphụ thuộc vào nguyên phụ liệu nước ngoài [Đức Minh, 8], nên Kim ngạch Xuất khẩucủa tỉnh luôn thấp hơn Kim ngạch Nhập khẩu (xem Bảng 2.5 Kim ngạch XNK tỉnh BàRịa Vũng Tàu, 2010 – 2012, Phụ lục 4, tr.32)

Kết luận 2: Thanh toán L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu đều có doanh thu, khối

lượng giao dịch tăng qua các năm 2010 – 2012, nhưng L/C Xuất khẩu tăng mạnh hơnkhiến tỷ trọng doanh thu của L/C Xuất khẩu tăng dần, tỷ trọng doanh thu của L/C Nhậpkhẩu giảm dần qua các năm 2010 – 2012 Có hai nguyên nhân:

Về khách quan: Theo Bảng 2.5 (Phụ lục 4, tr.32), ta thấy trong giai đoạn 2010 - 2012,

do kinh tế khó khăn, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa ngày càng suy giảm qua cácnăm; chính sách hạn chế nhập siêu, giảm lạm phát giảm lãi suất cho vay của ChínhPhủ; nỗ lực thu hút đầu tư phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ và phát động phongtrào “Người Việt dùng hàng Việt” trên địa bàn tỉnh, Kim ngạch Nhập khẩu của tỉnh đãđược khống chế, tăng nhẹ hơn Kim ngạch Xuất khẩu (mức tăng trung bình mỗi nămcủa kim ngạch Nhập khẩu là 39,4% thấp hơn so với Kim ngạch Xuất khẩu là 50,65%)

Về chủ quan: Techcombank chú trọng vào tài trợ Xuất khẩu hơn Nhập khẩu Do từ

năm 2011, với mục đích “hỗ trợ DN lớn mạnh không ngừng”, Techcombank đã giảmlãi suất cho vay, tiên phong phát triển và cung cấp rất nhiều sản phẩm tài chính chuyên

biệt, đặc biệt tập trung cho lĩnh vực xuất khẩu nhằm phát triển các ngành mũi nhọn

Trang 20

như: Nông sản (Gạo, Điều, Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, Bông, sợi), Thuỷ sản, Thép, Điện

tử điện máy, Phân bón, Nhựa…với quá trình tài trợ bắt đầu từ khâu thu mua nguyên

liệu đầu vào, đến sản xuất, thương mại và quản lí dòng tiền hiệu quả, phù hợp với thực

tế kinh doanh của DN

2.1.3 Chỉ tiêu về số lượng và cơ cấu KHDN

Số lượng khách hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh rõ nhất vềchất lượng, hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng Trong giai đoạn 2010 – 2012,quy mô KHDN của Techcombank Vũng Tàu phát triển như bảng sau:

Bảng 2.6 Số lượng KHDN của Techcombank Vũng Tàu, 2010 - 2012

Hình 2.5 Tỷ trọng số lượng KHDN phân khúc theo quy mô, 2010 – 2012

Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu

Từ Bảng 2.6 và Hình 2.5, ta thấy số lượng KHDN của Techcombank Vũng Tàu tăng22,1% trong năm 2011, rồi giảm 12,3% ở năm 2012 Trong đó, số lượng KHDN vừa

và nhỏ chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng lại giảm dần qua các năm, chủ yếu do kinh tế khó

Trang 21

khăn, DN kinh doanh không hiệu quả nên ngừng sản xuất, hoặc chuyển sang phục vụthị trường trong nước, không thực hiện các giao dịch TTQT nữa, hoặc đơn hàng quánhỏ, không đủ chi phí để tham gia các giao dịch thanh toán L/C Ngược lại, tuy sốlượng KHDN lớn chiếm tỷ trọng ít nhưng tăng đều qua các năm, chứng tỏ chất lượngdịch vụ TTQT theo L/C của Techcombank ngày càng cao, dần thu hút được nhiều

khách hàng lớn.

