phần CNTT An Đồng
Công ty Cổ phần CNTT An Đồng có đặc trưng sản xuất của ngành đóng tàu đó là sản xuất theo đơn đặt hàng. Chính vì vậy đối tượng tính giá thành ở Công ty là từng đơn đặt hàng hoàn thành và phương pháp tính giá thành cũng là phương pháp tính giá thành theo từng đơn đặt hàng.
Kỳ tính giá thành ở từng công ty được xác định cho phù hợp với kỳ hạch toán và đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ kinh doanh của công ty đó. Ở Công ty Cổ phần CNTT An Đồng kỳ tính giá thành thích hợp được xác định là vào thời điểm cuối tháng cho từng đơn đặt hàng hoàn thành.
Trong Công ty đến tháng 9/2007 có 12 đơn đặt hàng, trong số đó có 4 đơn đặt hàng hoàn thành trong tháng 9 đó là đơn hàng Tàu Hải Long, Tàu Thái Bình 01, Thái Bình 02, Tùng Dương 56. Vậy 4 tàu hoàn thành này sẽ được thể hiện trên Bảng tính giá thành tháng 9 của Công ty. Bảng tính giá thành được lập như sau:
Cột DDĐK: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (chính là giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng 1) của từng tàu đã được kế toán xác định cuối năm trước.
Cột CPNVLTT: Phản ánh tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất được chi tiết theo từng tàu. Đó chính là số nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thực tế dụng cho sản xuất đơn hàng. Số liệu này được lấy trên Cột TK 621 của Bảng tập hợp chi phí sản xuất.
Cột CPNCTT: Phản ánh tổng chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất, chi tiết cho từng đơn hàng. Số liệu này được căn cứ vào Cột TK 622 trên Bảng tập hợp chi phí sản xuất.
Cột CPSXC: Phản ánh tổng chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đơn hàng. Số liệu ghi trên cột này lấy từ Cột TK 627 trên Bảng tập hợp chi phí sản xuất tháng.
Cột DDCK: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng đơn hàng vào thời điểm cuối năm. Cột này luôn có giá trị bằng 0 nếu đơn hàng đã hoàn thành.
Cột giá thành sản phẩm: Phản ánh giá thành của từng đơn đặt hàng hoàn thành. Giá trị từng dòng trong cột này được tính bằng tổng giá trị các dòng ở 5 cột trên (DDCK của sản phẩm hoàn thành bằng 0)
Trong tháng 9/2007 có 4 đơn hàng được hoàn thành nên kế toán xác định giá thành cho 4 đơn hàng trên Bảng tính giá thành (Biểu 10).
Biểu 10: Mẫu Bảng tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CP CNTT AN ĐÔNG BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 9/2007 T T Tên tàu DD ĐK CPNVLTT CPNCTT CPSXC DD CK Giá thành SP
1 Tàu Hải Long 0 420.832.000 110.189.240 43.334.928 0 574.356.168
2 Tàu Thái Bình 01 0 264.620.000 87.964.800 34.594.560 0 387.179.360
3 Tàu Thái Bình 02 0 147.784.000 48.813.800 19.282.536 0 215.795.160
Phần 2:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY AN ĐỒNG 2.1. Đánh giá khái quát tình hình Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng
Công ty Cổ phần CNTT An Đồng trong quá trình hình thành và phát triển bước đầu với những nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với hoạt động chủ yếu là đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ, Công ty đã hoạt động tích cực, cố gắng tạo uy tín trên thị trường và góp phần tạo công ăn việc làm ổn định đời sống cho nhiều người lao động.
