1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng

81 275 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 851 KB

Nội dung

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập ngày nay thì mục tiêu của mọidoanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều là lợi nhuận Doanhnghiệp muốn có lợi nhuận cao thì con đường cơ bản và lâu dài nhất là hạ giáthành sản phẩm trong điều kiện chất lượng sản phẩm không thay đổi thậm chíchất lượng sản phẩm còn phải dần nâng cao cho phù hợp với yêu cầu của thịtrường Để đi theo con đường cơ bản này các nhà quản trị và cán bộ kế toántrong các công ty phải luôn coi trọng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm vì đây là công tác kế toán có tính chất quyết định đến giáthành sản phẩm sản xuất.

Qua tìm hiểu về Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thuỷ An Đồng emthấy rằng trong thời điểm Việt Nam mới ra nhập WTO như hiện nay Công tycũng như mọi doanh nghiệp nước ta phải đối mặt với một loạt các doanhnghiệp lớn trên thế giới đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam Để có thếcạnh tranh và tồn tại được trên thị trường đóng tàu Công ty phải luôn phấnđấu nâng cao chất lượng sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh được về giá cả.Để cạnh tranh được về giá cả mà vẫn có lợi nhuận cao thì như đã trình bày ởtrên công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là rất quantrọng Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thuỷ AnĐồng em thấy rằng Công ty đã rất quan tâm đến công tác kế toán tập hợp chiphí và tính giá thành sản phẩm, nhưng đồng thời vẫn còn một số điểm hạn chếtrong công tác kế toán này Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: ”Hoàn thiệnkế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Côngnghiệp Tàu thuỷ An Đồng” để viết chuyên đề cho giai đoạn thực tập chuyênđề tại Công ty.

1

Trang 2

Nội dung chính của Chuyên đề được chia thành hai phần như sau:

- Phần 1: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thuỷ An Đồng.

- Phần 2: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thuỷ An Đồng.

Để hoàn thành Chuyên đề em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệttình của thầy giáo hướng dẫn Phạm Thành Long và các cô chú anh chị trongBan lãnh đạo và các phòng ban của Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thuỷAn Đồng đặc biệt là phòng Tài chính kế toán của Công ty Song do nhận thứcvà kiến thức thực tế còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi sai sót.Vì vậy, em rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và cáccán bộ kế toán trong Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thuỷ An Đồng để bàiviết của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

2

Trang 3

PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ AN ĐỒNG .7

1.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng 7

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần CNTT An Đồng 71.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sảnxuất của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng 101.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty Cổ phần CNTT An Đồng 181.1.4 Đặc điểm tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phầnCNTT An Đồng 26

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phầnCNTT An Đồng 29

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 291.2.2 Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Cổ phần CNTTAn Đồng 331.3 Kế toán CPSX tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng 381.3.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phầnCNTT An Đồng 381.3.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 391.3.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 44

3

Trang 4

1.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 49

1.3.5 Kế toán tổng hợp chi phí, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 55

1.4 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phầnCNTT An Đồng 59

PHẦN 2: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢNPHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY AN ĐỒNG 612.1 Đánh giá khái quát tình hình Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩmtại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng 61

2.1.1 Về tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 61

2.1.2 Về tổ chức bộ máy kế toán 63

2.1.3 Về tổ chức công tác kế toán 64

2.1.4.Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 66

2.2 Hoàn thiện Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổphần CNTT An Đồng 71

2.2.1 Yêu cầu hoàn thiện 71

2.2.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện 73

KẾT LUẬN 80

dANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

4

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

5 Sơ đồ 5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ-Ghi sổ

II Danh mục bảng biểu:

1 Bảng 1: Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty2 Bảng 2: Bảng tóm tắt tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty trong

2 năm gần đây

3 Biểu 01: Mẫu Phiếu xuất kho

4 Biểu 02: Mẫu sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 621

5 Biểu 03: Mẫu Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Bảng phânbổ số 2)

6 Biểu 04: Mẫu Bảng thanh toán lương sản phẩm chi tiết từng đơn đặthàng

7 Biểu 05: Mẫu Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (bảng phân bổ số 1)8 Biểu 06: Mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (bảng phân bổ số 3)9 Biểu 07: Mẫu Nhật ký chứng từ số 1

Trang 6

BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG BÀI

STT Ký hiệu viết tắt Nghĩa của từ viết tắt1

Công nghiệp Tàu thuỷTrách nhiệm hữu hạnChi phí sản xuất

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpChi phí nhân công trực tiếpChi phí sản xuất chungDở dang đầu kỳ

Dở dang cuối kỳTài sản cố địnhTài khoản

Bảo hiểm xã hộiBảo hiểm y tếKinh phí công đoànKhấu hao

Trang 7

Phần 1:

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ AN ĐỒNG1.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sảnxuất - kinh doanh của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần CNTT An Đồng

1.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần CNTT An Đồng

Công ty Cổ phần CNTT An Đồng là công ty con của Công ty TNHHmột thành viên CNTT Thành Long.

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0203002857 ngày 12 tháng 02năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp Công ty cótên chính thức bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀUTHUỶ AN ĐỒNG.

Tên Công ty bằng tiếng Anh: AN DONG SHIPBUILDING INDUSTRYJOINT STOCK COMPANY.

Tên Công ty viết tắt: ADSICO.

Địa chỉ trụ sở chính Công ty: Số 215A Đường 208 An Đồng - AnDương - Hải Phòng.

Điện thoại: 0313.953482.

Vốn điều lệ của Công ty: 50.000.000.000 đồng (năm mươi tỷ đồng ViệtNam) được chia thành 500.000 cổ phần như sau:

- Tổng số cổ phần : 500.000 cổ phần- Cổ phần ưu đãi biểu quyết : 300.000 cổ phần- Cổ phần phổ thông :200.000 cổ phần- Mệnh giá 1 cổ phần :100.000đ/1cổ phần

Trang 8

Số vốn góp của công ty mẹ - Công ty TNHH một thành viên CNTTThành Long là 35.000.000.000 đồng, tương đương 350.000 cổ phần và chiếm70% vốn điều lệ.

Người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng:- Chức danh : Giám đốc

- Họ và tên : Đỗ Văn Thuận- Sinh ngày :18/03/1963

- Chứng minh thư nhân dân số: 030898646

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện tại: Số 59/89 Đại lộTôn Đức Thắng - Lê Chân - Hải Phòng

1.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần CNTT An Đồng

Công ty Cổ phần CNTT An Đồng là công ty con của Công ty TNHHmột thành viên CNTT Thành Long, chính thức được thành lập theo Quyếtđịnh số 187/CNT-QĐ-ĐMDN ngày 19/01/2007 của Hội đồng Quản trị TổngCông ty CNTT Việt Nam Những năm trước đây Công ty là một bộ phận củaCông ty Thành Long vì vậy lịch sử của Công ty gắn liền với quá trình hìnhthành và phát triển của Công ty Thành Long - được tóm tắt như sau:

Công ty TNHH một thành viên CNTT Thành Long thuộc tập đoànCông nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam ban đầu thành lập có tên là Xí nghiệp sửachữa tàu (Xí nghiệp sửa chữa thuỷ), được thành lập theo Quyết định số 1037/TCCB ngày 25/03/1963 của UBHC Hải Phòng và đóng trên địa bàn xã AnĐồng - huyện An Hải – thành phố Hải Phòng Đến năm 1992, Xí nghiệp sửachữa thuỷ được đổi tên thành Xí nghiệp cơ khí thuỷ theo Quyết định số 1277/TCCQ ngày 12/11/1992 của UBND Thành phố Hải Phòng Nhiệm vụ cơ bảncủa Xí nghiệp vẫn là sửa chữa, đóng mới các phương tiện vận tải thuỷ phụcvụ trong ngành Giao thông Vận tải của Thành phố.

