0
Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Rủi ro khi chấp nhận kiểm toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN DỰ ÁN TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN STT (Trang 65 -79 )

đầu

Đã thực hiện Có những thay đổi phát sinh làm tăng rủi ro khi chấp nhận √

tiếp tục kiểm toán cho khách hàng?

Duy trì những hoạt động kiểm toán thích đáng

Vấn đề trong việc duy trì một đội ngũ kiểm toán tương xứng về trình độ, năng lực, kinh nghiệm (bao gồm cả chuyên gia về ngành kinh doanh và các thành viên thứ hai được yêu cầu)?

Ban quản lý khách hàng giới hạn phạm vi kiểm toán từ đó có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán “từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán trên các bảng khai tài chính”?

Khách hàng không có khả năng trả phí kiểm toán như đã thỏa thuận?

Kết luận

Bao gồm theo những tài liệu liện quan để chứng minh rằng, tính độc lập luôn được đảm bảo và khả năng duy trì những nguồn lực và khả năng cần thiết để tiếp tục hoạt động kiểm toán một cách đúng đắn.

Công ty hoàn toàn có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán cho dự án Danida

Đồng thời với quá trình đánh giá chấp nhận khách hàng kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán công ty sẽ thực hiện trao đổi, thỏa thuận với đại diện của khách hàng những điều khoản chủ chốt cho hợp đồng kiểm toán như thời gian công bố báo cáo kiểm toán, mức phí kiểm toán, thời gian kiểm toán,… dựa trên những mục tiêu, lý do cụ thể của khách hàng khi yêu cầu dịch vụ kiểm toán. Sau khi thỏa thuận và đi đến thống nhất hai bên sẽ lập ra hợp đồng kiểm toán trong đó quy định rõ những điều khoản về nội dung công việc, phạm vi trách nhiệm của mỗi bên khi tiến hành công việc kiểm toán, phương thức thanh toán… Dưới đây em xin trích dẫn một phần của hợp đồng kiểm toán giữa công ty STT và đại sứ quán Đan Mạch về dịch vụ kiểm toán cho dự án Danida.

Biểu 2.5. Hợp đồng kiểm toán

Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT Danida Việt Nam Phòng B352, 27 Lý Thái Tổ 19, Điện Biên Phủ,

Hoàn Kiếm, Hà Nội Hà Nội, Việt Nam

Tel: +84 (4) 935 0990 ĐT: (84-4) 8231 888

Fax: + 84 (4) 935 0991 Fax: (84-4) 8231 999

E-mail: stthanoi@sttvietnam.com E-mail: nohr@hn.vnn.vn

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Số: [HN-AUD/07/Danida] Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2007

− Căn cứ vào Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

− Căn cứ vào Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

− Căn cứ vào Nghị định 105/2004/ND-CP và 133/2005/ND-CP về Quy chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2004 và ngày 31 tháng 10 năm 2005 và

− Thực hiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán; − Thực hiện Thư đề xuất cung cấp dịch vụ kiểm toán do Công ty Hợp danh Kiểm

toán & Tư vấn STT gửi Văn phòng Danida Việt Nam trong tháng 10 năm 2007 Hợp đồng này được lập và thực hiện bởi các bên tham gia dưới đây:

Bên A: Danida Việt Nam

(Dưới đây gọi tắt là bên A)

Đại diện là Bà Deepali Khanna

Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 04 8231 888

Địa chỉ: 19, Điện Biên Phủ, Hà Nội, Việt Nam

Bên B: Công ty Hợp danh Kiểm toán & Tư vấn STT

(Dưới đây gọi tắt là bên B)

Đại diện là: Ông Nguyễn Thành Trung

Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 04 935 0990

Fax: 04 935 0991

Địa chỉ: Phòng B352, 27 Lý Thái Tổ Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tài khoản ngân hàng: Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội.

Số tài khoản 001000802968 (Việt Nam Đồng) Sau khi thỏa thuận, hai bên nhất trí ký hợp đồng này gồm các điều khoản sau:

Điều 1:

Bên B đồng ý cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các Báo cáo tài chính cho Dự án “Loan funds for rural water supply and sanitation made available by Danida in Ha Tinh province” do chính phủ Đan Mạch cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007.

Điều 2:

2.1 Dịch vụ Kiểm toán

Dịch vụ kiểm toán được tiến hành theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2004 và 31 tháng 10 năm 2005 về Quy chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân và tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận. Các chuẩn mực này đòi hỏi Bên B phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra và thực hiện các thử nghiệm cơ bản các bằng chứng cho những khoản mục và những thông tin trong báo cáo tài chính. Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán được áp

dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, có những rủi ro khó tránh khỏi mà những sai sót trọng yếu nằm ngoài khả năng phát hiện của Bên B.