Qua quá trình thực tập tại Công ty với việc nghiên cứu chuyên đề: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng” em mạnh dạn đưa ra những ý kiến đánh giá chung về Công ty và về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty như sau:
2.1.1. Về tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
Trước hết, qua việc tìm hiểu Công ty về tình hình tổ chức quản lý kinh doanh em thấy Công ty đã tạo được một mô hình tổ chức quản lý khá khoa học và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, bộ máy quản lý hoạt động khá nhịp nhàng, tất cả giúp cho Giám đốc và Giám đốc điều hành giám sát sản xuất một cách có hiệu quả. Về cơ sở vật chất kỹ thuật, Công ty được trang bị máy móc, thiết bị tiên tiến và hiện đại, nhiều dây chuyền sản xuất tự động đã được Công ty nhập về vừa giúp tăng năng suất lao động vừa giảm sự vất vả và nguy hiểm cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Đồng thời với việc cải thiện cơ sở vật chất, Công ty còn chăm lo đào tạo
đội ngũ cán bộ công nhân viên vì đây là lực lượng sản xuất quan trọng nhất. Đội ngũ kỹ sư và cán bộ kỹ thuật của Công ty đều có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ công nhân lành nghề và nhiệt tình lao động.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần CNTT An Đồng có ưu điểm trong phương thức quản lý sản xuất kinh doanh nữa đó là Công ty đã đề ra các chế độ thưởng phạt cho cán bộ công nhân viên khi hoàn thành tốt công việc vượt mức kế hoạch đề ra hoặc không hoàn thành công việc và các chế độ thưởng phạt theo tiến độ hoàn thành thời gian thi công giữa Công ty với khách hàng. Đây là những biện pháp tốt giúp phát huy tinh thần làm việc tích cực của cán bộ công nhân viên, giúp Công ty hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, giao hàng đúng thời hạn, nâng cao uy tín với khách hàng. Đồng thời chính sách này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Thêm vào đó, Công ty còn có chính sách khuyến khích công nhân viên tiết kiệm các loại nguyên vật liệu thừa như tôn, sắt, thép các loại trong quá trình thi công công trình. Những cán bộ công nhân có sáng kiến hay trong việc tận dụng những vật liệu thừa sẽ được Công ty có khen thưởng xứng đáng. Việc này vừa nâng cao tinh thần lao động sáng tạo của người lao động vừa giúp tiết kiệm được chi phí cho Công ty. Một chính sách tích cực nữa mà Công ty luôn coi trọng đó là các biện pháp tránh sử dụng các vật liệu gây ô nhiễm môi trường, đồng thời có biện pháp xử lý an toàn triệt để với những chất thải do trong qua trình sản xuất của Công ty thải ra để không gây ô nhiễm môi trường và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư xung quanh.
Bên cạnh những mặt tích cực kể trên, tình hình hoạt động tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty không tránh khỏi có một số điểm còn hạn chế. Tổ chức các phòng ban chức năng của Công ty vẫn còn cồng kềnh, số cán bộ và nhân viên quản lý chiếm tới gần 20% trong tổng
số cán bộ công nhân viên của Công ty. Một số phòng ban hoạt động vẫn chưa thật hiệu quả và tích cực. Ngoài ra, Phòng kế hoạch thị trường của Công ty chưa có chiến lược Marketing cụ thể để chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng mới mà chỉ dựa vào những khách hàng truyền thống hay khách hàng do Tổng công ty giới thiệu tới. Do đó, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty dễ rơi vào bị động, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Quá trình sản xuất của Công ty hầu hết đã được trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhưng vẫn còn một số công đoạn thủ công. Điều này dẫn đến sự chưa đồng bộ trong lắp đặt và thi công đóng mới tàu. Chính sự thiếu đồng bộ này có thể dẫn tới khả năng cạnh tranh trên thị trường của Công ty bị giảm đi so với các Công ty đóng tàu khác đặc biệt là những công ty đóng tàu có quy mô tương tự như Công ty đóng tàu Thuỷ sản, Công ty cơ khí 82, Công ty đóng tàu Trung Hải...
2.1.2. Về tổ chức bộ máy kế toán
Bên cạnh những ưu điểm trong việc tổ chức quản lý kinh doanh thì công tác tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng cũng có nhiều mặt tích cực. Công ty đã tổ chức mô hình bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra chỉ đạo và đảm bảo sự lãnh đạo của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Với hình thức tập trung như trên, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, công việc và trách nhiệm được phân công rõ ràng theo cách chuyên môn hoá cho từng phần hành kế toán. Điều này giúp mọi người hiểu rõ được nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình, góp phần nâng cao tính tự giác, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt, kịp thời và đầy đủ mọi nhiệm vụ được giao. Hơn nữa, đội ngũ kế toán của Công ty là những kế toán viên có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty nói chung và trong phòng kế toán nói riêng bằng cách gửi đi học các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mở rộng tầm hiểu biết, đáp ứng kịp thời những thay đổi của Chế độ kế toán và các quy định khác của Nhà nước.
Tuy nhiên, công tác tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định. Đầu tiên, em thấy rằng đội ngũ kế toán viên trong Công ty còn hơi mỏng, thiếu một cán bộ đảm nhiệm công việc thủ quỹ. Chính vì thế nên kế toán tiền mặt tại Công ty phải kiêm nhiệm cả công việc thủ quỹ. Điều này đã làm cho công tác kế toán trong Công ty bị vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Ngoài ra, trình độ kế toán viên trong Công ty còn chưa đồng đều nên việc phân công công tác trong phòng cũng gặp phải một số khó khăn.
2.1.3. Về tổ chức công tác kế toán
Hoạt động kế toán của Công ty luôn tuân thủ Chế độ và được thiết kế phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của chính bản thân Công ty đồng thời bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả. Từ công việc hạch toán ban đầu đến việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ được tiến hành một cách cẩn thận, đảm bảo số liệu hạch toán có căn cứ pháp lý. Thêm vào đó, Công ty đã trang bị hệ thống máy vi tính nối mạng cho các phòng ban trong Công ty và cài đặt phần mềm kế toán cho phòng kế toán để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán viên và đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất của Tổng công ty và Công ty mẹ.
Về hệ thống chứng từ kế toán: Công ty vận dụng hệ thống chứng từ kế toán theo đúng Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Chứng từ được lập đúng mẫu, có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền, được luân chuyển đúng quy định và thường xuyên được kiểm tra đối chiếu. Tuy nhiên thời gian luân chuyển các chứng từ trong Công ty còn chưa kịp thời. Các chứng từ luân chuyển chậm sẽ ảnh hưởng đến tính cập nhật của thông tin giữa các phòng, các bộ phận, các phân xưởng vì thế có thể ảnh hưởng đến tiến độ lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất. Đây là một hạn chế trong công tác tổ chức kế toán mà Công ty nên có biện pháp khắc phục kịp thời.
Về hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành được các cán bộ kế toán trong Công ty áp dụng tương đối đầy đủ và mở các tài khoản chi tiết phù hợp thực tế để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Cán bộ kế toán trong phòng đã sáng tạo áp dụng tài khoản 136 thay thế cho tài khoản 336 trong thanh toán nội bộ với Công ty mẹ. Đây là việc áp dụng chế độ kế toán rất linh hoạt để tiện lợi hơn và đơn giản hơn trong việc theo dõi nghiệp vụ thanh toán nội bộ của Công ty.
Về hệ thống sổ sách kế toán: Công ty áp dụng hình thức Chứng từ- Ghi sổ để ghi chép sổ sách kế toán trong Công ty. Đây là hình thức ghi sổ phù hợp với nhu cầu chuyên môn hoá trong phân công công việc cho các kế toán viên trong phòng. Đồng thời, Công ty đã áp dụng kế toán máy cho nên hệ thống sổ sách gọn gàng và được quản lý chặt chẽ cả trên máy và trên giấy tờ. Tuy nhiên, cũng do lý do trình độ kế toán viên trong phòng chưa đồng đều nên việc phân công nhiệm vụ gặp khó khăn và việc ghi chép sổ sách chưa thật mạch lạc và thống nhất.
Về hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống các báo cáo trong Công ty được lập và gửi đúng quy định của Bộ Tài chính và tương đối đầy đủ. Tuy nhiên các báo cáo kế toán quản trị thì không được chú trọng. Đây có thể nói là một nhược điểm vì kế toán quản trị có vai trò rất quan trọng trong quản lý nói chung và đặc biệt quan trọng hơn với công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm.
2.1.4. Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Những ưu điểm của công tác tổ chức quản lý kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tốt như trên chính là tiền đề để công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty được thực hiện tốt. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng, dựa vào những hiểu biết, nhận thức của bản thân và những tìm hiểu về Công ty em nhận thấy công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã có nhiều điểm tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty đã được quan tâm chú trọng ở mức độ cao. Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là công tác kế toán quan trọng trong Công ty nên được giao cho kế toán viên có trình độ cao và có kinh nghiệm nhất trong phòng kế toán. Các cán bộ kế toán cùng phòng kỹ thuật và các phòng ban khác trong Công ty luôn kết hợp chặt chẽ, cố gắng tìm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công. Từ đó, Công ty đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và có được uy tín trên thị trường đóng và sửa chữa tàu thuỷ. Công ty ngày càng ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế với các bạn hàng gần xa. Điều đó chứng tỏ sự nhạy bén trong quản lý và sự cố gắng
của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã trở thành đòn bẩy tích cực đi lên của Công ty.
Về đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Trong công tác tập hợp chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng của Công ty là hợp lý và khoa học. Việc này giúp cho quá trình tập hợp chi phí sản xuất, theo dõi tình hình chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán đã xác