Trang 9

Sự phát triển của doanh nghiệp được đánh dấu bằng việc Chính phủquyết định thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388/HĐBTvà Quyết định số 1049/QĐ-UB ngày 20/07/2000 của UBND Thành phố HảiPhòng về việc đổi tên Xí nghiệp Cơ khí thuỷ thành Công ty Thành Long,đồng thời bổ sung ngành nghề cho Công ty Thành Long là đóng mới, sửachữa tàu các loại trọng tải tới 6500 tấn, vận tải thuỷ, xây dựng các công trìnhđường thuỷ

Năm 2006 thực hiện Quyết định 325/ QĐ-UBND ngày 17/02/2006 củaUBND Thành phố Hải Phòng và Quyết định số 233/CNT-QĐ-ĐMDN ngày22/02/2006 của Tổng Công ty CNTT Việt Nam, Công ty CNTT Thành Longchính thức chuyển thành một thành viên của Công ty Công nghiệp Tàu thuỷViệt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam – VINASHIN).Được sự quan tâm đầu tư của Tập đoàn trong thời gian ngắn vừa qua Công tycó những bước phát triển đáng kể Năm 2007, Công ty tiến hành phương ánchuyển đổi Công ty Thành Long (DNNN) thành công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, với tên gọiđầy đủ: Công ty TNHH một thành viên CNTT Thành Long Công ty có tất cảmười hai công ty con trong đó có Công ty Cổ phần CNTT An Đồng.

Được sự quan tâm của Nhà nước và Tập đoàn VINASHIN với cácchính sách ưu đãi hỗ trợ về đầu tư phát triển, về vốn, về thị trường sản phẩmđóng tàu, Công ty Cổ phần CNTT An Đồng đã ký được nhiều hợp đồng đóngtàu có giá trị lớn cho chủ tàu trong nước và quốc tế, đảm bảo đủ và ổn địnhviệc làm cho người lao động trong nhiều năm tới (từ nay đến năm 2010 và2015) Năm 2006, Công ty đã mạnh dạn tìm kiếm và đã ký hợp đồng đóngmới 10 tàu có trọng tải 2600 – 3000 tấn xuất khẩu cho DAMEN, BRIESE(Cộng hoà Liên bang Đức), tiếp tục nhận chuyển giao công nghệ của các đơnvị trong Tập đoàn để tiến tới Công ty có thể độc lập đóng mới được các tàu có

Trang 10

trọng tải tới 6500 tấn, 10.000 tấn, 50.000 tấn; tham gia sản xuất tổng đoạn,block tàu từ 10.000T- 53.000T cho các doanh nghiệp của Tập đoàn; tiến tớicó thể đóng được những con tàu có chất lượng cao để phục vụ thị trườngtrong nước và xuất khẩu Sản phẩm đóng tàu của Công ty đều tuân thủ theocác quy trình, quy phạm và được kiểm tra đạt tiêu chuẩn bởi các tổ chức Đăngkiểm trong nước và quốc tế Hiện nay, Công ty đã thực hiện và áp dụng cóhiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và đượccấp chứng chỉ của Tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT.

1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sảnxuất của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng

1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Với điều kiện năng lực cơ sở vật chất kĩ thuật thiết bị hiện nay và theogiấy phép đăng ký kinh doanh, Công ty Cổ phần CNTT An Đồng đảm bảothực hiện tốt các chức năng như sau:

a) Kinh doanh tổng thầu, đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị vàphương tiện nổi Thi công công trình thuỷ, nhà máy đóng tàu.

b) Sản xuất, lắp ráp trang thiết bị nội thất tàu thuỷ bằng sản phẩmnhôm, nhựa, gỗ.

c) Lắp ráp phục hồi, sửa chữa vật tư, thiết bị giao thông vận tải.

d) Kinh doanh nạo vét luồng lạch và san lấp, tạo bãi mặt bằng xây dựng.e) Kinh doanh hàng công nghiệp, nông nghiệp, vật tư thiết bị phục vụtiêu dùng và sản xuất.

Trong 5 năm gần đây, Công ty tập trung vào đóng mới các loại tàu chởhàng khô từ 500 tấn đến 4000 tấn, sửa chữa các phương tiện tàu thuỷ nội địa,đóng mới các loại phà tự hành, phun xoay, gia công một số mặt hàng cơ khí

Trang 11

theo yêu cầu của khách hàng Việc đóng mới phương tiện tàu thuỷ các loại làlĩnh vực chính mà Công ty tập trung vào và chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu.

1.1.2.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng

Cơ sở vật chất kĩ thuật là điều kiện không thể thiếu và rất quan trọngvới mọi công ty đặc biệt là với những công ty hoạt động sản xuất vì nó quyếtđịnh khả năng sản xuất, quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra.Công ty Cổ phần CNTT An Đồng là công ty đóng tàu nên cơ sở vật chất kĩthuật đặc trưng bao gồm một số điều kiện chủ yếu như mặt bằng thi công, hệthống triền đà, hệ thống âu tàu, cầu cảng và các loại máy móc kĩ thuật khác:

Công ty có mặt bằng rộng khoảng 80.000m2 trong đó có 2 âu tầu dài86m, rộng 25m và hệ thống triền đà cơ giới gồm 12 đường triền đà khô, diệntích được bêtông hoá 20.000m2 Triền đà của Công ty được sửa chữa, nângcấp, làm mới xe triền theo phương pháp hạ thuỷ ngang nên thuận tiện choviệc đóng mới, sửa chữa các loại tàu biển, phà sông trọng tải 1000 tấn, phàphun xoay, Ponton… tải trọng đến 350 tấn lên xuống đà tuyệt đối an toàn.

Hệ thống triền kéo ngang: Công ty đã đầu tư đóng mới 01 xe triền mẹvà 04 xe triền con, thay toàn bộ ắc tời kéo, hệ thống ray mặt và rãnh triền, sửachữa toàn bộ nền bêtông mặt triền Luồng tàu được nạo vét xuống cao độ -2,4mét tạo điều kiện thuận lợi cho tàu ra vào đà

Hệ thống âu tàu: Công ty có 2 âu tàu hiện đại, cửa âu bằng phao thépđảm bảo sửa chữa và đóng mới được các loại tàu khách, tàu đặc chủng và tàucó kích thước lớn dễ bị biến dạng nếu kéo lên triền.

Cầu cảng: Công ty mới nâng cấp làm mới hệ thống cầu tàu phục vụ cácphương tiện lớn cập bến để sửa chữa căn chỉnh máy.

Hệ thống điện chiếu sáng: bố trí hiện đại, bố trí song song 2 hệ thốngđèn điện cao áp và đèn halogen đảm bảo đủ ánh sáng 2 âu tàu và hệ thống

Trang 12

triền đà sản xuất thêm ca hai, ca ba, đảm bảo tiến độ và thời gian ký kết vớikhách hàng.

