1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT

128 611 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT

Trang 1

1.2 Khái quát về kiểm toán dự án 11

1.2.1 Vai trò của kiểm toán dự án 11

1.2.2 Mục tiêu của kiểm toán dự án 12

1.2.3 Đặc điểm của kiểm toán dự án 12

1.3 Lập kế hoạch kiểm toán dự án 15

1.3.1 Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán dự án 15

1.3.2 Trình tự lập kế hoạch kiểm toán dự án 16

1.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán dự án tổng quát 16

1.3.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán dự án chi tiết 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONGKIỂM TOÁN DỰ ÁN TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VÀ TƯVẤN STT 32

2.1 Tổng quan về Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT 32

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Hợp danh kiểm toán và tưvấn STT 32

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động 33

Trang 2

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 38

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và quy trình kiểm toán tại Công tyHợp danh kiểm toán và tư vấn STT 41

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 41

2.1.4.2 Quy trình kiểm toán của Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấnSTT 43

2.2 Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợpdanh kiểm toán và tư vấn STT 47

2.2.1 Phân biệt lập kế hoạch cho kiểm toán công ty và lập kế hoạch cho kiểmtoán dự án 49

2.2.2 Đặc điểm chung về lập kế hoạch cho kiểm toán dự án tại Công ty Hợpdanh kiểm toán và tư vấn STT 51

2.2.3 Thực tế lập kế hoạch cho kiểm toán dự án tại công ty hợp danh kiểmtoán và từ vấn STT 54

2.2.2.1 Thông tin về hai dự án 54

2.2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán cho dự án Danida và dự án Helvetas 56

2.2.2.2.1 Lập kế hoạch tổng quát cho kiểm toán dự án 56

2.2.2.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết 85

2.3 Đánh giá công tác lập kế hoạch trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danhkiểm toán và tư vấn STT 95

2.3.1 Những ưu điểm trong lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự ántại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT 95

2.3.2 Những nhược điểm còn tồn tại trong lập kế hoạch kiểm toán dự án vànguyên nhân 102

2.4 Khái quát lập kế hoạch kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tưvấn STT 105

Trang 3

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁNDỰ ÁN TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN STT 1073.1 Sự cần thiết của công tác hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểmtoán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT 107

3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác lập kế hoạch trong kiểm toán dựán tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT 1103.2.1 Nhân sự 1103.2.2 Xác định độ trọng yếu 1133.2.3 Chương trình kiểm toán chưa chú trọng khai thác ưu điểm của trắcnghiệm phân tích để giảm thiểu các mẫu chọn trong trắc nghiệm trựctiếp số dư 1173.2.4 Đối với các dự án có địa bản trải rộng và nhỏ lẽ, dịch vụ kiểm toáncủa công ty có sự giới hạn về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ củahoạt động dự án tại địa phương 121

KẾT LUẬN 123TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU1 Bảng

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Công ty hợp danh kiểm

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT vănphòng tại Hà Nội 42

3 BiểuBiểu 2.1 Thư chào hàng kiểm toán (Dự án Helvetas) 57

Biểu 2.2 Thư hẹn kiểm toán (Dự án Danida) 58

Biểu 2.3 Bảng câu hỏi để đánh giá chấp nhận khách hàng kiểm toán mới (dựán Helvetas) 60

Biểu 2.4 Bảng câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng hiện tại 63

Biểu 2.5 Hợp đồng kiểm toán 66

Biểu 2.6 Kế hoạch phân công công việc nhóm kiểm toán dự án Helvetas 69

Biểu 2.7: Thư yêu cầu cung cấp tài liệu cho cuộc kiểm toán Dự án Helvetas 73

Biểu 2.8 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (Dự án Danida) 75

Biểu 2.9: Các chu trình kinh doanh chính 77

Biểu 2.10: Đánh giá cơ sở thông tin 79

Biểu 2.11: Đánh giá hệ thống kế toán của khách hàng 80

Biểu 2.12: Đánh giá mức độ trọng yếu 84

Biểu 2.13 Chu trình kiểm toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng 86

Biểu 2.14 Chương trình kiểm toán phần hành chi phí 91

Biểu 2.15: Chương trình kiểm toán phần hành tài sản cố định 94

Biểu 3.16 Đánh giá mức độ trọng yếu và phân chia cho từng khoản mục 115

4 Đồ thịĐồ thị 3.1: Đường cong chữ S phân tích chi phí 120

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT là một trong những công ty kiểmtoán có uy tín trên thị trường kiểm toán Việt Nam với mảng khách hàng chính làcác dự án Kiểm toán dự án là một thị trường đầy tiềm năng và mới mẻ, tuy nhiênyêu cầu đối với dịch vụ kiểm toán của các dự án rất đa dạng và mang các đặc điểmkhác biệt so với kiểm toán các công ty và các thực thể kinh tế khác Vì vậy, banquản lý Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT đặc biệt chú trọng đến mảngdịch vụ kiểm toán dự án, công ty đã xây dựng được phương pháp kiểm toán khoahọc, hợp lý cho kiểm toán dự án nói chung và đặc biệt là khâu đầu tiên của kiểmtoán là lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án Trong thời gian thực tập tạiCông ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT, em đã được học hỏi và tiếp cận vớinhững kiến thức kiểm toán đặc thù của công ty thông qua sự chỉ bảo của các anh chịkiểm toán viên trong quá trình thực tế làm việc tại các dự án như: dự án Plan ViệtNam, dự án Helvetas của đại sứ quán Đan Mạch, các dự án của UNDP,… Dựa vàonhững kiến thức đã thu thập được trong quá trình thực tập, em đã tổng kết lại và

trình bày trong đề tài “Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự ántại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT”.

Khóa luận tốt nghiệp được trình bày thành ba chươngChương 1: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch kiểm toán dự án

Chương 2: Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Côngty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT

Chương 3: Một số vấn đề hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán dự án tại Công tyHợp danh kiểm toán và tư vấn STT

Chương 1 trình bày những cơ sở kiến thức lý luận chung, trong đó trình bàynhững vấn đề lý luận về dự án như khái niệm dự án, đặc điểm dự án, phân loạidự án, trình tự tiến hành dự án; kiểm toán dự án và lập kế hoạch kiểm toán dựán.

Trang 6

Chương 2 trình bày những đặc điểm về thực trạng lập kế hoạch kiểm toántrong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT Bao gồm:lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động củaCông ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT và thực trạng lập kế hoạch kiểmtoán trong kiểm toán dự án, được trình bày theo thứ tự của quá trình lập kế hoạchbao gồm: lập kế hoạch tổng quát trong kiểm toán dự án và chương trình kế hoạchkiểm toán chi tiết, kết quả của lập kế hoạch kiểm toán và những đánh giá chủquan của em về ưu và nhược điểm của công tác lập kế hoạch kiểm toán.

Chương 3 trình bày một số hướng kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lậpkế hoạch kiểm toán tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT dựa trênnhững nhược điểm đã được khái quát ở chương 2.

Em xin cảm ơn thầy giáo Phó Giáo sư, tiến sĩ Ngô Trí Tuệ, sự hướng dẫn củathầy đã giúp em định hướng được cụ thể phương pháp và cách tiếp cận trong quátrình thu thập, tìm hiểu, quan sát để có thể đi sâu nghiên cứu những vẫn đề cụ thể vàchi tiết của lập kế hoạch kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấnSTT, từ đó hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách sâu sát nhất.

Trang 7

Một cách chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụcần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kếhoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.

Như vậy, theo định nghĩa này thì: Dự án không chỉ là một ý định phác thỏamà có tính cụ thể và mục tiêu xác định; Dự án không phải là một nghiên cứu trừutượng mà tạo nên một thực thể mới.

Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa dự án như sau: “Dự án là nhữngnỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”.

Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính: Nỗ lực tạm thời (hay có thời hạn),nghĩa là, mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác định, đó là khimục tiêu của dự án đã đạt được hoặc dự án bị loại bỏ; Sản phẩm hoặc dịch vụ duynhất là sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so bới những sản phẩm tương tự đã có hoặcdự án khác đã thực hiện.

Trang 8

tòa nhà, một dây chuyền sản xuất, một nỗ lực trong cải thiện đời sống sinh hoạt củanhóm dân cư,… Mỗi dự án lại bao gồm tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện.Và từng nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập Tập hợp những kết quảriêng cụ thể ấy hình thành nên kết quả chung của tổng thể dự án Hiểu một cáchkhác, dự án là một hệ thống phức tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệkhác nhau để thực hiện và quản lý nhưng đều phải thống nhất đảm bảo các mục tiêuchung về thời gian, chi phí và chất lượng công việc hoàn thành.

Dự án có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn.

