phần CNTT An Đồng
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp tàu thuỷ nước ta nói riêng đang phát triển rất mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển đó Công ty Cổ phần CNTT An Đồng cũng đang phát triển không ngừng. Trong những năm qua, Công ty đã được Thành phố Hải Phòng và các ban ngành quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư mới thêm máy móc, trang thiết bị, cấp bổ sung vốn lưu động vì vậy quy mô và năng lực của công ty liên tục mở rộng và phát triển. Nhờ đó uy tín của công ty với khách hàng và ngân hàng ngày càng được củng cố bền vững. Ngân hàng luôn sẵn sàng cung ứng vốn giúp cho Công ty để thực hiện các dự án và hợp đồng lớn.
Kết quả sản xuất kinh doanh về lĩnh vực đóng tàu của công ty trong 2 năm gần đây như sau (kể cả khi Công ty còn là bộ phận đóng tàu của Công ty Thành Long):
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Năm 2006 2007
1.Tổng sản lượng (1.000đ) -Đóng mới tàu thuỷ -Sửa chữa tàu thuỷ
187.093.395 120.140.000 6.614.300 398.501.213 317.355.524 0.000.000
-Sản phẩm khác 60.339.095 81.145.689 2.Số sản phẩm (chiếc)
-Đóng mới tàu 1500T -Đóng mới tàu 2-3000T -Sửa chữa tàu 1000T
03 04 02 0 12 0 3.Lợi nhuận (1.000đ) 409.545 2.660.000
4.Thu nhập bình quân người lao
động 1 tháng (1.000đ) 1.200,000 3.340,000
Bảng 2: Bảng tóm tắt tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty trong 2 năm gần đây. (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Năm 31/12/2006 31/12/2007 1.Tổng TS - TS ngắn hạn - TS dài hạn 2.Tổng NV - Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu 243,725 119,074 124,651 243,725 201,117 42,808 319,186 182,447 136,739 319,186 267,771 51,415
(Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán)
Nhận xét: Qua hai bảng trên chúng ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng hoạt động trong 2 năm vừa qua (kể cả khi Công ty vẫn còn là một bộ phận của Công ty Thành Long). Trong những năm qua Công ty đều hoạt động tốt, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của công nhân viên tăng đáng kể chứng tỏ đời sống người lao động trong Công ty được nâng cao. Đặc biệt trong năm 2007, do được Tổng công ty và Công ty mẹ tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động nên ngay từ năm đầu tách ra thành công ty con mà Công ty đã có những
bước phát triển tốt. Lợi nhuận của Công ty ước tính trong năm 2007 đã tăng gấp khoảng 6 lần so với năm 2006 (từ hơn 409 triệu lên hơn 2,6 tỷ đồng).
Tuy nhiên khi xem xét khả các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của Tài sản và khả năng sinh lợi của Vốn chủ sở hữu ta thấy như sau:
Khả năng sinh lợi của Tài sản: ROA = Năm 2006: ROA = 0,0016
Năm 2007: ROA = 0,0083
Khả năng sinh lợi của Vốn chủ sở hữu: ROE = Năm 2006: ROE = 0,0096
Năm 2007: ROE = 0,052
Qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE ở trên ta thấy mặc dù lợi nhuận của Công ty qua các năm có tăng nhưng khả năng sinh lợi của Tài sản và Vốn chủ sở hữu đều rất thấp. Điều này chứng tỏ Công ty vẫn còn hoạt động chưa tốt, công tác kiểm soát tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận chưa được thực hiện có hiệu quả.
Ngoài ra khi xem xét về khả năng thanh toán ta thấy khả năng thanh toán của Công ty là rất thấp. Ta có thể xem xét một chỉ tiêu quan trọng nhất trong các chỉ tiêu về khả năng thanh toán là chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát như sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (k) = Năm 2006: k = 1,21
Năm 2007: k = 1,19
Về mặt lý thuyết hệ số khả năng thanh toán tổng quát k < 1,3 kéo dài là một dấu hiệu không tốt mà với Công ty Cổ phần CNTT An Đồng thì hệ số này luôn nhỏ hơn 1,3. Như vậy tức là nguồn vốn hoạt động sản xuất của Công ty chủ yếu được huy động từ nguồn vốn vay. Nợ phải trả của công ty luôn chiếm khoảng 80% đến 90% tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ khả năng chủ động
về tài chính của Công ty thấp, rủi ro kinh doanh là rất lớn. Ngoài ra, vay vốn quá nhiều như vậy sẽ làm chi phí lãi vay tăng rất nhiều mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhưng có ảnh hưởng lớn làm giảm lợi nhuận của Công ty. Tuy vậy nhưng những năm hoạt động vừa qua cho thấy Công ty vẫn luôn hoạt động tốt, có khả năng chi trả lãi vay và vẫn có lãi. Việc tận dụng tốt nguồn vốn vay như vậy ngược lại đã trở thành một lợi thế, một ưu điểm của Công ty.