2.1.4 Chỉ tiêu về mạng lưới hoạt động TTQT

Mạng lưới hoạt động là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng mở rộng thị trường củahoạt động TTQT theo L/C của NHTM, tiết kiệm thời gian và bớt phiền phức khi kháchhàng muốn giao dịch thanh toán ở những quốc gia mà ngân hàng chưa đặt mối quan hệ.Trong nhiều năm qua, Techcombank không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lướiCN/PGD, ngân hàng đại lí trên toàn thế giới, đảm bảo cho hoạt động TTQT theo L/Cđược thông suốt Cụ thể, năm 2013, Techcombank có có 360 CN/PGD hoạt độngTTQT trên toàn quốc (riêng ở Vũng Tàu, Techcombank mở 6 CN/PGD, bằng với sốlượng CN/PGD của các ngân hàng lớn như VCB, CTG, AGR), và thiết lập quan hệ đại

lí với 12000 ngân hàng ở 200 quốc gia như: Citibank, Wachovia, Commezbank AG…[Techcombank, 17], vượt qua số lượng ngân hàng đại lí của các ngân hàng lớn nhưVietcombank, Agribank, Vietinbank (Xem Bảng 2.7 So sánh mạng lưới hoạt độngTTQT các ngân hàng năm 2012, Phụ lục 6, tr.34) Ngoài ra, không chỉ mở rộng sốlượng các đại lí, Techcombank còn đưa ra chỉ tiêu về sự gia tăng hạn ngạch do nhữngngân hàng đại lí lớn cấp, nhằm tăng tính linh hoạt trong phục vụ các giao dịch có giá trịlớn (xem Bảng 2.8 Hạn mức tín dụng mà các ngân hàng đại lí cấp cho Techcombank

giai đoạn 2010 - 2012, Phụ lục 4, tr.32).

Trang 22

2.2 Phân tích việc phát triển hoạt động thanh toán L/C về chất lượng

Phát triển hoạt động thanh toán L/C theo chất lượng: là phát triển hoạt động thanh toánL/C dựa trên sự nâng cao chất lượng của hoạt động thanh toán L/C (tăng nhờ chất

lượng) Vì vậy, ta sẽ phân tích dựa trên các chỉ tiêu về chất lượng như sau:

2.2.1 Chỉ tiêu về độ chuẩn xác của quy trình thanh toán

Quy trình thanh toán chuẩn hay tỷ lệ phần trăm công điện chuẩn (STP) là tỷ lệ phầntrăm giữa số công điện có quy trình chuẩn và toàn bộ số công điện mà Ngân hàng đãthực hiện được trong một năm STP là chỉ tiêu đánh giá thể hiện quy trình chuẩn củamột công điện trong giao dịch TTQT tại ngân hàng Mà để đạt được chỉ tiêu STP caothì Ngân hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện như: thời gian xử lí giao dịch nhanh, thựchiện chính xác khâu luân chuyển và xử lí hợp đồng, nhờ đó tiết kiệm chi phí, tối thiểurủi ro và đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng Trong giai đoạn 2010 – 2012,Techcombank liên tục nhận được nhiều giải thưởng STP với tỷ lệ đạt chuẩn cao 95% -99%, do nhiều ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới trao tặng như Citibank, Bank of NewYork Mellon, HSBC… [Techcombank, 18], khẳng định chất lượng hàng đầu củaTechcombank so với các NHTM Việt Nam trong hoạt động TTQT

2.2.2 Chỉ tiêu về sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ thanh toán L/C

Sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ thanh toán L/C là chỉ tiêu quan trọng cho biết hoạtđộng thanh toán L/C tại Techcombank đã được đầu tư phát triển khoa học công nghệ

hỗ trợ, có sự phối hợp giữa các phòng ban để nâng cao quản lí rủi ro, có phối hợp chặtchẽ với việc phát triển các dịch vụ liên quan (như bảo lãnh, chiết khấu, kinh doanhngoại tệ, cho vay ký quỹ…) hay chưa, để xây dựng chính sách marketing phù hợp.Hiện nay, Techcombank đã có bước tiến đáng kể về phát triển các dịch vụ hỗ trợ:

Về dịch vụ tài trợ XNK, Techcombank đã phát triển nhiều hình thức TTTM đa dạng

như: Tài trợ Xuất khẩu nông sản, Tài trợ Nhà phân phối, Tài trợ Nhà cung cấp, Baothanh toán…, và nhiều sản phẩm chéo hỗ trợ thanh toán L/C như: Thu hộ thuế Hải

