1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh trà vinh

65 657 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 382,5 KB

Nội dung

Bản chất của ngân sách Nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phátsinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sửdụng quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằn thực

Trang 1

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ

I Ngân sách Nhà nước và hệ thống ngân sách

1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước là phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, bao giờcũng gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và sự tồn tại phát triển của kinh tếhàng hóa tiền tệ

Sở dĩ ngân sách Nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước

là do khi Nhà nước ra đời đòi hỏi phải có nguồn lực để nuôi sống bộ máy Nhànước Do đó đòi hỏi phải tập trung một bộ phần của cải xã hội vào tay Nhà nước

để phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước Đây là điều kiện cần để ngân sáchnhà nước ra đời

Sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ hàng hóa tiền tệ là điều kiện đủ đểngân sách nhà nước ra đời, bởi vì quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển sẽ tập trungcác nguồn thu, dự tóan thu chi được giá trị hóa và diễn ra nhanh hơn, phong phú

và linh hoạt hơn Mặt khác sản xuất hàng hóa đã tạo ra khả năng ngày càng lớnhơn cho việc tập trung của cải vào tay Nhà nước

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dựtoán được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm

để đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

- Thu ngân sách nhà nước : là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trongquá trình phân phối nhằm tạo lập quỹ ngân sách Nhà nước

- Chi ngân sách Nhà nước : là tập hợp các quan hệ kinh tế gắn liền vớiquá trình sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng quản lýkinh tế - xã hội của Nhà nước

2 Bản chất và vai trò của ngân sách Nhà nước

2.1 Bản chất

Trang 2

Bản chất của ngân sách Nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phátsinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sửdụng quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằn thực hiện các chức năng của Nhà nước

Trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội, ngân sách Nhànước huy động và sử dụng một bộ phận thu nhập trong xã hội để thực hiện chứcnăng của Nhà nước Nguồn thu cơ bản mang tính bắt buộc của ngân sách Nhànước là thu nhập quốc dân được sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh vàcác khoản chi chủ yếu của ngân sách Nhà nước mang tính chất không hoàn lạitrực tiếp được hưởng vào đầu tư phát triển kinh tế và tiêu dùng xã hội Quá trìnhphân phối tổng sản phẩm quốc dân đã làm xuất hiện hệ thống các quan hệ tàichính và được thể hiện ở phần thu cũng như chi ngân sách Nhà nước Hệ thốngcác quan hệ tài chính tạo nên bản chất kinh tế của ngân sách Nhà nước, được thểhiện dưới những hình thức cụ thể Những quan hệ tài chính này bao gồm :

Thứ nhất : Quan hệ kinh tế giữa ngân sách Nhà nước với các doanhnghiệp sản xuất và kinh doanh Quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trìnhhình thành thu của quỹ ngân sách Nhà nước bằng hình thức thuế của tất cả cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Thứ hai : Quan hệ kinh tế giữa ngân sách Nhà nước với các đơn vị thuộclĩnh vực phi sản xuất vật chất Các đơn vị không sản xuất kinh doanh là nhữngđơn vị quản lý nhà nước nằm trong các lĩnh vực sự nghiệp văn hóa xã hội, hànhchính và an ninh quốc phòng, những đơn vị này không sản xuất ra của cải vậtchất nhưng hoạt động của nó lại rất cần thiết cho xã hội Quan hệ kinh tế giữangân sách Nhà nước với những đơn vị này được phát sinh trong quá trình phânphối lại các khoản thu nhập bằng việc ngân sách Nhà nước cấp kinh phí cho cácđơn vị quản lý Nhà nước theo các dự toán kinh phí Quan hệ giữa ngân sách Nhànước với các đơn vị dự toán thể hiện khi sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước

Thứ ba : Quan hệ giữa ngân sách Nhà nước với hộ gia đình và dân cư.Mối quan hệ về mặt tài chính giữa Nhà nước và hộ gia đình, dân cư được thể

Trang 3

hiện thông qua phân phối lại giữa ngân sách Nhà nước với ngân sách hộ gia đình

và dân cư Một bộ phận dân cư làm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thông quacác khoản thuế, lệ phí, ủng hộ tự nguyện, đồng thời một bộ phận dân cư khácnhận từ ngân sách Nhà nước các khoản trợ cấp xã hội theo chính sách qui định

Thứ tư : Quan hệ kinh tế giữa ngân sách Nhà nước với thị trường tài chính.Nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ các nhà doanh nghiệp mà cả Nhà nước,các đơn vị không sản xuất kinh doanh, các hiệp hội tổ chức quần chúng và dân cưphải tiếp cận với thị trường tiền tệ, thị trường vốn Xuất phát từ chính sách tàichính - tiền tệ, từ cung cầu về vốn trên thị trường, Nhà nước có thể tham gia trênthị trường tài chính bằng việc phát hành các loại chứng khoán của Kho bạc Nhànước (tín phiếu, trái phiếu, chứng từ đầu tư) nhằm huy động vốn của tất cả cácchủ thể trong xã hội đáp ứng yêu cầu cân đối vốn của ngân sách Nhà nước hoặcNhà nước tham gia góp vốn cổ phần, hùn vốn hoặc cho các đơn vị kinh tế vaybằng hình thức Nhà nước mua các loại chứng khoán của doanh nghiệp

Như vậy, bằng các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối các nguồntài chính của xã hội giữa những chủ thể nhất định đã hình thành quỹ tiền tệ tậptrung của Nhà nước và quỹ đó được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xãhội, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

2.2 Vai trò của ngân sách Nhà nước trong cơ chế thị trường.

a Vai trò huy động nguồn tài chính của ngân sách Nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

Vai trò về mặt tài chính này của ngân sách Nhà nước được xác định trên

cơ sở bản chất kinh tế của ngân sách Nhà nước Sự hoạt động của Nhà nướctrong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tàichính để chi tiêu cho những mục đích xác định Các nhu cầu chi tiêu của Nhànước phải được thỏa mãn của các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoàithuế Đây là vai trò lịch sử của ngân sách Nhà nước được xuất phát từ nội tại của

Trang 4

phạm trù tài chính mà trong bất kỳ chế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào, ngânsách Nhà nước đều phải thực hiện và phát huy

Đây là vai trò cơ bản quan trọng nhất của ngân sách Nhà nước Qua việcthiết lập mối quan hệ giữa ngân sách với các chủ thể kinh tế khác để tiến hànhphân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập nên quỹ ngân sách Nhà nước Cácquan hệ kinh tế được thiết lập dưới các hình thức :

- Mức động viên các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sở để hình thành nguồnthu của ngân sách Nhà nước Nếu mức động viên của ngân sách Nhà nước làhợp lý và tối ưu thì sẽ không tác động cực đến quá trình hoạt động cũng như cácquyết định của các chủ thể kinh doanh

- Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhànước và thực hiện các khoản chi của ngân sách Nhà nước

- Tỷ lệ động viên ( tỷ suất thu ) của ngân sách Nhà nước trên GDP Trong

cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đánh giá mức độ động viên của ngân sáchNhà nước trên thu nhập quốc dân sản xuất

b Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của ngân sách Nhà nước.

Đây là vai trò của ngân sách Nhà nước được xuất phát từ những điều kiệnkinh tế - xã hội cụ thể trong một giai đoạn phát triển nhất định Thay đổi cơ chếkinh tế ở nước ta hiện nay đã tác động trực tiếp đến ngân sách Nhà nước vàđược thể hiện ở hai mặt :

- Thay đổi cơ cấu thu và chi của ngân sách Nhà nước

Trang 5

- Thay đổi vai trò nhiệm vụ của ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế,đặc biệt là thay đổi phương pháp cấp phát tài chính cho các nhu cầu của doanhnghiệp với ngân sách Nhà nước khi là nghĩa vụ tài chính

Trong cơ chế thị trường kinh tế, Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế xãhội bằng việc định hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,bằng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch tổng thể nền kinh tế quốcdân, bằng sử dụng các công cụ tài chính, giá cả, tiền tệ dưới hình thức các luật

và pháp lệnh, chính sách, cơ chế trong lĩnh vực phân phối phù hợp với vai tròcủa Nhà nước với cơ chế kinh tế, cơ chế tài chính và với những yêu cầu củachính sách tài chính quốc gia, ngân sách Nhà nước

- Công cụ quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường Bằng quá trình phânphối, huy động và sử dụng các nguồn tài chính bằng cơ chế hoạt động ngân sáchNhà nước tác động trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô và tácđộng đến sự hoạt động của các quan hệ hàng hoá tiền tệ trong nền kinh tế theoquỹ đạo của Nhà nước Nhà nước sử dụng ngân sách Nhà nước là công cụ đểđiều tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội theo 3 nội dung cơ bản :

c Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng xã hội:

Để duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự tăngtrưởng kinh tế Nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi ngân sách Nhà nước đểhướng dẫn, kích thích và tạo ra sức ép đối với các chủ thể kinh tế trong hoạtđộng kinh tế Bằng công cụ thuế : một mặt, Nhà nước tạo ra nguồn thu chủ yếucủa ngân sách Nhà nước, mặt khác sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển,thu hút được các doanh nghiệp và tư nhân bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề cầnthiết và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo các định hướng phát triển Hướngdẫn, khuyến khích thúc đẩy các thành phần kinh tế mỡ rộng phát triển sản xuấtkinh doanh thì thuế phải có tác động điều tiết trên các lĩnh vực : sản xuất, phânphối lưu thông và tiêu dùng Mặt khác, ngân sách Nhà nước có tác dụng địnhhướng và điều chỉnh các hoạt động kinh tế bằng các giải pháp lớn về chi ngân

Trang 6

sách Nhà nước thông qua các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạtầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn hoặc trợ giá cho các ngành có ảnh hưởngtới sự phát triển của nền kinh tế Nhìn chung trong nền kinh tế nước ta, quy môcủa các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp quốc doanh nhỏ bé, kinh tế tư nhânchưa phát triển mạnh, cơ sở kết cấu hạ tầng kém, do đó cần phải có vốn đầu tưcủa Nhà nước chi ra từ ngân sách Nhà nước Chi tiêu của ngân sách Nhà nướccho cơ sở hạ tầng kinh tế (điện, nước, thuỷ lợi, năng lượng, giao thông vận tải,viễn thông) và các ngành kinh tế quan trọng sẽ tạo điều kiện và hướng nguồnvốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các lĩnh vực và các vùngcần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế mới, đồng thời các khoản chi đầu tư kinh

tế đó của ngân sách Nhà nước trở thành động lực thúc đẩy sự ra đời của các cơ

sở kinh tế mới

d Điều tiết thi trường giá cả và chống lạm phát:

Hoạt động của ngân sách Nhà nước thường xuyên gắn liền với các hoạtđộng của nền kinh tế thị trường mà một trong những đặc điểm nỗi bật của nềnkinh tế thị trường là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanhnhằm đạt được lợi thế trên thị trường và hạn chế mức độ rủi ro mạo hiểm Haiyếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫnnhau và chi phối mạnh sự hoạt động của thị trường Sự chi phối hai yếu tố cơbản này dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế từngành này sang ngành khác Song trong thực tế, việc dịch chuyển vốn của cácdoanh nghiệp sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lời hơn diễn ra theo một quátrình phức tạp, khó khăn và đối với nền kinh tế dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tácđộng tiêu cực trực tiếp đến sự ổn định của cơ cấu kinh tế Do đó nhằm đảm bảolợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp và lợi ích của xã hội, đồng thời giữ vững cơcấu kinh tế đã xác định, Nhà nước sử dụng ngân sách Nhà nước tác động lên thịtrường Đối với thị trường hàng hóa, khi nhu cầu về một loại hàng nào đó vượtcung làm cho giá cả tăng cao, Nhà nước có thể điều tiết bằng cách đưa dự trữ

Trang 7

loại hàng đó ra thị trường để cân đối cung cầu và trên cơ sở đó bình ổn giá cả vàhạn chế khả năng kéo theo tăng giá đồng loạt Trong trường hợp cung của mộtloại hàng hóa nào đó vượt quá nhu cầu xã hội làm cho giá mặt hàng đó giảmmạnh dẫn đến nguy cơ thiệt hại về lợi ích kinh tế cho người sản xuất kinh doanh

và dẫn đến xu hướng dịch chuyển vốn sang các ngành nghề khác thì lúc này Nhànước sẽ tác động lên thị trường và giá cả bằng việc mua hàng hóa đó với một giáthích hợp hoặc vận dụng hình thức trợ giá để đảm bảo lợi ích của người sản xuấtkinh doanh cũng như lợi ích của xã hội trong quá trình phát triển kinh tế Sựđiều tiết của Nhà nước lên thị trường hàng hóa được thực hiện bằng việc bố trícác khoản chi ngân sách Nhà nước về dự trữ tài chính, dự trữ Nhà nước trongngân sách hàng năm bao gồm dự trữ bằng tiền, vàng, ngoại tệ, các loại hàng hoávật tư chiến lược

Bên cạnh thị trường hàng hóa, Nhà nước còn tác động đến thị trường tiền

tệ, thị trường vốn bằng việc vận dụng đồng bộ các công cụ tài chính, giá cả tiền

tệ trong đó ngân sách Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng Ngânsách Nhà nước điều tiết thị trường tài chính bằng các biện pháp tích cực như :khai thác các nguồn vay trong nước bằng phát hành các loại trái phiếu ( côngtrái, chứng chỉ đầu tư, tín phiếu kho bạc ), tranh thủ các khoản vay vốn viện trợcủa nước ngoài bằng các biện pháp thu hút và gọi vốn tham gia trên thị trườngchứng khoán với tư cách là người vừa phát hành đồng thời với cả tư cách ngườimua chứng khoán Thực hiện các biện pháp này, ngân sách Nhà nước tác độngtích cực vào mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trên thị trường tài chính đồngthời vừa tạo nguồn tài chính cho ngân sách lại vừa thúc đẩy giao lưu các nguồnvốn góp phần điều tiết lượng tiền trong lưu thông, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát

e Điều tiết thu nhập dân cư góp phần thực hiện công bằng xã hội:

Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến xã hội bịphân hóa về thu nhập Để giảm bớt sự chênh lệch và điều tiết thu nhập giữa cáctầng lớp giai cấp trong xã hội cần phải có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước tác

Trang 8

động bằng sử dụng ngân sách Nhà nước Khả năng của ngân sách Nhà nướctrong tái phân phối thu nhập tùy thuộc vào các yếu tố khác trong nền kinh tế như

hệ thống lương, hệ thống giá và hệ thống luật Song trong nền kinh tế thị trường,ngân sách Nhà nước ảnh hưởng đến phân phối thu nhập với phạm vi rộng lớn ở

cả hai mặt : thu và chi của ngân sách Về phần thu thông qua các sắc thuế thunhập, thuế gián thu hoặc thuế đánh theo luỹ tiến, ngân sách Nhà nước huy động

sự đóng góp của những thành phần kinh tế, tổ chức kinh tế và các cá nhân nhằmđiều chỉnh một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư Như vậy thuế thật sự trởthành công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết và phân phối lại sự chênhlệch giữa các loại thu nhập của xã hội Tuy nhiên, công cụ thuế có những giớihạn nhất định trong việc cải tiến phân phối thu nhập, nó không thể làm biếnchuyển căn bản thu nhập của những tầng lớp có thu nhập thấp và rất thấp

Bên cạnh công cụ thuế thì các giải pháp chi của ngân sách nhà nước dướihình thức chi trợ cấp và các khoản chi phúc lợi cho các chương trình phát triễn

xã hội : phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi sinh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân

số và kế hoạch hóa gia đình cho các đối tượng: người nghèo, trẻ em mồ côi,khuyết tật, người già không nơi nương tựa, diện chính sách Là nguồn bổ sungthu nhập của một số tầng lớp dân cư trong xã hội, nó góp phần tăng cường tính

ổn định trong đời sống kinh tế - xã hội

3 Hệ thống ngân sách Nhà nước

3.1 Khái niệm :

Hệ thống ngân sách Nhà nước là tổng thể ngân sách của các cấp chínhquyền Nhà nước Hệ thống ngân sách chịu tác động bởi nhiều yếu tố mà trướchết đó là chế độ xã hội của một Nhà nước và phân chia lãnh thổ hành chính ởnước ta với mô hình Nhà nước thống nhất nên hệ thống ngân sách được tổ chứctheo hai cấp : Ngân sách Trung Ương và Ngân sách Địa phương, trong đó ngânsách Địa phương bao gồm các cấp ngân sách sau : Ngân sách Tỉnh - Thành phố ;ngân sách Quận - Huyện và ngân sách Xã - Phường

Trang 9

3.2 Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Hệ thống ngân sách nhà Nước Việt Nam là một thể thống nhất, giữa cáccấp ngân sách gắn với nhau bởi hệ thống các quan hệ tài chính Ngân sáchTrung Ương với ngân sách Địa phương và giữa các cấp trong ngân sách Địaphương có mối quan hệ với nhau thông qua các khoản trợ cấp theo mục tiêu.Các khoản trợ cấp này bảo đảm cân đối ngân sách Địa phương, giúp địa phươngkhắc phục những khó khăn do điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên xã hội tạo ra

Cơ cấu hệ thống ngân sách Nhà nước được mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ hệ thống ngân sách Nhà nước

Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc :

+ Ngân sách mỗi cấp được phân định nhiệm vụ chi và nguồn thu cụ thể.+ Thực hiện cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới

để đảm bảo tính công bằng và yêu cầu phát triển cân đối giữa các vùng, các địaphương Số bổ sung này được coi là khoản thu của ngân sách cấp dưới

Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương

Ngân sách cấp tỉnh

(Thành phố thuộc trung ương)

Ngân sách thành phố Ngân sách Ngân sách

thuộc tỉnh cấp thị xã cấp huyện

Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn

Hệ thống Ngân sách nhà nước

Trang 10

+ Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quanquản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mìnhthì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm

vụ đó

+ Ngoài cơ chế bổ sung nguồn thu và cơ chế uỷ quyền không được dùngngân sách của cấp này để chi cho các nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặcbiệt theo qui định của Chính phủ

Trong hệ thống ngân sách, mỗi cấp ngân sách đều có vị trí, vai trò vànhiệm vụ xác định, có nguồn thu và các khoản chi xác định Điều này phụ thuộcvào phân định phạm vi ảnh hưởng quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chínhquyền Nhà nước

II Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách xã

1 Khái niệm, đặc điểm của ngân sách xã

1.1 Khái niệm ngân sách xã

Xét về hình thức biểu hiện bề ngòai có thể nhận thấy : ngân sách xã làtoàn bộ các khoản thu chi trong dự toán đã được Hội đồng nhân dân xã quyếtđịnh và thực hiện trong một năm nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chínhquyền Nhà nước cấp xã trong quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ vềquản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn

Xét về bản chất : Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chínhquyền Nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phốicác nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách xã; trên cơ sở đó mà đáp ứngcho các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ chủ chínhquyền Nhà nước cấp xã

1.2 Đặc điểm của ngân sách xã

Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước nên nó cũngmang đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách Nhà nước; thêm vào đó làđặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác

Trang 11

2 Vai trò của ngân sách xã

- Ngân sách xã là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyềnNhà nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn Để thực hiệncác chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn theo sự phân cấptrong hệ thống chính quyền Nhà nước, chính quyền xã cần phải có được nguồntài chính đủ lớn Trong số các quỹ tiền tệ mà chính quyền xã được quyền quản

lý và sử dụng, thì ngân sách xã được coi là quỹ tiền tệ có qui mô lớn nhất, chỉđược phép sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ mà chính quyền xã phảiđảm nhận Do vậy khả năng đảm bảo nguồn tài chính từ ngân sách xã như thếnào sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế,

xã hội của chính quyền Nhà nước cấp xã

- Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền Nhànước các xã khai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn Cùng với quátrình hoàn thiện luật ngân sách Nhà nước, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế -xã

Trang 12

hội cho chính quyền xã càng ngày càng nhiều hơn, tạo thế chủ động cho các xãtrong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Trong quátrình đó ngân sách xã đóng góp vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập cácnguồn tài chính cần thiết để chính quyền xã đầu tư cho khai thác các thế mạnh

về kinh tế, xã hội nông thôn và từng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế xã nhữngnăm sau này

- Ngân sách xã là công cụ tài chính giúp chính quyền Nhà nước cấp trêngiám sát hoạt động của chính quyền xã.Với một hệ thống tổ chức nhà nướcthống nhất, đồng thời lại có sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạnquản lý kinh tế, xã hội cho chính quyền cấp dưới, thì đòi hỏi phải có sự giám sátthường xuyên của cơ quan Nhà nước chính quyền Nhà nước cấp trên đối vớihoạt động của các cơ quan chính quyền Nhà nước cấp dưới Ngân sách xã trởthành một trong những công cụ hữu hiệu cho chính quyền Nhà nước cấp trênthực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của chính quyền Nhà nướccấp dưới: Bởi hầu hết các xã đều có một phần nguồn thu được tạo lập nhà số chi

bổ sung từ ngân sách cấp trên Muốn nhận được số chi bổ sung của ngân sáchcấp trên để tạo nguồn thu cho mình, chính quyền xã buộc phải giải trình toàn bộ

cơ cấu thu, chi theo dự tóan và chỉ rõ số thiếu hụt; đồng thời phải cam kết thựchiện số thu bổ sung theo đúng quy địnhcủa quản lý ngân sách Nhà nước hiệnhành Nhờ đó sự kiểm soát của chính quyền Nhà nước cấp trên đối với hoạtđộng của chính quyền cấp xã trở nên vô cùng dễ dàng

III Nội dung thu – chi ngân sách xã

1 Thu ngân sách xã

Thu ngân sách xã được hình thành từ ba nguồn lớn sau:

- Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã; và ngân sách xã được hưởng100% số thu từ các khoản này (người ta gọi tắt là : các khoản thu ngân sách xãđược hưởng 100%)

Trang 13

- Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã; nhưng ngân sách xã chỉ đượchưởng 1 phần và được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nào đó Tỷ lệ này thường có

sự thay đổi tùy theo tình hình kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý ngân sách Nhànước (người ta thường gọi tắt là các khoản thu điều tiết, hay các khoản thu phânchia theo tỷ lệ % với ngân sách cấp trên)

- Từ các khoản thu được hình thành từ số chi của ngân sách cấp trên đểđảm bảo cho sự cân đối của ngân sách xã (người ta thường gọi là thu bổ sung từngân sách cấp trên hoặc thu trựo cấp)

Theo luật ngân sách Nhà nước năm 2002 các khoản thu dành cho ngânsách xã được hưởng bao gồm những khoản gì là tùy thuộc vào quyết định củaHội đồng nhân dân tỉnh Tuy vậy Bộ Tài chính cũng khuyến cáo có thể đưa cáckhoản thu sau vào danh mục dành cho ngân sách xã được hưởng: cụ thể:

1.1 Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%.

- Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định

- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã phần nộp vào ngân sách Nhànước theo chế độ quy định

- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợicông sản khác theo quy địnhcủa pháp luật do xã quản lý

- Các khoản thu huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân gồm: cáckhoản đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tựnguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân xã quyết định đưavào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trựctiếp cho ngân sách xã

- Thu kết dư ngân sách năm trước

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

1.2 Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ hộ gia đình

Trang 14

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

tỷ lệ ngân sách xã được hưởng cao hơn đến tối đa 100%

Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định trên, ngân sách xã còn đượcHội đồng nhân dân cấp tỉnh cấp bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khicác khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật ngân sách Nhà nước đã dành100% cho các xã và các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% nhưng vẫnchưa cân đối được nhiệm vụ chi

Tỷ lệ % phân chia các khoản thu trên đây cho ngân sách xã do Ủy bannhân dân tỉnh quy định ổn định từ 3 đến 5 năm phù hợp với tình hình ngân sáchđịa phương Để giảm bớt khối lượng nghiệp vụ , khuyến khích tăng thu có thểgiao chung cho các xã cùng một tỷ lệ

1.3 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Trong hệ thống ngân sách Nhà nước các cấp ngân sách có mối quan hệhữu cơ với nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu chi ngân sách Tuy nhiên trongnhững hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách nào không tự cân đối được thì ngânsách cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung nguồn vốn cho cấp ngân sách đó đểđảm bảo cân đối thu chi ngay từ khâu xây dựng dự toán Từ đó hình thành khoảnthu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong điều kiện hiệnnay ở nước ta phần lớn ngân sách cấp xã chưa tự cân đối được thu chi, nên ngânsách cấp trên phải cấp bổ sung và hình thành nguồn thu thứ ba cho ngân sách xã

Cơ chế xác lập số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên được qui định như sau:

- Thu bổ sung để cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệchgiữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp Số

Trang 15

bổ sung này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định và được giao ổn định

2.1 Chi thường xuyên

- Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã bao gồm

+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức cấp xã

+ Sinh hoạt phí đại biểu HĐND

+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước

+ Chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh

- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam của xã

- Kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị xã hội của xã sau khi trừ cáckhoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác ( nếu có)

- Đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cho cán bộ xã vàcác đối tượng khác theo chế độ hiện hành

- Chi công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:

+ Huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ

và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xãtheo quy định của pháp lệnh dân quân tự vệ

Trang 16

+ Đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm

vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ

+ Tuyên truyền vận độngvà tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự antoàn xã hội trên địa bàn xã

+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định

- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao

do xã quản lý

+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiện hành, chithăm hỏi gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác

+ Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, truyền thông do xã tổ chức

- Chi sự nghiệp giáo dục : Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ,lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thịtrấn quản lý

- Chi sự nghiệp y tế : Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm trang thiết bịphục vụ cho khám, chữa bệnh của trạm y tế xã

- Chi sữa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi các công trình hạ tầng cơ

sở do xã quản lý như : trường học, trạm y tế, đài tưởng niệm, cơ sơ thể dục thểthao, cầu, đường giao thông, công trình cấp thóat nước công cộng riêng đối vớithị trấn còn có nhiệm vụ chi quản lý , sữa chữa cải tạo vĩa hè, đường phố nội thị,đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh (đối với phường do ngân sách cấp trên chi)

- Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như khuyến nông,khuyến ngư, khuyến lâm, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu ngân sách xã

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật

Căn cứ vào định mức chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước, HĐND tỉnh quyđịnh cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình đặcđiểm và khả năng ngân sách địa phương

2.2 Chi đầu tư phát triển

Trang 17

Nhóm chi đầu tư phát triển (ĐTPT) là tập hợp các nội dung chi có liênquan đến việc cải tạo, nâng cấp hoặc làm mới các công trình thuộc hệ thống cơ

sở vật chất kỷ thuật của xã như : đường giao thông, kênh mương tưới tiêu nước,trường học, trạm xá, hệ thống truyền tải và cung cấp điện năng Do vậy cáckhoản chi ĐTPT thể hiện rõ mục đích tích lũy nên cần phải ưu tiên đầu tư vốncho nó nhiều hơn

Chi ĐTPT của ngân sách xã hiện nay gồm:

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xãhội của xã không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xãhội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân cho từng dự ánnhất định theo qui định pháp luật, do Hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết địnhđưa vào ngân sách xã quản lý

- Các khoản chi ĐTPT khác theo quy định của pháp luật

IV Chu trình ngân sách xã

1 Khái niệm về chu trình ngân sách xã

Khi xem xét trên giác độ biểu hiện bên ngoại thì ngân sách Nhà nướcđược nhìn nhận như một bảng dự toán thu chi bằng tiền của Nhà nước trong mộtnăm nhất định Qua đó cho thấy, hoạt động của ngân sách Nhà nước luôn gắnvới từng năm cụ thể gọi là năm ngân sách (hay năm tài chính, năm tài khóa)

Năm ngân sách được hiểu là khoảng thời gian mà hoạt động thu chi ngânsách Nhà nước được thực hiện theo dự toán đã được các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền xét duyệt Năm ngân sách ở nước ta được tính từ 0h00 ngày 01/01đến 24h00 ngày 31/12 năm dương lịch

Dự tóan ngân sách gắn chặt với các năm ngân sách nên khi năm ngân sáchnày kết thúc cũng đồng thời là thời gian khởi đầu cho một năm ngân sách mới

Do vậy, hoạt động ngân sách có tính chu kỳ lặp đi lặp lại hình thành nên chutrình ngân sách liên tục

Trang 18

Chu trình ngân sách là khoảng thời gian cần thiết để tổ chức quản lý các hoạt động của ngân sách Nhà nước theo một trình tự khoa học nhất định Trình

tự các bước của các chu trình ngân sách kế tiếp nhau luôn có sự lặp lại nhưng ở mức độ cao hơn.

Trong một chu trình ngân sách phải bao gồm 3 khâu : Lập dự toán ngânsách Nhà nước, chấp hành và quyết tóan ngân sách Nhà nước

Để thực hiện được 3 khâu trong một chu trình ngân sách Nhà nước rất cầnphải có thời gian hợp lý cho mỗi khâu đó Do đó, độ dài về thời gian của mộtchu trình ngân sách Nhà nước có liên quan đến 3 năm ngân sách kế tiếp nhau.Trong đó thời gian của khâu chấp hành ngân sách trùng với thời gian của nămngân sách, thời gian của khâu lập dự toán và quyết tóan ngân sách lại phải đượctiến hành ở năm ngân sách trước và năm ngân sách sau Hay nói cách khác thờigian của một chu trình ngân sách kéo dài hơn nhiều so với thời gian của mộtnăm ngân sách

Tham gia vào các hoạt động trong một chu trình ngân sách ngân sách córất nhiều các cơ quan đơn vị khác nhau để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhautrong suốt chu trình ngân sách đó Cụ thể là:

- Cơ quan quyền lực Nhà nước chịu trách nhiệm quyết định dự toán, giámsát quá trình chấp hành và phê chuẩn quyết tóan ngân sách Nhà nước

- Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp chịu trách nhiệm trực tiếpquản lý điều hành hoạt động của ngân sách Nhà nước trên cơ sở dự toán ngânsách Nhà nước đã được cơ quan quyền lực Nhà nước thông qua và các văn bảnpháp quy khác về quản lý ngân sách Nhà nước đang có hiệu lực thi hành

- Các cơ quan chức năng ( tài chính, Thuế Kho bạc ) được giao nhiệm

vụ trực tiếp quản lý từng mặt hoạt động của ngân sách Nhà nước có trách nhiệmthực thi tốt các việc đã được phân công trong quản lý ngân sách Nhà nước

- Các đơn vị các ngànhtrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân chịu tráchnhiệm trước Chính phủ hoặc UBND các cấp về nghĩa vụ thu nộp, quản lý, sử

Trang 19

dụng các khoản vốn ngân sách Nhà nước và các yêu cầu cụ thể trong quá trìnhquản lý khi các cơ quan chức năng Nhà nước yêu cầu.

2 Vị trí mỗi khâu trong chu trình ngân sách xã

2.1 Lập dự tóan ngân sách xã

Lập dự toán ngân sách xã được coi là khâu mở đầu của một chu trìnhngân sách Nó xác định các chỉ tiêu thu chi ngân sách cần phải thực hiện chonăm ngân sách kế tiếp, đồng thời xác lập các biện pháp có thể áp dụng nhằm đạtđược các chỉ tiêu thu chi đã dự kiến Lập dự toán ngân sách xã chỉ được coi làhoàn thành khi dự toán đó được HĐND xã thảo luận và thông qua Do vậy thờigian tiến hành lập dự toán ngân sách cho một chu trình ngân sách kế tiếp phảiđược thực thi ngay trong thời gian diễn ra chấp hành ngân sách của chu trìnhngân sách hện tại

Trong 3 khâu của chu trình ngân sách thì lập dự toán được coi là khâu mởđầu và có tầm quan trọngđặc biệt đối với chu trình ngân sách xã vì:

- Nó xác định và dự đóan tất cả các khả năng thu, nhu cầu chi dự kiến cóthể phát sinh trong năm kế hoạch để rồi cân nhắc lựa chọn các phương án phân bổngân sách nhằm thiết lập cân đối ngân sách một cách vững chắc và phản ảnh trêncác biểu mẫu dự tóan trình cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt

- Quyền quyết định dự toán ngân sách xã thuộc về thẩm quyền của HĐND

xã sau đó giao lại cho UBND tổ chức chấp hành ngân sách xã Nên những nộidung thu, chi nào không được ghi vào trong dự toán hoặc không được HĐNDxét duyệt và thông qua thì không thể có cơ hội phát sinh

- Các chỉ tiêu của dự toán thu chi ngân sách xã là một trong những căn cứpháp lý quan trọng để tổ chức chấp hành và quyết toán ngân sách xã Đặc biệtđối với những khoản chi ngân sách xã thì các chỉ tiêu trong dự tóan chi ngân sách

là điều kiện quan trọng hàng đầu để Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi

2.2 Chấp hành ngân sách xã

Trang 20

Các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách xã đã được HĐND xã thông qua bắtbuộc UBND xã và các ban ngànhcó liên quan phải triển khai và biến chúngthành hiện thực, không được tự ý điều chỉnh Nhằm nhấn mạnh nghĩa vụ đó củaUBND và các ban ngành có liên quan đến thu, chi ngân sách xã nên người tadùng thuật ngữ “chấp hành ngân sách xã ”.Việc chấp hành ngân sách xã đạtđược mức độ nào là một trong những căn cứ để đanhs giá năng lực của cácthành viên UBND, năng lực của trưởng (hoặc phó) các ban ngành đoàn thể cóliên quan đến quản lý ngân sách xã Sự bộc lộ năng lực trên phương diện này là

dễ so sánh hơn ở các phương diện khác

Chấp hành ngân sách xã là khâu thứ hai trong chu trình ngân sách xã Tạiđây phải tổ chức quản lý sao cho các chỉ tiêu thu chi đã ghi trong dự toán ngânsách dần dần trở thành hiện thực Trong khi các số liệu của các chỉ tiêu trong dựtoán mới chỉ là dự đoán, nhưng lại bắt buộc phải thực hiện nên kết quả ra sau thìtùy thuộc vào chất lượng của quá trình chấp hành ngân sách mà UBND và cácban ngành đoàn thể có trách nhiệm tổ chức Do đó người ta coi chấp hành ngânsách là khâu có ý nghĩa quyết định đối với chu trình ngân sách xã

2.3 Quyết toán ngân sách xã

Quyết toán ngân sách xã là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ngânsách xã Nó nhằm tổng hợp phân tích đánh giá lại toàn bộ tình hình chấp hànhngân sách xã một năm đã qua, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệmcần thiết cho công tác quản lý ngân sách xã ở những chu trình ngân sách kế tiếp

Các tài liệu quyết toán ngân sách xã do Ban Tài chính lập phải đảm bảocân đối giữa tổng thu với tổng chi có giải trình chi tiết cho các số liệu được ghitrong quyết toán theo đúng chế độ kế toán ngân sách xã đã quy định Hồ sơquyết tóan ngân sách xã do UBND xã trình HĐND xã xét duyệt và phê chuẩn.HĐND xã có trách nhiệm thẩm định lại toàn bộ các tài liệu trong hồ sơ quyếttoán ngân sách xã và khẳng định tính hợp lệ, hợp của nó để đi đến phê chuẩnquyết toán ngân sách xã Chỉ sau khi HĐND xã đã biểu quyết phê chuẩn quyết

Trang 21

toán ngân sách xã của năm đã qua thì các công việc của chu trình ngân sách xãnăm trước mới được kết thúc.

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP

XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH NĂM 2003-2005

I Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh

1 Vị trí địa lý

Tháng 6 năm 1992, tỉnh Trà Vinh được tách ra từ tỉnh Cửu Long, Trà Vinhnằm ở phía Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long giữa 2 con sông lớn là sông CổChiên và sông Hậu Phía Bắc là Bến Tre được ngăn cách bởi sông Cổ Chiên (mộtnhánh của sông Tiền); phía Tây Nam giáp với Sóc Trăng và Cần Thơ qua ranhgiới sông Hậu; phía Tây giáp Vĩnh Long; phía Đông là Biển Đông

Trà Vinh nối với thị xã Vĩnh Long bằng quốc lộ 53 - tuyến giao thông đốingoại duy nhất nối tỉnh với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùngkinh tế trọng điểm phía Nam

Trang 22

Ở vị trí nằm kẹp giữa 2 sông Cổ Chiên, Hậu Giang và một mặt giáp biển Đông (dài 65 km), nơi đây có 2 cửa sông: Cung Hầu và Định An Đây là lợi thế của tỉnh mà các tỉnh khác không có được Tuy nhiên do nằm ở vị trí không phải trên đường giao lưu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nên đây là điểm bất lợi đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

2 Về kinh tế - xã hội

Tỉnh Trà Vinh có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn chiếm trong tổngdiện tích tự nhiên, vừa có diện tích lúa, vừa có diện tích nuôi trồng thủy sản vàvườn cây ăn trái Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khơmer, nền kinh tế địaphương đang ở điểm xuất phát thấp, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm

2005 đạt 6,3 triệu đồng ( tương đương 400USD/người/năm ), là tỉnh có thu nhậpthấp so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Toàn tỉnh có 7 huyện và 1 thị xã, có 102 xã - phường - thị trấn với 736 ấp khómTổng diện tích tự nhiên là 221.515,03 ha

độ dân số cao của những năm trước đây nên lực lượng lao động đã gia tăngnhanh chóng; Bình quân đến 2005 có khoảng 85% dân số trong độ tuổi lao độnghàng năm tham gia hoạt động kinh tế; trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên80% trong tổng nguồn lao động

Trang 23

Năm 2005, ước tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 4.500.731 triệu đồng ( giá sosánh 1994), tăng 40,76 % so năm 2003 Tốc độ tăng bình quân trong 3 năm

2003 - 2005 là 9,09%, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 so năm 2003tăng 40,70% hay tăng 1,35 triệu đồng, nhìn chung so với các tỉnh trong khu vực,tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhưng thu nhập bình quân đầu người không cao

do dân số của tỉnh đông

Xuất phát điểm là một tỉnh chuyên về nông lâm và thủy sản, giá trị tăngthêm của ngành nông lâm thủy sản năm 2005 đạt 2.842.131 triệu đồng, trong đógiá trị ngành nông nghiệp đạt 2.2079.703 triệu đồng, so năm 2000 tăng 7,03%

và chiếm tỷ trọng 40,83% trong giá trị tổng sản phẩm, giá trị tăng thêm chungcủa ngành nông nghiệp tăng, tuy nhiên nêu chia theo từng loại cây trồng thì giátrị tăng thêm của cây luá giảm, cây hoa màu tăng do chủ trương chuyển dịch cơcấu, cây trồng vật nuôi của tỉnh

Thực hiện các chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp, nhất làcông nghiệp chế biến, tỉnh đã xác định công nghiệp chế biến thủy sản là ngànhmũi nhọn, trong 5 năm qua, giá trị sản xuất cũng như giá trị tăng thêm củangành công nghiệp chế biến không ngừng tăng lên, năm 2005 so năm 2000, giátrị tăng thêm tăng 96,09% hay tăng 171.091 triệu đồng và chiếm tỷ trọng11,78% trong GDP, bình quân giai đoạn 2001-2005 tăng 14,42% Ngoài ngànhchế biến thủy sản, từ nguồn kinh phí của trung ương, tỉnh đã xây dựng và đưavào hoạt động nhà máy chế biến đường tại huyện Trà Cú, là một huyện vùngsâu, vùng xa của tỉnh, nơi có nhiều đồng bào dân tộc khmer sinh sống, với chiếnlược nhằm giải quyết việc làm cho nông dân, bao tiêu sản phẩm, người dânkhông còn khó khăn trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ vì đặc điểm của đấtvùng này chỉ thích hợp cho việc trồng miá Mặc dù hiệu quả kinh tế từ ngànhnày không đạt cao, do nhà máy hoạt động theo mùa vụ, nhưng đã góp phầntrong việc giải quyết việc làm và các vấn đề về xã hội, sản lượng đường chế biếntrong những năm 2001 đến năm 2005 giảm so năm 2000, bình quân hàng năm

Trang 24

giảm trên 2000 tấn (giảm 9,33%), nguyên nhân do chi phí lên cao, giá miá thấp,người dân không có lãi nên thu hẹp diện tích trồng miá

Khu vực thương nghiệp và dịch vụ trong những năm qua tăng khá, giá trịtăng thêm của khu vực này năm 2005 so năm 2000 tăng 92,18% hay tăng576.890 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 23,79% trong GDP, bình quân giai đoạn2001-2005 tăng 13,96%

Xét theo các thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế nhà nước đóng gópvào giá trị GDP với một tỷ lệ tương đối cao, thể hiện qua các năm, năm 2003góp 16,09%, năm 2004 góp 14,44%, năm 2005 góp 14,00%, sở dĩ năm 2004mức đóng góp giảm là do một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh hiệu quả, phảigiải thể Năm 2005, dự báo mức độ đóng góp cũng không cao, vì một số doanhnghiệp (công ty khảo sát thiết kế, công ty sách thiết bị trường học, công ty vậntải, công ty nước khoáng Sam vi) đã cổ phần và chuyển 100% sở hữu nhà nước

về người lao động, tuy nhiên trong thời gian qua kinh tế nhà nước luôn chiếmvai trò chủ đạo, toàn tỉnh có 37 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnhvực như công nghiệp chế biến, xây dựng, giao thông vận tải, phân phối điệnnước, tài chính tín dụng, khảo sát thiết kế, công trình công cộng

Đối với khu vực kinh tế tư nhân và cá thể mức dộ đóng góp vào GDP tănglên hàng năm, bình quân hàng năm mức đóng góp của kinh tế tư nhân tăng0,53% (năm 2000 là 1,87%, năm 2005: 4,53%), mức đóng góp của kinh tế cá thểtăng 0,24% Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: với chính sách ưu đãi vềthuế, vốn và hỗ trợ lãi suất, tỉnh thu hút các doanh nghiệp nước ngoài và liêndoanh nước ngoài đến đầu tư, năm 2005 có 5 doanh nghiệp: Công ty Đại Việt,công ty Vạn Tỷ, công ty giày Mỹ Phong, Công ty Hoá chất Mỹ Lan, công tyLiên doanh Hồng Việt hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến như mayxuất khẩu, chế biến tơ, xơ dừa xuất khẩu, sản xuất hoá chất, sản xuất tấm lợp.Các doanh nghiệp đang trong bước đầu sản xuất và tìm kiếm thị trường, nênmức độ đóng góp vào GDP không cao

Trang 25

Đời sống kinh tế, xã hội ở tỉnh Trà Vinh những năm qua đang đi dần vào

ổn định và phát triển, một số lĩnh vực khá Nhưng còn một số hạn chế như sau:

- Mức độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng Nền kinh tế mangtính chất nông nghiệp lạc hậu hiệu quả thấp, công nghiệp nhỏ bé, kết cấu hạ tầngchậm phát triển, nhất là ở nông thôn

- Tài nguyên, tiềm lực lao động chưa khai thác sử dụng đúng mức

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm Thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp vàchưa ổn định

- Môi trường đầu tư còn yếu kém

- Môi trường sinh thái và nguồn tài nguyên có chiều hướng giảm sút

- Lĩnh vực văn hoá xã hội còn nhiều vấn đề lớn, bức xúc cần được giải quyết.Vấn đề cần giải quyết đối với nền kinh tế là: yêu cầu phát triển với nhịp

độ nhanh hơn nữa, giải quyết nhân sinh, phát triển xã hội trên cơ sở giải quyếtnhững khó khăn về vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, hạ tầng yếu kém, thiếu kinhnghiệm quản lý và trình độ công nghệ lạc hậu

II Tổ chức bộ máy quản lý của Sở Tài chính Trà Vinh

Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh Trà Vinh đượcthành lập theo Quyết định số 170/QĐ.UBT ngày 05 tháng 6 năm 1992 với nhiệm

vụ giúp UBND tỉnh thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực ngânsách, tài chính đầu tư, tài chính doanh nghiệp và giá cả trên địa bàn tỉnh Trà Vinhđồng thời là bộ máy thuộc ngành tài chính chịu sự lãnh đạo của Bộ Tài chính

1 Tổ chức bộ máy Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh

Tổ chức bộ máy Sở Tài chính gồm : Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và 08phòng ban nghiệp vụ: Phòng ngân sách, Văn phòng sở, Phòng Tài chính- Hànhchính sự nghiệp, Phòng Đầu tư, Phòng Quản lý doanh nghiệp, Phòng Quản lýgiá – Công sản, Phòng Tin học – Thống kê và Ban Thanh tra tài chính làm việctheo chế độ thủ trưởng

Trang 26

1.1 Sơ đồ tổ chức Sở Tài chính Trà Vinh

1.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

- Chỉ đạo xây dựng các văn bản nhằm cụ thể hóa các chủ trương củaĐảng, chính sách, chế độ của Nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế toán, giá cả phùhợp với thực tế địa phương trên cơ sở các quy định của chính phủ, hướng dẫncủa Bộ Tài chính để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch UBND tỉnh

Văn phòng Sở

Phòng Đầu tư

Phòng

Tin học Thống kê

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Tài chính DN

Phòng

QL giá Công sản

Ban Thanh tra TC GIÁM ĐỐC

Trang 27

ban hành Đồng thời có biện pháp kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các Quyếtđịnh đó một cách có hiệu quả

- Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của Sở Tài chính và làm đầy đủ cácnội dung công việc quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính đã phân cấp cho tỉnh vàcác nhiệm vụ cụ thể do UBND tỉnh giao để phân cấp, sắp xếp chỉ đạo hoạt độngđối với Phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện, thị xã Đảm bảo phát huy đượchiệu lực của hệ thống Tài chính cấp dưới

- Tổ chức phối hợp công tác giữa Sở Tài chính với các sở, ban ngành tỉnh,nhằm đảm bảo sự phối hợp, tính đồng bộ trong quản lý đúng với phạm vi, quyềnhạn và trách nhiệm của Giám đốc sở

- Thường xuyên giữ mối quan hệ với Chi ủy, Công đoàn, ĐTNCSHCM

cơ quan, qua các vấn đề về chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng, phát triển Đảng viên,

đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và chăm lo đời sống vật chất, tinh thân cho cán bộcông chức cũng như các vấn đề khác

- Kiểm tra đôn đốc các phòng, ban chuyên môn trong việc tổ chức thựchiện và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các chính sách đã được UBNDtỉnh cụ thể hóa thuộc lĩnh vực mình phụ trách, phát hiện và đề xuất những vấn

đề cần sữa đổi bổ sung trình Giám đốc

- Chủ động xử lý công việc trong phạm vi, quyền hạn được giao nếu cóvấn đề liên quan đến lĩnh vực do người khác phụ trách thì trực tiếp phối hợp đểgiải quyết, nếu còn vấn đề chưa nhất trí thì trình Giám đốc sở quyết định

Trang 28

* Văn phòng sở

- Bộ phận hành chính quản trị giúp ban lãnh đạo trong việc chỉ đạo tổchức công tác hành chính quản trị, cũng như công tác tài vụ chi tiêu phục vụ chohoạt động của các phòng ban chuyên môn, đồng thời có trách nhiệm thanh quyếttoán nguồn kinh phí này với ngân sách địa phương

- Bộ phận tổ chức cán bộ có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo vềcông tác tổ chức như : lưu trữ hồ sơ cán bộ công chức, tuyển dụng, đào tạo, khenthưởng kỷ luật đối với tất cả các cán bộ công chức sở tài chính và các phòngtài chính huyện thị xã

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tài chính kế toán ở địaphương; quản lý tài chính, tài sản và cán bộ, công chức của Sở theo qui định

* Phòng ngân sách

- Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vựctài chính ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ

- Trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm

về tài chính ngân sách phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của địa phương

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình,

dự án, quy hoạch, kế hoạch về lĩnh vực tài chính; hướng dẫn các cơ quan thuộctỉnh, cơ quan tài chính cấp dưới thống nhất tổ chức triển khai thực hiện phápluật, chính sách chế độ và các quy định của Nhà nước về tài chính trên địa bàn;tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài chính

- Trình UBND tỉnh phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách của địa phương; trình UBND tỉnh để trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh phê chuẩn định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa

phương, quyết định một số chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật

Trang 29

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính – ngân sách, chế độ quản lý tài chính, báo cáo kế toán theo quy định của pháp luật

- Trình UBND tỉnh qui định nhiệm vụ và các biện pháp quản lý, điềuhành ngân sách hàng năm của địa phương

Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan HCSN) thuộc tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật

Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định dự toán ngân sách củacác cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND cấp dưới

Lập dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn, lập dự toánthu, chi ngân sách địa phương, lập phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh, báocáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định

- Báo cáo UBND tỉnh xem xét để trình HĐND tỉnh quyết định dự toánđiều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, đề xuất các phương

án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chingân sách, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí

Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc của cơquan cùng cấp theo qui định

- Phối hợp với các cơ quan thu trong việc thực hiện công tác quản lý thuthuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn

- Thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, quyếttoán thu, chi ngân sách huyện; thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơquan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sáchtỉnh và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định

Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toán ngânsách hàng năm của địa phương để UBND trình HĐND tỉnh phê duyệt, báo cáo

Bộ Tài chính

Trang 30

- Quản lý các nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ương, quản lý quỹ dựtrữ tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật.

- Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương theoquy định của pháp luật Giúp UBND tỉnh triển khai việc phát hành trái phiếu vàcác hình thức vay nợ khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân sáchnhà nước

* Phòng quản lý giá – Công sản

- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp, các quy định về tài chính nhằm quản

lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, tài sản công thuộc phạm vi địa phươngtheo đúng chế độ, cjính sách, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định

Hướng dẫn các cơ quan HCSN thuộc địa phương thực hiện chế độ quản

lý tài sản nhà nước; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sửdụng có hiệu quả tài nguyên, công sản tại địa phương

Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cơ quan nhà nước ở địa phương thựchiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thu tiền

sử dụng đất, thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất

Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND tỉnh xử lý hoặc xử lý theo thẩmquyền đối với tài sản vô chủ, tài sản mới được tìm thấy, tài sản tịch thu sung quỹnhà nước, tài sản viện trợ không hoàn lại khi các dự án kết thúc chuyển giao

Kiểm tra, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc về tàisản thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan HCSN và tổ chức khác theo quy địnhcủa pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính

Quản lý tài sản nhà nước tại các tổ chức hội, tổ chức bán công

Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức, cánhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trìnhquản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước

- Giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý công tác giá tại địa phương theoqui định của pháp luật; tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp của Nhà

Trang 31

nước về giá Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phương án giá do các Sở,UBND huyện hoặc doanh nghiệp nhà nước xây dựng đối với giá tài sản, hànghoá, dịch vụ quan trọng, giá sản phẩm độc quyền, giá chuyển quyền sử dụng đất,giá đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm soátgiá độc quyền, chống bán phá giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật

Thu thập thông tin, phân tích tình hình và sự biến động giá cả; báo cáotình hình giá cả thị trường và tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước vềgiá tại địa phương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và UBND tỉnh

Chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện phápluật về giá của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh; xử lý hoặc kiếnnghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về giá theo quy định củaNhà nước

- Phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương thu hồi tài sản, tàinguyên thuộc sở hữu Nhà nước trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các

tổ chức kinh tế, thực hiện việc điều chuyển tài sản, tài nguyên và chủ trì thựchiện đấu thầu thanh lý tài sản công theo quyết định của chủ UBND tỉnh hoặc của

Bộ Tài chính

- Kết hợp cùng các bộ phận, cơ quan chức năng xác định : giá trị thựchiện sữa chữa các công trình của các cơ quan hành chính sự nghiệp, tiến hànhgiám định tài sản của các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế theoyêu cầu của UBND tỉnh

Trang 32

- Yêu cầu Kho bạc Nhà nước (KBNN) tạm dừng thanh toán khi phát hiệnchi vượt dự toán, sai chính sách, chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo,thống kê

* Phòng Tài chính doanh nghiệp

- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm

vụ quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp:

- Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanhnghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khác, hợp tác xã và tổ hợp tác),chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự báokhả năng động viên tài chính từ doanh nghiệp trên địa bàn

- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán tại các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật

- Giúp UBND tỉnh quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại cácdoanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn theo qui định của pháp luật

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên địabàn, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp dođịa phương thành lập hoặc góp vốn, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng

Bộ Tài chính

- Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ tài chính, kinh doanh xổ số kiến thiết và giải trí có đặt cược, vui chơi có thưởng theo quy định của pháp luật

- Tham mưu quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn

- Quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp dođịa phương thành lập hoặc góp vốn

- Quản lý quỹ hỗ trợ sắp xếp cổ phàn hóa doanh nghiệp

* Phòng Đầu tư

- Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để thammưu với UBND tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn

Ngày đăng: 22/12/2014, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w