Dự án cũng trải qua các giai đoạn như: hình thành, phát triển, có thời điểm bắtđầu và thời điểm kết thúc như các thực thể sống khác Tuy nhiên, dự án là một sựsáng tạo và dự án không kéo dài mãi mãi Khi dự án kết thúc, kết quả dự án đượcchuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản trị dự án được giải tán.

Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo.

Không giống như quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự ánkhông mang tính chất hàng loạt mà có tính chất khác biệt cao Sản phẩm và dịch vụdo dự án đem lại là duy nhất , hầu như không lặp lại như dự án Lọc dầu Dung Quất,dự án Khu đô thị Phú Mỹ Hưng Tuy nhiên, ở nhiều dự án khác tính duy nhất ít rõràng hơn mà bị che đậy bởi tính tương tự giữa chúng Nhưng chúng vẫn có nhữngđặc điểm khác biệt đặc thù về thiết kế, vị trí, khách hàng,… Chính những nhân tốđó tạo nên nét duy nhất, đặc thù, độc đáo và đơn chiếc của các dự án.

Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phậnquản lý chức năng với quản lý dự án.

Mỗi dự án đều có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, ngườihưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý của nhà nước Tùytheo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thànhphần trên cũng khác nhau Các bộ phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý dự ánthường xuyên có mối quan hệ với nhau và cùng phối hợp thực hiện dự án, tuy nhiênmức độ tham gia của các bộ phận là không giống nhau.

Môi trường hoạt động “va chạm”.

Với các dự án cùng một nhà đầu tư, quan hệ giữa các dự án là quan hệ phân

Trang 9

chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức Dự án “cạnh tranh” lẫn nhauvà với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị,… Trongquản lý, nhiều trường hộp, các thành viên ban quản lý dự án lại có chủ trương “haigiám đốc” để tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau, tuy nhiên điều này sẽ gây ra những hiểulầm và trì trệ trong công việc nếu như mệnh lệnh của hai giám đốc là trái ngược Dođó, môi trường quản lý của dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.

Tính bất định và rủi ro cao.

Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiệntrong một khoảng thời gian nhất định Nhưng bên cạnh đó, thời gian đầu tư và vận hànhkéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao.

1.1.3 Phân loại dự án

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều loại dự án khác nhau về mục đích, tính chất,quy mô, đặc điểm và mức độ phức tạp Vì vậy cũng có rất nhiều cách phân loại dựán như theo mức độ sử dụng, theo mục đích, theo quy mô

Theo nguồn vốn đầu tư, dự án có thể được phân chia thành các loại như sau: Dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.

 Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh hoặc vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước.

 Dự án sử dụng nguồn vốn do vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồnviện trợ quốc tế cho đầu tư phát triển (bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thứcODA) được quy định trong Điều 21 Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bảnhướng dẫn như Nghị định 17/CP/2001 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗtrợ phát triển chính thức.

 Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

 Dự án sử dụng vốn khác bao gồm vốn tư nhân hoặc hỗn hợp nhiều nguồn vốn.Theo quy mô của dự án, ngoài các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hộithông qua chủ trương và cho phép đầu tư, những dự án còn lại phân thành ba nhómA, B, C (Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 do chính phủban hành)

Trang 10

 Dự án nhóm A: các dự án thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư của Thủtướng Chính phủ, bao gồm các dự án như: xây dựng các khu công nghiệp, khu chếxuất, các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên thuộc các nghành điện, dầukhí, luyện kim, xi măng, hóa chất, cảng biển, sân bay, khu văn hóa, du lịch,…, cácdự án vận tải biển, hàng không, bảo hiểm, tài chính,…, dự án khai thác tài nguyênquý hiếm, các dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh…

 Dự án nhóm B: các dự án thuộc thẩm quyền quyết định cấp giấy phép củaBộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm các dự án không thuộc quy định trên, trừ những dựán quy định thuộc nhóm C và những dự án ủy quyền cho Ban quản lý Khu côngnghiệp cấp giấy phép đầu tư.

 Dự án nhóm C: các dự án thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư của Ủyban nhân dân cấp tỉnh.

Theo tính chất của dự án, các dự án có thể phân chia thành:

 Dự án đầu tư mới: Hoạt động đầu tư mới trong một lĩnh vực, địa bàn nhất định Dự án mở rộng: Đầu tư mở rộng sản xuất hay dịch vụ nào đó đã có từ trước(mở rộng về quy mô, địa bàn).

 Dự án thay thế: Đầu tư thay thế một hoạt động sản xuất hay dịch vụ nào đóđã có từ trước song lợi suất không cao (do quá cũ hoặc hết khấu hao) Đầu tư nàynhằm lợi suất cao hơn và hiệu quả hơn về kinh tế.

Ngoài ra, các dự án có thể được phân loại trên cơ sở lĩnh vực (như Y tế, Giáodục, Nông nghiệp, phát triển cộng đồng) và mang tính sản xuất hoặc cung cấp dịchvụ Dự án cũng có thể được phân định theo hạn định thời gian (ngắn hạn, trung hạnhay dài hạn).

1.1.4 Các nhân tố cơ bản của dự án

1.1.4.1 Nguồn vốn của dự án:

Các dự án tại Việt Nam được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng quanchiếm tỉ trọng lớn nhất là từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn hỗ trợ pháttriển không chính thức (ODA), nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), cáctổ chức kinh tế, doanh nghiệp, nguồn viện trợ của chính phủ các nước,… Nguồn

Trang 11

vốn đầu tư được lập dựa trên căn cứ về mục tiêu của dự án, do đó việc lập dự toánngân sách là rất cần thiết để thực hiện các kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh,…hoàn thành mục tiêu của dự án Nhà đầu tư và ban quản lý dự án phải xây dựng mộtphương án, kế hoạch để phân phối nguồn quỹ cho các hoạt động của dự án một cáchhợp lý nhằm bảo đảm thực hiện tốt các mục tiêu về chi phí, tiến độ, mục đích củadự án Dự toán ngân sách của dự án có thể được thực hiện theo cấp quản lý từ trênxuống hoặc từ dưới lên hoặc kết hợp của cả hai cấp quản lý.

Nguồn vốn của dự án có thể chia thành nguồn vốn lưu động và vốn cố định.Vốn cố định bao gồm các khoản chi phí chuẩn bị trước khi thực hiện dự án như chiphí thành lập, nghiên cứu dự án, lập hồ sơ, trình duyệt dự án, chi phí quản lý banđầu đối với dự án, chi phí về cơ sở hạ tầng ban đầu,… Vốn lưu động bao gồm cácchi phí phát sinh trong suốt đời dự án như: chi phí lương chuyên gia, chi phí lươngcho cán bộ nhân viên, chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm,…

Vốn được giải ngân trong suốt quá trình thực hiện dự án theo tiến độ phùhợp với nhu cầu của dự án, cho các mục đích cụ thể đã được lập kế hoạch Quytrình giải ngân có thể được thực hiện theo hai phương pháp:

 Ban quản lý dự án định kỳ lập kế hoạch về chương trình hoạt động của dựán, những bản kế hoạch này cũng chính là dự toán về chi phí mà dự án cần thựchiện Thông qua bản dự toán ngân sách do ban quản lý dự án lập, chủ đầu tư sẽ phêduyệt và quyết định sự hợp lý của từng chi phí sau đó tiến hành giải ngân cho dự ántheo thời gian và tiến độ phù hợp.

 Việc giải ngân cho dự án đã được quy định rõ ràng trong hợp đồng giữa banquản lý dự án và chủ đầu tư, do đó định kỳ, chủ đầu tư tiến hành giải ngân theo tỉ lệ% nhu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng của dự án.

Hầu hết các dự án đều được giải ngân qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng củachủ đầu tư dự án và ban quản lý dự án, có thể thông qua ngân hàng trung gian.

1.1.4.2 Chủ đầu tư dự án.

Chủ đầu tư dự án có thể là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý vàsử dụng vốn để thực hiện dự án Các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, chủ

Trang 12

đầu tư do người phê chuẩn quyết định đầu tư tiến cử và quyết định trước khi lập dựán đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Đối với các dự án sử dụngvốn tín dụng, chủ đầu tư là người vay vốn đầu tư Đối với các dự án sử dụng vốnđầu tư hỗn hợp, chủ đầu tư là người có tỷ lệ vốn góp lớn nhất hoặc do các thànhviên góp vốn thỏa thuận cử ra Đối với các dự án đầu tư khác, chủ đầu tư là chủ sởhữu vốn hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật.