Trang 23

Quan, L/C trả chậm có điều khoản thanh toán ngay… để giúp đỡ các DN trong nhiềungành XNK mũi nhọn vượt khó

Về khoa học công nghệ, để phục vụ quy trình thanh toán L/C được nhanh và chính xác,

Techcombank còn thiết lập hệ thống máy tính tự động xử lí và tập trung dữ liệu kháchhàng

Về các dịch vụ liên quan, năm 2010 - 2012, Techcombank triển khai thêm nhiều gói tín

dụng ưu đãi (như Vốn siêu linh hoạt 12+…) để giúp đỡ các doanh nghiệp có vốn sảnxuất xuất khẩu; cung cấp dịch vụ chiết khấu tới 95% giá trị bộ chứng từ, giúp các DNtiết kiệm thời gian và chi phí cho sản xuất, XNK [Techcombank, 17]

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán L/C tại Techcombank Vũng Tàu 2.3.1 Thành quả đạt được

Nhiều năm liền, Techcombank luôn nhận được các giải thưởng nghiệp vụ TTQT xuấtsắc do các ngân hàng lớn trên thế giới trao tặng: Standard Chartered Bank, HSBC,CitiBank, Wells Fargo, Bank of New York Mellon [Trí Thức Trẻ, 21] Theo đánh giácủa Finance Asia, Techcombank đã đáp ứng xuất sắc các tiêu chí về ngân hàng giaodịch, xét trên mọi phương diện về chất và lượng như: Mạng lưới CN/PGD phát triểnnhanh, rộng khắp; Chất lượng dịch vụ ưu việt; Luôn dẫn đầu về công nghệ, đầu tư vàphát triển đa kênh giao dịch; Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm,luôn đi đầu trong việc sáng tạo và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới tại thị trườngViệt Nam [Doãn Phong, 16]

Điều này đã khẳng định được chất lượng dịch vụ TTQT nói chung và thanh toán L/Cnói riêng của Techcombank trên thị trường Việt Nam và thế giới Nhờ vậy, dịch vụTTQT của Techcombank ngày càng thu hút nhiều KHDN lớn với giá trị giao dịch lớn,giúp quy mô và chất lượng giao dịch của Phương thức thanh toán L/C tăng dần qua các

Trang 24

năm 2010 – 2012, đặt nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng dịch vụ TTQT và cácdịch vụ phi tín dụng khác.

2.3.2 Những tồn tại

Thứ nhất, Theo Bảng 2.9 Thị phần TTQT của Techcombank, 2010 – 2012 (Phụ lục 5,

tr.33) và Bảng 2.10 So sánh tiềm lực tài chính các ngân hàng năm 2012 (Phụ lục 7,tr.36), năm 2012, Techcombank mới chỉ chiếm 2,31% kim ngạch XNK Việt Nam (bégấp 7 – 8 lần so với thị phần VCB, CTG), và giảm dần qua các năm 2010-2012 Ngoài

ra, năm 2013, Techcombank bị giảm lợi nhuận, nợ xấu 3,56% vượt ngưỡng an toàn[Nguyễn Hoài, 2], nên bị Hãng xếp hạng tín nhiệm S & P hạ triển vọng tín nhiệm từ

“ổn định” xuống “tiêu cực” [Thuỳ Linh, 7], khiến uy tín về khả năng thanh toán củaTechcombank bị hạ thấp

Thứ hai, khối lượng giao dịch thanh toán theo Phương thức L/C còn thấp, chỉ bằng một

nửa so với khối lượng giao dịch T/T, giá trị trung bình mỗi giao dịch thanh toán L/Cchưa cao, chỉ từ 20000 – 30000 USD (theo Bảng 2.11 Khối lượng giao dịch và giá trịbình quân mỗi giao dịch thanh toán L/C Xuất khẩu, L/C Nhập khẩu giai đoạn 2010 –

2012, Phụ lục 5, tr.33) và có xu hướng giảm dần qua các năm 2010 – 2012

Thứ ba, tuy năm 2011, Techcombank phát triển nhiều gói tài trợ Xuất nhập khẩu cho

DN, nhưng vẫn không thu hút được nhiều KHDN, tổng số lượng KHDN vẫn giảm12,3% vào năm 2012, chứng tỏ hoạt động Marketing và chiến lược phát triển sảnphẩm, dịch vụ hỗ trợ cho thanh toán L/C còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ nhu

cầu cho từng nhóm KHDN.

