MỤC LỤC
Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu này để đánh giá chất lượng thì cũng chưa thực sự chuẩn xác vì nó còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của các khoản bảo lãnh đó, nếu quy mô bảo lãnh lớn nhưng không an toàn thì rủi ro là rất lớn và một khi ngân hàng phải thực hiện thanh toán thay những khoản bảo lãnh này cho khách hàng thì nó sẽ chuyển thành khoản nợ xấu, khi đó nó sẽ tác động đến hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng có mức tín nhiệm cao thì đó được coi là một ngân hàng làm ăn có hiệu quả và có khả năng thanh toán cao và tiềm lực tài chính mạnh, điều này có nghĩa là khoản bảo lãnh có mức độ an toàn cao hơn và những nghĩa vụ của ngân hàng sẽ được thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời hay nói cách khác là chất lượng bảo lãnh sẽ được đảm bảo.
Có được sự tăng trưởng này là do ngân hàng mở rộng các hình thức bảo lãnh, thu hút thêm khách hàng nên số món bảo lãnh tăng lên đáng kể, bên cạnh đó thì giá trị của các món bảo lãnh cũng lớn hơn do đó mà phí bảo lãnh đem lại cho SGD đạt mức tăng trưởng cao. - SGD I đã mở rộng đối tượng khách hàng làm cho số lượng khách hàng đến với SGD I ngày càng nhiều hơn và điều đó cũng có nghĩa là số món bảo lãnh sẽ tăng lên cùng với số lượng khách hàng tăng thêm đó. Tuy nhiên sự tăng trưởng của các khoản bảo lãnh là không giống nhau, có những khoản bảo lãnh tăng lên cả về số lượng món bảo lãnh và giá trị bảo lãnh nhưng cũng có những khoản bảo lãnh tăng với mức không đáng kể.
Điều này cũng dễ hiểu bởi vì bảo lãnh thực hiện hợp đồng mặc dù số món bảo lãnh không nhiều như bảo lãnh dự thầu nhưng giá trị bảo lãnh của mỗi loại hợp đồng là rất lớn do vậy mà doanh số hay phí bảo lãnh thu được là khá cao. Tuy nhiên, giá trị của mỗi món bảo lãnh dự thầu lại không lớn lắm (mức bảo lãnh thường ở trong khoảng 1- 3% giá trị hợp đồng) nên tỷ trọng của bảo lãnh dự thầu trong tổng dư bảo lãnh đến 31/12/2007 thấp hơn so với bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Dư bảo lãnh theo thành phần kinh tế: Hiện nay, SGD I ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không thực hiện bảo lãnh cho đối tượng khách hàng là cá nhân và chủ yếu chỉ thực hiện bảo lãnh cho DNQD (chiếm khoảng 93%.
Bên cạnh đó thì dư các loại bảo lãnh có TSĐB và tỷ lệ ký quỹ cao không nhiều, điều này có thể cho thấy rằng ngân hàng tỏ ra thông thoáng hơn trong yêu cầu điều kiện để thực hiện bảo lãnh và đây là một yếu tố để thu hút khách hàng. Thực hiện theo quyết định 26/2006/QĐ- NHNN thì SGD cũng đảm bảo cho tổng dư bảo lãnh cho một khách hàng không vượt quá 15 % vốn tự có của ngân hàng và thực hiện hạch toán giảm dư nợ bảo lãnh đối với những khoản bảo lãnh lớn, nếu món bảo lãnh quá lớn thì có thể làm đầu mối cho các ngân hàng khác để thực hiện đồng bảo lãnh.
Việc mở rộng quy mô bảo lãnh mà tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn không tăng lên chứng tỏ chất lượng bảo lãnh của SGD I được đảm bảo và ngày càng được khẳng định, điều này cũng góp phần nâng cao uy tín và tăng tính cạnh tranh của SGD I của BIDV trên thị trường. Hơn thế nữa đối với những khách hàng có quan hệ lâu dài và có uy tín đối với SGD I thì còn được giảm tỷ lệ ký quỹ hay TSĐB và còn được ưu đãi về mức phí bảo lãnh, điều này đã tao điều kiện cho khách hàng có đủ điều kiện tham gia đầu tư, thực hiện SXKD kịp thời. - Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế chưa hợp lý, tỷ trọng DNNQD còn thấp, điều này không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế khi mà các DNNN đang thực hiện cổ phần hóa và chuyển sang các công ty cổ phần.
Hơn thế nữa, đối tượng khách hàng chưa thực sự đa dạng nên có sự hạn chế nhu cầu về các loại bảo lãnh khác nhau của ngân hàng vì thế mà tốc độ tăng trưởng cũng như mức độ phát triển của các loại bảo lãnh ở SGD I có sự chênh lệch khá lớn. - So với các đơn vị và ngân hàng khác thì SGD I có quy trình bảo lãnh tốt hơn nhưng nó vẫn còn phức tạp, thủ tục thực hiện bảo lãnh chưa thực sự đơn giản, điều này gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng khi đến xin được bảo lãnh. - DNQD là những doanh nghiệp truyền thống của BIDV, đó là doanh nghiệp của Nhà nước nên độ an toàn cao hơn các doanh nghiệp khác khi SGD I thực hiện bảo lãnh cho các khách hàng doanh nghiệp khác vì vậy mà SGD I vẫn chú trọng vào đối tượng DNQD hơn là DNNQD, đây là một sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp với nhau, tạo ra sự bất công bằng trong cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Quy trình bảo lãnh của SGD I đã không được chú trọng để đổi mới, nó dường như đã có sự lạc hậu so với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập, điều này đã làm hạn chế khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường về hoạt động bảo lãnh của SGD I. Ảnh hưởng của môi trường pháp lý chưa tốt sẽ tác động làm giảm chất lượng bảo lãnh không chỉ của SGD I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng khác và toàn hệ thống.
Một kế hoạch tốt là một kế hoạch vừa đảm bảo định hướng chính xác cho sự phát triển của SGD, vừa có tính ổn định lâu dài, như vậy thì đòi hỏi người xây dựng kế hoạch phải có cái nhìn tổng thể và phải dự đoán được xu thế phát triển của nền kinh tế cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh của SGD. Chính sách phí phải phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, ưu tiên cho những khách hàng có uy tín, những khách hàng có mối quan hệ lâu dài với SGD và với từng loại hình bảo lãnh, chính sách phí vừa chi tiết vừa linh động là một yếu tố ảnh hưởng tích cực tới chất lượng bảo lãnh. Bảo lãnh cũng là một hình thức của tín dụng và mặc dù nó ít rủi ro hơn hoạt động tín dụng thông thường nhưng nó cũng chứa đựng những rủi ro nhất định, do mức phí là rất thấp so với giá trị của khoản bảo lãnh nên nó không thể bù đắp hết được rủi ro của SGD I khi xảy ra sự cố và nó có thể ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng thanh toán của SGD I.
Mặc dù những năm gần đây, SGD I chưa gặp phải những rủi ro lớn trong hoạt động bảo lãnh nhưng với sự phát triển phức tạp của thị trường và thông tin chưa thật sự minh bạch thì rủi ro vẫn có thể xẩy ra và ngăn ngừa là biện pháp tốt nhất để đảm bảo chất lượng bảo lãnh và các hoạt động khác. Các thông tin về dư nợ bảo lãnh đầu tháng, cuối tháng, doanh số bảo lãnh phát sinh và được tất toán trong tháng và những khoản dư nợ bảo lãnh phải trả thay khách hàng hay những khoản bảo lãnh có vấn đề cần được theo dừi một cỏch cẩn thận, liờn tục và phải được bỏo cỏo lờn Ban giỏm đốc hàng tháng để có thể có được sự chỉ đạo và điều chỉnh kịp thời từ phía ban lãnh đạo. Hiện nay thị trường hoạt động bảo lãnh của SGD đã không ngừng được mở rộng ra cả với bên nước ngoài (thực hiện bảo lãnh đối ứng), tuy nhiên hiện nay SGD I chỉ mới chú trọng đến thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp quốc doanh, trong khi đó lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện này chiếm một tỷ lệ rất lớn và đây hứa hẹn là những khách hàng có tiềm năng lớn.
- Ban hành các biện pháp quản lý doanh nghiệp một cách chặt chẽ, tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và đẩy mạnh công tác kiểm toán nhằm đảm bảo thông tin từ doanh nghiệp có chất lượng tốt để phục vụ cho ngõn hàng trong quỏ trỡnh thẩm định và theo dừi khỏch hàng. Quá trình phân tích hoạt động bảo lãnh và chất lượng bảo lãnh tại SGD I BIDV dựa trờn một số chỉ tiờu cụ thể đó làm rừ được thực trạng chất lượng bảo lãnh tại SGD I trong những năm gần đây, trên cơ sở đó em đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị để nhằm góp phần vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động bảo lãnh.