Phương hướng và giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng (Trang 83 - 91)

2.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán trong Công ty có vấn đề còn tồn tại đó là nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong phân công phân nhiệm bị vi phạm: Kế toán tiền mặt của Công ty kiêm cả chức vụ thủ quỹ. Việc này ảnh hưởng đến nguyên tắc quản lý và tính an toàn của tài sản trong Công ty. Để khắc phục được tình trạng trên phòng Tài chính kế toán trong Công ty Cổ phần CNTT An Đồng nên phân công lại nhiệm vụ của các cán bộ kế toán trong phòng, nhiệm vụ kế toán tiền mặt và thủ quỹ nên được giao cho hai cán bộ khác nhau. Hai cán bộ này phải là những người công tâm và đáng tin cậy, có tinh thần trách nhiệm cao vì họ thường xuyên tiếp xúc và thực hiện quản lý tiền mặt tại quỹ của Công ty. Kế toán tiền mặt và thủ quỹ phải thường xuyên so sánh, đối chiếu số dư trên sổ sách và số tiền thực tế trong két để nếu phát hiện chênh lệch thì kịp thời xác định nguyên nhân, điều chỉnh sổ sách và quy kết trách nhiệm cho người làm sai.

Ngoài ra, để khối lượng công việc của kế toán viên trong công tác kế toán, Công ty đã mua phần mềm kế toán và áp dụng kế toán máy. Tuy nhiên, trình độ kế toán viên với phần mềm kế toán còn chưa phù hợp do thời gian đào tạo, hướng dẫn sử dụng phần mềm ngắn. Như vậy kế toán trưởng nên tổ chức thêm các buổi học tập và hướng dẫn cho nhân viên sử dụng kế toán máy thành thạo hơn. Kế toán máy là một công cụ rất hữu dụng giúp cho công tác kế toán vừa khoa học vừa nhẹ nhàng nên việc nâng cao trình độ tin học cho kế toán viên là rất cần thiết.

2.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong Công ty nói chung đã đạt yêu cầu trong quản lý. Tuy nhiên để có hiệu quả tốt hơn Công ty nên chú ý hơn phần chi phí nguyên liệu chính vì đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kế toán nên thường xuyên kiểm tra giám sát khâu xuất vật liệu chính sử dụng cho sản xuất về cả số lượng và chất lượng của vật tư. Có như vậy công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ chính xác hơn và có hiệu quả hơn, phục vụ tốt yêu cầu quản lý.

Ngoài ra, như đã trình bày ở trên về vấn đề phế liệu thu hồi Công ty cũng nên có chính sách chặt chẽ hơn để quản lý. Khi có phế liệu thu hồi phát sinh nhập kho thì thủ kho nên lập chứng từ và gửi lên phòng kế toán ngay để quản lý. Khoản thu từ bán phế liệu thu hồi nên được hạch toán giảm chi phí nguyên vật liệu hoặc giảm chi phí sản xuất chung:

Nợ TK 152

Có TK 621/TK 627

Hạch toán như vậy thì chi phí sản xuất sẽ được giảm đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Đây cũng là mong muốn của mọi nhà quản lý trong công tác quản trị chi phí và giá thành. Cụ thể hơn, việc xử lý các phế liệu thu hồi nên được thực hiện như sau: hàng ngày, khi có phế liệu thu hồi nhập kho: nếu phát sinh ở từng đơn hàng thì thủ kho theo dõi riêng còn nếu phế liệu chung của cả Công ty thủ kho theo dõi chung. Công ty sẽ có quy định yêu cầu việc xử lý các loại phế liệu thực hiện thống nhất vào ngày cuối tháng với các phế liệu không thể tận dụng được. Các loại phế liệu này có thể bán cho các tổ chức thu mua sắt vụn...Khi đã bán xong, thủ kho chuyển chứng từ lên phòng Tài chính kế toán. Lúc này là cuối tháng nên kế toán vật tư sẽ

phải lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ (Biểu 03). Số tiền bán phế liệu thu hồi sẽ là chỉ tiêu ghi giảm chi phí vật liệu tương ứng cho từng tàu hoặc ghi giảm chi phí sản xuất chung cho các tàu. Biểu 03 sẽ có thêm 2 cột TK ghi Có là cột TK 621 và cột TK 627 để ghi số tiền bán phế liệu thu hồi ghi giảm chi phí.

Trong công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn có một điểm hạn chế trong việc quản lý vật tư nhập kho. Việc quản lý vật tư trong Công ty luôn phải thông qua kho. Tức là khi vật tư được mua về hay vật tư do bên B (bên chủ đầu tư) cấp thì luôn phải nhập qua kho sau đó mới thực hiện xuất dùng khi cần. Nếu nhu cầu sử dụng vật tư là chưa cấp thiết thì việc nhập qua kho như vậy là không có vấn đề gì nhưng nếu bộ phận sản xuất cần sử dụng ngay thì thủ tục này sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Vậy trong công tác quản lý vật tư phòng vật tư và phòng kế toán cũng nên áp dụng linh hoạt hơn phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất. Nếu vật tư thực sự cần gấp cho sản xuất tiếp tục theo tiến độ thì có thế xuất vật tư vừa mua về ngay không phải nhập qua kho.

2.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện chi phí sản xuất chung

Khoản mục chi phí sản xuất chung trong Công ty được tập hợp chung và sử dụng TK 627. Các yếu tố chi phí sản xuất được tập hợp vào khoản mục này rất nhiều nhưng chưa được theo dõi ở các tài khoản cấp hai. Để thuận tiện hơn cho việc tập hợp chi phí sản xuất chung và theo dõi được từng khoản chi phí nhỏ kế toán nên mở tài khoản cấp hai theo dõi chi phí như quy định trong Chế độ kế toán: TK 6271 TK 6272 TK 6273 TK 6274 TK 6277 TK 6278

: Chi phí nhân viên phân xưởng : Chi phí vật liệu

: Chi phí dụng cụ sản xuất : Chi phí khấu hao TSCĐ : Chi phí dịch vụ mua ngoài : Chi phí khác bằng tiền

Sau đó để tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng yếu tố chi phí kế toán nên lập bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung. Bảng kê này được mở chi tiết cho từng tài khoản cấp 2 trên. Trước hết, khi chi phí sản xuất chung phát sinh kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan hạch toán:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627 (TK 6271) Có TK 334,338 - Chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 627 (TK 6272)

Có TK 152 - Chi phí công cụ dụng cụ: Nợ TK 627 (TK 6273)

Có TK 153 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Nợ TK 627 (TK 6274)

Có TK 214

- Chi phí dich vụ mua ngoài: Nợ TK 627 (TK 6277) Có TK 111,112 - Chi phí khác bằng tiền: Nợ TK 627 (TK 6278)

Có TK 111,112

Căn cứ vào số liệu trên kế toán lập bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung như mẫu ở biểu 11.

CÔNG TY CP CNTT AN ĐỒNG

BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Tháng... TK ghi Có TK ghi Nợ 334 338 152 153 214 111 Tổng cộng 627.1 627.2 627.3 627.4 627.7 627.8 Cộng

2.2.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm

Ở Công ty kỳ tính giá thành thích hợp được xác định là vào thời điểm cuối tháng cho từng đơn hàng hoàn thành. Từ đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty là tổ chức sản xuất đơn chiếc theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, sản xuất chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm nên theo em kỳ tính giá thành sản phẩm nên là khi từng đơn hàng hoàn thành.

Ngoài ra, thông thường trong Công ty tháng nào cũng có đơn hàng đã được sản xuất dở dang từ tháng trước. Vì vậy, nếu kế toán chỉ theo dõi trên bảng tập hợp tính giá thành như biểu 10 hiện nay thì việc theo dõi tính giá thành của các đơn đặt hàng liên quan đến nhiều tháng sẽ rất phức tạp, liên quan đến nhiều trang sổ. Do đó, kế toán nên mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành riêng để theo dõi tình hình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho đơn hàng đó. Hàng tháng, kế toán căn cứ vào các sổ kế toán liên quan, bảng tập hợp chi phí sản xuất để tách riêng chi phí vào bảng tính giá thành cho mỗi đơn đặt hàng. Khi có các chứng từ xác nhận đơn đặt

hàng hoàn thành, kế toán chỉ phải cộng các chi phí sản xuất đã tập hợp riêng ở bảng tính giá thành đơn hàng đó là xác định ngay được giá thành công trình.

Biểu 12: Bảng tính giá thành từng đơn hàng CÔNG TY CP CNTT AN ĐỒNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ &TÍNH GIÁ THÀNH

Tàu:...

Ngày bắt đầu sản xuất:...

Tháng CP NVLTT CPNCTT CPSXC Tổng cộng Tháng bắt đầu ... ... ... ...

... ... ... ... ...

Tháng kết thúc ... ... ... ...

Cộng ... ... ... ...

2.2.2.5. Giải pháp phân tích chi phí giá thành phục vụ kế toán quản trị

Như chúng ta đã biết, kế toán quản trị ngày càng có vai trò quan trọng trong phân tích thông tin phục vụ quản lý. Kế toán tài chính giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính của Công ty cho các đối tượng quan tâm chủ yếu bên ngoài doanh nghiệp còn kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản lý ra các quyết định quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đặc biệt, với công tác quản trị chi phí thì kế toán quản trị có vai trò rất lớn. Qua phân tích chi phí bất biến và chi phí khả biến công ty có thể ra các quyết định nhận hoặc không nhận những đơn hàng mặc dù có giá thành riêng nhỏ hơn thông thường mà vẫn tăng lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Nếu không nhờ kế toán quản trị phân tích chúng ta có thể bỏ lỡ những cơ hội thu về lợi nhuận lớn. Đồng thời, kế toán quản trị còn giúp nhà quản lý có được những phương hướng để thực hiện tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Nếu đạt được mức chi phí thấp hơn Công ty có thể giành được ưu thế so với các công ty khác, có khả năng

cạnh tranh cao hơn. Mặc dù kế toán quản trị có tầm quan trọng như vậy nhưng công tác này vẫn chưa được chú trọng trong công tác kế toán của Công ty Cổ phần CNTT An Đồng. Công ty nên có định hướng cho cán bộ kế toán về vấn đề này để sớm phát triển công tác kế toán quản trị. Hàng tháng, hàng quý và cuối năm kế toán ngoài việc lập các Báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài chính thì nên lập cả các báo cáo quản trị phục vụ công tác quản trị trong nội bộ Công ty.

KẾT LUẬN

Sau giai đoạn đầu thực tập tổng hợp và tìm hiểu sơ lược về đặc điểm chung và tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như những vấn đề chung về bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng em đã thực hiện giai đoạn thực tập chuyên đề với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng”. Qua việc nghiên cứu đề tài này ở Công ty em thấy rằng công tác tập kế toán tập hợp các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, công tác kế toán xác định giá thành sản phẩm trong Công ty nói chung là khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị và không vi phạm chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên bên cạnh đó công tác kế toán vẫn không tránh khỏi một số hạn chế mà các cán bộ kế toán trong Công ty đang nghiên cứu và bổ sung hoàn thiện. Do kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề tốt nghiệp của em còn nhiều sai sót. Em rất mong được thầy cô và các anh chị trong Phòng tài chính kế toán của Công ty góp ý để bài viết của em được tốt hơn.

Trong quá trình tìm hiểu và làm chuyên đề em đã được thầy Phạm Thành Long và các anh chị trong Công ty Cổ phần CNTT An Đồng hướng dẫn rất tận tình. Qua bài viết này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy và các anh chị!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Đặng Thị Loan (2006), “Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Các tài liệu khác thu thập tại các phòng ban trong Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thuỷ An Đồng như: phòng Tài chính kế toán, phòng Kĩ thuật, phòng Tổ chức...

3. Một số bài luận văn của các anh chị sinh viên K44, K45 Khoa kế toán Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

4. Các số tạp chí kế toán năm 2007 và đầu năm 2008.

5. Quyết định số 15/2006 QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy An Đồng (Trang 83 - 91)