1.1.4.3 Trình tự tiến hành dự án

Cho đến nay, vẫn chưa có một sự thống nhất về các quy trình của một dự áncụ thể gồm những bước gì và được phân chia như thế nào Tuy nhiên đối với đa sốcác dự án phát triển, quy trình dự án thường bao gồm các bước khảo sát (xác định),thẩm định, đàm phán thông qua, thực hiện và đánh giá Việc phân chia các bướcnày nhiều khi chỉ mang tính tương đối và các bước không tách rời nhau hoàn toànmà tác động, có khi bổ sung cho nhau

►Khảo sát dự án

Khảo sát dự án là bước đầu tiên trong quy trình dự án, khi những người có liênquan hình thành những ý tưởng chung về dự án Yêu cầu của bước này là từ nhữngkhó khăn của địa phương, xác định những nguyên nhân và tìm ra những giải phápsơ bộ Trên cơ sở đó, ý tưởng về nguồn tài chính cho dự án cũng sẽ được hình thành(từ Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức khác).

Sau ý tưởng đầu tiên về dự án được hình thành, dự án cần phải được xem xéttổng thể lần đầu tiên, nhằm ước lượng quy mô dự án và sự cần thiết của dự án.Công việc này thường được thể hiện trên cơ sở nghiên cứu những khía cạnh liênquan đến dự án, bao gồm thị trường, kỹ thuật, nhân lực và thể chế, quản lý, tàichính, kinh tế, môi trường và xã hội.

Khi dự án có triển vọng khả thi, nhiều tổ chức thực hiện thêm một bước làphân tích chính xác hơn dự án về các mặt nêu trên nhằm nêu bật tính khả thi của dựán (nghiên cứu khả thi) Thông thường sẽ có những quyết định quan trọng đối vớidự án ở bước này.

Khi dự án mang tính khả thi cao và nguồn tài chính cho dự án được xác định,

Trang 13

bước tiếp theo là lập dự án tổng thể Lưu ý là bước khảo sát cũng đã đòi hỏi phải cóvăn bản dự án, song văn bản đó thường mang tính đơn giản, sơ bộ Văn bản dự ánchi tiết cần nêu rõ xuất sứ, mục đích, mục tiêu và các hoạt động của dự án Ngoàira, các dự án chi tiết cũng cần nêu rõ các nội dung: Đối tượng hưởng lợi; tham giacủa địa phương và cộng đồng; chi tiết dự toán ngân sách; cơ chế và kế hoạch thựchiện; Hiệu quả và tính bền vững của dự án Đối với một số dự án nhất định, cầnphải có các tài liệu kỹ thuật, khảo sát thị trường.

► Thẩm định dự án

Bước tiếp theo của quy trình là thẩm định dự án Trên cơ sở dự án chi tiết, dựán sẽ được tổ chức tài trợ hoặc một cơ quan chuyên môn thẩm định tổng thể về cácmặt kỹ thuật, tài chính, kinh tế, xã hội và môi trường cụ thể, phần thẩm định dự ánsẽ trả lời các câu hỏi: Dự án có khả thi về mặt kỹ thuật, có hợp lý và bền vững vềmặt tài chính, mang lại lợi ích cao cho cộng đồng thuộc khu vực dự án và đối vớiquốc gia nói chung, có đảm bảo các mục tiêu xã hội của dự án, hay có bền vững vềmặt môi trường hay không.

 Thẩm định về thị trường (nếu là dự án mang tính dịch vụ, sản xuất hàng hoá); Thẩm định về mặt kỹ thuật (chủng loại trang thiết bị cần thiết, giá cả, nguồncung cấp, công nhân kỹ thuật);

 Thẩm định về nhân lực và thể chế (nhu cầu về nhân lực trong việc thực hiệndự án, nguồn nhân lực tại chỗ; hệ thống hành chính liên quan đến dự án; tổ chứcthực hiện dự án đã phù hợp chưa);

 Thẩm định về quản lý (trả lời câu hỏi những người có trách nhiệm có đủ khảnăng thực hiện và vận hành dự án hay không);

 Thẩm định về tài chính (dự kiến chi phí, thu nhập);

 Thẩm định về kinh tế (vai trò của dự án trong phát triển kinh tế ở vùng dựán, khả năng ảnh hưởng tới các vung xung quanh và nền kinh tế quốc dân);

 Thẩm định về xã hội (vai trò của dự án trong việc thực hiện các mục tiêu xãhội của Nhà nước, người hưởng lợi hoặch thiệt hại khi có dự án, phân tích các nhóm

Trang 14

người có liên quan).

►Đàm phán thông qua:

Sau khi dự án đã được thẩm định bước tiếp theo là thông qua dự án Thựcchất, việc đàm phán về dự án có thể diễn ra ngay từ ban đầu và thường xuyên Dựán có được thông qua hay không cũng phụ thuộc một phần vào công tác thuyếtminh và giải trình của cơ quan chủ dự án.

►Thực hiện dự án

Dự án sẽ đi vào thực hiện sau khi được thông qua Thực hiện dự án là khi cáchoạt động của dự án được tiến hành, ngân sách của dự án được chuyển, và hệ thốngvận hành của dự án đi vào hoạt động Ưu tiên cao nhất của bước này là thực hiệncác hoạt động của dự án theo kế hoạch và trong phạm vi ngân sách đã quy định.Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án thường xảy ra những khó khănvướng mắc, những vấn đề phát sinh thường đòi hỏi thường xuyên có những thôngtin phản hồi về tiến triển dự án nhằm đưa ra những điều chỉnh phù hợp và kịp thời.Công tác này đòi hỏi phải có một quá trình giám sát thường xuyên, tại chỗ.

Song song với việc thực hiện là công tác giám sát dự án Giám sát việc thựchiện dự án là công việc thường xuyên đối với những người trực tiếp tham gia quảnlý thực hiện dự án và các cấp, tổ chức có liên quan (chính quyền địa phương, các cơquan chức năng, tổ chức tài trợ) Giám sát là công tác không thể thiếu để đảm bảodự án thành công và chủ yếu diễn ra trên các mặt tiến độ, nhân lực, vật lực và tàilực Mục đich của giám sát là đảm bảo các hoạt động của dự án được thực hiện theokế hoạch, phát hiện các vấn đề phát sinh để kịp thời ra quyết định xử lý hoặc điềuchỉnh cần thiết.

►Đánh giá dự án:

Đánh giá dự án là hoạt động kiểm định dự án một cách tổng thể, trên cơ sở sosánh những nội dung đã nêu trong dự án ban đầu với thực tế Mục đích chung củađánh giá là tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu hay những tồn tại, phân tích nguyênnhân để điều chỉnh dự án hoặc làm kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo hoặc

Trang 15

các dự án khác Đánh giá dự án cũng được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: Các mụctiêu của dự án được thực hiện thành công đến đâu, vì sao.

Kết quả của công tác đánh giá thường được sử dụng làm cơ sở cho các dự ánkhác hoặc các dự án tiếp theo Nói cách khác, kết quả này được sử dụng cho cácquá trình khảo sát của những dự án đó

1.2 Khái quát về kiểm toán dự án

1.2.1 Vai trò của kiểm toán dự án

Kiểm toán dự án giữ vị trí quan trọng, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác quản tài chính của nhà đầu tư dự án, cụ thể:

Kết quả kiểm toán dự án đưa ra ý kiến đánh giá công tác quản lý, điều hànhthu, chi ngân sách; công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, …gắnvới trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong quản lý kinh tế, tài chính, là nguồnthông tin quan trọng phục vụ cho chủ đầu tư giám sát hoạt động dự án

Kết quả kiểm toán dự án còn xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong việcquản lý kinh tế, tài chính không đúng quy định của pháp luật gây lãng phí, thấtthoát, tiêu cực kiến nghị với các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý theo quy định củaNhà nước

Kết quả kiểm toán dự án cung cấp thông tin giúp chủ đầu tư giám sát việc

Trang 16

quản lý và sử dụng các nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ

Kết quả kiểm toán dự án xác định số thu, chi cả về tổng số và chi tiết đếntừng khoản mục, đây là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dựtoán ngân sách ngân sách năm trước làm cơ sở cho chủ đầu tư dự án phân bổ dựtoán ngân sách dự án năm kế hoạch

Kết quả kiểm toán dự án đưa ra các ý kiến đánh giá, nhận xét về việc tuânthủ luật, các cơ chế chính sách trong quản lý kinh tế, tài chính; thu, chi ngân sách,kiến nghị với nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, quy định, chính sách

Kết quả kiểm toán dự án xác nhận tính trung thực, hợp pháp của báo cáo quyếttoán dự giúp chủ đầu tư phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách dự án hàng năm.

1.2.2 Mục tiêu của kiểm toán dự án

Theo chuẩn mực số 1000 “Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoànthành”, mục tiêu kiểm toán là xác định tính đúng đắn, trung thực của các Báocáo quyết toán vốn đầu tư, bao gồm: Đánh giá việc tuân thủ luật pháp, các chínhsách, chế độ của Nhà nước, tình hình quản lý và sử dụng vốn tại các đơn vị đượckiểm toán; Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, tính hiệu quả, sự tác động, ảnhhưởng của Dự án đối với địa phương, xã hội.

Mục tiêu của kiểm toán dự án cũng bao hàm trong mục tiêu kiểm toán nóichung là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận tínhtrung thực, hợp lý, hợp pháp của các báo cáo dự án.

“Trung thực” là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thậtnội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

“Hợp lý” là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cầnthiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.

“Hợp pháp” là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật,đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận.

1.2.3 Đặc điểm của kiểm toán dự án

Kiểm toán dự án là một thành phần của kiểm toán tài chính bao gồm kiểmtoán bảng khai tài chính, kiểm toán tính tuân thủ, kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán

Trang 17

hiệu quả, hiệu năng Kiểm toán dự án có những đặc điểm chung như sau:

►Đối tượng kiểm toán

Đối tượng của kiểm toán dự án là các Bảng khai tài chính của dự án chứađựng những thông tin tổng hợp phản ánh các mối quan hệ kinh tế, pháp lý cụ thể vàcác báo cáo khác liên quan đến sự tuân thủ của ban quản lý dự án với các quy định,thủ tục và chính sách của nhà nước Theo quy định hiện hành, Báo cáo quyết toánvốn đầu tư là hệ thống các báo cáo được lập theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toánvà các quy chế quản lý đầu tư hiện hành cũng như các quy định của pháp luật cóliên quan phản ánh thông tin kinh tế, tài chính và những thông tin quan trọng kháctrong quá trình đầu tư và thực hiện dự án Hệ thống Báo cáo quyết toán vốn đầu tưđược quy định và hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng tại Thông tư 45/2003/TT-BTC ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Bộ tài chính, hệ thống Báo cáo quyết toán vốnđầu tư bao gồm các bảng khai chính như sau:

 Báo cáo tổng hợp quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Các văn bản pháp lý có liên quan.

 Tình hình thực hiện đầu tư qua các năm.

 Quyết toán chi phí đầu tư để đề nghị quyết toán theo công trình, hạng mụchoàn thành.

 Tài sản cố định mới tăng. Tài sản lưu động bàn giao.

 Tình hình thanh toán và công nợ của dự án.

 Bảng đối chiếu số liệu cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.

 Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.

Ngoài ra, đối với các dự án còn có thêm các báo cáo khác theo quy định của

Trang 18

chủ đầu tư dự án, các báo cáo này giúp chủ đầu tư dự án kiểm soát nguồn vốn vàcác hoạt động chi tiêu của dự án một cách chi tiết, cụ thể hơn theo đặc điểm và tínhchất riêng của từng dự án Ví dụ, đối với các dự án của UNDP, chủ đầu tư yêu cầucung cấp Báo cáo chi tiêu tổng hợp, Nhật ký lịch trình sử dụng phương tiện giaothông, Biên bản kiểm kê tài sản cố định,…

Nội dung của kiểm toán dự án cũng bao gồm bốn mảng chính là kiểm toánbảng khai tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tính hiệunăng, hiệu quả,…Khác với kiểm toán cho các công ty sản xuất, kiểm toán dự án chútrọng nhiều hơn đến kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hiệu năng, hiệu quả sử dụngvốn dự án.

►Quan hệ chủ thể và khách thể kiểm toán.

Khách thể của kiểm toán dự án là Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán độc lậptương ứng với các loại hình chủ thể kiểm toán là dự án sử dụng Ngân sách Nhànước, dự án sử dụng vốn tài trợ khác Do đó, quan hệ giữa chủ thể và khách thểkiểm toán trong kiểm toán dự án là quan hệ ngoại kiểm.

►Phương pháp kiểm toán

Do đặc điểm của đối tượng và quan hệ chủ thể-khách thể kiểm toán nói trên,kiểm toán dự án thường sử dụng tổng hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản đểhình thành các trắc nghiệm kiểm toán nhằm tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạtđộng cùng hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ Trên cơ sở đó, cụ thể hóa cácphương pháp cơ bản này trong việc hình thành các bằng chứng kiểm toán.

►Trình tự thực hiện kiểm toán.

 Kiểm toán dự án cũng thực hiện kiểm toán theo trình tự: Lập kế hoạch kiểm toán.

 Thực hiện kiểm toán. Kết thúc kiểm toán.

1.3 Lập kế hoạch kiểm toán dự án

Trang 19

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thựchiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điềukiện cần thiết khác cho kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kếhoạch kiểm toán quy định: “ Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lâp kế hoạchkiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”.

1.3.1 Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán dự án

Lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểmtoán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán, cho cuộckiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy địnhthành chuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân theo đầy đủ nhằm đảmbảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng.

 Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểmtoán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các báo cáo tàichính, từ đó giúp các kiểm toán viên hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệmpháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tín nghề nghiệp đối vớikhách hàng.

 Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũngnhư phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, cácchuyên gia bên ngoài,…Đồng thời qua sự phối hợp hiệu quả đó, kiểm toán viên cóthể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với chi phí ở mức hợplý, tăng cường sức cạnh tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàngtrong mối quan hệ làm ăn lâu dài.

 Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ranhững bất đồng với khách hàng Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, kiểm toánviên thống nhất với các khách hàng về nội dung công việc thực hiện, thời gian tiếnhành kiểm toán cũng như là trách nhiệm của mỗi bên… Điều này tránh xảy ranhững hiểu làm đáng tiếc giữa hai bên.

Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, kiểm toán viên có thể

Trang 20

kiểm soat và đánh giá công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng caochất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán, từ đó càng thắt chặt hơn mối quan hệgiữa công ty kiểm toán với khách hàng.

1.3.2 Trình tự lập kế hoạch kiểm toán dự án

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán: “Kếhoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếpcận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hìnhhoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạchkiểm toán cụ thể, gồm sáu bước công việc như sau:

Sơ đồ 1.1 Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán

1.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán dự án tổng quát

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán: “Kếhoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Thu thập thông tin cơ sở

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán

Trang 21

tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiếm của các thủ tục kiểmtoán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện côngviệc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến”.

► Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Quy trình kiểm toán bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán thu nhậnmột khách hàng, quá trình này gồm hai bước: thứ nhất, phải có sự liên lạc giữa kiểmtoán viên với khách hàng tiềm năng mà khách hàng này yêu cầu được kiểm toán vàkhi có yêu cầu kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá liệu có chấp nhận yêu cầuđó hay không Còn đối với khách hàng hiện tại, kiểm toán viên phải quyết định liệucó tiếp tục kiểm toán hay không.

● Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Mặc dù kiểm toán là một môi trường cạnh tranh, tuy nhiên khi tiến hành kiểmtoán cho một khách hàng, kiểm toán viên phải đánh giá xem việc chấp nhận haytiếp tục một khách hàng có làm rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm hạiđến uy tín và hình ảnh của công ty kiểm toán hay không Để thực hiện được điềuđó, kiểm toán viên tiến hành các công việc sau:

- Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 Kiểm soát chất lượng đối với việcthực hiện một hộp đồng kiểm toán của một công ty kiểm toán cho rằng kiểm toánviên phải xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng khi đánh giá khả năng chấp nhậnkiểm toán Quá trình này bao gồm các thủ tục và chính sách để đảm bảo thích đángrằng khả năng chấp nhận một khách hàng có ban quản lý thiếu liêm chính là nhỏnhất Điều đó không có nghĩa là công ty phải đảm bảo tính liêm chính hay sự tincậy của khách hàng và cũng không có nghĩa là công ty kiểm toán có trách nhiệmđối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào nhưng phải có trách nhiệm với bản thâncông ty kiểm toán về việc chấp nhận hay duy giữ khách hàng.

- Tính liêm chính của Ban giám đốc công ty khách hàng

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soátnội bộ, tính liêm chính của ban quản trị là bộ phận cấu thành then chốt của môi

Trang 22

trường kiểm soát, đây là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống kiểmsoát nội bộ Nếu ban quản trị thiếu liêm chính, kiểm toán viên không thể dựa vàobất kỳ bản giải trình nào của Ban quản trị cũng như không thể dựa vào các sổ sáchkế toán Những nghi ngại về tính liêm chính của Ban quản trị có thể nghiêm trọngđến nỗi kiểm toán viên kết luận rằng cuộc kiểm toán không thể thực hiện được.

- Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm

Chuẩn mực kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên kế tục phải liên lạc với kiểmtoán viên tiền nhiệm về những vấn đề liên quan đến việc kiểm toán viên kế tụcquyết định có chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không, bao gồm: những thông tinvề tính liêm chính của Ban quản trị, những bất đồng giữa Ban quản trị với kiểmtoán viên tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đềquan trọng khác… và lý do tại sao khách hàng thay đổi kiểm toán viên.

Kiểm toán viên có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệmđể hỗ trợ cho kiểm toán viên kế tục trong việc lập hồ sơ kiểm toán Những sự liênlạc này cần được sự chấp nhận của đơn vị khách hàng, và mặc dù có thể liên lạc vớikiểm toán viên tiền nhiệm thì vẫn có những hạn chế hoặc từ chối quan hệ này.

- Thu thập thông tin từ các nguồn khác

Kiểm toán viên có thể thu thập các thông tin này thông qua việc nghiên cứusách báo, tạp chí chuyên nghành, thẩm tra các bên thông tin về khách hàng sắp tớinhư ngân hàng, cố vấn pháp lý, các bên có mối quan hệ tài chính buôn bán vớikhách hàng… thậm chí có thể thuê các nhà điều tra chuyên nghiệp để điều tra vềvấn đề cần thiết khác.

- Thỏa thuận phí kiểm toán

Ngoài ra, kiểm toán viên phải xem xét thỏa thuận phí kiểm toán với kháchhàng, đặc biệt là phương pháp xác định phí kiểm toán.

● Nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng

Để xác định được lý do kiểm toán của công ty khách hàng, kiểm toán viêncó thể phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc khách hàng (đối với khách hàng mới)

Trang 23

hoặc dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán đã được thực hiện trước đó (đối vớikhách hàng cũ).

Thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng công ty kiểm toáncần ước lượng được quy mô phức tạp của công việc kiểm toán cần thực hiện từ đótạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hộp để thực hiệncuộc kiểm toán ở bước tiếp theo.

● Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán

Trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên, công ty kiểm toán cần quan tâmtới các vấn đề:

 Nhóm kiểm toán có những người có khả năng giám sát thích đáng các nhânviên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề.

 Công ty kiểm toán cần tránh thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc kiểmtoán cho một khách hàng trong nhiều năm, bởi những kiểm toán viên này đã tíchlũy được kinh nghiệm cũng như những hiểu biết sâu sắc về nghành nghề kinh doanhcủa khách hàng đang được kiểm toán.

 Công ty kiểm toán cần lựa chọn những kiểm toán viên có kiến thức và kinhnghiệm về nghành nghề kinh doanh của khách hàng.

● Hợp đồng kiểm toán

Khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấn đề cần thiết,bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán mà công ty kiểm toán phải đạtđược là một hợp đồng kiểm toán Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểmtoán và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ có liên quan khác.

Hợp đồng kiểm toán bao gồm các nội dung chính sau:

Mục đích và phạm vi kiểm toán: thường là xác định tính trung thực và hợp lýcủa các thông tin trên báo cáo tài chính Phạm vi kiểm toán là sự giới hạn về khônggian và thời gian của đối tượng kiểm toán và thường gắn liền với mục tiêu của cuộckiểm toán.

 Trách nhiệm Ban giám đốc công ty khách hàng và kiểm toán viên.

Trang 24

 Hình thức thông báo kết quả kiểm toán Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán

 Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán phí kiểm toán. Xác định rằng kiểm toán viên không chịu trách nhiệm những sai sót do bảnchất và hạn chế vốn có của hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và kiểm toán.

Hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý để kiểm toán viên thực hiện các bướctiếp theo của cuộc kiểm toán và có thể ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý của kiểmtoán viên đối với khách hàng, nó đảm bảo cho cuộc kiểm toán được thực thi.

►Thu thập thông tin cơ sở

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thu thập hiểu biết về ngành nghề, côngviệc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ vàcác bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán.

- Tìm hiểu tình hình dự án và tình hình đơn vị khách hàng được kiểm toán.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000, “Khi lập kế hoạch kiểm toán,kiểm toán viên phải hiểu biết được về tình hình dự án để nhận biết được các sựkiện, nghiệp vụ và vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo quyết toán vốn đầutư hoàn thành và khả năng hoàn thành công việc theo kế hoạch đề ra” Những vấnđề mà kiểm toán viên cần phải xem xét:

 Những kiến thức chung về lĩnh vực của khách hàng dự án và những thay đổichính sách quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án có khả năng ảnh hưởngquan trọng đến dự án.

 Những đặc điểm cơ bản quan trọng của dự án như: tính chất dự án, thời giankhởi công, thời gian hoàn thành, tổng ngân sách đầu tư của dự án va nguồn vốn đầutư cảu dự án, các hạng mục công trình của dự án, số lượng các nhà thầu, hình thứclựa chọn nhà thầu, những thay đổi bổ sung lớn của dự án trong quá trình đầu tư,hình thức quản lý dự án,…

 Hồ sơ báo cáo quyết toán của dự án: đã hoàn thành hoặc trong giai đoạnhoàn thành, mức độ của sự hoàn thành.

Trang 25

 Năng lực của Ban quản lý dự án.

Kiểm toán viên có thể có những hiểu biết này bằng nhiều cách nhưng phươngpháp thường được sử dụng nhiều nhất là trao đổi vơi scacs kiểm toán viên, nhữngngười đã tiến hành kiểm toán cho khách hàng những năm trước hoặc đã kiểm toáncho khách hàng khác tương tự hoặc trao đổi trực tiếp với nhân viên, Ban giám đốccủa khách hàng.

- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung.

Các hồ sơ kiểm toán năm trước thường chứa đừng rất nhiều thông tin về kháchhàng, về đặc điểm hoạt động của dự án, cơ cấu tổ chức và các đặc điểm hoạt độngkhác Do đó việc xem xét các hồ sơ kiểm toán trước là rất quan trọng , giúp kiểmtoán viên xác định được các quyết định của Nhà quản lý dự án có phù hợp với luậtpháp của Nhà nước, với các chính sách hiện hành của chủ đầu tư dự án hay khôngmà còn giúp kiểm toán viên hiểu được bản chất của các số liệu cũng như sự biếnđộng của chúng trên các báo cáo tài chính được kiểm toán.

- Nhận diện các bên liên quan

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên nên xác định tất cảcác bên có liên quan tới khách hàng Theo cách hiểu thông thường, các bên có liênquan là các tổ chức hoặc cá nhân có tác động ảnh hưởng tới khách hàng Đối vớimột dự án, các bên liên quan thường là Nhà tài trợ, chủ đầu tư dự án, Ban quản lýdự án, đơn vị thụ hưởng, các cơ quan hữu quan Nhà nước, nhà thầu cung cấp dịchvụ cho dự án, các nhà tư vấn,…

Theo các nguyên tắc đã được thừa nhận, bản chất mối quan hệ giữa các bênliên quan được tiết lộ trên các sổ sách, báo cáo và quan mô tả các nghiệp vụ kinh tế.Do đó, các bên liên quan và các nghiệp vụ của các bên liên quan có ảnh hưởng lớnđến sự nhận định của người sử dụng báo cáo tài chính Điều đó yêu cầu kiểm toánviên phải xác định các bên liên quan và nhận định sơ bộ về mối quan hệ này ngaytrong giai đoạn lập kế hoạch thông qua phỏng vấn ban quản lý dự án, xem xét hồ sơsổ sách,… từ đó bước đầu dự đoán các vấn đề có thể phát sinh giữa các bên liên

Trang 26

quan để có thể hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp.

- Dự kiến nhu cầu chuyên gia.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần xác định các vấnđề cần có sự tư vấn của chuyên gia, nhờ đó kiểm toán viên có thể chắc chắn rằngkhi cần thiết, anh ta sẽ nhận được sự tư vấn của chuyên gia có năng lực và độc lậpvới khách hàng.

►Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Việc thu thập các thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp kiểmtoán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặthoạt động của dự án, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc vớiBan quản lý dự án bao gồm các loại sau:

- Giấy phép đầu tư của dự án và Điều lệ dự án.

Các tài liệu này giúp kiểm toán viên hiểu được quá trình hình thành, mục tiêuhoạt động, cũng như thời gian kết thúc dự án,… Ngoài ra Điều lệ dự án cung cấpcho kiểm toán viên các thông tin về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từngchức vụ trong dự án, các thủ tục và nguyên tắc chi tiêu của dự án,…

- Biên bản các cuộc họp giữa chủ đầu tư và ban quản lý dự án.

Qua việc nghiên cứu các biên bản này, kiểm toán viên sẽ xác định được nhữngdữ kiện có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và trình bày trung thực thôngtin trên báo cáo tài chính.

- Các hợp đồng và các cam kết quan trọng.

Giúp kiểm toán viên tiếp cận những bên liên quan chính của dự án cũng nhưnhững hoạt động chính của dự án, hình dung những khía cạnh pháp lý có thể ảnhhưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động của dự án.

►Thực hiện thủ tục phân tích

Kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tinđã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung cácthủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán Mục tiêu của

Trang 27

Kiểm toán viên sử dụng hai loại thủ tục phân tích cơ bản gồm:

Phân tích ngang là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùngmột chỉ tiêu báo cáo tài chính Kiểm toán viên có thể tiến hành so sánh số liệu kỳnày với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau; so sánh số liệu thực tế với sốliệu ước tính của kiểm toán viên.

Phân tích dọc là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan củacác chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên báo cáo tài chính

►Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào các thông tin đã thu thậpđược để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một chiến lược, kế hoạch kiểm toán phù hợp.

● Đánh giá tính trọng yếu

Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (hay độ lớn) và bản chất của các sai phạm(kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trongbối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xáchoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếuđể ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính có thể chấp nhận được, xác địnhphạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên báo cáo tàichính để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các khảo sát kiểm toán.

Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viêntin rằng ở mức đó các báo cáo tài chính có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đếncác quyết định của người sử dụng hay nói cách khác đó chính là những sai sót cóthể chấp nhận đối với toàn bộ báo cáo tài chính.

Trang 28

Khi xây dựng mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, kiểm toán viên tinrằng ở mức đó các báo cáo tài chính có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đếncác quyết định của người sử dụng hay nói cách khác đó chính là những sai sót cóthể chấp nhận đối với toàn bộ báo cáo tài chính.

Khi xây dựng mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, kiểm toán viên xemxét những yếu tố ảnh hưởng sau:

 Tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối, gắn liền với quymô của khách hàng Trong đó, yếu tố định lượng của tính trọng yếu thường là thunhập thuần trước thuế, yếu tố định tính của trọng yếu là bản chất của sai phạm, mộtgian lận luôn được coi là trọng yếu bất kể quy mô của nó là bao nhiêu.

 Những yếu tố chất lượng cần phải được xem xét: Các gian lận được xem làquan trọng hơn các sai sót; Các sai sót có quy mô nhỏ nhưng lại gây ra tác động dâytruyền là sai sót trọng yếu, là các sai phạm có tính hệ thống; Các sai sót làm ảnhhưởng đến thu nhập thì luôn coi là sai phạm trọng yếu.

Sau khi kiểm toán viên đã có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu chotoàn bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần phân bổ mức ước lượng này cho từngkhoản mục trên báo cáo tài chính, để giúp kiểm toán viên xác định được số lượngbằng chứng kiểm toán cần thu thập đối với từng khoản mục.

● Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộbáo cáo tài chính cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế cácthủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục.

Đánh giá rủi ro kiểm toán được xác định vào hai yếu tố:

 Mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào báo cáo tàichính Một số yếu tố chỉ ra mức độ mà theo đó các báo cáo tài chính được người sửdụng bên ngoài tin tưởng là quy mô của công ty khách hàng, sự phân phối quyến sởhữu, bản chất và quy mô của công nợ

Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toáncông bố.

Trang 29

Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán dựa vào đánh giá ba loại rủi ro kiểmtoán: rủi ro cố hữu, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.

Rủi ro cố hữu (IR) là sự nghi nghờ một số dự tài khoản nào đó trong mộtkhoản nghiệp vụ nào đó mà sai soat có thể xảy ra giả sử rằng không có một bướckiểm soát nội bộ liên quan nào Rủi ro này liên quan đến đặc điểm và tính chất hoạtđộng của dự án.

Rủi ro kiểm soát (CR) là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của hệ thốngkiểm soát nội bộ Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu do hệthống kiểm soát nôi bộ của dự án không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quảdo đó đã không phát hiện và ngăn chặn các sai phạm này.

Rủi ro phát hiện (DR) là khả năng xảy ra sai sót hoặc gian lận mà không đượcngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng không được kiểmtoán viên phát hiện thông qua các phương pháp kiểm toán.

Rủi ro kiểm toán (DAR) được xác định dựa vào rủi ro cố hữu, rủi ro kiểm soátvà rủi ro phát hiện theo phương trình:

Hệ thống kiểm soát nội bộ trong dự án đóng vai trò quan trọng trong công táckiểm soát và quản lý của Ban quản lý dự án cũng như nhà đầu tư dự án Hệ thốngkiểm soát trong một dự án gồm các yếu tố chính: Môi trường kiểm soát, hệ thống kếtoán và các thủ tục kiểm soát.

● Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị

Trang 30

có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của cácloại hình kiểm soát nội bộ.

Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan tới quanđiểm, thái độ và nhận thức cũng như hoạt động của nhà quản lý Trên thực tế tínhhiệu quả trong hoạt động kiểm tra kiểm soát trong các hoạt động của một tổ chứcphụ thuộc chủ yếu vào nhà quản lý tại dự án đó Nếu nhà quản lý cho rằng công táckiểm tra kiểm soát là quan trọng và không thể thiếu được trong mọi hoạt động củađơn vị thì mọi thành viên trong đơn vị đó sẽ có nhận thức đúng đắn về hoạt độngkiểm tra kiểm soát và tuân thủ mọi quy định cũng như chế độ đề ra Ngược lại nếuhoạt động kiểm tra kiểm soát bị coi nhẹ từ phía các nhà quản lý thì chắc chắn cácquy chế về kiểm soát nội bộ sẽ không được vận hành một cách hiệu quả từ cácthành viên của đơn vị.

Các nhân tố của môi trường kiểm soát bao gồm

Đặc thù về quản lý

Các đặc thù về quản lý đề cập tới các quan điểm khác nhau trong điều hànhhoạt động của các nhà quản lý Các quan điểm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chínhsách, chế độ, các quy định và cách tổ chức kiểm tra kiểm soát trong dự án Bởi vìchính các nhà quản lý này đặc biệt là các nhà quản lý cấp cao sẽ phê chuẩn cácquyết định, chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ áp dụng tại dự án.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong dự án sẽ góp phần tạo ra môitrường kiểm soát tốt Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từtrên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đócũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định Một cơ cấu tổ chức hợplý còn góp phần ngăn ngừa hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt độngtài chính kế toán dự án.

Một cơ cấu tổ chức hợp lý phải thiết lập sự điều hành và kiểm soát trên toànbộ các hoạt động và lĩnh vực của dự án sao cho không bị chồng chéo và bỏ trống;

Trang 31

thực hiện sự phân chia tách bạch giữa các chức năng; đảm bảo sự độc lập tương đốigiữa các bộ phận, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong các bước thựchiện công việc.

Như vậy, để thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp và có hiệu quả, các nhàquản lý phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Thiết lập được sự điều hành và sự kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của dựán, không bỏ xót lĩnh vực nào, đồng thời không có sự trùng chéo giữa các bộ phận.

Thực hiện sự phân chia ràch ròi giữa ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chépsổ và bảo quản tài sản.

Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận nhằm đạt được hiệu quảncao nhất trong hoạt động của các bộ phận chức năng.

Chính sách nhân sự

Sự phát triển của mọi thực thể kinh tế luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên vàhọ luôn là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát cũng như chủ thể thựchiện mọi hoạt động kiểm soát trong hoạt động Nếu nhân viên có năng lực và tincậy, nhiều quá trình kiểm soát không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được các mụctiêu đề ra của kiểm soát nội bộ Bên cạnh đó mặc dù dự án có thiết kế và vận hànhcác chính sách và thủ tục chặt chẽ nhưng với đội ngũ nhân viên kém năng lực trongcông việc và thiếu trung thực về phẩm chất đạo đức thì hệ thống kiểm soát nội bộkhông thể phát huy hiệu quả.

Tóm lại, với những lý do nêu trên, các nhà quản lý cần có những chính sách cụthể, rõ ràng về tuyển dụng, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên Việcđào tạo, bố trí cán bộ và đề bạt nhân sự phải phù hợp với năng lực chuyên môn vàphẩm chất đạo đức, đồng thời phải mang tính kế tục và liên tiếp.

Công tác kế hoạch

Hệ thống kế hoạch và dự toán, bao gồm kế hoạch là những kế hoạch tài chínhgồm những ước tính cân đối tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự luânchuyển tiền trong tương lai là những nhân tố quan trọng trong môi trường kiểmsoát Nếu việc lập và thực hiện kế hoạch được thực hiện khoa học và nghiêm túc thì

Trang 32

hệ thống kế hoạch và dự toán đó sẽ trở thành công cụ kiểm soát rất hiệu quả Vì vậytrong thực tế nhà quản lý thường quan tâm xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, theodõi những nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch đã lập nhằm phát hiện những vấn đề bấtthường và xử lý, điều chỉnh kế hoạch kịp thời Đây cũng là khía cạnh mà kiểm toánviên thường lập trong kiểm toán báo cáo tài chính, đặc biệt trong việc áp dụng cácthủ tục phân tích.

Môi trường bên ngoài

Môi trường kiểm soát chung của dự án còn phụ thuộc vào các nhân tố bênngoài Các nhân tố này tuy không thuộc sự kiểm soát của nhà quản lý nhưng có ảnhhưởng rất lớn đến thái độ và phong cách điều hành của các nhà quản lý cũng nhưthiết kế và vận hành các quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ.

● Hệ thống kế toán

Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm hệ thốngchứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thốngbảng tổng hợp, cân đối kế toán Trong đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từđóng vai trò quan trọng trong công tách kiểm soát nội bộ.

Mục đích của hệ thống kế toán của một tổ chức là sự nhận biết, thu thập, phânloại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kế toán tài chính của tổ chức đó, thoả mãn cácchức năng thông tin và kiểm tra của hoạt động kế toán Một hệ thống kế toán hữuhiệu phải đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết:

Tính có thực: cơ cấu kiểm soát không cho phép ghi chép những nghiệp vụkhông có thực nào trong sổ sách đơn vị.

Sự phê chuẩn: bảo đảm mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp lý.Tính đầy đủ: bảo đảm việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kế toán phát sinh.Sự đánh giá: bảo đảm không có sai phạm trong việc tính toán các khoản giávà phí.

Sự phân loại: bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đồ tàikhoản và ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách kế toán.

Trang 33

Tính đúng kỳ: bảo đảm việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh được thực hiệnkịp thời theo quy định.

Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác: số liệu kế toán được ghi vào sổphụ phải được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xác trên các báocáo tài chính của doanh nghiệp.

● Các thủ tục kiểm soát

Các thủ tục kiểm soát do nhà quản lý xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơbản: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng vàchế độ uỷ quyền.

Nguyên tắc phân công phân nhiệm: Theo nguyên tắc này, trách nhiệm và côngviệc được phân chia cụ thể cho nhiều bộ phận và nhiều người trong bộ phận Sựphân công phân nhiệm rõ ràng tạo ra sự chuyên môn hóa trong công việc, sai sót ítxảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện.

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp vềtrách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hànhvi làm dụng quyền hạn Ví dụ: tổ chức nhân sự bố trí kiêm nhiệm các nhiệm vụ: phêchuẩn và thực hiện, thực hiện và kiểm soát, ghi sổ tài sản và bảo quản tài sản,…

Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: Theo sự uỷ quyền của nhà quản lý, cáccấp dưới được giao cho quyết định và giải quyết một số công việc trong phạm vinhất định Quá trình uỷ quyền được tiếp tục mở rộng xuống các cấp thấp hơn tạonên một hệ thống phân chia trách nhiệm và quyền hạn mà vẫn không làm mất tínhtập trung của dự án Bên cạnh đó, để tuân thủ tốt các quá trình kiểm soát, mọinghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn.

1.3.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán dự án chi tiết

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán:“Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lýkiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi,kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu

Trang 34

kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toáncụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành”.

Kết cấu chương trình kiểm toán gồm ba phần: trắc nghiệm công việc, trắcnghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư Việc thiết kế các loại hình trắcnghiệm kiểm toán trên đều gồm bốn nội dung: xác định thủ tục kiểm toán, quy mômẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện.

Thủ tục kiểm toán là những hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập một loạibằng chứng kiểm toán cá biệt ở một thời điểm nào đó khi tiến hành kiểm toán.

Quy mô mẫu chọn: kiểm toán viên phải tiến hành chọn mẫu theo phươngpháp khoa học để chon được mẫu có tính đại diện, phản ánh được đặc trưng cơ bảncủa tổng thể.

Khoản mục được chọn: các mẫu chọn phải có tính đại diện, do đó kiểm toánviên sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, ngoài ra nếu có những nghiệp vụbất thường hoặc có số tiền quá lớn thì cũng được xem xét.

Thời gian thực hiện: là thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủ tục kiểm toán đãđề ra.

Trọng tâm của chương trình kiểm toán dự án là các thủ tục với các khoản mụcquan trọng của dự án như: quá trình nhận vốn tài trợ, chi phí thực hiện trong các dựán, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng, tài sản cố định…

Trắc nghiệm công việc là cách thức hay trình tự rà soát các nghiệp cụ cụ thểtrong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ dự án, đặcbiệt là hệ thống kế toán Kiểm toán viên áp dụng việc chọn mẫu thống kê trong xácđịnh trắc nghiệm công việc và thiết kế các trắc nghiệm theo từng mục tiêu kiểm soátnội bộ, trắc nghiệm công việc thường hướng vào hai mặt cơ bản là thủ tục kế toánvà độ tin cậy của hệ thống kế toán.

Trắc nghiệm phân tích là việc xem xét các mối quan hệ kinh tế và xu hướngbiến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc phối hợp giữa các phương phápkiểm toán chung, chủ yếu là đối chiếu trực tiếp và đối chiếu loogic Mục đíchcủa trắc nghiệm phân tích là để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư, các số

Trang 35

phát sinh.

Trắc nghiệm trực tiếp số dư là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối,phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tin cậycủa các con số là số dư cuôi kỳ hoặc tổng số phát sinh trên sổ kế toán.

Chương trình kiểm toán của mỗi công ty kiểm toán có đặc thù riêng nhưngđều phải đảm bảo đạt được mục tiêu kiểm toán theo đúng kế hoạch và với chi phíthích đáng Do đó, công ty kiểm toán và kiểm toán viên cần thông hiểu và áp dụngmột cách linh hoạt khéo léo linh hoạt các bước trong lập kế hoạch kiểm toán để tạora một chương trình kiểm toán hợp lý và hiệu quả.

Trang 36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁNDỰ ÁN TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN STT2.1 Tổng quan về Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Hợp danh kiểm toán vàtư vấn STT

Là thành viên của tập đoàn kế toán, kiểm toán và tư vấn Quốc tế RSMInternational, công ty hợp danh kiểm toán và tư vấn STT thành lập ngày19/05/2004 với hai văn phòng đại diện ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh STT là công ty hợp danh đầu tiên được cấp giấy phép tại Việt Nam cung cấpcác dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn, thuế và các dịch vụ chuyên nghiệp khác

Công ty đã vận dụng một các sáng tạo các phương pháp kiểm toán quốc tế vớinhững hiểu biết tình hình thực tế tại Việt Nam để thực hiện kiểm toán đạt hiệu quảtốt nhất Mặt khác, việc tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực quốc tế với sự giám sátcủa các chuyên gia kiểm toán hàng đầu của nước ngoài sẽ là sự đảm bảo về chấtlượng, đạo đức và sự độc lập về dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp Bằng sựkết hợp hài hòa giữa các nhân viên kiểm toán và tư vấn Việt Nam với các chuyêngia kiểm toán người nước ngoài, công ty đã hỗ trợ tích cực cho khách hành trongviệc cung cấp các dịch vụ tư vấn về kinh tế tài chính có chất lượng cao Với đội ngũnhân viên giàu kinh nghiệm đã được đào tạo và làm việc lâu năm tại các tập đoànkiểm toán hàng đầu thế giới, STT hướng tới trở thành nhà cung cấp hàng đầu cácdịch vụ chuyên nghiệp về kế toán, kiểm toán, tư vấn và thuế ở Việt Nam với cáckhách hàng chính là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệpnước ngoài, các dự án phi chính phủ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đangbùng nổ với sự xuất hiện của hàng loạt các công ty kiểm toán, công ty tập trung vàocung cấp các dịch vụ có chất lượng cao và các dịch vụ chất lượng gia tăng kèm theotừ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình Với sự hỗ trợ rất lớn từ phía tập đoàn RSMInternational, STT đã được tiếp cận một các trực tiếp với các kiến thức và kinh

Trang 37

nghiệm kế toán, kiểm toán quốc tế, cũng như nguốn lực và sức mạnh của các thànhviên khác trong tập đoàn RSM International.

STT hiện là thành viên đại diện tại Việt Nam của Tập đoàn Kế toán, Kiểmtoán và Tư vấn Quốc tế RSM International ("RSM") Được thành lập vào năm1964, RSM là tập đoàn đứng thứ 7 toàn cầu về cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệpvà có hơn 630 văn phòng tại trên 72 nước trên thế giới với khoảng 24.000 nhânviên Các công ty đứng đầu của tập đoàn RSM là RSM McGladrey (RSMMcGladrey Inc và McGladrey & Pullen, LLP) (Mỹ), RSM Bentley Jennison(Vương quốc Anh), RSM Haarmann Hemmelrath (Đức), RSM Bird Cameron (Úc) Mỗi thành viên này được xếp vào các công ty hàng đầu quốc gia về tính chuyênnghiệp, chất lượng và kinh nghiệm, quy mô, các loại hình dịch vụ và danh tiếng.

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động

Công ty hợp danh kiểm toán và tư vấn STT luôn cố gắng cung cấp cho kháchhàng những dịch vụ kiểm toán và tư vấn có chất lượng cao nhất Các dịch vụ màSTT cung cấp được hình thành dựa trên những kiến thức sâu rộng và các hiểu biếtsâu sắc về ngành nghề, lĩnh vực, điều kiện cạnh tranh, các quy định về luật pháp tạiViệt Nam và trên thị trường quốc tế Các dịch vụ chính đang được STT cung cấpbao gồm:

Trang 38

cuộc kiểm toán một cách có hiệu quả Công việc kiểm toán luôn có sự giám sát vàhướng dẫn của các chủ phần hùn (partner) Công ty luôn cố gắng tối thiểu hoá chiphí bằng cách tối đa hoá các hiểu biết sẵn có về khách hàng và tập trung vào các rủiro chính từ đó có thể giảm thiểu các thủ tục kiểm toán không cần thiết, từ đó tạo ralợi thế cạnh tranh cho STT

Phương pháp kiểm toán này được thực hiện có hiệu quả dựa vào sự hiểu biếtcủa các kiểm toán viên về các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng Từ đó các chủnhiệm kiểm toán có thể lập kế hoạch về thời gian và cách thức kiểm toán một cáchhiệu quả nhất Các thủ tục kiểm toán được điều chỉnh phù hợp với từng khách hàngvà được giám sát bởi các chủ phần hùn (partner), các công việc cụ thể được kiểm soátbởi các chủ nhiệm kiểm toán có nhiều kinh nghiệm

Các dịch vụ cụ thể gồm:

Kiểm toán theo luật định

Kiểm toán theo các nguyên tắc kế toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi

Kiểm toán theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận trong từng vùng lãnhthổ cụ thể

Rà soát báo cáo kế toán cẩn trọng

Kiểm toán theo hướng điều tra

Báo cáo quyết toán

Kiểm toán trong phạm vi giới hạn và kiểm toán dựa trên các thủ tục đã đượcchấp nhận

2.1.2.2 Kế toán và các dịch vụ tài chính liên quan

Với khả năng hiện tại về chuyên môn và kinh nghiệm, STT có luôn có khảnăng cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ về kế toán và tài chính cho các kháchhàng trong nước và quốc tế Công ty có thể phân tích và xử lý dữ liệu kế toán, ghisổ các nghiệp vụ liên quan theo các thủ tục và chính sách kế toán của khách hàng.Việc sử dụng các dịch vụ này tuy không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệpnhưng lại tạo điều kiện cho ban lãnh đạo của khách hàng tập trung vào hoạt động

Trang 39

kinh doanh do không phải dành thời gian cho công việc quản lý nội bộ về kế toánvà tài chính

Một số dịch vụ trong lĩnh vực kế toán - tài chính của công ty bao gồm:

Kế toán và lập các báo cáo tài chính;

Lập các bảng đối chiếu như đối chiếu số dư ngân hàng hoặc đối chiếucác khoản phải thu/phải trả;

Theo dõi và xử lý các khoản phải thu/phải trả;

Lập các báo cáo thuế như thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác;

Lập, theo dõi và tính khấu hao tài sản cố định;

Xử lý các giao dịch như đơn đặt hàng

2.1.2.3 Dịch vụ thuế

Với kinh nghiệm và kỹ năng tư vấn thuế chuyên nghiệp về các thủ tục, quytrình hoạch định, tuân thủ thuế trong và ngoài nước, công ty có thể cung cấp chokhách hàng các giải pháp hiệu quả có tính khả thi

Các dịch vụ của công ty trong lĩnh vực thuế bao gồm:

Dịch vụ tư vấn thuế của STT cung cấp cho khách hàng những giải pháp cụ thểvà thực tiễn về luật thuế Việt Nam Khi cần thiết, công ty có thể trao đổi với cácđồng nghiệp trong Tập đoàn RSM International tại các nước khác để luôn đảm bảorằng công ty có thể cung cấp các giải pháp toàn diện cho khách hàng là các tậpđoàn đa quốc gia Sau đây là các dịch vụ tư vấn thuế chủ yếu:

Cơ cấu các giao dịch và đầu tư nhằm đạt hiệu quả thuế và tiết kiệm thuế

Tư vấn ưu đãi, miễn giảm thuế

Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế (trong các trường hợp kiểmtra thanh tra quyết toán thuế, thanh toán và khiếu nại về thuế)

Thủ tục xin thực hiện hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Hoạch định thuế cho các khoản lương nhân viên trong nước và nước ngoài

Soạn thảo, xem xét lại các điều khoản về thuế trong hợp đồng

Trang 40

Tư vấn các vấn đề liên quan đến chuyển giá quốc tế

Dịch vụ tuân thủ thuế

Bằng kiến thức chuyên môn và sự thông hiểu luật thuế trong và ngoài nước,công ty hỗ trợ các doanh nghiệp đảm bảo hoàn tất các nghĩa vụ kê khai thuế, quảntrị thuế và làm việc với cơ quan thuế một cách hiệu quả nhất Các dịch vụ tuân thủthuế của công ty gồm có :

Đăng kí thuế, cấp mã số thuế, mua/in hóa đơn

Kê khai hàng tháng và/hoặc quyết toán cuối năm thuế thu nhập cá nhân, thuếthu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng

Đăng kí, kê khai và thanh quyết toán khi phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài

Hỗ trợ kê khai thuế, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

Dịch vụ làm bảng lương nhân viên và bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định

Cung cấp các khóa huấn luyện tuân thủ thuế

Dịch vụ khảo sát tình trạng thuế

Dịch vụ khảo sát tình trạng thuế của công ty liên quan đến việc kiểm tra, ràsoát tình trạng tuân thủ luật thuế của khách hàng, tìm ra những lỗ hổng về tuân thủluật thuế, vấn đề tồn đọng tại doanh nghiệp nhằm đưa ra những giải pháp có tínhtức thời và/hoặc khắc phục, chấn chỉnh về mặt lâu dài Với dịch vụ này công tycũng tập trung khai thác cơ hội hoạch định thuế, tiết kiệm thuế tiềm năng cho kháchhàng Sau khi hoàn tất và gửi báo cáo khảo sát, STT sẽ tiếp tục hỗ trợ khách hàngtrong việc thực hiện các giải pháp và đưa ra các đề xuất khắc phục Dịch vụ khảosát tình trạng thuế của STT có thể được khái quát như sau:

Kiểm tra, rà soát tình trạng tuân thủ thuế tại doanh nghiệp

Thảo luận với ban lãnh đạo doanh nghiệp

Tập trung kiểm tra chuẩn đoán trong từng vấn đề cụ thể để phát hiện các cơhội hoạch định thuế tiềm năng

Hỗ trợ trong quá trình thực hiện các giải pháp, đề xuất đưa ra

Ngày đăng: 13/11/2012, 11:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÂU HỎI CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG MỚI - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
BẢNG CÂU HỎI CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG MỚI (Trang 62)
Biểu 2.3. Bảng câu hỏi để đánh giá chấp nhận khách hàng kiểm toán mới (dự án Helvetas) - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
i ểu 2.3. Bảng câu hỏi để đánh giá chấp nhận khách hàng kiểm toán mới (dự án Helvetas) (Trang 62)
Biểu 2.4. Bảng câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng hiện tại - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
i ểu 2.4. Bảng câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng hiện tại (Trang 64)
Khác với các dự án mới như dự án Helvetas, bảng câu hỏi rất chi tiết và cụ thể thì đối với các dự án là khách hàng cũ của công ty như dự án Danida, bảng câu hỏi sẽ  đơn giản hơn nhiều, chủ yếu xác định những sự thay đổi về phía thủ tục, chính sách  có thể - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
h ác với các dự án mới như dự án Helvetas, bảng câu hỏi rất chi tiết và cụ thể thì đối với các dự án là khách hàng cũ của công ty như dự án Danida, bảng câu hỏi sẽ đơn giản hơn nhiều, chủ yếu xác định những sự thay đổi về phía thủ tục, chính sách có thể (Trang 64)
Cập nhật bảng câu hỏi những rủi ro được đánh giá ban đầu - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
p nhật bảng câu hỏi những rủi ro được đánh giá ban đầu (Trang 65)
18. Bảng chấm công xác nhận giờ làm việc của tư vấn. - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
18. Bảng chấm công xác nhận giờ làm việc của tư vấn (Trang 75)
NHÀ QUẢN LÝ - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
NHÀ QUẢN LÝ (Trang 76)
cấp cho công ty kiểm toán STT bảng câu hỏi để có thể dựa vào đó đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
c ấp cho công ty kiểm toán STT bảng câu hỏi để có thể dựa vào đó đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng (Trang 76)
Biểu này có thể trình bày dưới dạng tường thuật hoặc các bảng biểu đơn giản. - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
i ểu này có thể trình bày dưới dạng tường thuật hoặc các bảng biểu đơn giản (Trang 78)
D. Cộng thêm số lượng tiền từ bảng phía trên + 5,500 - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
ng thêm số lượng tiền từ bảng phía trên + 5,500 (Trang 85)
B. Điền vào % từ bảng phía trên x 1,25% - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
i ền vào % từ bảng phía trên x 1,25% (Trang 85)
D. Cộng thêm số lượng tiền từ bảng phía trên + 5,500 - Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
ng thêm số lượng tiền từ bảng phía trên + 5,500 (Trang 114)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w