nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp kiên long

58 461 0
nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp kiên long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1.3. Một số phương thức thanh toán quốc tế 9 1.3.4. Phương thức tín dụng chứng từ: 13 1.3.4.1.Sơ lược về ICC-UCP 500 13 1.3.4.2. Khái niệm về tín dụng chứng từ 16 1.3.4.3. Nội dung thư tín dụng (L/C): 18 1.3.4.4. Các loại thư tín dụng chủ yếu là: 21 1.3.5. Quy trình phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 22 1.3.6 Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ 24 3.2.1. Giải pháp về quản lý đào tạo 45 3.2.2.Giải pháp về công nghệ 46 3.2.3.Giải pháp về Marketing 47 3.2.4 Giải pháp về việc lựa chọn và phát triển các ngân hàng đại lý 48 Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành, Ngân hàng nhà nước cần phải có các văn bản dưới luật hướng dẫn các nghiệp vụ thanh toán quốc tế 50 1 LỜI MỞ ĐẦU Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của hàng hóa giữa bên mua và bên bán hàng thuộc kĩnh vực ngoại thương.sự phát triển lâu đời, đa dạng và phong phú của các loại hình giao dịch về kinh tế,tài chính, văn hóa, khoa học và nghệ thuật cũng như các lĩnh vực khác như: chính trị, quân sự ngoại giao giữa các quốc gia đã tạo ra nhiều hình thức thanh toán tương thích.trong quá trình phát triển của mình, các phương thức thanh toán quốc tế cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Và ngày nay, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là một trong những phương thức phổ biến nhất trong nghiệp vụ ngân hàng. Trong quá trình học tập tại trường, được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại.Dến khi thực tập tại Chi Nhánh Hàn thuyên _ Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long.Em nhận thấy thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ được Ngân hàng xem là một trong những hoạt động chủ yếu của mình. Phương thức này đã tỏ rõ những ưu điểm của mình.: an toàn, hiệu quả, dễ dàng sử dụng đối với các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, nó đã nhanh chóng trở thành nghiệp vụ quan trọng, đem lại lợi ích lớn cho mỗi ngân hàng. Bởi vậy, để làm rõ hơn vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thúc tín dụng chứng từ trong nghiệp vụ ngân hàng em đã lựa chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP KIÊN LONG “.Làm bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp. 2 Nội dung bài viết gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM Chương II: Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại KienLongbank. Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hang TMCP KienLongBank. Hoàn thành bài thu hoạch này truocs hết em xin chân thành cám ơn các anh chị, phòng thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh Hàn Thuyên _ Ngân Hàng TMCP KienLongbank đã tạo điều kiện thuân lợi cho em trong quá trình thực tập. Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn thầy giáo _ PGS.TS.Nguyễn Hữu Tài đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá tình hoàn thành bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp này.Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân Hàng _ Tài Chính đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong năm học vừa qua. 3 CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTM 1.1 Lý luận về thanh toán bằng L/C của NHTM. Đây là một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay được đùng phổ biến nhất . Được thực hiện theo “ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”. Trong phương thức này , ngân hang không chỉ là người trung gian thu hộ chi hộ , mà còn là người đại diện bên nhập khẩu , thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu. Nhờ những ưu điểm đó , phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu cho cả hai bên xuất và phập khẩu . 1.1.1 khái niệm Phương thức thanh toán tín dung chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một Ngân hàng ( Ngân hàng mở tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng ( người xin mở tín dụng ) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba ( người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng ) .hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạn vi số tiền đó , khi người thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hơp với những quy định đề ra trogn thư tín dụng . 1.1.2. Các bên tham gia thanh toán: Người xin mở thư tín dụng : Là người nhập khẩu hàng hóa , người mua Ngân hàng mở thư tín dụng : Là ngân hàng đại diện cho người 4 nhập khẩu , nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu . Là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn và được qui định trong hợp đồng , nếu chưa có sự qui định trước . người nhập khẩu có quyền lựa chọn . Người hưởng lợi , là người xuất khẩu hàng hóa , hoặc băt cứ người nào khác mà người xuất khẩu chỉ định . Ngân hàng thông báo thư tín dụng : là ngân hàng dại lý của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người xuất khẩu Ngân hàng xác nhận : là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng Ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hơp Ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán . Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một Ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu . Ngân hàng thanh toán : có thể là Ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là một Ngân hàng khác được Ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định 1.1.3 Quyền lợi và nghĩa vụ của các ngân hàng. 1.1.3.1 Ngân hang mở thư tín dụng Thông báo nội dung thư tín dụng cùng với bản gốc của thư tín dụng cho người xuất khẩu . Việc gửi và thông báo thư tín dụng phải thông qua một Ngân hàng đại lý của Ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu . Không loại chừ ngân hàng này gửi trực tiếp bản gốc L/C cho người xuất khẩu . Sửa đổi bổ xung những yêu cầu của người xin mở thư tín dụng , của người xuất khẩu đối với thư tín dụng đã được mở nếu có sự đồng ý của họ Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu giử đến 5 Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong trường hợp Ngân hàng này rơi vào các bất khả kháng như : chiến tranh , đình công , nổi loạn , lụt lội , hỏa hoạn , động đất … Nếu như tính dụng hết hạn giữa lúc đó . Ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó , trừ khi đã có những quy đinh dự phòng Mọi hậu quả sinh ra do nỗi của mình , Ngân hàng mở thư tín dụng phải chịu trách nhiệm . Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở thư tín dụng từ 0.125% đến 0.5% giá trị của thư tín dụng . 1.1.3.2 Ngân hàng báo thư tín. Khi nhận được điện thông báo thư tín dụng của Ngân hàng mở thư tín dụng , Ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung thư tín dụng đã nhận được người xuất khẩu dước hình thức văn bản. Ngân hàng thông báo chỉ phải chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bản bức điện đó : Thường ở cuối bức điện “ phease note that we assume no responsibility for any error or omission in the transmission and translation of the cable” (chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ một sự lỗi lầm nào hay thiếu sót trong khi chuyển và dịch bức điện này) Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu chuyển tới , Ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng mở tín dụng . Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở tín dụng miễn là họ chứng minh được mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó . 1.1.4 Quá trình nghiệp vụ. Cơ cấu của phương thức tính dụng chứng từ đơn giản 6 nhất là: Người mua –chỉ thị Ngân hàng mở L/C phát hàng một tín dụng thư trả tiền – người bán Vì ngân hàng mở L/C thường là ở nước người mua , nên việc trực tiếp thông báo và trả tiền cho người bán sẽ gặp khó khăn nhất định , nên ngân hàng mở L/C sẽ ủy quyền cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để thực hiện những công việc này .và lúc đó sẽ là ; Người mua – chỉ thị ngân hàng mở L/C chỉ thị một Ngân hàng thông báo trả tiền theo một L/C cho người bán. 1.2 Vai trò, hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại. 1.2.1 Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại (KTĐN). Thanh toán quốc tế là khâu then chốt, cuối cùng để khép kín một chu trình mua bán hàng hoá hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế là cầu nối trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại. Thanh toán quốc tế thúc đẩy họat động kinh tế đối ngoại phát triển. Việc tổ chức Thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuất yên tam và đẩy mạnh hoạt động XNK của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương. Đồng thời, hoạt động Thanh toán quốc tế góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý các đối tác xa nhau nên việc tìm hiểu các khả năng tài 7 chính, khả năng thanh toán của người mua gặp nhiều khó khăn. Nếu tổ chức tôt công tác Thanh toán quốc tế thì sẽ giúp cho các nhà kinh doanh hàng hoá XNK hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Tóm lại, có thể nói rằng kinh tế đối ngoại có mở rộng được hay không mộtt phần nhờ vào hoạit động thanh toán quốc tế có tốt hay không. Thanh toán quốc tế tốt sẽ đẩy mạnh họat động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hoá. 1.2.2 Đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Đối với hoạt động của Ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốcc tế mà nhất là hình thức tín dụng chứng từ có vị trí quan trọng. Nó không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. - Trước hết, hoạt động thanh toán quốc tế giúp Ngân hàng thu hút thêm được khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, Ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường. - Thứ hai, thông qua hoạt động Thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ Thanh toán quốc tế qua ngân hàng. - Thứ ba, giúp Ngân hàng thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đó Ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế khác. 8 - Thứ tư, họat động thanh toán quốc tế giúp Ngân hàng tăng tính thanh khoản thông qua lượng tiền ký quỹ.Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của từng khách hàng cụ thể. Song xét về tổng thể thì các khoản ký quỹ này phát sinh một cách thường xuyên và ổn định.Vì vậy trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân hàng có thể sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậm chí có thế sử dụng để kinh doanh,đầu tư ngắn hạn để kiếm lời. - Hơn thế nữa, hoạt động thanh toán quốc tế còn giúp Ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của Ngân hàng. Có thể nói, trong xu thế ngày nay hoạt động Thanh toán quốc tế có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động KTĐN nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trang để có biện pháp thực hiện nghiệp vụ Thanh toán quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt hơn cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. 1.3. Một số phương thức thanh toán quốc tế 1.3.1 Phương thức chuyển tiền: (Remittance-Remise) Phương thức chuyển tiền là phương thức đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng, người xuất khẩu) ở một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất định. Trong phương thức chuyển tiền có các bên liên quan • Người phát lệnh chuyển tiền, • Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền(ngân hàng nơi đơn vị chuyển tiền mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ). 9 • Ngân hàng chi trả, chuyển tiền (ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền). • Người nhận chuyển tiền (người bán, tổ chức xuất khẩu) Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách: • Chuyển tiền bằng điện (T/T Telegraphic Transfer): ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. • Chuyển tiền bằng thư (M/T Mail Transfer): ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. Trong phương thức chuyển tiền Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thủ tục phí(hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả. Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua do đó nếu dùng phương thức này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu không đảm bảo. Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường 1.3.2Phương thức ghi sổ (Open account-Compte Ouvert) Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ riêng của mình và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong thời kỳ nhất định (hàng tháng, quý). Khi thực hiện phương thức này, tức là tổ chức xuất khẩu đã thưc hiện một tín dụng thương mại. Thông thường phương thức này chỉ áp dụng trong 10 [...]... số đáng kể chứng tỏ khả năng hoạt động hiệu quả của KienLongBank trong những năm qua 2.2 Thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng KienLong 2.2.1 Quy trình hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại KienLongBank 2.2.1.1 Phương thúc tín dụng chứng từ nhập khẩu Bước 1.:Nhận và kiemr tra hồ sơ 34 Cán bộ thanh toán quoocws tế khi tiếp nhận hồ sơ xin mở tín dụng( L/C)... lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong L/C Thứ tư, theo UCP 600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ 1.3.4.2 Khái niệm về tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng- mở... cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho bên xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do bên xuất khẩu yêu cầu Thường là một ngận hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế Ngân hàng thanh toán (The Paying Bank): có thể là ngân hàng. .. hành thanh toán như trên, chúng ta thấy rằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất 23 khẩu và nhập khẩu trong phương thức này ngân hàng đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứ không phải chì làm trung gian đơn thuần như những phương thức thanh toán khác Chính vì vậy, hiện nay phương thức này được sử dụng nhiều nhất trong thanh. .. nhất trong thanh toán quốc tế 1.3.6 Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ 1.3.6.1 Phương thức thanh toán chứng từ liên quan đến hai quan hệ hợp đồng độc lập: Đó là quan hệ giữa người mở thư tín dụng với ngân hàng phát hành và quan hệ giữa ngân hàng phát hành với người xuất khẩu Thỏa thuận xin mở thư tín dụng giữa người mở thư tín dụng và ngân hàng phát hành là một hợp đồng kinh tế dịch vụ Người... chối trả tiền cho ngân hàng Ngân hàng không chịu trách nhiệm về số phận thật sự của hàng hóa mà bất cứ chứng từ nào đại diện Như vậy trong phương thức tín dụng chứng từ, các chứng từ có một tầm quan trọng to lớn, nó là minh chứng cho giá trị hàng hóa mà người bán đã giao và là căn cứ cho người xuất khẩu đòi ngân hàng thanh toán tiền hàng và cũng là cơ sở để ngân hàng chấp nhận hay thanh toán cho người... thanh toán cho người hưởng lợi khi họ thực hiện đúng các quy định trong L/C cho dù người mở L/C có tiền hay không có tiền, còn tồn tại hay phá sản Do đó ngân hàng mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh, tài chính của người mở Đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập hàng CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA KIENLONGBANK GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP KIÊN... tiền thanh toán ngay, ngân hàng mới gia bộ chứng từ gốc để nhân hàng • Nếu là nhờ thu chấp nhận trả tiền theo chứng từ (D/ADocuments against acceptance) thỉ tổ chức nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối phiếu, Ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ Theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá Vai trò Ngân hàng được nâng cao. .. Nếu bộ chứng từ có sai sót và khách hàng từ chối thanh toán, ngân hàng thông bao cho ngân hàng nước ngoài và thực hiện theo đúng chỉ thị tiếp theo của ngân hàng nước ngoài Bước 5: Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu Việc L/C nhập khẩu được thực hiện khi : L/C nhập khẩu được hủy bỏ, thanh toán hết hạn hoặc không còn giá trị thanh toán, từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại ngân hàng gửi chứng từ, hoặc... bán Do đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức đáng tin cậy nhất: khi người bán lập được bộ chứng từ xem như đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, còn người mua nhận được bộ chứng từ 25 có thể yên tâm là hàng hóa đã được giao 1.3.6.5 Ngân hàng phát hành L/C là người phải thanh toán cho người hưởng lợi: Khi quyết định việc mở L/C, ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng chính ngân hàng mở L/C . của hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thúc tín dụng chứng từ trong nghiệp vụ ngân hàng em đã lựa chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng. tín dụng chứng từ tại NHTM Chương II: Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại KienLongbank. Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh. các phương thức thanh toán quốc tế cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Và ngày nay, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là một trong những phương thức phổ biến nhất trong nghiệp vụ ngân hàng.

Ngày đăng: 13/11/2014, 22:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.3. Một số phương thức thanh toán quốc tế

    • 1.3.4. Phương thức tín dụng chứng từ:

      • 1.3.4.1. Sơ lược về ICC-UCP 500

      • 1.3.4.2. Khái niệm về tín dụng chứng từ

      • 1.3.4.3. Nội dung thư tín dụng (L/C):

      • 1.3.4.4. Các loại thư tín dụng chủ yếu là:

      • 1.3.5. Quy trình phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

      • 1.3.6 Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ.

      • 3.2.1. Giải pháp về quản lý đào tạo.

      • 3.2.2. Giải pháp về công nghệ.

      • 3.2.3. Giải pháp về Marketing

      • 3.2.4 Giải pháp về việc lựa chọn và phát triển các ngân hàng đại lý

      • Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành, Ngân hàng nhà nước cần phải có các văn bản dưới luật hướng dẫn các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan