Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Vĩnh Phúc
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 5
1.1 Hoạt động thanh toán quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại 5
1.1.1 Điều kiện thanh toán quốc tế 5
1.1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế nói chung 7
1.1.3 Hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng 8
1.2 Tổng quan về các phương thức thanh toán quốc tế 9
1.2.1 Phương thức ứng trước 9
1.2.2 Phương thức mở tài khoản 10
1.2.3 Phương thức chuyển tiền 12
1.3.3 Nội dung của thư tín dụng 20
1.3.4 Các bên tham gia 23
1.3.5 Quy trình nghiệp vụ 24
1.3.6 Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ 28
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIETCOMBANKVĨNH PHÚC 30
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vĩnh Phúc 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 30
2.2 Thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Vĩnh Phúc 36
3.1 Phương hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nói chung củaVietcombank Vĩnh Phúc 53
3.2 Giải pháp 54
Trang 23.2.1 Cải tiến công nghệ thanh toán theo hướng hiện đại hóa 54
3.2.2 Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu 54
3.2.3 Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên 55
3.2.4 Xây dựng chính sách Marketing phù hợp, hiệu quả 55
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 56
3.3 Một số kiến nghị 56
3.3.1 Đối với Chính phủ và Nhà nước 56
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Do những hạn chế về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn, chuyênđề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mongnhận được những nhận xét và góp ý của thầy cô để bài viết của em được tốthơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình củaPGS.TS Phạm Quang Trung và các anh chị phòng Thanh toán quốc tế và kinhdoanh dịch vụ - Vietcombank Vĩnh Phúc để em có thể hoàn thành chuyên đềnày.
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay, hoạt động kinh tế nóichung, hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng Sự giao lưubuôn bán hàng hóa giữa các quốc gia với khối lượng ngày càng lớn đã đòi hỏiquá trình thanh toán xuất nhập khẩu phải nhanh chóng thuận tiện cho các bêntham gia Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, đòi hỏi những phương thứcthanh toán truyền thống phải được thay thế bằng những phương thức thanhtoán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn.
Sau thời gian thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế và kinh doanh dịchvụ - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh VĩnhPhúc (Vietcombank Vĩnh Phúc) em nhận thấy tín dụng chứng từ là phươngthức thanh toán an toàn nhất và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay Bởi lẽ
nó đáp ứng được nhu cầu của hai phía: Người bán hàng đảm bảo nhận tiền,
người mua nhận được hàng và có trách nhiệm trả tiền.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt độngthanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại VietcombankVĩnh Phúc” được em lựa chọn làm chuyên đề tốt nghiệp nhằm tìm hiểu thêm
về hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Vĩnh Phúc, đồng thời tìm ragiải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ tại chi nhánh.
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và tín dụng chứng từ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại Vietcombank Vĩnh Phúc.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động thanh
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank VĩnhPhúc.
Trang 5Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI
1.1.1 Điều kiện thanh toán quốc tế
Trong quan hệ thanh toán quốc tế, các bên tham gia phải thỏa thuận vớinhau về các vấn đề cụ thể liên quan đến chính bản thân mình khi thực thi hợpđồng Các vấn đề đó được gọi là điều kiện thanh toán quốc tế Những điềukiện này được thể hiện trong các điều khoản thanh toán của hợp đồng thươngmại, các hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, các hợp đồng mua bán ngoạithương giữa người mua và người bán.
Các bên tham gia phải nghiên cứu thật kỹ các điều kiện thanh toán đểcó thể vận dụng một cách tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu phục vụ cho tăngtrưởng kinh tế đất nước, giá trị hàng hóa đúng như giá trị tiền tệ trao đổi, thựchiện đúng thời hạn, đủ khối lượng như đã ký kết.
1.1.1.1 Điều kiện về tiền tệ
Điều kiện về tiền tệ có nghĩa là việc quy định sử dụng đơn vị tiền tệ củanước nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng thanh toán quốc tế, đồngthời quy định các xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó trongquá trình thực hiện hợp đồng xuất – nhập khẩu hàng hóa và thanh toán.
Liên quan đến điều kiện tiền tệ, các bên cần thỏa thuận những vấn đềnhư đồng tiền nào được sử dụng để tính giá, đồng tiền nào để thanh toán.Nhìn chung bên nào cũng muốn sử dụng đồng tiền của nước mình do cónhững thuận lợi như né tránh được rủi ro do biến động tỷ giá, chủ động trongthanh toán, không phải dùng ngoại tệ để trả nợ nước ngoài… Ngoài ra, đểđảm bảo giá trị tiền tệ được nhận đúng bằng giá trị hàng hóa đã giao, các bên
Trang 6tham gia còn ký với nhau điều kiện bảo đảm hối đoái gồm ba hình thức: điềukiện bảo đảm bằng vàng, điều kiện bảo đảm ngoại hối và điều kiện bảo đảmtheo “rổ tiền tệ”.
1.1.1.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán
Điều kiện về địa điểm thanh toán là việc quy định nghĩa vụ thanh toántiền trong hợp đồng thương mại quốc tế sẽ được trả ở đâu Về lý thuyết, việcthanh toán giá trị hợp đồng có thể diễn ra tại nước nhập khẩu, nước xuất khẩuhoặc nước thứ ba Trong thực tế, bên nào cũng muốn thanh toán ở nước mìnhdo có thể sử dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn trong thanh toán Ngoài ra còncó thể nâng cao vị thế của đồng tiền nước mình trong quan hệ thanh toán quốctế Tuy nhiên trong thực tế, việc quy định địa điểm thanh toán phụ thuộc chủyếu vào tương quan so sánh lực lượng giữa các bên trong quan hệ thươngmại.
1.1.1.3 Điều kiện về thời gian thanh toán
Điều kiện về thời gian thanh toán là việc quy định rõ thời hạn mà ngườinhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu Thời gian thanh toán có quan hệ chặtchẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ luân chuyển vốn, tác động trực tiếp đếnkhả năng né tránh được những biến động tiền tệ, hạn chế rủi ro về tỷ giá hốiđoái và về lãi suất Vì vậy, trong thực tế để thống nhất vấn đề này giữa 2 bênmua bán là không dễ dàng có được Có bốn cách để thanh toán là:
- Trả tiền trước: là hình thức nhà nhập khẩu trả tiền ngay một phầnhoặc toàn bộ sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơnđặt hàng của bên nhập khẩu.
- Trả tiền ngay: là hình thức nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩungay sau khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của nhà nhập khẩu,hoặc khi nhà xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện
Trang 7vận tải, hoặc khi nhận được bộ chứng từ thanh toán từ bên bán, hoặc sau khinhận xong hàng hóa tại nơi quy định.
- Trả tiền sau: là hình thức nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩumột khoảng thời gian nhất định sau khi giao hàng.
1.1.1.4 Điều kiện về phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng hàng đầu trong cácđiều kiện được thỏa thuận trong thanh toán quốc tế Đây là điều kiện quy địnhngười bán dùng cách nào để thu được tiền hàng, người mua làm thế nào để trảđược tiền hàng
Có năm phương thức chủ yếu là: Phương thức ứng trước, Phương thứcchuyển tiền, Phương thức mở tài khoản, Phương thức nhờ thu và Phương thứctín dụng chứng từ.
1.1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế nói chung
Trước bối cảnh xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, cácquốc gia ra sức mở cửa hội nhập, thanh toán quốc tế đóng vai trò như chiếccầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tácdụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầutư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tếkhác Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán giữa cáctổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Nếu hoạt động thanh toánquốc tế được nhanh chóng, an toàn và chính xác sẽ giải quyết được mối quanhệ lưu thông hàng hóa, tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôichảy và hiệu quả.
Tóm lại, hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng đối vớiphát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi cácquốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu là con đường tất
Trang 8yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, được thể hiện chủ yếu trêncác mặt sau:
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như 1tổng thể.
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và giántiếp.
- Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế.- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác.
- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập kinh tế
1.1.3 Hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động kinh doanh của
ngân hàng nói riêng
Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗtrợ về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng Trong dây chuyền hoạtđộng kinh tế đối ngoại của quốc gia, hệ thống ngân hàng tham gia và đóng vaitrò trung tâm trong hầu hết các giai đoạn như: thanh toán quốc tế, tài trợ xuấtnhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương… Vaitrò của ngân hàng trong thanh toán quốc tế chính là chất xúc tác, là cầu nối, làđiều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia hoạt động xuấtnhập khẩu, đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuấtkinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhưng ngược lại, hoạt động thanh toán quốc tế cũng có vai trò rất quantrọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Trước hết, ngân hàng có thể thu hút thêm khách hàng, tăng doanh thubằng việc thu phí nghiệp vụ Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, ngânhàng có thể đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng đượcnguồn vốn huy động tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổchức, cá nhân có quan hệ thanh toán quốc tế qua ngân hàng Thanh toán quốc
Trang 9tế còn giúp ngân hàng có được một nguồn ngoại tệ lớn, từ đó có thể phát triểnmột số các hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các nghiệpvụ ngân hàng quốc tế khác… Hơn nữa, hoạt động thanh toán quốc tế giúpngân hàng tăng tính thanh khoản thông qua lượng tiền ký quỹ Mức ký quỹphụ thuộc vào độ tin cậy của từng khách hàng cụ thể nhưng trong thời gianchờ đợi thanh toán, ngân hàng có thể sử dụng khoản này để hỗ trợ thanhkhoản Ngoài ra, nó còn giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đónâng cao uy tín của ngân hàng.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.2.1 Phương thức ứng trước 1.2.1.1 Khái niệm
Phương thức ứng trước là phương thức người mua chấp nhận giá hàngcủa người bán hàng bằng đơn đặt hàng chắc chắn (không hủy ngang) đồngthời chuyển tiền thanh toán một phần hay toàn bộ cho người bán, nghĩa làviệc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được người bán chuyển giao chongười mua.
1.2.1.2 Lợi ích
a Đối với nhà nhập khẩu
- Khả năng chắc chắn nhận được hàng hóa ngay cả khi nhà xuất khẩu vìmột lý do nào đó không còn muốn giao hàng.
- Do thanh toán trước nên nhà nhập khẩu có thể thương lượng với nhàxuất khẩu để được giảm giá.
b Đối với nhà xuất khẩu
- Do được thanh toán trước nên nhà xuất khẩu tránh được rủi ro vỡ nợtừ phía nhà nhập khẩu.
- Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.
Trang 10- Do nhận được tiền thanh toán trước nên trạng thái tiền tệ của nhà xuấtkhẩu được tăng cường.
1.2.1.3 Rủi ro và trách nhiệm
a Đối với nhà nhập khẩu
- Sau khi nhận tiền, nhà xuất khẩu có thể chủ tâm không giao hàng,giao hàng thiếu, không có khả năng giao hàng như thỏa thuận hoặc bị phá sản.Để tránh rủi ro này, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu một bảo lãnh thực hiện hợpđồng hay một dạng bảo lãnh khác từ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
b Đối với nhà xuất khẩu
- Sau khi đặt hàng, nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trước,trong khi đó hàng hóa hay nguyên vật liệu đã được nhà xuất khẩu thu mua,nên nhà xuất khẩu có thể phải chịu chi phí quản lý, chi phí lưu kho, tiền bảohiểm, hoặc nếu như hàng đã được gửi đi thì phải chở hàng quay về và tìmkhách hàng mới rất tốn kém hoặc phải chấp nhận bán giá thấp, thậm chí bánvới giá lỗ.
-Nhà xuất khẩu phải giao hàng khi nhận được xác nhận của ngân hàngphục vụ mình là tiền thanh toán chuyển đến đã được ghi có vào tài khoản củamình.
- Khi đã nhận được tiền hàng thanh toán đầy đủ, nhà xuất khẩu cónghĩa vụ bảo đảm giao hàng theo đúng đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu, đồngthời thu xếp vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu nhà xuất khẩuchịu trách nhiệm làm việc này.
1.2.2 Phương thức mở tài khoản 1.2.2.1 Khái niệm
Phương thức mở tài khoản (hay còn gọi là phương thức ghi sổ) làphương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàngthì ghi Nợ cho bên nhập khẩu vào tài khoản (hay một cuốn sổ) theo dõi và
Trang 11việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳnhư đã thỏa thuận.
1.2.2.2 Lợi ích
a Đối với nhà nhập khẩu
- Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được hàng hóa và chấp nhận hànghóa.
- Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm.- Có thể lấy tiền lãi từ việc bán hàng hóa để trả cho tiền mua.
b Đối với nhà xuất khẩu
- Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thườngđược thực hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và cácrủi ro trong thanh toán không phát sinh.
- Do chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán làmtăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm đơn đặt hàng mới với số lượng lớn,tăng được doanh thu và lợi nhuận.
- Lợi ích cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu là không có sự thamgia của ngân hàng trong khâu xử lý chứng từ nên giảm được công việc giấytờ, giảm được chi phí giao dịch
1.2.2.3 Rủi ro và trách nhiệm
a Đối với nhà nhập khẩu
- Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc giao hàng không đúngthời gian, không đúng chủng loại, số lượng và chất lượng.
- Do được thanh toán chậm nên nhà xuất khẩu thường phải trả giá caohơn so với việc thanh toán ngay.
b Đối với nhà xuất khẩu
- Sau khi nhận hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán hoặckhông thể thanh toán hoặc cố ý trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán Về lý
Trang 12thuyết, quyền sở hữu hàng hóa được bảo lưu nhưng thực tế nhà xuất khẩu khócó thể kiểm soát được hàng hóa khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu.
- Sau khi nhận hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể dàn dựng tranh chấp vềchất lượng hoặc khiếu nại về sự khiếm khuyết hay thiếu hụt hàng hóa để yêucầu giảm giá.
- Nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức này phải gánh chịu chi phíkiểm soát tín dụng và thu tiền.
1.2.3 Phương thức chuyển tiền 1.2.3.1 Khái niệm
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (ngườichuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất địnhcho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trongmột thời gian nhất định.
1.2.3.2 Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm
Đây là phương thức thanh toán đơn giản trong đó người chuyển tiền vàngười nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau Ngân hàng chỉ đóngvai trò trung gian để hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc bất cứ tráchnhiệm gì.
- Nhược điểm
Trong thanh toán bằng chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụthuộc vào thiện chí của người mua Phương thức này không gắn việc thanhtoán với việc nhận hàng Vì vậy, người mua sau khi nhận hàng có thể khôngtiến hành chuyển tiền hoặc cố tình dây dưa kéo dài nhằm chiếm dụng vốn củangười bán, làm cho quyền lợi người bán không được đảm bảo Chính vì vậymà phương thức này chỉ được sử dụng khi các bên mua bán có uy tín và tincậy lẫn nhau hoặc trị giá hợp đồng không lớn.
Trang 131.2.3.3 Phân loại
Có hai hình thức chuyển tiền là:
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): là hình thức chuyển tiềntrong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thưcho ngân hàng trả tiền Đây là hình thức chuyển tiền chi phí thấp nhưng lạichậm.
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): là hình thứcchuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiệntrong nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạngswift Đây là hình thức chuyển tiền nhanh nhưng chi phí lại cao.
1.2.4 Phương thức nhờ thu 1.2.4.1 Khái niệm
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu sau khi giaohàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trìnhbộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho nhà nhập khẩu để được thanhtoán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
1.2.4.2 Lợi ích
a Đối với nhà nhập khẩu
- Nhà nhập khẩu được kiểm tra chứng từ tại ngân hàng xuất trình trướckhi thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Đối với điều kiện D/A của nhờ thu kèm chứng từ, nhà nhập khẩuđược sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến khi hốiphiếu đến hạn thanh toán.
b Đối với nhà xuất khẩu
- Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhànhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
Trang 14- Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tòa nếu người nàykhông trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.
- Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mìnhgiải quyết trong trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấpnhận thanh toán Thẩm quyền của người đại diện phải được quy định rõ ràng.
c Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ
- Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từcác giao dịch khác có liên quan.
- Mở rộng được tín dụng tài trợ thương mại.
- Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềmnăng về các giao dịch đối ứng.
1.2.4.3 Rủi ro và trách nhiệm
a Đối với nhà nhập khẩu
- Rủi ro có thể phát sinh cho nhà nhập khẩu khi Lệnh nhờ thu đến trướchàng hóa và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấpnhận trong khi hàng hóa không được gửi đi, hoặc đã được gửi đi nhưng chưatới, hoặc nhận hàng hóa không đảm bảo chất lượng, số lượng hay chủng loạinhư đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.
- Nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà nhập khẩu lập bộchứng từ giả hay cố tình gian lận thương mại Các ngân hàng không chịutrách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hoặc hàng hóa hay phươngtiện vận tải không khớp với chứng từ.
- Sau khi ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn (hay phát hành kỳphiếu), nhà nhập khẩu buộc phải thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu đếnhạn ngay cả khi nhà xuất khẩu không giao hàng hoặc giao hàng không đúngvới hợp đồng Việc không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm tổn hạinghiêm trọng đến uy tín thương mại của nhà nhập khẩu.
Trang 15b Đối với nhà xuất khẩu
- Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, nhà xuất khẩu sẽ không bao giờ nhận đượctiền thanh toán.
- Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém, thì việc thanhtoán sẽ dây dưa, chậm trễ và tốn kém.
- Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chốithanh toán hoặc từ chối chấp nhận thanh toán.
- Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn nhưng nhà nhập khẩu không thểthanh toán hoặc không muốn thanh toán (do tình hình tài chính, tình hình kinhdoanh của nhà nhập khẩu trở nên xấu đi hay nhà nhập khẩu cố tình lừa đảo)thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra tòa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nàocũng nhận được tiền.
- Trong nhờ thu kèm chứng từ, nếu ngân hàng thu hộ đặt mối quan hệvới khách hàng trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối vớikhách hàng nước ngoài, ngân hàng có thể trao bộ chứng từ hàng hóa cho nhànhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán, nhà xuấtkhẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại ngân hàng thu hộ.
- Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu thì hậuquả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu ngay cả khi nhà xuất khẩu không liênquan đến việc chỉ định ngân hàng thu hộ.
- Hàng hóa (mà đại diện là bộ chứng từ) chỉ có thể được giao cho ngânhàng thu hộ với sự đồng ý trước của ngân hàng này Ngoài ra, ngân hàng thuhộ không chịu trách nhiệm về việc nhận hàng, lưu kho, mua bảo hiểm hay dỡhàng hóa Trong trường hợp ngân hàng hành động để bảo vệ hàng hóa nhưdàn xếp việc lưu kho, mua bảo hiểm thì ngân hàng không chịu trách nhiệm vềtổn thất, hư hỏng hay mất mát hàng hóa.
Trang 16- Nhà xuất khẩu chịu mọi chi phí liên quan đến việc bảo vệ hàng hóacủa ngân hàng kể cả khi ngân hàng không được yêu cầu làm việc này.
- Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thấtlạc chứng từ nào.
c Đối với ngân hàng nhờ thu
- Ngân hàng nhờ thu chỉ chịu rủi ro khi đã thanh toán hay đã ứng trướctiền cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ Nếukhông nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ, ngân hàng nhờ thu sẽ phải chịu rủiro tín dụng từ nhà xuất khẩu.
d Đối với ngân hàng thu hộ hay ngân hàng xuất trình
- Nếu ngân hàng thu hộ chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khinhà nhập khẩu thanh toán thì phải chịu rủi ro nếu nhà nhập khẩu không nhậnchứng từ, không thanh toán hoặc không chấp nhận.
- Mọi hậu quả phát sinh do có hành động trái với các chỉ thị trong lệnhnhờ thu thì các ngân hàng phải tự gánh chịu.
1.2.5 Tín dụng chứng từ
Theo điều 2, UCP600: Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ,cho dù được mô tả hay gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắnvà không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuấttrình phù hợp.
Đây được coi là phương thức thanh toán ít rủi ro nhất đối với cả ngườinhập khẩu và người xuất khẩu Người nhập khẩu chắc chắn sẽ nhận đượchàng hóa với số lượng và chất lượng do bộ chứng từ đại diện và tương ứngvới số tiền mình bỏ ra Người xuất khẩu thì chắc chắn nhận được số tiềntương ứng với số hàng hóa mình bỏ ra nếu xuất trình phù hợp.
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về phương thức thanh toán ưu việtnày.
Trang 171.3 TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.3.1 Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đótheo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngânhàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư được gọi là L/C (Letter ofCredit), theo đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hốiphiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình chongân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện vàđiều khoản quy định của L/C.
Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ có một số đặc điểmsau:
- L/C thực chất là hợp đồng kinh tế hai bên giữa ngân hàng phát hànhvà người thụ hưởng, tiếng nói chính thức của người xin mở L/C không đượcthể hiện trong L/C
- L/C được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương nhưng nólại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này Một khi L/C đã được mở và được cácbên chấp nhận thì cho dù nội dung của nó có đúng với hợp đồng ngoại thươnghay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liênquan.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứngtừ ngân hàng phát hành phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu khibộ chứng từ là phù hợp Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C là yêucầu bộ chứng từ tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và điều khoản của L/C.
1.3.2 Phân loại
1.3.2.1 Căn cứ đặc điểm nghiệp vụ
- Phân theo loại hình
+ L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C)
Trang 18+ L/C hủy ngang (Revocable L/C)- Phân theo phương thức sử dụng
+ L/C không hủy ngang có giá trị trực tiếp (Irrevocable Straight L/C)+ L/C không hủy ngang được chiết khấu (Irrevocable Negotiable L/C)+ L/C không hủy ngang có xác nhận (Irrevocable Confirmed L/C)+ L/C không hủy ngang không xác nhận (Irrevocable UnconfirmedL/C)
+ L/C tuần hoàn (Revolving L/C)
+ L/C với điều khoản đỏ (Red Clause L/C)+ L/C dự phòng (Standby L/C)
+ L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)+ L/C giáp lưng (Back – to – back L/C)- Phân theo thời điểm thanh toán
+ L/C trả ngay (Sight L/C)
+ L/C kỳ hạn (Deferred and acceptance L/C)+ L/C hỗn hợp trả ngay và trả chậm (Mixed L/C)- Phân theo hình thức thanh toán
+ L/C trả ngay (Sight L/C)
+ L/C chiết khấu (Negotiable L/C)+ L/C chấp nhận (Acceptance L/C)+ L/C cam kết trả chậm (Deferred L/C)
1.3.2.2 Căn cứ vào tính chất thông dụng
a Các loại L/C cơ bản
- L/C có thể hủy ngang: Là L/C mà người mở (nhà nhập khẩu) cóquyền đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúcnào mà không cần có sự chấp thuận hoặc thông báo trước của người thụ
Trang 19hưởng (nhà xuất khẩu) Tuy nhiên, loại L/C này hầu như chỉ tồn tại trên lýthuyết, không được sử dụng trong thực tế.
- L/C không thể hủy ngang: Là L/C mà sau khi đã mở, ngân hàng pháthành không được sửa đổi bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/Cnếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và ngân hàng xác nhận nếucó Đây là loại L/C được sử dụng phổ biến nhất hiện nay Một L/C nếu khôngghi là “Irrevocable” thì vẫn được coi là không thể hủy ngang trừ khi nó ghi làcó thể hủy ngang.
- L/C không hủy ngang có xác nhận: Là L/C không thể hủy bỏ, theoyêu cầu của ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền choL/C này Đây là loại L/C đảm bảo nhất cho người xuất khẩu.
b Các loại L/C đặc biệt
- L/C chuyển nhượng: Là L/C không hủy ngang, theo đó, người hưởnglợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/Ccũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứhai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần thương vụ L/C nàyđược sử dụng khi người hưởng thứ nhất không tự cung cấp được hàng hóa màchỉ là người môi giới nhưng người thứ nhất này vẫn phải là người chịu tráchnhiệm chính với nhà nhập khẩu L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượngmột lần.
- L/C giáp lưng: Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở chomình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/Cnày để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gầngiống như L/C ban đầu L/C này chủ yếu được sử dụng qua mua bán trunggian Giữa L/C chủ và L/C đối là không có mối quan hệ pháp lý nào.
- L/C tuần hoàn: Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụnghết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị
Trang 20như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhấtđịnh cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện L/C tuần hoàn được sửdụng phổ biến trong buôn bán với các bạn hàng quen thuộc, có tiếng trên thịtrường và các bên tin cậy lẫn nhau.
- L/C dự phòng: Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trườnghợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước nhưngkhông có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nhưđã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hànhmột L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặtcọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu Một L/C như vậygọi là L/C dự phòng.
- L/C đối ứng: Là L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng vớinó được mở L/C này thường được sử dụng trong trường hợp mua bán hàngđổi hàng và khi nhà cung cấp nguyên liệu và nhà gia công ở hai nước khácnhau Người mở L/C này là người hưởng lợi L/C kia và ngược lại.
- L/C điều khoản đỏ: Là L/C mà trong đó có một điều khoản ghi rõngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo(hoặc ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu) để thực hiện ứng trước chongười hưởng một số tiền nhất định trước khi giao hàng, thông thường số tiềnứng trước tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị L/C và phải xuất trình chứngtừ tại ngân hàng mà họ đã nhận tiền và phải bồi hoàn lại số tiền này nếukhông xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời hạn quy định Tiền ứng trướcnày được lấy từ tài khoản của người mở, có nghĩa là đây là tín dụng thươngmại, không phải là tín dụng của ngân hàng phát hành hay ngân hàng thôngbáo.
1.3.3 Nội dung của thư tín dụng
Trang 21
1.3.3.1 Số hiệu L/C (Credit Number):
Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiệnthuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện L/C hoặc đểghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.
1.3.3.2 Địa điểm phát hành L/C:
Là nơi ngân hàng phát hành L/C viết cam kết thanh toán cho người thụhưởng Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc thamchiếu luật quốc gia giải quyết những tranh chấp về L/C.
1.3.3.3 Ngày phát hành L/C (Date of Issuance):
Là ngày:
- Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.
- Ngày phát sinh sự cam kết của ngân hàng phát hành với người thụhưởng.
- Ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà nhập khẩutrong việc hoàn trả cho ngân hàng phát hành thanh toán L/C.
- Là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/Cđúng hạn như trong hợp đồng ngoại thương không.
Thời điểm mở L/C phải hợp lý cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
1.3.3.4 Tên, địa chỉ của những người có liên quan
Gồm có tên, địa chỉ của người yêu cầu mở L/C, người thụ hưởng L/C,ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu, ngân hàngxác nhận.
Tên và địa chỉ phải chính xác như quy định trong đơn xin mở L/C.
1.3.3.5 Số tiền của L/C (Credit amount)
Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và phảithống nhất với nhau, nếu khác nhau thì người thụ hưởng phải làm thủ tục tiếnhành sửa đổi L/C Gắn liền với số tiền là đơn vị tiền tệ và phải rõ ràng.
Trang 221.3.3.6 Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C:
Thời hạn hiệu lực là thời hạn mà ngân hàng phát hành cam kết trả tiềncho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đóvà phù hợp với những quy định của L/C Thời hạn hiệu lực được tính từ ngàymở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C Việc xác định thời hạn hiệu lực phảiđảm bảo các nguyên tắc sau:
- Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và khôngđược trùng với ngày hết hạn của L/C.
- Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý Thờigian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng số ngày cần thiết để thông báomở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng đểgiao cho người nhập.
- Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợplý Thời gian này tối thiểu bao gồm số ngày chuyển chứng từ nơi giao hàngđến cơ quan của nhà xuất khẩu, số ngày lập bộ chứng từ, số ngày lưu giữchứng từ tại ngân hàng thông báo, số ngày vận chuyển chứng từ đến ngânhàng phát hành.
Địa điểm xuất trình L/C là địa điểm của ngân hàng mà tại đó L/C có giátrị.
1.3.3.7 Thời hạn trả tiền của L/C (Date of Payment):
Là trả tiền ngay hay trả tiền kỳ hạn, điều này hoàn toàn phụ thuộc vàohợp đồng ngoại thương Nếu trả tiền ngay thì thời hạn trả tiền phải nằm trongthời hạn hiệu lực của L/C Nếu trả tiền kỳ hạn thì thời hạn trả tiền có thể nằmngoài thời hạn hiệu lực nhưng vẫn phải xuất trình chứng từ trong thời hạnhiệu lực.
Trang 231.3.3.8 Ngày giao hàng (Date of Shipment)
Ngày giao hàng được quy định trong hợp đồng ngoại thương, có quanhệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
1.3.3.9 Những nội dung liên quan đến hàng hóa:
Như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, baobì… Đối với những hợp đồng có nội dung mô tả hàng hóa phức tạp hay quádài thì mục này chỉ được thể hiện vắn tắt trong bức điện còn nội dung chi tiếtsẽ được gửi bằng thư.
1.3.3.10 Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa:
Như điều kiện, cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR…), nơi gửi, nơi giaohàng, cách vận chuyển và giao hàng…
1.3.3.11 Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình:
Đây là nội dung quan trọng của L/C vì ngân hàng thanh toán trên cơ sởchứng từ, không dựa vào hàng hóa Nhà xuất khẩu có nhận được tiền haykhông, nhanh hay chậm phụ thuộc vào bộ chứng từ xuất trình Bộ chứng từ doL/C quy định nhiều hay ít tùy theo tính chất hàng hóa, quy định của nướcnhập khẩu va sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán Nội dung quy định chứngtừ bao gồm : số loại chứng từ, số lượng mỗi loại, bản chính hay bản sao,người phát hành…
1.3.3.12 Sự cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành:
Là nội dung cuối cùng của L/C, ràng buộc trách nhiệm của ngân hàngphát hành phải thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trìnhbộ chứng từ phù hợp.
1.3.4 Các bên tham gia
1.3.4.1 Người yêu cầu, người mở, người xin mở (Applicant)
Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ Trong thực tếthường là người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một
Trang 24L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho ngườithụ hưởng L/C.
1.3.4.2 Người thụ hưởng, người hưởng lợi, người hưởng (Beneficiary)
Là bên hưởng lợi L/C phát hành, nghĩa là được hưởng số tiền thanhtoán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán của L/C, thường là ngườixuất khẩu.
1.3.4.3 Ngân hàng phát hành (Issuing bank)
Là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của người mở,nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho người mở, còn có tên gọi khác là ngân hàngmở Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quyđịnh trong hợp đồng mua bán Nếu không có sự thỏa thuận trước thì nhà nhậpkhẩu được tự chọn ngân hàng phát hành.
1.3.4.4 Ngân hàng thông báo (Advising bank)
Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêucầu của ngân hàng phát hành, thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánhcủa ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu.
1.3.4.5 Ngân hàng xác nhận (Confirming bank)
Là ngân hàng bổ sung xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầuhoặc sự ủy quyền của ngân hàng phát hành.
1.3.4.6 Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank)
Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu, hoặclà bất cứ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự do.
Ngân hàng được chỉ định có thể là: Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng trảtiền, Ngân hàng chiết khấu, Ngân hàng chấp nhận hoặc Ngân hàng trả chậm.
1.3.5 Quy trình nghiệp vụ
1.3.5.1 Trường hợp L/C có giá trị tại Ngân hàng phát hành
L/C có giá trị tại Ngân hàng phát hành bao gồm hai trường hợp:
Trang 25- L/C trực tiếp quy định người hưởng chỉ được xuất trình chứng từ choNgân hàng phát hành để được ngân hàng này thanh toán trực tiếp Ngân hàngphát hành không thanh toán cho ai ngoài người hưởng lợi.
- L/C có chỉ định Ngân hàng được chỉ định (không phải là Ngân hàngxác nhận) nhưng ngân hàng này không thực hiện chức năng được ủy quyềnmà chỉ là ngân hàng chuyển chứng từ cho Ngân hàng phát hành, nghĩa là bộchứng từ được thanh toán tại Ngân hàng phát hành.
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán L/C có giá trị tại ngân hàng phát hành
Trang 26Ngân hàng thông báoAdvising bank
Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank)
Ngân hàng phát hành L/CIssuing bank
Nhà nhập khẩuImporter (1)
(8)Nhà xuất khẩu
Exporter
Trang 27(1): Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoảnthanh toán theo phương thức L/C.
(2): Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoạithương, nhà nhập khẩu làm đơn (theo mẫu) gửi đến ngân hàng phục vụ mìnhyêu cầu phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng.
(3): Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, Ngân hàng phát hành lậpL/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuấtkhẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.
(4): Khi nhận được L/C, Ngân hàng thông báo thông báo L/C cho nhàxuất khẩu.
(5): Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếukhông chấp nhận thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồngngoại thương.
(6): Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu củaL/C và xuất trình (thông qua Ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng khác)cho Ngân hàng phát hành để được thanh toán.
(7): Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuấttrình phù hợp thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, nếu thấy không phùhợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ, nguyên vẹn bộ chứng từ chonhà xuất khẩu.
(8): Ngân hàng phát hành đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứngtừ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Trong sơ đồ này, việc thể hiện Ngân hàng thông báo và Ngân hàngchuyển chứng từ không có nghĩa là hai ngân hàng phải hoàn toàn khác nhaumà là để chỉ rõ nghiệp vụ thông báo L/C và việc chuyển chứng từ thanh toánlà hai việc độc lập, nghĩa là Ngân hàng thông báo không nhất thiết phải là
Trang 28Ngân hàng chuyển chứng từ Tuy nhiên, trong thực tế thì hai ngân hàng nàythường là một.
1.3.5.2 Trường hợp L/C có giá trị tại Ngân hàng được chỉ định
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán L/C có giá trị tại ngân hàng được chỉđịnh
Từ (1) đến (5) là giống như trường hợp L/C có giá trị tại Ngân hàngphát hành.
(6): Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu củaL/C và xuất trình cho Ngân hàng được chỉ định để được thanh toán.
Nhà xuất khẩuExporter
Ngân hàng phát hànhIssuing bank
Ngân hàng được chỉ địnhNominated bank
Nhà nhập khẩuImporter (1)
(8)Ngân hàng thông báo
Advising bank
Trang 29(7): Ngân hàng được chỉ định xuất trình chứng từ cho Ngân hàng pháthành và đòi hoàn trả tiền.
(8): Ngân hàng phát hành đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứngtừ cho nhà nhập khẩu sau khi đã được trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Trong sơ đồ này, việc thể hiện Ngân hàng thông báo và Ngân hàngđược chỉ định không có nghĩa là hai ngân hàng này phải hoàn toàn khác nhaumà là để chỉ rõ việc thông báo L/C và việc được ủy quyền thanh toán hoặcchiết khấu L/C là hai việc độc lập, nghĩa là Ngân hàng thông báo không nhấtthiết phải đồng thời là Ngân hàng được chỉ định Tuy nhiên, trong thực tế, haingân hàng này thường là một.
1.3.6 Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ 1.3.6.1 Ưu điểm
- Đối với nhà nhập khẩu: Nhà nhập khẩu chỉ phải thanh toán khi nhậnđược bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C để đinhận hàng Nhà xuất khẩu được sự trợ giúp của ngân hàng trong việc bảo đảmcác điều kiện của L/C được tuân thủ, dễ được tài trợ về vốn Ngoài ra cònđược các điều khoản UCP 600 bảo vệ.
- Đối với nhà xuất khẩu: Nhà xuất khẩu được bảo đảm thanh toán khibộ chứng từ tuân thủ các điều kiện và điều khoản của L/C, được ngân hànggiúp đỡ và tư vấn, giảm thiểu được các rủi ro Ngoài ra nhà xuất khẩu còn cóthể sử dụng L/C như một phương thức tài trợ cho xuất khẩu như chiết khấu bộchứng từ hay thế chấp bộ chứng từ để vay vốn ngân hàng.
- Đối với ngân hàng: Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng cũng thuđược lợi ích khá lớn từ các khoản phí dịch vụ, tạo điều kiện mở rộng tín dụng,bảo lãnh quốc tế, kinh doanh ngoại tệ…
1.3.6.2 Nhược điểm
Trang 30- Đối với nhà nhập khẩu: Do ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứngtừ nên nhà nhập khẩu buộc phải thanh toán khi bộ chứng từ phù hợp kể cảhàng nhận được là tốt hay xấu Nếu nhà xuất khẩu cố tình lập các chứng từhàng hóa giả mạo, nhà nhập khẩu sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do lừađảo từ phía nhà xuất khẩu.
- Đối với nhà xuất khẩu: Nếu thanh toán theo phương thức tín dụngchứng từ này, nhà xuất khẩu phải trả chi phí cao, đôi khi không đáp ứng đượcnhững điều kiện của L/C nên có thể bị chậm thanh toán hoặc từ chối thanhtoán nếu L/C không phù hợp.
- Đối với ngân hàng: Trong phương thức này thì ngân hàng bị ràngbuộc trách nhiệm đối với người mua và người bán với tư cách là một thànhviên tham gia.