một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn hà nội
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
329 KB
Nội dung
Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong thời gian gần đây, xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế vì lợi Ých hợp pháp của các bên tham gia. Trong bối cảnh đó, mở cửa nền kinh tế là sự lựa chọn tất yếu của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nhằm tranh thủ được nguồn vốn, trao đổi, học hỏi công nghệ của các nước. Đứng trước ngưỡng cửa của toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, nhiều vấn đề được đặt ra cần giải quyết nhằm đáp ứng những đòi hỏi của của quan hệ kinh tế quốc tế thì nghiệp vụ thanh toán quốc tế (TTQT) nói chung và nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) nói riêng đã và đang chiếm một vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ đây là một phương thức thanh toán đảm bảo dung hoà được quyền lợi của cả người mua lẫn người bán thông qua quá trình xử lý nghiệp vụ tại các Ngân hàng có liên quan. Mặc dù phương thức thanh toán này đã được thực hiện hơn 10 năm và là một phương thức thanh toán quốc tế phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay nhưng nghiệp vụ thanh toán theo phương thức này vẫn còn tương đối mới mẻ đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trừ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Hà Nội ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trần Trung Hiếu – Líp 60132 1 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp Trần Trung Hiếu – Líp 60132 2 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp Nội dung bố cục của chuyên đề, ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về phương thức Thanh toán tín dụng chứng từ. Chương 2: Thực trạng hoạt đông Thanh toán tín dụng chưng từtại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toánTín dụng chứng từ tại Ngân Hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội Trần Trung Hiếu – Líp 60132 3 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1. Khái niệm phương thức thanh toán quốc tế. 1.1.1. Thanh toán quốc tế. Quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia bao gồm nhiều lĩnh vực: Kinh tế,chính trị, hợp tác văn hoá, khoa học – kỹ thuật, du lịch. Tuy nhiên, quan hệ này được chia làm hai loại: Quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Trong các mối quan hệ trên thì quan hệ kinh tế chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Cũng như tất cả các quan hệ quốc tế đều cần thiết và đều liên quan tới vấn đề tài chính. Nó được đánh giá thông qua kết quả hoạt động ở từng thời kỳ, từng niên hạn. Do đó, nghiệp vụ thanh toán quốc tế là hết sức cần thiết. Vậy, thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trên cơ sở hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, và nó thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước liên quan. 1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu. 1.1.1.1. Chuyển tiền (Remittance/ Tranfer). Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định. Như vậy, chuyển tiền là một phương thức thanh toán quốc tế đơn giản nhất về thủ tục và thực hiện nhanh chóng. Phương thức thanh toán này được thực hiện trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền, Ngân hàng Trần Trung Hiếu – Líp 60132 4 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp đóng vai trò trung gian thanh toán theo sự uỷ nhiệm và hưởng hoa hồng.Vì vậy khi áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền yêu cầu các bên liên quan phải có sự tín nhiệm nhau cao. 1.1.1.2. Nhờ thu (Collection of Payment). Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu (người bán hàng) sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu (người mua hàng), trên cơ sở tờ hối phiếu do người xuất khẩu ký phát hành. Như vậy, phương thức thanh toán nhờ thu hoàn toàn dựa vào sự tín nhiệm của các bên xuất nhập khẩu. Thông thường, người xuất khẩu không có lợi nhiều bởi vì việc thanh toán phụ thuộc vào người nhập khẩu. Ngân hàng tham gia thanh toán với tư cách trung gian, hưởng hoa hồng. Ngân hàng chỉ thực hiện theo đúng những chỉ thị trong nhờ thu của người xuất khẩu, không chịu trách nhiệm về thanh toán tiền hàng. Phương thức thanh toán nhờ thu thường được áp dụng đối với: hàng hoá mới bán lần đầu, hàng ứ đọng khó tiêu thụ, hoặc thanh toán cước phí vận tải, tiền bồi thường, hoa hồng… 1.1.1.3. Tín dụng chứng từ (Documentary Credit). Đây là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất trong TTQT vì trong thực tế khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau thì thanh toán L/C là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì nó bảo đảm quyền lợi, bình đẳng cho tất cả các bên (người mua, người bán, Ngân hàng). Hiện nay, ở Việt Nam và ở các nước đang phát triển, tỷ trọng thanh toán bằng L/C chiếm khoảng 80% trong tổng số kim ngạch hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, chi phí sử dụng phương thức tín dụng chứng từ cao hơn nhiều so với các phương thức thanh toán khác. Khách hàng thường phải trả Trần Trung Hiếu – Líp 60132 5 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp các khoản chi phí như: Phí mở L/C, phí thông báo, phí xác nhận … Mặt khác, để mở được L/C khách hàng nhập khẩu thường phải có một khoản tiền ký quỹ, nghĩa là họ phải có một khả năng tài chính nhất định hoặc nếu không phải ký quỹ thì người nhập khẩu phải là khách hàng truyền thống và có uy tín trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng mở L/C - Điều này hạn chế phần nào các giao dịch ngoại thương. 1.2. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit). 1.2.1. Định nghĩa tín dụng chứng từ. Tín dụng chứng từ là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng phát hành), theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở L/C) sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba, hoặc trả cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người thụ hưởng); hoặc sẽ trả, chấp nhận, chiết khấu hối phiếu do người thụ hưởng phát hành; hoặc cho phép Ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu đó, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều khoản, điều kiện của thư tín dụng đã được thực hiện đầy đủ. 1.2.2. Các bên tham gia trong thanh toán Tín dụng chứng từ. - Người yêu cầu phát hành L/C (Applicant for Credit) : Là nhà NK. - Người thụ hưởng (Beneficiary) : Là nhà XK, hay bất kỳ người nào khác mà người thụ hưởng chỉ định. - Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank, Opening Bank) : Là Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu đồng thời là Ngân hàng mở L/C. - Ngân hàng thông báo (Advising Bank) : Là Ngân hàng phục vụ nhà XK, thường là đại lý hoặc chi nhánh của Ngân hàng phát hành ở nước người thụ hưởng. Ngoài các chủ thể đã nêu, còn có thể có các chủ thể khác với các tư cách khác nhau tham gia vào phương thức thanh toán TDCT. Trần Trung Hiếu – Líp 60132 6 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp - Ngân hàng xác nhận ( Confirming Bank) : Xác nhận việc thanh toán thư tín dụng, có nghĩa là cam kết với Ngân hàng mở L/C trong việc trả tiền.Nếu Ngân hàng mở L/C không trả tiền thì Ngân hàng xác nhận đứng ra trả thay. Thực chất, trường hợp này giống như một trường hợp của bảo lãnh. Ngân hàng xác nhận có thể là Ngân hàng thông báo (nếu họ đồng ý xác nhận) hoặc là một Ngân hàng nào khác do nhà XK đề nghị. Vì là trường hợp của bảo lãnh nên Ngân hàng xác nhận thường là một Ngân hàng lớn và có uy tín. - Ngân hàng thanh toán ( Paying Bank) : Có thể là Ngân hàng mở L/C hoặc có thể là chi nhánh ở nước ngoài của Ngân hàng mở L/C hoặc là một Ngân hàng đại lý (Correspondent Bank) của Ngân hàng mở L/C. - Ngân hàng thương lượng (Negotiating Bank) : Là Ngân hàng đứng ra thương lượng thanh toán bộ chứng từ và thường là Ngân hàng thông báo. Trường hợp không quy định rõ Ngân hàng thông báo là Ngân hàng thương lượng thì bất kỳ Ngân hàng nào cũng có thể là Ngân hàng thương lượng. Mặc dù vậy, có trường hợp L/C quy định thương lượng thanh toán tại một Ngân hàng nhất định. - Ngân hàng bồi hoàn (Reimbuising Bank): Là Ngân hàng được Ngân hàng phát hành uỷ nhiệm thực hiện thanh toán giá trị L/C cho Ngân hàng thanh toán/chiết khấu. Ngân hàng này chỉ tham gia khi Ngân hàng phát hành L/C không có quan hệ tài khoản với Ngân hàng thanh toán/chiết khấu. 1.2.3. Trình tự thực hiện nghiệp vụ thanh toán Tín dụng chứng từ. Trần Trung Hiếu – Líp 60132 7 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp SƠ ĐỒ 1: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Chú thích: Trước hết Nhà XK và Nhà NK phải ký kết HĐTM, trong đó lựa chọn điều khoản thanh toán là TDCT. (1). Nhà NK căn cứ HĐTM viết đơn đề nghị mở L/C cho Nhà XK hưởng và gửi tới ngân hàng phục vụ mình. (2). Ngân hàng phục vụ Nhà NK căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đáp ứng cá yếu cầu ngân hàng sẽ phát hành L/C và thông qua ngân hàng phục vụ Nhà XK thông báo tới người thụ hưởng. (3). Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thông báo và chuyển giao L/C cho Nhà XK. (4). NXK nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở thì tiến hành giao hàng theo điều kiện Hợp đồng. (5). Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, Nhà XK lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanh toán. Trần Trung Hiếu – Líp 60132 8 1 0 H® Advising Bank Issuing Bank Benificary Applicant 5 6 1 9 2 7 4 8 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp (6). Ngân hàng này được chỉ định thanh toán tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với các điều khoản trong L/C thì tiến hành thanh toán cho Nhà XK (trả ngay hoặc chấp nhận hoặc chiết khấu). (7). Sau khi đã tiến hành thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang ngân hàng phát hành đòi tiền thanh toán. (8). Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng điều kiện của L/C thì hoàn lại tiền cho ngân hàng thanh toán. (9). Ngân hàng phát hành báo cho Nhà NK biết bộ chứng từ đã đến, đề nghị làm thủ tục thanh toán. (10). Nhà NK kiểm tra bộ chứn từ, nếu phù hợp thì tiến hành thanh toán/ chấp nhận và ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ để Nhà NK đi nhận hàng. Trong trường hợp Nhà NK không thanh toán, chấp nhận thì ngân hàng không giao bộ chứng từ. 1.2.4. Thư tín dụng – công cụ thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ. 1.2.4.1. Định nghĩa Thư tín dụng. L/C là một văn bản pháp lý do Ngân hàng phát hành theo yêu cầu của nhà NK (Người xin mở thư tín dông) cam kết trả tiền cho nhà XK (người thụ hưởng) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình một bộ chứng từ hàng hoá hoàn toàn phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C. Thư tín dụng có tính chất quan trọng: L/C được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán vì người mua phải căn cứ vào nội dung và yêu cầu của hợp đồng để làm đơn yêu cầu mở L/C.Nhưng sau khi L/C đã được mở rồi, L/C lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại, Ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào L/C mà thôi. Điều này được quy định rất rõ trong UCP 500 của ICC: Điều 3: Thư tín dụng, bản chất của nó là các giao dịch riêng rẽ với việc bán hàng hoặc các hợp đồng khác mà chúng có thể dựa vào. Ngân hàng Trần Trung Hiếu – Líp 60132 9 Học viện Ngân hàng Chuyên đề tốt nghiệp không hề quan tâm đến hay bị ràng buộc bởi các hợp đồng này, cho dù là có bất kỳ sự tham khảo nào về các hợp đồng này được nêu lên trong thư tín dụng. Điều 4: Trong các hoạt động thư tín dụng, tất cả các bên liên quan giao dịch qua chứng từ, mà không thông qua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mà chứng từ có liên quan. 1.2.4.2. Nội dung chủ yếu của L/C. - Số hiệu L/C. Để tạo điều kiện cho việc trao đổi thanh toán giữa các bên liên quan, trên mỗi L/C đều có một số hiệu riêng và số hiệu này được dùng để ghi vào chứng từ thanh toán. - Địa điểm phát hành L/C. Địa điểm là nơi Ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng.Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì có liên quan đến việc tham chiếu luật lệ để giải quyết khi có tranh chấp. - Ngày phát hành L/C. Là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam kết của Ngân hàng phát hành L/C đối với người thụ hưởng.Đây là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực L/C và cũng là căn cứ để nhà XK kiểm tra xem nhà NK có mở L/C đúng thời hạn thoả thuận trong hợp đồng hay không? - Loại L/C. Do có rất nhiều loại L/C mà không Ýt L/C gây bất lợi cho nhà XK hay nhà NK.Vì vậy, trong yêu cầu mở L/C nhà NK phải nêu rõ là loại L/C nào. Đây là nội dung quan trọng có tác dụng điều khiển tính chất, nghiệp vụ, quyền lợi của các bên tham gia. - Tên, địa chỉ các bên tham gia. Trần Trung Hiếu – Líp 60132 10 [...]... tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội) 2.2.Thực trạng áp dụng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Hà Nội 2.2.1.Văn bản pháp lý điều chỉnh và quy trình nghiệp vụ 2.2.1.1.Văn bản pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ Trong thực tế, mọi quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ đều được thực hiện theo Quyết định số 207/QĐ-NH7... động được, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn Thủ đô Giai đoạn 1988 – 1995 thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã chủ động phối kết hợp với Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên … để đầu... tín dụng nông lâm - ngư nghiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 14/11/1990 chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) đã ký quyết định số 400/CT chuyển Ngân hàng chuyên doanh phát triển nông thôn Việt Nam thành ngân hàng thương mại quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã ra... NHNo&PTNT Hà Nội Trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Hà Nội, L/C hàng nhập chiếm một tỷ trọng lớn mặc dù số lượng và trị giá L/C phát hành tăng giảm không ổn định Trong thanh toán L/C hàng nhập khẩu thì khách hàng khi có nhu cầu mở L/C phải có một tỷ lệ ký quỹ nhất định Tùy theo mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng, cũng như khả năng tài chính và. .. thủ thực hiện văn bản UCP hiện hành Trần Trung Hiếu – Líp 60132 Học viện Ngân hàng nghiệp 20 Chuyên đề tốt CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 2.1 Khái quát về NHNo&PTNT Hà Nội 2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi... của doanh nghiệp, Ngân hàng Trần Trung Hiếu – Líp 60132 Học viện Ngân hàng nghiệp Chuyên đề tốt 35 sẽ quyết định tỷ lệ ký quỹ cho từng đơn vị Hiện nay tại NHNo&PTNT Hà Nội, phần lớn khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ là các doanh nghịêp Nhà nước Hoạt động thanh toán nhờ thu tại NHNo&PTNT Hà Nội là nhờ thu kèm chứng từ và chủ yếu là nhờ thu đến, chính vì vậy hoạt động nhờ... thư tín dụng thì NHNo&PTNT Hà Nội có thể thông báo sơ bộ cho người hưởng lợi biết, thông báo này phải được nói rõ "chỉ có tác dụng thông báo đơn thuần và ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm" c) Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền: Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng, nhà xuất khẩu thực hiện giao hàng và lập bộ chứng từ kèm một công văn nhờ NHNo&PTNT Hà Nội gửi chứng từ tới ngân hàng. .. năm 2006 tăng +18.55% về số lượng nhưng lại bị giảm -22.68% về giá trị 2.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội 2.3.1.Kết quả đạt được - Mặc dù nền kinh tế nước ta trong năm 2006 liên tiếp phải đối mặt nhiều khó khăn, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế vẫn đảm bảo và vượt mức kế hoạch về... thống, phát triển vùng chuyên canh rau, hoa quả, góp phần tích cực vào sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập góp phần nâng cao đới sống và giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân Và từ năm 1995 đến nay với địa bàn thu hẹp, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội chỉ hoạt động kinh doanh Trần Trung Hiếu – Líp 60132 Học viện Ngân hàng nghiệp. .. tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phat, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước Với quy mô hoạt động 1568 chi nhánh Ngân hàng từ tỉnh đến huyện, xã, gần 200 chi nhánh Ngân hàng lưu động nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có vị trí là ngân hàng quản lý Hiện nay ngân hàng là doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt tổ chức theo mô hình Tổng Công ty có Hội đồng quản trị, . về phương thức Thanh toán tín dụng chứng từ. Chương 2: Thực trạng hoạt đông Thanh toán tín dụng chưng t tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nhằm. pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toánTín dụng chứng từ tại Ngân Hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội Trần Trung Hiếu – Líp 60132 3 Học viện Ngân hàng Chuyên. thức được vấn đề này, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội em đã chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh