.Văn bản pháp lý điều chỉnh và quy trình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn hà nội (Trang 29)

2.2.1.1.Văn bản pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ thanh tốn tín dụng chứng từ

Trong thực tế, mọi quy trình nghiệp vụ thanh tốn tín dụng chứng từ đều được thực hiện theo Quyết định số 207/QĐ-NH7 ngày 1/7/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hướng dẫn nghiệp vụ và quy trình thanh tốn quốc tế thực hiện thống nhất trong hệ thống NHNo&PTNT, do Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam hướng dẫn, cùng với bản "Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" (UCP 500), “Quy tắc thống nhất về nhờ thu”

(URC sè 522) và “ Các quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ” (URR).

2.2.1.2.Quy trình nghiệp vụ thanh tốn L/C của NHNo&PTNT Hà Nội

Quy trình thanh tốn L/C nhập khẩu:

a) Tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C:

Đây là khâu quan trọng nhất vì chỉ trên cơ sở này, Ngân hàng mới có căn cứ để mở L/C cho người xuất khẩu giao hàng. Hồ sơ thường gồm có:

- Đơn xin mở thư tín dụng nhập khẩu, sau khi đã được Ngân hàng đồng ý mở L/C thì đơn này trở thành một cam kết giữa người nhập khẩu và Ngân hàng. Cơ sở pháp lý và nội dung của đơn xin mở L/C là hợp đồng mua bán được ký kết giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.

- Hợp đồng thương mại.

- Hạn ngạch nhập khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu.

- Các tài liệu liên quan đến thủ tục xác nhận hay vay ngoại tệ của Ngân hàng.

b) Mở và phát hành L/C:

Trên cơ sở hợp đồng thương mại được ký kết giữa người mua và người bán, đơn vị nhập khẩu gửi đơn yêu cầu mở thư tín dụng tới Ngân hàng. Đơn yêu cầu mở L/C thể hiện được đầy đủ các điều kiện của hợp đồng, là căn cứ để thanh toán viên lập và phát hành L/C. Trong đơn yêu cầu mở L/C khách hàng phải ghi rõ L/C mở bằng SWIFT hay Telex.

c) Tu sửa và tra sốt L/C:

Theo thơng lệ quốc tế khơng có văn bản chính thức về quy tắc tu chỉnh L/C. Tuy nhiên, tu chỉnh L/C là một việc khơng thể thiếu được trong q trình mở và thanh tốn thư tín dụng. Ngân hàng chỉ thực hiện việc tu chỉnh L/C khi có đề nghị chính thức bằng văn bản có đủ tính chất pháp lý của người mở L/C. Khi tiếp nhận được yêu cầu tu chỉnh L/C của khách hàng, các thanh toán

viên của Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra các điều khoản tu chỉnh, nếu hợp lý thì tiến hành tu chỉnh.

Tất cả mọi điều chỉnh, sửa đổi hay hủy bỏ đều phải thông báo cho Ngân hàng thông báo hoặc Ngân hàng xác nhận (nếu có). Các điều khoản khơng bị sửa đổi vẫn có giá trị như cũ.

d) Nhận kiểm tra chứng từ và thanh toán:

Sau khi nhận được L/C và sửa đổi liên quan phù hợp với yêu cầu của mình, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi cho NHNo&PTNT Hà Nội thông qua Ngân hàng của họ. NHNo&PTNT Hà Nội có trách nhiệm nhận, kiểm tra, thanh tốn và giao chứng từ cho khách hàng theo quy định.

Khi nhận được bộ chứng từ, cán bộ thanh tốn phải có trách nhiệm kiểm tra sự hồn hảo của bộ chứng từ. Trong khoảng thời gian cho phép ( thường tối đa là 5 ngày), nếu cán bộ thanh toán kiểm tra thấy bất kỳ một sự sai sót nào về số lượng hoặc chứng từ phải thơng báo ngay cho Ngân hàng gửi chứng từ, đồng thời liên hệ với khách hàng của mình để chờ chấp nhận thanh toán. Sau khi kiểm tra, nếu chứng từ phù hợp hoặc có ý kiến chấp thuận thanh tốn của người nhập khẩu (trong trường hợp có sai sót) thì cán bộ thanh tốn phải:

- Thực hiện thanh tốn cho khách hàng trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng gửi chứng từ (nếu là thanh tốn ngay).

- Thơng báo chấp nhận thanh toán và ngày đến hạn thanh toán nếu L/C thanh tốn có kỳ hạn hoặc thanh tốn chậm.

- Giao chứng từ cho khách hàng sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, trong trường hợp khơng chấp nhận thanh tốn thì phải điện báo cho Ngân hàng gửi chứng từ và yêu cầu họ cho ý kiến để xử lý. Trên điện báo phải ghi rõ "Chúng tôi đang gửi chứng từ và chờ sự định đoạt của các ngài"

(We are holding the document at your disposal). Việc thông báo cho Ngân hàng chuyển chứng từ không quá 7 ngày làm việc của Ngân hàng kể từ ngày nhận được chứng từ.

Đối với những L/C thanh tốn chậm có kỳ hạn, sau khi kiểm tra chứng từ, thanh tốn viên đảm bảo chứng từ hồn toàn phù hợp với những quy định của L/C ký chấp nhận thanh tốn.

Quy trình thanh tốn L/C xuất khẩu:

a) Nhận, thơng báo, xác nhận L/C:

NHNo&PTNT Hà Nội được phép nhận, thông báo L/C và tu chỉnh liên quan cho khách hàng của mình khi nhận được L/C từ đơn vị đầu mối. Trước khi thông báo cho khách hàng, L/C và các tu chỉnh có liên quan đến L/C phải đảm bảo tính xác thực thơng qua các ký hiệu mật mã đã được thoả thuận trước hoặc chữ ký hoặc mẫu dấu của Ngân hàng thông báo ưu tiên.

Để đảm bảo quyền lợi cho mình và khách hàng, thanh tốn viên trong q trình tiếp nhận và thơng báo L/C phải luôn xem xét từng chi tiết, từng điều khoản, điều kiện trong thư tín dụng có ràng buộc trách nhiệm của mình cùng với các đơn vị xuất khẩu, xem xét các điều khoản trong L/C có phù hợp với lợi Ých của đơn vị xuất khẩu hay không.

Theo quy định thì trách nhiệm của Ngân hàng thơng báo "Ngân hàng thơng báo đồng ý thơng báo thư tín dụng thì phải kiểm tra với sự cần mẫn thích đáng tính chân thật bề ngồi của thư tín dụng mà mình thơng báo". Nếu Ngân hàng thơng báo khơng thể xác minh được tính chân thật bề ngồi của thư tín dụng mà mình phải thơng báo thì phải thơng báo ngay cho Ngân hàng nơi Ngân hàng thông báo đồng ý thơng báo thư tín dụng và thơng báo cho người hưởng lợi biết tính chân thực của thư tín dụng khơng thể xác minh được.

Khi có đề nghị sửa đổi thư tín dụng, với trách nhiệm của Ngân hàng thơng báo thanh tốn viên phải thơng báo ngay cho người xuất khẩu và nếu có điểm vướng mắc nào thì liên hệ với Ngân hàng mở để yêu cầu Ngân hàng mở cung cấp những thông tin cần thiết. Việc sửa đổi L/C phải làm bằng văn bản và có sự xác nhận của Ngân hàng mở L/C. Văn bản sửa đổi sẽ là một bộ phận của L/C và huỷ bỏ nội dung cũ có liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những nội dung sửa đổi chỉ có giá trị hiệu lực nếu việc sửa đổi được tiến hành trong thời hạn có hiệu lực của L/C và trước thời hạn giao hàng. Những bức điện mở L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng đại lý chuyển đến có xác nhận mã hợp lệ (nếu bằng Telex) hoặc theo mẫu quy định (nếu bằng SWIFT) được coi là văn bản thực hiện, nếu có xác nhận bằng văn bản gửi đến thì văn bản đó khơng có giá trị. Nếu chỉ nhận được những chỉ thị không đầy đủ, khơng rõ ràng để sửa đổi thư tín dụng thì NHNo&PTNT Hà Nội có thể thơng báo sơ bộ cho người hưởng lợi biết, thơng báo này phải được nói rõ "chỉ có tác dụng thơng báo đơn thuần và ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm".

c) Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền:

Sau khi nhận được thơng báo thư tín dụng, nhà xuất khẩu thực hiện giao hàng và lập bộ chứng từ kèm một công văn nhờ NHNo&PTNT Hà Nội gửi chứng từ tới ngân hàng mở thư tín dơng.

Khi nhận được chứng từ của khách hàng xuất trình cùng bản gốc L/C và các điều chỉnh liên quan (nếu có), thanh tốn viên phải kiểm tra số lượng chứng từ, loại chứng từ đảm bảo xác minh được tính xác thực của nó và phải chắc chắn L/C cịn giá trị chưa thanh tốn để có thể thương lượng với ngân hàng phát hành phần giá trị chưa được chiết khấu.

Việc kiểm tra chứng từ phải được thực hiện khẩn trương sau khi nhận được đầy đủ chứng từ của khách hàng và phải đảm bảo đúng quy định các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.

Một bộ chứng từ thanh toán gồm các loại chứng từ sau: - Hối phiếu (Draft).

- Hóa đơn thương mại (Commerce invoice) - Vận đơn (Bill of lading/Airway bill) - Bảng kê chi tiết (Detailed packing list) - Chứng từ bảo hiểm (insurance policy)

- Giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng, đóng gói (Certificate of Weight/ Quality/ Packing).

- Giấy chứng nhận xuât xứ (Certificate of origin).

- Giấy chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate) Một bộ chứng từ hồn hảo thì phải phù hợp với các điều kiện: - Loại, số chứng từ xuất trình.

- Thời hạn xuất trình chứng từ

- Nội dụng của chứng từ phù hợp với L/C.

Sau khi kiểm tra chứng từ phù hợp với L/C: Chứng từ được gửi và đòi tiền theo quy định của L/C. Có thể thực hiện thơng qua địi tiền bằng thư hoặc đòi tiền bằng điện (SWIFT).

Nếu chứng từ không phù hợp: thông báo cho khách hàng biết và trên thư gửi đòi tiền ngân hàng nước ngồi thơng qua đơn vị đầu mối phải nêu rõ các khoản không phù hợp với yêu cầu trả tiền (nếu được chấp nhận).

2.2.2.Thực trạng áp dụng phương thức thanh tốn Tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Hà Nội

Trong hoạt động thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Hà Nội, L/C hàng nhập chiếm một tỷ trọng lớn mặc dù số lượng và trị giá L/C phát hành tăng giảm khơng ổn định. Trong thanh tốn L/C hàng nhập khẩu thì khách hàng khi có nhu cầu mở L/C phải có một tỷ lệ ký quỹ nhất định. Tùy theo mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng, cũng như khả năng tài chính và loại hình của doanh nghiệp, Ngân hàng

sẽ quyết định tỷ lệ ký quỹ cho từng đơn vị. Hiện nay tại NHNo&PTNT Hà Nội, phần lớn khách hàng có nhu cầu thanh tốn bằng hình thức tín dụng chứng từ là các doanh nghịêp Nhà nước.

Hoạt động thanh toán nhờ thu tại NHNo&PTNT Hà Nội là nhờ thu kèm chứng từ và chủ yếu là nhờ thu đến, chính vì vậy hoạt động nhờ thu của NHNo&PTNT Hà Nội phụ thuộc rất nhiều vào phía đối tác nước ngồi. Các cơng ty nước ngồi khi có hợp đồng bán hàng với khách hàng có quan hệ giao dịch tại NHNo&PTNT Hà Nội sẽ thơng ngân hàng phục vụ mình gửi chứng từ đến NHNo&PTNT Hà Nội để nhờ thu hộ tiền bán hàng. Tùy theo mức độ tin cậy của các đơn vị mua hàng, bên người bán nước ngoài sẽ yêu cầu nhờ thu kèm chứng từ theo hình thức trả tiền ngay (D/P, at sight) hay hình thức nhờ thu trả tiền sau một thời hạn nhất định (D/A).

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG

Đơn vị: USD

CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 SO SÁNH (+/-%)

SL ST SL ST SL ST I/Hàng NK 1.Phát hành L/C 784 111,475,819.96 786 116,018,787.22 0.26% 4.08% 2.Thanh toán L/C 889 107,150,615.58 798 62,443,554.52 -10.24% -41.72% 3.Nhờ thu 346 16,890,692.83 427 19,122,897.33 23.41% 13.22% 4.Chuyển tiền 1682 55,520,652.69 1994 42,927,435.87 18.55% -22.68%

II/Chuyển tiền phi TM 45 165,554.22 68 280,873.59 51.11% 69.66%

III/Hàng XK

1.Gửi chứng từ đòi tiền 54 1,464,228.00 115 3,250,815.76 112.96% 122.02% 2.Thu tiền hàng xuất 52 1,426,894.34 99 2,807,706.94 90.38% 96.77% 3.Chuyển tiền đến 408 12,132,009.07 541 14,033,041.90 32.60% 15.67%

IV/Thu phí dịch vụ 335,718.10 368,331.32 9.71%

Hội sở 241,186.24 201,953.81 -16.27%

Quận 94,531.86 166,377.51 76.00%

V/Dịch vụ khác

1.Chuyển tiền kiều hối 1,337,860.20 510 1,815,130.97 35.67% 2.Chi trả dịch vụ W.U 1,689,300.13 311 5,105,261.28 202.21% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.Thanh toán Séc du lịch 162,210.00 134,200.00 -17.27%

VI/Kinh doanh ngoại tệ

1.Mua + USD 170,113,782.98 154,046,703.76 -9.44% +EUR 8,729,229.76 6,106,742.63 -30.04% +JPY 354,791,673.00 407,105,881.00 14.75% 2.Bán + USD 169,490,966.78 154,865,704.93 -8.63% +EUR 8,445,205.58 6,387,100.54 -24.37% +JPY 354,694,837.00 405,822,470.00 14.41% 3.Lãi KD ngoại tệ (VNĐ) 2,028,088,841.00 1,761,752,664.00 -13.13%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT Năm 2005, 2006 của phòng thanh toán quốc tế ngân hàng NHNo Hà Nội).

Theo năm 2005 thì việc mở L/C là 784 món với giá trị vào khoảng 111,475,819.96 USD.Cịn vào năm 2006 thì việc mở L/C là 786 món với giá trị là 116,018,787.22 USD.Như vậy, năm 2006 việc mở L/C là lớn hơn cả về số món lẫn giá trị.Số món L/C được mở tăng +2 món với tỷ lệ tăng khoảng +0.26% với giá trị tăng lên là +4,543,000 USD,tỷ lệ tăng khoảng +4.08%. Tuy vậy, việc thanh toán L/C năm 2006 với 798 món có giá trị là 62,443,554.52 USD thì lại khơng bằng với số món của năm 2005 với 889 món có giá trị là khoảng 107,150,615.58 USD.Số món giảm đi -91 món (- 10,24%),giá trị giảm đi là -44.707.000 USD.(-41,72%).Nhờ thu năm 2006 là 427 món với giá trị là 19,122,897.33 tăng +81 món với tỷ lệ tăng khoảng +23.41% víi giá trị tăng lên là +13.22%.Chuyển tiền năm 2006 tăng +18.55% về số lượng nhưng lại bị giảm -22.68% về giá trị.

2.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội

2.3.1.Kết quả đạt được

- Mặc dù nền kinh tế nước ta trong năm 2006 liên tiếp phải đối mặt nhiều khó khăn, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế vẫn đảm bảo và vượt mức kế hoạch về thu phí dịch vụ.Mức tăng chủ

yếu là hàng xuất khẩu cả về doanh sè và sè món giao dịch, hàng nhập khẩu tuy có giảm về doanh số nhưng lại tăng về số món.

- Chất lượng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ được năng cao rõ rệt , bước đầu chiếm lĩnh thị trường trong nước và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kết quả sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT Hà nội như : chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh WU, thanh toán séc thẻ, thu đổi ngoại tệ mặt, đại lý đổi ngoại tệ….Có thể nói rằng, các sản phẩm trên mới băt đầu thực hiện tháng 12 năm 2003 nhưng đây cũng là các sản phẩm đầy tiềm năng và có tốc độ tăng trưởng rất mạnh.

- NHNo&PTNT Hà nội đã đa dạng hoá các kênh chuyển tiền từ nước ngồI về Việt nam thơng qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union năm 2006 đạt 6 triệu USD tăng 243% so với năm 2005 . Bên cạnh đó NHNo&PTNT Hà nội cũng phát triển mạnh dịch vụ chi trả kiều hối thông qua tài khoản của ngân hàng được 1,806,000 USD tăng 35%.

- Kim ngạch nhập khẩu đạt 65 triệu USD giảm 40% so với năm 2005 do điều kiện cạnh tranh gay gắt về thị trường và giá cả, nhưng doanh sè thanh toán tiền điện nhờ thu lại tăng 18%, đIều đó chứng tỏ rằng khách hàng đã rất tin tưởng vào khả năng thanh toán của khách hàng cũng như chất lượng dịch vụ của NHNo&PTNT Hà nội.

- Kim ngạch xuất khẩu qua NHNo&PTNT Hà nội 2006 đạt 17 triệu USD.Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu qua NHNo&PTNT Hà nội vẫn còn là con số khiêm tốn khi so sánh với tốc độ nhập khẩu, do đó việc cân đói ngoại tệ để đảm bảo khả năng thanh tốn hàng nhập khẩu vẫn cịn là một thách thức lớn đối với NHNo&PTNT Hà nội.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2006 đạt 1,8 tỷ giảm 11% so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu giảm là do doanh sè thanh toán hàng nhập giảm 35% nên lãi kinh doanh ngoại tệ giảm.

- Thanh toán biên mậu là một thế mạnh của NHNo&PTNT Hà nội, với ưu thế là một ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn, khách hàng đa dạng nên dịch vụ này đã được triển khai rộng rãi và đạt kết quả tốt. Ngân hàng No&PTNT Hà nội đã đa dạng hố các hình thức thanh tốn biên mậu như:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn hà nội (Trang 29)