Trang 25

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động thanh toán L/C tại Techcombank Vũng Tàu

2.4.1 Nhân tố chủ quan

Chiến lược phát triển sản phẩm thanh toán L/C và các dịch vụ hỗ trợ:

Techcombank đa dạng hoá sản phẩm thanh toán L/C với nhiều hình thức như L/C trảngay, L/C trả chậm, L/C hỗn hợp,…, áp dụng quy tắc quốc tế UCP, ISBP, URR về xử

lí L/C và theo Bảng 2.12 So sánh biểu phí giao dịch L/C các ngân hàng năm 2012(Phụ lục 8, tr.37), biểu phí giao dịch L/C của Techcombank khá cạnh tranh với cácngân hàng lớn chuyên về TTQT như VCB, EIB, ACB, CTG Quy trình mở, huỷ vàthanh toán L/C và các dịch vụ TTTM được Techcombank xây dựng và ban hành phùhợp với thực tế của từng thời kì, phù hợp với những quy định trong bản mới nhất củaquy tắc thực hành thanh toán L/C như UCP 600, URR 725…Ngoài ra, dịch vụ thanhtoán bằng L/C một mặt tăng thu nhập cho ngân hàng, mặt khác góp phần mở rộng cácdịch vụ khác, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng Đối với các khách hàng quen có uytín, Techcombank thường cho vay để ký quỹ mở L/C, bảo lãnh lấy hàng trước hoặcchiết khấu bộ chứng từ, hối phiếu giúp giảm đọng vốn cho khách hàng Biện pháp nàykhông những tăng thu nhập từ lãi cho Techcombank, mà còn củng cố mối quan hệ thânthiết với khách hàng

Tuy nhiên, về tài trợ XNK, Techcombank khó cạnh tranh được với hai ngân hàng CTG

và EIB bởi ngoài những dịch vụ TTTM mà Techcombank đã cung cấp, CTG còn cungcấp sản phẩm chéo quan trọng với TTQT là Bảo hiểm cho DN về tài sản, kĩ thuật, tráchnhiệm, tàu… (theo vietinbank.vn), EIB thì cung cấp cả dịch vụ bảo hiểm và dịch vụgiao nhận, cho thuê kho bãi (theo eximbank.com.vn) Trong khi đó, tuy Techcombankliên kết bán chéo sản phẩm với các công ty bảo hiểm như Bảo Việt, Bảo Minh nhưngchưa kí kết làm kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm cho DN XNK mà chỉ dừng lại ởmức tư vấn (theo techcombank.com.vn) Hơn nữa, về dịch vụ cho vay kí quỹ mở L/C,

Trang 26

tuy Techcombank hạ lãi suất cho vay nhưng khó cạnh tranh với các ngân hàng có mứclãi suất thấp nhất như VCB, CTG, EIB, BIDV [Thành Hưng, 3] Và dù hạ lãi suấtnhưng Techcombank cũng không hạ tiêu chuẩn cho vay, nhiều DN XNK vừa và nhỏvẫn không tiếp cận được nguồn vốn sản xuất của Techcombank, khiến hoạt động XNK

bị trì trệ và TTQT bị hạn chế [Bích Diệp, 1]

Hệ thống công nghệ thông tin:

Techcombank là ngân hàng đi đầu trong việc đầu tư và triển khai nền tảng hạ tầng côngnghệ với mức trung bình 15 triệu USD/năm [Doãn Phong, 16] như: hệ thốngcorebanking là T24 R7 hiện đại nhất Việt Nam, đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Top

15 hệ thống corebanking của Inntron năm 2014 [Inntron, 5] giúp thực hiện quy trìnhthanh toán L/C nhanh gọn chính xác; giải pháp tự động hoá quy trình xử lí và thẩmđịnh hồ sơ tín dụng cho khách hàng LOS và hệ thống quản trị rủi ro tự động hoáBloomberg TOMS giúp hạn chế rủi ro khi khách hàng vay để kí quỹ mở L/C mà khôngtrả khi đến hạn…

Tuy nhiên, dù đã chú trọng tới việc đầu tư nâng cấp thiết bị và công nghệ thanh toán,

nhưng tình trạng lỗi hoặc chậm hệ thống vẫn thường xuyên diễn ra Ví dụ như phầnmềm corebanking T24 tuy được cải thiện liên tục, nhưng vẫn không chịu tải đượclượng dữ liệu quá lớn và việc truy cập cùng lúc của các nhân viên dẫn đến chậm hệthống, anh hưởng đến việc xử lí thông tin khách hàng Mặt khác, một số công nghệ mớiđưa vào khai thác vẫn chưa được phát huy hết hiệu quả, gây ra sự lãng phí lớn, đặc biệt

là trong bối cảnh hao mòn vô hình đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng như hiện nay

Chất lượng nguồn nhân lực:

Theo techcombank.com.vn, Techcombank hiện có 7168 nhân viên được đào tạo tốt từ

cơ sở và thường xuyên tham gia các khoá học, hội thảo nâng cao nghiệp vụ do các tổchức uy tín như GK Corp, BTC… tổ chức Nhờ vậy, quy trình thanh toán L/C của

Trang 27

Techcombank được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên giỏi, có trình độ đại học, lưu loáttiếng Anh, thành thạo cách sử dụng mạng Swift với các Ngân hàng trên thế giới, cùngphong cách giao dịch tận tình, sẵn sàng giải quyết cho khách hàng mọi vướng mắctrong khâu dự thảo, kí hợp đồng hay tư vấn cho khách hàng về các điều khoản trongthư tín dụng, dịch vụ bảo hiểm, đóng hộ thuế hải quan… nhằm đem lại lợi ích lớn nhấtcho đôi bên.

Tuy nhiên, trình độ đội ngũ nhân viên của Techcombank vẫn chưa đáp ứng được tiêu

chuẩn quốc tế, đặc biệt ở các lĩnh vực chuyên sâu như quản trị rủi ro Điều này khôngchỉ gây khó khăn khi giao dịch TTQT với các ngân hàng lớn trên thế giới mà còn dẫnđến sai sót trong quá trình thẩm định bộ chứng từ L/C, thẩm định KHDN, ra quyết định

về định mức kí quỹ, bảo lãnh hoặc chiết khấu cho khách hàng, từ đó tăng rủi ro thanhtoán cho cả ngân hàng và KHDN

2.4.2 Nhân tố khách quan

 Kinh tế - xã hội: do ảnh hưởng của nền kinh tế, các doanh nghiệp XNK trên địa

bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu, nhân công dẫn đến hoạt động sảnxuất, XNK bị trì trệ, phải bỏ nhiều đơn hàng XNK và làm giảm doanh thu TTQT củaTechcombank Hơn nữa, DN Việt còn yếu về khả năng cạnh tranh, hiểu biết về thịtrường nước ngoài, tập quán quốc tế về XNK cũng như phương thức thanh toán L/C đãkhiến DN và hệ thống ngân hàng chịu nhiều rủi ro hơn trong TTQT

Riêng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thuỷ sản bị ảnh hưởng bởi:Nga quyết định tạm dừng nhập khẩu mặt hàng cá tra, Dự luật nông trại mới của Mỹảnh hưởng xấu đến xuất khẩu cá da trơn… đã hạn chế hoạt động XNK và TTQT trênđịa bàn tỉnh

Ngoài ra, có không ít hàng hóa xuất khẩu sản xuất tại Bà Rịa – Vũng Tàu phải manglên TP Hồ Chí Minh để xuất đi các nước châu Á, mặc dù Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ

Trang 28

thống cảng biển nước sâu hiện đại, có tàu lớn vào làm hàng, điều này dã khiến DN phải

thực hiện TTQT tại các ngân hàng và chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh, làm giảm khốilượng giao dịch thanh toán L/C tại Techcombank Vũng Tàu [Sa Huỳnh, 4]

Chính trị, pháp luật:

Thứ nhất, Việt Nam chưa có một văn bản pháp quy thống nhất, chặt chẽ, chi tiết để

điều chỉnh hoạt động TTQT bằng phương thức L/C; các quy định còn nằm rải rác ở cácvăn bản luật hoặc dưới luật khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng để giảm thiểutranh chấp hoặc giải quyết tranh chấp khi nó xảy ra

Thứ hai, NHNN chưa có biện pháp ổn định tỷ giá theo hướng có lợi cho kinh doanh

XNK, khẳng định không phá giá nội tệ trong khi các nước trong khu vực (nhất làTrung Quốc) áp dụng chính sách này khiến DN chịu nhiều rủi ro thanh toán, không thểcạnh tranh và kiệt quệ

Thứ ba, khi Quy định nợ xấu theo cách mới của Thông tư 02 được áp dụng năm 2015

sẽ khiến nguy cơ nợ xấu các ngân hàng tăng vọt [Thanh Thanh Lan, 6], cùng với Quyđịnh Cấm ngân hàng có nợ xấu trên 3% mở chi nhánh trong Thông tư 21/2013/TT-NHNN sẽ khiến Techcombank mất cơ hội mở rộng thị phần TTQT qua việc phát triểnmạng lưới hoạt động

Trang 29

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GỢI Ý VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO L/C TẠI TECHCOMBANK VŨNG TÀU

Phát triển nghiệp vụ TTQT theo L/C được hiểu là tăng cả về quy mô lẫn chất lượng(tốc độ thanh toán, tính an toàn bảo mật, doanh thu phí dịch vụ) Dưới đây là một sốgiải pháp phát triển nghiệp vụ TTQT bằng phương thức L/C tại Techcombank VũngTàu

3.1 Tăng cường hoạt động marketing và tài trợ xuất nhập khẩu:

Vì KHDN chủ yếu của Techcombank là DN vừa và nhỏ, nên muốn kích thích các hoạtđộng TTQT phát triển thì trước hết phải giúp họ phát triển sản xuất XNK, thoát khỏi

tình trạng thiếu vốn, đọng hàng tồn kho như hiện nay Trước hết, Techcombank cần

giảm lãi suất vay vốn (để kí quỹ mở L/C) hơn nữa, triển khai các gói lãi suất ưu đãi từ5% – 6% cho các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực được cho là có nhiều cơ hội bứt phá trongnăm 2014 của Việt Nam nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng như công nghiệp,nông nghiệp, thuỷ sản Bởi theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các DN nhỏ vàvừa, lãi suất cho vay cao gần gấp đôi so với khả năng sinh lời của DN [Trần Thuỷ, 19]

Tiếp theo, Techcombank cần tích cực kết hợp với đối tác Bảo Việt, Bảo Minh – 2 công

ty bảo hiểm uy tín ở Việt Nam để cùng phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểmcho DN XNK trong thị trường kinh doanh ngày càng nhiều rủi ro, giúp các DN giảmthiểu thủ tục, thời gian và chi phí trong thanh toán L/C

Ngoài ra, Techcombank cần tăng cường nghiên cứu thị trường, từ đó đưa ra các sản

phẩm có tính năng vượt trội so với các ngân hàng khác (như sản phẩm L/C trả chậm cóđiều khoản thanh toán ngay ) Bên cạnh đó, Techcombank Vũng Tàu cũng cần thườngxuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, xúc tiến thương mại thông qua hội chợ, có kếhoạch mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho khách hàng không chỉ vềđiều kiện mở L/C, mức kí quỹ, hình thức thanh toán, cách lập bộ chứng từ, quy trìnhthanh toán mà còn cung cấp thêm về các sản phẩm chéo của TTQT như dịch vụ bảo

Trang 30

hiểm, dịch vụ cho thuê kho bãi, liên hệ forwarder, hãng tàu giá rẻ nhưng chất lượng, cho đến các giải pháp toàn diện về tài chính an toàn, thông tin đối tác, nhà cung cấp,nhà phân phối cùng các chính sách hỗ trợ, phương án mở rộng thị trường

3.2 Nâng cao năng lực trình độ tiêu chuẩn quốc tế cho cán bộ TTQT

Phương thức thanh toán L/C là phương thức có quy trình nghiệp vụ phức tạp, liên quanđến nhiều công nghệ hiện đại, nhiều quy định nghiêm ngặt và phải giao dịch trên phạm

vi quốc tế Do đó, chính sách đào tạo nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhhội nhập khu vực và quốc tế của Techcombank Để nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, Techcombank cần thường xuyên đào tạo và kiểm tra sau đào tạo về thực hiện quytrình nghiệp vụ đúng chuẩn, bổ sung kiến thức cho nhân viên về quy tắc thực hànhthanh toán quốc tế (UCP 600, URR 525, ISP 98 ), các luật và nghị định liên quan đếnthanh toán L/C của Việt Nam và của các nước trong thị trường XNK chính của ViệtNam như Mỹ, EU, Nhật Bản để tư vấn cho khách hàng về cách lập Bộ chứng từ phùhợp nhất

Ngoài ra, Techcombank Vũng Tàu cũng cần tổ chức hướng dẫn nhân viên sử dụngcông nghê hiện đại, tinh giản quy trình thanh toán L/C nhằm hạn chế tối đa việc dichuyển nội bộ giữa các đơn vị tham gia như Phòng KHDN, Trung tâm thẩm địnhKHDN và định chế tài chính, Phòng TTTM nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí chokhách hàng Không chỉ vậy, Techcombank còn cần có chính sách thu hút, giữ chân

nhân tài thông qua lương thưởng đãi ngộ và môi trường làm việc.

3.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro và hoàn thiện quy trình thẩm định TTQT bằng L/C

Rủi ro trong TTQT luôn tồn tại, không thể triệt tiêu nhưng ngân hàng có thể quản lí rủi

ro thông qua việc đưa ra chính sách thích hợp đối với nghiệp vụ TTQT, ngân hàng nênliên kết, trao đổi kinh nghiệm quản lí rủi ro với đối tác chiến lược là ngân hàng HSBC

Từ đó, ban quản trị điều hành có thể nâng cao khả năng quản lí, phân tích và dự báo

Trang 31

thông tin đồng thời đưa ra các quy định chi tiết rõ ràng ai là người thực thi, kiểm tra,chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro và lập mức dự phòng thích hợp nhằm hạn chế tranhchấp thương mại, thất thoát trong hoạt động thanh toán L/C

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần nỗ lực đẩy mạnh tái cơ cấu, giải quyết nợ xấu xuốngdưới mức 3% để không bị hạn chế việc mở rộng mạng lưới hoạt động TTQT từ Thông

tư 21/2013/TT-NHNN đồng thời nâng cao uy tín trong mắt khách hàng và nhà đầu tư

trong, ngoài nước.

3.4 Một số công việc khác cần quan tâm nhằm hỗ trợ hoạt động thanh toán L/C

Sau khi gia nhập WTO, kim ngạch XNK Việt Nam ngày càng tăng, trị giá thanh toáncác hợp đồng XNK qua NHTM ngày càng lớn Việc lập chính sách dự trữ và kinhdoanh, thu hút ngoại tệ hợp lí để đáp ứng nhu cầu khách hàng là rất cần thiết, phảiđược tính toán kĩ lưỡng Vì vậy, Techcombank Vũng Tàu cần có những biện phápthích hợp nhằm tăng cường hoạt động thu hút dự trữ ngoại tệ, đặc biệt từ nguồn kiềuhối, để tránh tình trạng thiếu ngoại tệ phải đi vay làm tăng chi phí

Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế khó khăn khiến rủi ro tăng cao, Techcombank cũngcần thận trọng cho vay, phối hợp tốt với các bộ phận, đặc biệt là bộ phận tín dụngnhằm nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, tránh rủi ro khách hàng vay kí quỹL/C mà không trả

Trang 32

KẾT LUẬN

Tình hình kinh tế suy thoái cùng hoạt động hội nhập phát triển ngày càng sâu rộng

đã mang lại nhiều rủi ro nhưng cũng không ít cơ hội hoà nhập, hấp thu công nghệ quytrình quản lí quốc tế để cải cách hoàn thiện cho các NHTM nói chung và Techcombanknói riêng Vì TTQT là một trong những công cụ quan trọng giúp Techcombank hộinhập thị trường tài chính quốc nên phát triển hoạt động TTQT nói chung và thanh toánL/C nói riêng chính là một trong các chiến lược phát triển quan trọng củaTechcombank Trong bài báo cáo này, em đã dùng phương pháp tổng hợp, phân tíchcác số liệu 2010 - 2013 để đưa tới cái nhìn tổng quát khách quan về thực trạng hoạtđộng thanh toán L/C tại Techcombank và đưa ra cac giải pháp gợi ý giúpTechcombank đẩy mạnh hoạt động thanh toán L/C trên dịa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàunói riêng và cả nước nói chung

Do thời gian nghiên cứu tìm hiểu không dài, trình độ hiểu biết còn hạn chế và sốliệu tổng hợp chỉ từ một vài nguồn như Báo cáo thường niên các ngân hàng, Cục thống

kê, Phòng KHDN Techcombank Vũng Tàu và tập trung phân tích số liệu một tronggiai đoạn ngắn từ năm 2010 đến 2012, không thể phân tích chi tiết nguyên nhân dẫnđến thực trạng hoạt động thanh toán L/C, nên những kết luận đưa ra chỉ mang tínhtham khảo vì bài báo cáo chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhậnđược sự đóng góp quý báu của thầy hướng dẫn cùng anh chị trong Ngân hàngTechcombank Chi nhánh Vũng Tàu để bài cáo của em được hoàn thiện hơn nữa

Một lần nữa em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô chú, anh chị tại ngân hàngTechcombank và tại phòng TTQT chi nhánh Vũng Tàu đã nhiệt tình giúp đỡ em Xinchân thành cám ơn TS Lê Tuấn Lộc, người thầy đã tận tâm hướng dẫn em hoàn thành

đề tài này

Ngày đăng: 14/05/2014, 21:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tình hình huy động vốn Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012 - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Bảng 1.1. Tình hình huy động vốn Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012 (Trang 8)
Hình 1.2. Doanh thu TTQT của Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012 - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Hình 1.2. Doanh thu TTQT của Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012 (Trang 9)
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Techcombank Vũng Tàu - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Techcombank Vũng Tàu (Trang 30)
Bảng 2.1. Tỷ trọng doanh số các phương thức TTQT giai đoạn 2010-2012 - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Bảng 2.1. Tỷ trọng doanh số các phương thức TTQT giai đoạn 2010-2012 (Trang 31)
Bảng 2.2. Tỷ trọng khối lượng giao dịch các phương thức TTQT, 2010-2012 - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Bảng 2.2. Tỷ trọng khối lượng giao dịch các phương thức TTQT, 2010-2012 (Trang 31)
Bảng 2.4 Tỷ trọng khối lượng giao dịch L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu giai đoạn 2010-2012 - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Bảng 2.4 Tỷ trọng khối lượng giao dịch L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu giai đoạn 2010-2012 (Trang 32)
Bảng 2.8. Hạn mức tín dụng mà các ngân hàng đại lí cấp cho Techcombank giai đoạn 2010 - 2012 - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Bảng 2.8. Hạn mức tín dụng mà các ngân hàng đại lí cấp cho Techcombank giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 33)
Bảng 2.5 Kim ngạch XNK Bà Rịa – Vũng Tàu, 2010 – 2012 Năm - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Bảng 2.5 Kim ngạch XNK Bà Rịa – Vũng Tàu, 2010 – 2012 Năm (Trang 33)
Bảng 2.11. Khối lượng giao dịch và giá trị bình quân mỗi giao dịch thanh toán L/C Xuất khẩu, L/C Nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012 - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Bảng 2.11. Khối lượng giao dịch và giá trị bình quân mỗi giao dịch thanh toán L/C Xuất khẩu, L/C Nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 34)
Bảng 2.7. So sánh mạng lưới hoạt động TTQT các ngân hàng năm 2012 ST - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Bảng 2.7. So sánh mạng lưới hoạt động TTQT các ngân hàng năm 2012 ST (Trang 35)
Bảng 2.10 So sánh tiềm lực tài chính các ngân hàng năm 2012 - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Bảng 2.10 So sánh tiềm lực tài chính các ngân hàng năm 2012 (Trang 37)
Bảng 2.12. So sánh biểu phí giao dịch L/C (chưa bao gồm VAT) giữa các ngân hàng năm 2012 - ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN  QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG  CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ  THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Bảng 2.12. So sánh biểu phí giao dịch L/C (chưa bao gồm VAT) giữa các ngân hàng năm 2012 (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w