Trang thiết bị, máy móc: Ngoài các thiết bị cũ như máy tiện băng dài,băng trung, máy cắt tôn…đã được sửa chữa, khôi phục đáp ứng yêu cầu sảnxuất Công ty đã đầu tư mua sắm mới hàng loạt thiết bị với công nghệ tiên tiếnđưa vào dây chuyền sản xuất như máy hàn điện bán tự động một chiều, xoaychiều, với số lượng hơn 100 chiếc, hệ thống máy nén khí, đầu phun cát phunsơn chân không của Nhật Bản và Mỹ để làm sạch bề mặt tôn, hệ thống kíchthuỷ lực 100 tấn của Nhật Bản, palăng xích, cần cẩu 25 tấn, máy cắt hơi tựđộng (con Rùa), máy uốn ống thuỷ lực Đài Loan, máy vát mép tôn của NhậtBản, máy uốn tôn dạng đĩa, máy đo siêu âm, máy cân bơm cao áp, các máygia công cơ khí hiện đại khác.

Cùng với sự đầu tư về máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng Công ty hếtsức chú trọng xây dựng lực lượng lao động Với truyền thống 40 năm xâydựng và phát triển hiện tại Công ty có 650 cán bộ công nhân viên trong đóchủ yếu là các kỹ sư chuyên ngành nhiều kinh nghiệm, đội ngũ thợ hàn, cắthơi, sắt…có tay nghề cao được Cục Đăng kiểm Việt Nam sát hạch và cấpchứng chỉ Quốc gia Trong đợt thi thợ hàn giỏi cấp Thành phố do Liên đoànLao động Thành phố kết hợp Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtổ chức đơn vị đã đạt 8/10 giải dẫn đầu trong 17 đơn vị nhà máy đóng tàutrong khu vực Hải Phòng tham gia Lực lượng tham gia sản xuất của Công tybao gồm 30 kỹ sư vỏ tàu, máy tàu, điện tàu, kinh tế và 20 cán bộ trung cấp kỹthuật Khu vực sản xuất bao gồm 8 tổ sắt hàn, 2 tổ hàn, 1 tổ phun sơn phuncát, 1 tổ sơn trang trí, 1 tổ cơ khí, 1 tổ tiện, 1 tổ máy tàu, 1 tổ điện tàu, 1 tổkích kéo triền đà, 1 tổ mộc Công nhân của Công ty là những kỹ sư và thợlành nghề từ bậc 3 đến bậc 7 đều đã được đào tạo qua các trường đại học, caođẳng, trung cấp và các trường dạy nghề kỹ thuật.

Trang 13

Với cơ sở mặt bằng kỹ thuật, trang thiết bị và lực lượng lao động hiệntại Công ty có thể cùng một lúc thi công khoảng 20 phương tiện có trọng tảilớn đến 6500 tấn đảm bảo thời gian và chất lượng đã ký kết với khách hàng.Hiện nay, Công ty đã tạo được uy tín với rất nhiều khách hàng trên cả nướcđặc biệt là khách hàng vùng Duyên hải phía Bắc và một số khách hàng quốctế Công ty Cổ phần CNTT An Đồng đã được rất nhiều bằng khen cho tập thểvà cá nhân do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND Thành phố, BộGiao thông Vận tải cấp.

1.1.2.3 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường của Công ty

Sản phẩm đặc thù của Công ty là phương tiện vận tải thuỷ các loại Đặctrưng của các sản phẩm này là khối lượng lớn (tính theo phần vỏ tàu), sảnxuất đơn chiếc trong thời gian tương đối dài (trung bình khoảng 8 – 9 tháng 1sản phẩm), Công ty chỉ sản xuất đóng mới phần vỏ tàu còn máy do chủ tàucung cấp và chỉ tính giá lắp đặt vào tàu cùng với phần điện và trang trí trêntàu Do đó, giá thành của sản phẩm tính chủ yếu cho phần đóng mới phần vỏtàu Phương pháp xác định giá của Công ty dựa trên tiêu chí tổng tiêu hao vậtliệu chính và các vật liệu phụ, tiền lương, các chi phí khác trên một đơn vịtrọng lượng vỏ tàu Vật liệu chính trong quá trình sản xuất, đóng mới vỏ tàu làtôn các loại từ 5 đến trên 14 ly, các loại thép hình L63 đến L130, thép tròn cácloại và ống các loại dùng để thi công vỏ Sản phẩm của Công ty sau khi sảnxuất xong phải được tiến hành kiểm tra đạt tiêu chuẩn bởi các tổ chức Đăngkiểm Cũng do đặc trưng sản phẩm là khối lượng sản phẩm lớn và sản xuấtđơn chiếc theo đơn đặt hàng đã ảnh hưởng quyết định tới công tác hạch toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty Sản phẩm sản xuấtđơn chiếc, chi phí phát sinh cho từng sản phẩm hầu hết có thể tách biệt và

Trang 14

theo dõi riêng nên Công ty đã chọn đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tínhgiá thành và phương pháp tính giá thành là từng đơn hàng.

Với những sản phẩm của mình Công ty tập trung vào khai thác nguồnkhách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vận tải đường thuỷ tại Hải Phòng vàvùng đồng bằng Duyên hải Bắc Bộ Đây là một thị trường tương đối thích hợpcho những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như Công ty với các sản phẩmlà các phương tiện vận tải thủy vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện địa lý củaViệt Nam Do sản phẩm có tính chất khối lượng lớn, sản xuất đơn chiếc trongthời gian dài nên Công ty không có hệ thống phân phối sản phẩm như các sảnphẩm thông thường khác mà chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng và theo kếhoạch của Tổng công ty Vinashin Bên cạnh đó Công ty tập trung khai thác cáckhách hàng truyền thống đã từng đặt hàng và các đơn vị quen biết với cáckhách hàng này, họ giới thiệu lại cho và trực tiếp ký hợp đồng sửa chữa, đóngmới các phương tiện thuỷ không qua các kênh phân phối hay các trung gianmua bán.

1.1.2.4 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty

Ngành đóng tàu có đặc thù riêng biệt về hoạt động sản xuất kinh doanh,sản phẩm phương tiện thuỷ các loại có khối lượng lớn, thời gian dài và đượcchuẩn hoá theo quy trình sản xuất đã được chuyên môn hoá Quy trình tổngquát để đóng mới một con tàu như sau: sau khi ký kết hợp đồng với kháchhàng Công ty tiến hành thiết kế phần vỏ tàu và lập hồ sơ thiết kế theo đúngtiêu chuẩn của tổ chức Đăng kiểm Việt Nam hoặc Công ty sẽ thực hiện đóngmới theo bản thiết kế của khách hàng Sau đó Công ty lập kế hoạch tiến độ thicông sản phẩm, lập dự trù cho việc mua sắm vật tư và các trang thiết bị, lậpkế hoạch điều động nhân lực, lập kế hoạch về trang thiết bị máy móc thi côngphù hợp với công việc, lập dự toán tiền lương và các chi phí khác trong quá

Trang 15

trình thi công sản phẩm Có thể nói khâu lập kế hoạch này là khâu quan trọngnhất trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm vì trong suốt quá trình thicông kế hoạch và dự toán cho từng đơn hàng đã lập chính là cơ sở cho mọihoạt động của các bộ phận trong Công ty Vật tư xuất kho cho sản xuất đềuphải theo dự toán, nhân công được trả lương tạm ứng theo dự toán, Giáthành thực tế khi đơn hàng hoàn thành càng sát với giá thành kế hoạch càngchứng tỏ hiệu quả của khâu lập kế hoạch và nâng cao uy tín của Công ty vớikhách hàng.

Trong suốt quá trình thi công cả hai bên là Công ty và chủ đẩu tư sẽcùng phối hợp kiểm tra tiến độ hoàn thành và chất lượng sản phẩm; phòng kếhoạch kỹ thuật và phòng KCS có trách nhiệm kiểm tra việc lập kế hoạch thựchiện, trong quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành sản phẩm để bàn giaocho khách hàng Có thể khái quát quy trình này theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ đóng mới tàu chở hàng

Trang 16

Trong quá trình thực hiện thi công sản xuất sản phẩm tất cả các bộ phậncủa Công ty luôn phối hợp và có mối liên hệ mật thiết với nhau Ngoài giámđốc, phó giám đốc, các phòng ban có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sátquá trình thi công thì các tổ sản xuất chính như tổ sắt hàn, tổ hàn điện, tổ sơn,tổ ống máy… là các bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất chính trong Công ty.Bên cạnh các tổ sản xuất chính như trên là các tổ sản xuất phụ trợ: tổ điện, tổnguội cơ khí, tổ phun cát, tổ triền đà, các đơn vị vận chuyển trong và ngoàiCông ty Sự phối hợp giữa các bộ phận được mô tả như sơ đồ sau:

Trang 17

Sơ đồ 2: Sơ đồ phối hợp các bộ phận sản xuất tàu chở hàng

Ghi chú: Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phụ trợ

Lắp ráp tôn vỏ, cabin

Lắp máy chính, máy phụ, thiết bị

Sơn vỏ, trang bị hệ thống điện và

thiết bị hàng hảiKCS

Hạ thuỷ

Trang 18

1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty Cổ phần CNTT An Đồng

Về mặt lý thuyết có rất nhiều mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạtđộng sản xuất kinh doanh như mô hình trực tuyến, mô hình chức năng, môhình ma trận, mô hình kết hợp trực tuyến-chức năng Và mỗi công ty lại ápdụng một trong những mô hình trên đồng thời có những cải biến tổ chức nhấtđịnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở công ty mình Công ty Cổ phầnCNTT An Đồng áp dụng mô hình tổ chức kiểu trực tuyến chức năng Theomô hình tổ chức này người thủ trưởng được sự giúp sức của các phòng banchức năng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, nghiêncứu bàn bạc và tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp Tuy nhiênquyền quyết định những vấn đề ấy vẫn thuộc về thủ trưởng.

Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu đề xuấtkhi được thủ trưởng thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trênxuống dưới theo tuyến đã quy định.

Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thốngtrực tuyến Đặc biệt cần nhấn mạnh: các phòng chức năng không có quyền ramệnh lệnh cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất

Kiểu cơ cấu tổ chức này mà Công ty áp dụng vừa phát huy năng lựcchuyên môn của các bộ phận vừa bảo đảm quyền chỉ huy của các bộ phậntrực tuyến.

Trang 19

Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng

GIÁM ĐỐC

CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC

GĐ ĐIỀU HÀNH CÔNG TRÌNH

PHÒNGKế hoạch

thị trường

PHÒNGTài chính kế

PHÒNGTổ chức

tiền lương

PHÒNGĐiều độ sản xuất

PHÒNGVật tư

Tổphóng

Các tổ sắt hàn

Các tổ mộc

Các tổ lắp

Các tổ ống

Các tổ nguội

Các tổ điện

VĂN PHÒNG

PHÂN XƯỞNGVỎ TÀU

PHÂN XƯỞNGBÀI TRÍ, Ụ

TRIỀNPHÂN XƯỞNG

MÁY, ĐIỆN

Các tổ cắt

Các tổ gõ gỉ sơn

Các tổ phun

Các tổ ụ triền

KCS NGHIỆM THU

Trang 20

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý củaCông ty được quy định cụ thể như sau:

Giám đốc công ty:

Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất trong Công ty vềhoạt động sản xuất kinh doanh, là người đại diện của Công ty ký hợp đồngvới chủ đầu tư, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật Nhà nước vềnghĩa vụ của nhà thầu trong việc thực thi các điều khoản của hợp đồng đếnkhi hết nghĩa vụ hợp đồng.

Giám đốc công ty có thể uỷ quyền cho các Phó giám đốc công ty làmGiám đốc điều hành công trình Giám đốc điều hành công trình điều hành quátrình thi công từ khi hợp đồng có hiệu lực cho đến khi sản phẩm hoàn thànhđược bàn giao cho chủ đầu tư Giám đốc công ty sẽ đưa ra quyết định cuốicùng trong việc giải quyết các phát sinh ngoài thẩm quyền giải quyết củaGiám đốc điều hành công trình.

Giám đốc công ty sẽ ký thanh lý hợp đồng sau khi đã bàn giao tàu chochủ đầu tư và sẽ hết trách nhiệm sau khi hết hạn bảo hành sản phẩm, có sửachữa sai sót nếu có.

Giám đốc điều hành công trình:

Giám đốc điều hành công trình trực tiếp điều hành mọi công việc liênquan đến công trình, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về tiến độ vàchất lượng công trình, quan hệ trực tiếp với Ban quản lý dự án và chủ đầu tưđể giải quyết mọi thủ tục liên quan, xử lý các phát sinh trong quá trình thicông, nghiệm thu, bàn giao và quyết toán khối lượng thi công

Để giúp việc cho Giám đốc điều hành công trình có các bộ phận giúpviệc ở các phòng chức năng và các phân xưởng công ty như sau:

Trang 21

- Phòng Kế hoạch - Thị trường- Phòng Tài chính - Kế toán- Phòng Điều độ sản xuất- Phòng Vật tư

- Phòng KCS

- Phòng Tổ chức tiền lương- Văn phòng Giám đốc- Quản đốc các phân xưởng

Phòng Kế hoạch - Thị trường:

Bộ phận này giúp việc cho Giám đốc điều hành và có trách nhiệm sau:- Căn cứ vào tiến độ thi công được lập trong hồ sơ dự thầu lập kế hoạchđiều phối nhân lực, thiết bị, máy móc thi công cho phù hợp với tính chấtcông việc từng giai đoạn.

- Căn cứ vào tiến độ thi công lập kế hoạch cung cấp vốn cho việc muasắm vật tư, công cụ dụng cụ, trang trải tiền lương và các chi phí khác cho cácgiai đoạn thi công.

- Căn cứ vào các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu giải quyết các thủ tụchành chính để các giai đoạn thi công được tiến hành đúng lịch trình tiến độ.Quan hệ với chủ đầu tư và các Cơ quan chức năng của Nhà nước để giảiquyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.

- Có trách nhiệm tập hợp các chứng từ, thủ tục liên quan đến công trìnhđể làm việc với các Cơ quan chức năng hoặc giao cho các chủ đầu tư theođúng quy định hiện hành.

- Căn cứ khối lượng nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành chứng từ hợplệ để thanh quyết toán công trình.

Trang 22

Phòng Tài chính - Kế toán:

Bộ phận này là một bộ phận quan trọng trong Công ty, có nhiệm vụ sau:- Căn cứ vào các yêu cầu của hồ sơ thầu giải quyết tất cả các vấn đề liênquan đến tài chính cho công trình.

- Căn cứ vào kế hoạch vốn cung cấp đầy đủ vốn cho mua sắm vật tư vàchi trả lương cho công nhân viên, dự phòng tài chính cho các vấn đề phát sinh.

- Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Tập hợp các hoá đơn chứng từ để thanh quyết toán công trình, chịutrách nhiệm trước Giám đốc công ty về tính pháp lý của các chứng từ đó, cóquyền từ chối thanh toán nếu vật tư mua sắm không có xuất xứ hợp lệ hoặckhông có hoá đơn theo quy định cuả Chế độ.

- Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, liên tục và có hệthống số liệu tình hình biến động về lao động, vật tư tiền vốn, tính toán chiphí sản xuất, giá thành sản phẩm, kết quả lỗ lãi theo đúng Chế độ kế toán doBộ Tài chính ban hành.

- Triển khai thực hiện tốt các nội dung công tác kế toán trong Công ty.

Phòng Điều độ sản xuất:

- Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc điều hành công trình, căn cứ vào hồsơ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật và quy trình công nghệ trong hồ sơ dự thầu lênphương án thi công tối ưu và giao cho các phân xưởng triển khai, chỉ đạo cácphân xưởng thực hiện đúng quy trình công nghệ và các tiêu chuẩn thiết kế.

- Trưởng phòng Điều độ sản xuất chịu trách nhiệm về toàn bộ mặt kỹthuật của công trình và tiến độ bàn giao sản phẩm Trưởng phòng chỉ định cácchủ nhiệm kỹ thuật về các mặt (máy, vỏ, điện, gia công…) giúp việc cho mình.

Trang 23

- Trong quá trình triển khai nếu phát hiện thấy có vấn đề bất hợp lý hoặcsai sót về thiết kế thì bộ phận Điều độ sản xuất phải có trách nhiệm phản ánhvới Giám đốc điều hành công trình và đề xuất các phương án giải quyết ngay.

- Bộ phận này phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống cháynổ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.

- Ngoài ra bộ phận còn chịu trách nhiệm ghi chép Nhật ký thi công, lậpcác số liệu kỹ thuật trình chủ đầu tư và Cơ quan Đăng kiểm Khuyến cáo kịpthời với Giám đốc điều hành về chất luợng vật tư đưa vào thi công.

- Bộ phận có trách nhiệm cùng với chủ đầu tư nghiệm thu khối lượnghoàn thành từng giai đoạn, lập các bản vẽ hoàn công và hồ sơ kỹ thuật côngtrình, chịu trách nhiệm về bảo hành, bảo trì công trình, hướng dẫn sử dụng vàchuyển giao công nghệ cho chủ đầu tư.

- Bộ phận căn cứ vào tiến độ sản xuất và các yêu cầu cụ thể của các phânxưởng sản xuất điều động các thiết bị máy móc, thiết bị cho quá trình thicông Kiến nghị với Giám đốc điều hành về tình hình sử dụng trang thiết bịnày nếu cần phải thuê thêm để phục vụ thi công cho kịp tiến độ.

Phòng Vật tư:

- Bộ phận này căn cứ vào yêu cầu số lượng, chất lượng vật tư trong hồ sơmời thầu, kế hoạch mua sắm của bộ phận kế hoạch đề ra cung cấp đầy đủ vàđúng chủng loại vật tư theo tiến độ thi công, chịu trách nhiệm trước Giám đốccông ty về chất lượng các loại vật tư này.

- Trước khi đưa vật tư vào thi công, bộ phận phải tập kết đúng nơi quyđịnh, báo cho chủ đầu tư và cơ quan Đăng kiểm biết để cùng kiểm tra chấtlượng và các thông số kỹ thuật; tập hợp đầy đủ các tài liệu về nguồn gốc vậttư, catalogue và các tài liệu liên quan, chịu sự giám sát của bộ phận Tài chínhvề chứng từ của các vật tư mua sắm.

Trang 24

- Ngoài ra bộ phận Vật tư phải chịu trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng vậttư đúng quy định nếu vật tư đó chưa được sử dụng, thường xuyên theo dõiviệc lắp đặt để kịp thời khuyến cáo với cán bộ kỹ thuật nhằm sử dụng vật tưcó hiệu quả và bảo tồn các chức năng của chúng.

- Kiểm tra toàn bộ trang thiết bị, máy móc đưa vào thi công để đảmbảo thi công an toàn, chính xác và hiệu quả.

- Giám sát toàn bộ quá trình thi công, có quyền đình chỉ không chochuyển bước công nghệ nếu các phần việc chưa thoả mãn thông số kỹ thuật;thường xuyên lấy mẫu kiểm tra để bảo đảm các kết luận của mình là chính xác;cùng với chủ đầu tư và cơ quan thiết kế nghiệm thu kỹ thuật khối lượng côngviệc hoàn thành từng giai đoạn và nghiệm thu kỹ thuật toàn bộ công trình.

- Cùng vớí giám sát của chủ đầu tư, cơ quan Đăng kiểm ký xác nhậncác biên bản kiểm tra các bước công nghệ, chịu trách nhiệm hoàn thành cácthủ tục với cơ quan Đăng kiểm để tàu có đủ giấy tờ hợp lệ khi sử dụng.

Phòng Tổ chức - tiền lương:

Bộ phận này giúp việc cho Giám đốc điều hành công trình điều động nhânlực theo yêu cầu của sản xuất, theo dõi quá trình công tác của từng cán bộ, côngnhân để giải quyết các chế độ về lương, phụ cấp cho họ, tham mưu cho Giámđốc công ty về chế độ khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên chức

Trang 25

tham gia công trình nhằm nâng cao năng suất lao động, kiểm soát công tác bảohộ lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công công trình.

Các phân xưởng sản xuất:

Các phân xưởng sản xuất trong Công ty Cổ phần CNTT An Đồng cónhiệm vụ như sau:

- Căn cứ vào khối lượng công việc mà Giám đốc điều hành công trìnhgiao cho, căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật mà cán bộ kỹ thuật hướng dẫntriển khai tới các tổ sản xuất.

- Có quyền đề nghị với phòng Tổ chức tiền lương điều động nhân lựccho phù hợp với tính chất công việc của công trình, đề nghị phòng Điều độsản xuất thêm hoặc bớt các trang thiết bị phục vụ thi công.

- Cử đốc công có chuyên môn phù hợp đôn đốc các tổ sản xuất theođúng lịch trình tiến độ, kiến nghị với Giám đốc điều hành về các giải pháp kỹthuật của các chủ nhiệm kỹ thuật đưa ra nếu thấy bất hợp lý.

- Kiến nghị với Giám đốc điều hành về tay nghề các tổ viên và tìnhtrạng sức khoẻ của họ để có biện pháp bổ sung hoặc thay thế kịp thời nhằmđảm bảo thi công an toàn và đúng tiến độ đề ra.

Trang 26

1.1.4 Đặc điểm tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty Cổphần CNTT An Đồng

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp nói chung và ngành côngnghiệp tàu thuỷ nước ta nói riêng đang phát triển rất mạnh mẽ Cùng với sựphát triển đó Công ty Cổ phần CNTT An Đồng cũng đang phát triển khôngngừng Trong những năm qua, Công ty đã được Thành phố Hải Phòng và cácban ngành quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư mới thêm máymóc, trang thiết bị, cấp bổ sung vốn lưu động vì vậy quy mô và năng lực củacông ty liên tục mở rộng và phát triển Nhờ đó uy tín của công ty với kháchhàng và ngân hàng ngày càng được củng cố bền vững Ngân hàng luôn sẵnsàng cung ứng vốn giúp cho Công ty để thực hiện các dự án và hợp đồng lớn.

Kết quả sản xuất kinh doanh về lĩnh vực đóng tàu của công ty trong 2năm gần đây như sau (kể cả khi Công ty còn là bộ phận đóng tàu của Công tyThành Long):

Bảng 1: Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

1.Tổng sản lượng (1.000đ)-Đóng mới tàu thuỷ -Sửa chữa tàu thuỷ-Sản phẩm khác

398.501.213317.355.5240.000.00081.145.6892.Số sản phẩm (chiếc)

-Đóng mới tàu 1500T-Đóng mới tàu 2-3000T-Sửa chữa tàu 1000T

012

Trang 27

Bảng 2: Bảng tóm tắt tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty trong 2năm gần đây.

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)2.Tổng NV

- Nợ phải trả- Vốn chủ sở hữu

Nhận xét: Qua hai bảng trên chúng ta có thể thấy được khái quát tìnhhình tài chính của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng hoạt động trong 2 nămvừa qua (kể cả khi Công ty vẫn còn là một bộ phận của Công ty Thành Long).Trong những năm qua Công ty đều hoạt động tốt, lợi nhuận năm sau cao hơnnăm trước, thu nhập của công nhân viên tăng đáng kể chứng tỏ đời sốngngười lao động trong Công ty được nâng cao Đặc biệt trong năm 2007, dođược Tổng công ty và Công ty mẹ tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô hoạtđộng nên ngay từ năm đầu tách ra thành công ty con mà Công ty đã có nhữngbước phát triển tốt Lợi nhuận của Công ty ước tính trong năm 2007 đã tănggấp khoảng 6 lần so với năm 2006 (từ hơn 409 triệu lên hơn 2,6 tỷ đồng)

Tuy nhiên khi xem xét khả các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi củaTài sản và khả năng sinh lợi của Vốn chủ sở hữu ta thấy như sau:

Khả năng sinh lợi của Tài sản: ROA = Năm 2006: ROA = 0,0016

Năm 2007: ROA = 0,0083

Khả năng sinh lợi của Vốn chủ sở hữu: ROE = Năm 2006: ROE = 0,0096

Trang 28

Năm 2007: ROE = 0,052

Qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE ở trên ta thấy mặc dù lợi nhuận của Công ty quacác năm có tăng nhưng khả năng sinh lợi của Tài sản và Vốn chủ sở hữu đềurất thấp Điều này chứng tỏ Công ty vẫn còn hoạt động chưa tốt, công táckiểm soát tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuậnchưa được thực hiện có hiệu quả.

Ngoài ra khi xem xét về khả năng thanh toán ta thấy khả năng thanhtoán của Công ty là rất thấp Ta có thể xem xét một chỉ tiêu quan trọng nhấttrong các chỉ tiêu về khả năng thanh toán là chỉ tiêu khả năng thanh toán tổngquát như sau:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (k) = Năm 2006: k = 1,21

Năm 2007: k = 1,19

Về mặt lý thuyết hệ số khả năng thanh toán tổng quát k < 1,3 kéo dài là mộtdấu hiệu không tốt mà với Công ty Cổ phần CNTT An Đồng thì hệ số nàyluôn nhỏ hơn 1,3 Như vậy tức là nguồn vốn hoạt động sản xuất của Công tychủ yếu được huy động từ nguồn vốn vay Nợ phải trả của công ty luôn chiếmkhoảng 80% đến 90% tổng nguồn vốn Điều này chứng tỏ khả năng chủ độngvề tài chính của Công ty thấp, rủi ro kinh doanh là rất lớn Ngoài ra, vay vốnquá nhiều như vậy sẽ làm chi phí lãi vay tăng rất nhiều mặc dù không ảnhhưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhưng có ảnhhưởng lớn làm giảm lợi nhuận của Công ty Tuy vậy nhưng những năm hoạtđộng vừa qua cho thấy Công ty vẫn luôn hoạt động tốt, có khả năng chi trả lãivay và vẫn có lãi Việc tận dụng tốt nguồn vốn vay như vậy ngược lại đã trởthành một lợi thế, một ưu điểm của Công ty.

Trang 29

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phầnCNTT An Đồng

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ phận tài chính kế toán là bộ phận quan trọng trong Công ty Vớichức năng quản lý hoạt động kế toán tại Công ty, bộ phận này có trách nhiệmbám sát quá trình kinh doanh và cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chínhxác phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo kinh doanh

Bộ phận kế toán của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng được tổ chứctheo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu nhiệm vụ kế toán vàtrình độ của nhân viên kế toán thực tế, bộ máy kế toán của Công ty được tổchức như sau:

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN

Kế toán thanh

toán ngân hàngKế toán

thanh toán nội

Kế toán tiền mặt,

vật tư, thủ quỹ

Kế toán lương và

các khoản trích theo

lương

Trang 30

Tống Văn Cao: Kế toán trưởng

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm phụ trách chung công tác đối ngoại,kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của phòng Ngoài ra kế toán trưởngcòn thực hiện những nhiệm vụ kế toán:

- Cập nhật chứng từ ghi sổ, vào sổ Cái hàng tháng.

- Đôn đốc các khu vực lên bảng phân bổ tháng báo cáo đúng thời hạn.- Lập báo cáo quyết toán quý và năm tài chính.

- Theo dõi tình hình tăng giảm và khấu hao TSCĐ.

- Thanh toán với các nhà thầu Trước khi thanh toán với nhà thầu phảikiểm tra lại hồ sơ quyết toán trước khi thanh toán.

Nguyễn Thị Kiều Dung: Phó phòng kế toán

Phó phòng kế toán thực hiện các nhiệm vụ như sau:- Tập hợp chi phí giá thành trong tháng.

- Tính giá thành tiêu thụ cho từng sản phẩm tháng hoặc quý.

- Theo dõi thanh toán với khách hàng, vật tư khách hàng mang đến.- Theo dõi chi tiết tài khoản phải thu của khách hàng.

- Xác định chi phí sản phẩm dở dang

- Lên bảng phân tích nguyên nhân lỗ, lãi (phân tích hoạt động sản xuấtkinh doanh).

Phạm Như Quỳnh: Kế toán thanh toán nội bộ

Kế toán thanh toán nội bộ có nhiệm vụ như sau:

- Thực hiện kiểm tra và hạch toán các nghiệp vụ thanh toán nội bộ.Trước khi chi phải kiểm tra lại chứng từ, số liệu thu chi.

Trang 31

- Đôn đốc theo dõi thanh toán tạm ứng kịp thời Thanh toán tạm ứnglần trước mới tạm ứng cho lần tiếp theo.

- Theo dõi sổ quỹ, rút số dư hàng tháng song song với thủ quỹ

- Theo dõi chi tiết tài khoản tạm ứng (TK 141) và các khoản phải thukhác (TK 138).

- Lập nhật ký báo cáo hàng tháng.

Nguyễn Thị Hà: Kế toán tiền mặt, kế toán vật tư, thủ quỹ

- Quỹ tiền mặt: Thu chi quỹ hàng ngày, chứng từ chi phải hợp lệ (phảicó đầy đủ chữ ký của người đúng thẩm quyền phê duyệt) mới chi tiền Cậpnhật lên bảng kê quỹ trong ngày.

- Vật liệu: Theo dõi cập nhật hàng ngày các phát sinh về xuất nguyênvật liệu, đối chiếu vật tư nhập, xuất với kế toán kho của từng sản phẩm trướckhi phòng kế hoạch kỹ thuật lên quyết toán sản phẩm với khách hàng.

- So sánh giá cả vật tư mua về với vật tư thanh quyết toán với kháchhàng (đối với các thiết bị phụ tùng ).

- Hàng tháng lập bảng kê phân bổ vật liệu xuất dùng trong tháng.

Phan Thu Yến: Kế toán thanh toán ngân hàng

Kế toán thanh toán với ngân hàng có nhiệm vụ theo dõi tất cả các phátsinh liên quan tới ngân hàng:

- Vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với ngân hàng.- Thanh toán nội bộ bằng tiền gửi ngân hàng.

- Thanh toán cho nhà cung cấp và khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng(chi tiết cho từng đối tượng).

- Thanh toán lãi vay cho ngân hàng.

- Thanh toán tiền lương cho công nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng.

Trang 32

- Nộp thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cánhân; nộp và hoàn thuế GTGT với cơ quan Thuế qua ngân hàng.

- Gửi tiền mặt vào ngân hàng.

Lê Kim Thoa: Kế toán lương và các khoản trích theo lương

Kế toán lương và các khoản trích theo lương trong Công ty có nhiệm vụcụ thể như sau:

- Tính và thanh toán lương công nhật và tổng hợp lương khoán sảnphẩm cho cán bộ công nhân viên chức trong tháng.

- Theo dõi thu nộp BHXH, BHYT: tính đúng và đủ với số phải nộpBHXH và số đã mua BHYT của cán bộ công nhân viên trong năm.

- Hàng tháng quyết toán BHXH và BHYT với BHXH Quận Lê Chân.- Theo dõi tài khoản thanh toán lương (TK 334) và tài khoản phải trả,phải nộp khác (TK 338).

- Theo dõi chi tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp (TK622), tàikhoản chi phí sản xuất chung (TK627) cho từng sản phẩm, theo dõi tài khoảnchi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642).

- Hàng tháng lập bảng phân bổ lương và BHXH.

1.2.2 Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Cổ phầnCNTT An Đồng

1.2.2.1 Vận dụng chế độ, chính sách kế toán chung

Trang 33

Công ty Cổ phần CNTT An Đồng là công ty con của Công ty ThànhLong mới chuyển đổi từ DNNN được Nhà nước quan tâm và cũng kiểm tragiám sát chặt chẽ Vì vậy Công ty đã tuyển dụng một đội ngũ kế toán có trìnhđộ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và có trách nhiệm nên hoạt động kế toántại Công ty tuân thủ rất chặt chẽ theo quy định của Chế độ kế toán do Bộ Tàichính ban hành trong Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.

Một số chính sách kế toán chung mà Công ty áp dụng như sau:- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức Chứng từ - ghi sổ.- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc.

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Theo giá bình quân gia quyền.- Phương pháp theo dõi hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ.

- Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam.

- Nguyên tắc ghi nhận Tài sản cố định: Theo nguyên giá.

- Phương pháp khấu hao Tài sản cố định: Phương pháp khấu haođường thẳng (khấu hao đều theo thời gian).

- Phương pháp hạch toán chuyển đổi các đồng tiền ngoại tệ: phươngpháp tỷ giá hạch toán.

- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.

1.2.2.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Trang 34

Hệ thống chứng từ kế toán Công ty vận dụng cũng tuân thủ chặt chẽtheo hệ thống chứng từ kế toán được quy định trong Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 do Bộ Tài chính ban hành:

- Các chứng từ về lao động tiền lương như: Bảng chấm công, Bảngthanh toán tiền lương.

- Các chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biênbản kiểm kê vật tư, hàng hoá.

- Các chứng từ mua hàng: Hoá đơn Giá trị gia tăng, Hoá đơn bán hàngdo người bán xuất.

- Các chứng từ thu chi tiền: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạmứng, Giấy thanh toán tạm ứng.

- Các chứng từ về Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, ThẻTSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ.

1.2.2.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Do Công ty áp dụng kế toán máy, hệ thống tài khoản kế toán đã đượclập trình sẵn bởi công ty phần mềm nên hệ thống tài khoản này hoàn toàn theoquy định của chế độ kế toán ban hành bởi Bộ Tài chính (Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006) Tuy nhiên có một số tài khoản kế toánmà hiện tại Công ty không sử dụng đến khi hạch toán các nghiệp vụ kinh tếphát sinh như các tài khoản liên quan đến ngoại tệ (TK 1112,1122), các tàikhoản liên quan đến đầu tư chứng khoán (TK 121,128,129,221,228,229,343),các tài khoản thu chi sự nghiệp (TK 161,461,466) và một số tài khoản khácnhư TK 336 (Công ty sử dụng luôn TK 136 cho cả các khoản phải thu nội bộvà các khoản phải trả nội bộ).

1.2.2.4 Đặc điểm vận dụng hình thức sổ kế toán

Trang 35

Công ty có đặc điểm là các nghiệp vụ phát sinh nhiều, các cán bộ kếtoán có chuyên môn và nhu cầu phân công chuyên môn hoá cáo nên Công tychọn vận dụng hình thức Chứng từ-Ghi sổ Đặc trưng của hình thức ghi sổ kếtoán này là căn cứ trực tiếp để ghi sổ Cái là từ các Chứng từ ghi sổ Theo hìnhthức này trong chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành, căn cứ vào cácchứng từ gốc kế toán tiến hành lập các Chứng từ ghi sổ, các Chứng từ ghi sổsau khi lập xong sẽ được xếp hàng vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để lấy sốhiệu và ngày tháng (số hiệu của Chứng từ ghi sổ được đánh liên tục trongtừng tháng hoặc cả năm theo thứ tự trong sổ Đăng ký) Các Chứng từ ghi sổsau khi đăng ký lên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ lấy số hiệu và ngày thángcùng các chứng từ gốc đính kèm được kế toán trưởng duyệt sẽ là căn cứ đểghi sổ Cái Tuy nhiên vì áp dụng kế toán trên máy nên Công ty Cổ phầnCNTT An Đồng không cần sử dụng sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ mà máy tínhtự động quản lý số hiệu cho từng Chứng từ ghi sổ.

Với hình thức này Công ty sử dụng các loại sổ bao gồm: các chứng từghi sổ, các sổ Cái, các sổ và thẻ kế toán chi tiết Các sổ này đều được theo dõibởi hệ thống máy vi tính của Công ty, khi cần sử dụng kế toán viên có thể incác sổ này ra ngoài qua hệ thống máy in.

Trình tự ghi sổ kế toán được khái quát trong sơ đồ dưới đây:

Trang 36

Sơ đồ 5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ-Ghi sổ tại

chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Trang 37

Cụ thể hệ thống sổ sách kế toán Công ty áp dụng trong việc ghi sổ kếtoán bao gồm các sổ như sau:

- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh.- Thẻ tính giá thành sản phẩm.- Sổ chi tiết các tài khoản.

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

- Sổ theo dõi thuế GTGT.

1.2.2.5 Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo kế toán mà Công ty sử dụng có các báo cáo định kỳvà các báo cáo phải nộp cho các Cơ quan chức năng Trong đó các báo cáo kếtoán định kỳ bao gồm:

- Báo cáo quỹ tiền mặt

- Báo cáo tiền gửi ngân hàng

- Báo cáo tình hình thanh toán công nợ với khách hàng và thanh toáncông nợ với nhà cung cấp

- Báo cáo tình hình thanh toán nội bộ- Một số báo cáo theo yêu cầu quản lý

Trang 38

Các báo cáo bắt buộc mà Công ty phải nộp cho các Cơ quan chức năngbao gồm:

- Báo cáo thuế

- Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn- Báo cáo quyết toán Tài chính

1.3 Kế toán CPSX tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng

1.3.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổphần CNTT An Đồng

Chi phí sản xuất là giá trị của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phảitiêu dùng trong quá trình sản xuất sản phẩm Việc xác định đối tượng tập hợpchi phí sản xuất là khâu cần thiết đầu tiên và rất quan trọng của công tác kếtoán tập hợp chi phí sản xuất Tuỳ thuộc vào đặc điểm, công dụng của chi phísản xuất, tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức sản xuất và trình độ quản lý sản xuấtkinh doanh trong từng doanh nghiệp mà kế toán xác định đối tượng tập hợpchi phí sản xuất cho phù hợp Những đặc điểm về sản phẩm, về tổ chức sảnxuất và về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phầnCNTT An Đồng như đã trình bày ở trên quyết định đối tượng tập hợp chi phísản xuất của Công ty là từng đơn đặt hàng Việc xác định đối tượng tập hợpchi phí của Công ty như vậy nhìn chung đảm bảo đáp ứng yêu cầu của côngtác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sau này.

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tập hợp chi phísản xuất sản phẩm Hiện nay, Công ty tập hợp kế toán chi phí sản xuất theo 3khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Chi phí nhân công trực tiếp- Chi phí sản xuất chung

Trang 39

Trong đó kế toán phân loại chi phí sản xuất như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệuchính (như sắt; thép hình các loại; ống  89x7,  180x10,  200x6 ;tôn cácloại 6 ly, 8 ly, 12 ly ), vật liệu phụ (cút, van, bích, sơn, ), nhiên liệu (oxy,xăng, dầu ), phụ tùng (ống giãn nở, bánh lái, quạt thông gió )sử dụng trựctiếp cho sản xuất.

- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương của công nhân sảnxuất trực tiếp và các khoản trích theo lương.

- Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí khấu hao máy móc, thiếtbị sản xuất; nhà kho của phân xưởng, tiền lương và bảo hiểm xã hội của nhânviên quản lý phân xưởng; vật liệu; công cụ dụng cụ phục vụ quản lý sảnxuất chung.

1.3.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của quátrình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm TạiCông ty Cổ phần CNTT An Đồng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu làđóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ nên các loại nguyên vật liệu chủyếu cấu thành nên sản phẩm là các loại thép hình, tôn, ống, sơn, cát, ôxy, xăngdầu Giá trị của những vật liệu tiêu hao để sản xuất sản phẩm chính là chi phínguyên vật liệu trực tiếp Trong giá thành của con tàu thì chi phí nguyên vật liệutrực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 65 – 70 % giá thành sản phẩm) do đóviệc hạch toán đúng và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của kế toán trongCông ty không những là một điều kiện quan trọng để đảm bảo tính giá thànhchính xác mà còn là một biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thànhsản phẩm.

Trang 40

Do việc sản xuất của Công ty tiến hành theo đơn đặt hàng nên vật liệu sửdụng cho các phương tiện thường khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của đơn đặthàng và hợp đồng sản xuất mỗi phương tiện Việc xuất dùng nguyên vật liệu trựctiếp được bộ phận vật tư quản lý chặt chẽ Sau khi ký hợp đồng kinh tế, phòngkế hoạch kỹ thuật có ban kiểm tra xác định mức độ tiêu hao vật liệu của tàu vàký sổ định mức cấp nguyên vật liệu Dựa vào mức độ đã duyệt ở sổ định mứccấp nguyên vật liệu, phòng vật tư viết phiếu xuất kho, tổ sản xuất đến kho lĩnhhàng, thủ kho xuất vật liệu theo đúng số lượng ghi trên phiếu xuất kho đã đượcduyệt (Không có trường hợp mua vào dùng ngay cho sản xuất hay bên chủ đầutư cấp dùng ngay cho sản xuất vì quy định của Công ty là mọi vật tư kể cả muavà bên chủ đầu tư giao đều phải nhập qua kho rồi mới được xuất dùng) Sau khixuất kho nguyên vật liệu, phiếu xuất kho có đủ chữ ký của người nhận, thủ kho,thủ trưởng đơn vị được chuyển sang cho kế toán nguyên vật liệu

Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp trungbình tháng Hàng ngày, kế toán vật tư tập hợp và vào máy tính các phiếu nhậpkho và phiếu xuất kho (phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng chưa có giá trị) từ phòngVật tư chuyển sang Đến ngày cuối tháng, kế toán tiến hành tính giá trung bìnhtháng thông qua phân hệ kế toán vật tư của phần mềm kế toán trên máy tính Kếtoán có thể kiểm tra lại giá trị của vật tư xuất kho theo phương pháp trung bìnhtháng qua công thức:

Giá đơn vị bình quân cả tháng từng loại vật

= GTT tồn kho đầu tháng + GTT nhập kho trong tháng

SL tồn kho đầu tháng + SL nhập kho trong tháng

Đến ngày cuối tháng này kế toán đã xác định được giá đơn vị của các loại vật tưxuất kho do đó tính được giá trị vật tư xuất kho dùng cho sản xuất trong từng

Ngày đăng: 13/11/2012, 13:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Đặng Thị Loan (2006), “Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS Đặng Thị Loan
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2006
2. Các tài liệu khác thu thập tại các phòng ban trong Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thuỷ An Đồng như: phòng Tài chính kế toán, phòng Kĩ thuật, phòng Tổ chức Khác
3. Một số bài luận văn của các anh chị sinh viên K44, K45 Khoa kế toán Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Khác
4. Các số tạp chí kế toán năm 2007 và đầu năm 2008 Khác
5. Quyết định số 15/2006 QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG BÀI - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG BÀI (Trang 15)
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ đóng mới tàu chở hàng - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
Sơ đồ 1 Quy trình công nghệ đóng mới tàu chở hàng (Trang 24)
Sơ đồ 2: Sơ đồ phối hợp các bộ phận sản xuất tàu chở hàng - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
Sơ đồ 2 Sơ đồ phối hợp các bộ phận sản xuất tàu chở hàng (Trang 26)
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
Sơ đồ 3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng (Trang 29)
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
Bảng 1 Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty (Trang 36)
Bảng 2: Bảng tóm tắt tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty trong 2  năm gần đây. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
Bảng 2 Bảng tóm tắt tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty trong 2 năm gần đây (Trang 37)
Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
Sơ đồ 4 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng (Trang 39)
Sơ đồ 5:  Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ-Ghi sổ tại - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
Sơ đồ 5 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ-Ghi sổ tại (Trang 46)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ (Trang 53)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH (Trang 58)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Trang 70)
Biểu 12: Bảng tính giá thành từng đơn hàng - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng
i ểu 12: Bảng tính giá thành từng đơn hàng (Trang 88)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w