Điều 3:

3.1 Trách nhiệm của bên A

3.1.1 lưu giữ và quản lý chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan đến bên A một cách an toàn và bảo mật theo quy định hiện hành;

3.1.2 bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ cho Bên B các thông tin cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toán bao gồm chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác;

3.1.3 báo cáo tài chính dùng để kiểm toán phải được ký và đóng dấu chính thức trước khi cung cấp cho bên B. Việc lập báo cáo tài chính và công bố các thông tin khác là trách nhiệm của Bên A. Trách nhiệm này đòi hỏi hệ thống kế toán và hệ thống kiếm soát nội bộ cũng như các chính sách kế toán lựa chọn phải được bảo đảm hợp lý. Bên A cũng phải có trách nhiệm về sự an toàn các tài sản của đơn vị;

Bên A sẽ cung cấp, theo yêu cầu của Bên B, xác nhận bằng văn bản về tính tin cậy của các thông tin và tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán đã cung cấp cho bên B;

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Danida Việt Nam Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT

Bà Deepali Khanna Ông Nguyễn Thành Trung

Giám đốc Giám đốc

Sau khi thỏa thuận những điều khoản cần thiết và chính thức ký kết hợp đồng, chủ nhiệm kiểm toán sẽ căn cứ vào đặc điểm, tính chất, quy mô của cuộc kiểm toán và các yêu cầu đặc biệt cần thiết khác để tiến hành phân công kiểm toán viên cùng các trợ lý kiểm toán. Một nhóm kiểm toán thông thường có từ 3 đến 5 người, tùy vào

khối lượng công việc của từng khách hàng cần cung cấp dịch vụ. Đối với các khách hàng đã thực hiện, chủ nhiệm kiểm toán luôn cố gắng bố trí những nhân viên đã tham gia cuộc kiểm toán vào những năm tài chính trước đó. Trong một nhóm kiểm toán, trách nhiệm và công việc của mỗi người được phân công theo chức vụ của mỗi thành viên trong nhóm. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ chịu trách nhiệm phân công và xoát xét công việc của từng trợ lý kiểm toán. Dưới đây kế hoạch phân công công việc cho nhóm kiểm toán dự án Helvetas.

Biểu 2.6 Kế hoạch phân công công việc nhóm kiểm toán dự án Helvetas Nhóm kiểm toán

Thành viên nhóm kiểm toán:

Ông Manuel Vicente (Noli) Encarnacion - Giám đốc/ Kiểm soát viên

Ông Nguyễn Thành Trung - Giám đốc

Bà Nguyễn Việt Nga - Chủ nhiệm kiểm toán

Ông Nguyễn Minh Phương - Trưởng nhóm kiểm toán

Bà Phạm Thanh Hoài - Trưởng nhóm kiểm toán

Bà Trần Thị Thùy Dương - Trợ lý kiểm toán

Ông Bùi Ngọc Hiếu - Trợ lý kiểm toán

Bà Nguyễn Bích Thuận - Trợ lý kiểm toán

Cấu trúc nhóm kiểm toán

Kế hoạch làm việc của nhóm kiểm toán

Công việc Thời gian

24/10–27/10 29/-3/2 5/2 -10/2 12/2-16/2 Lập kế hoạch và chiến lược kiểm

toán

Thiết kế chương trình kiểm toán Công tác kiểm toán tại khách hàng Hoàn thiện công việc kiểm toán và đưa ra báo cáo kiểm toán

Giám đốc Nguyễn Thành Trung

Trưởng nhóm kiểm toán Nguyễn Minh Phương

Trợ lý kiểm toán Bùi Ngọc Hiếu Nguyễn Thị Sâm Trưởng nhóm kiểm toán Phạm Thanh Hoài Trợ lý kiểm toán Trần Thị Thùy Dương Nguyễn Bích Thuận Kiểm soát viên Noli Encarnacion

Kế hoạch làm việc của từng người

Vị trí Số giờ

CV1 CV2 CV3 CV4

Tổng

Kiểm soát viên Giám đốc

Chủ nhiệm kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán 1 Trợ lý kiểm toán 1

Trợ lý kiểm toán 2

Trưởng nhóm kiểm toán 2 Trợ lý kiểm toán 1 Trợ lý kiểm toán 2 1 2 3 4 2 2 4 2 2 1 2 3 10 4 4 10 4 4 2.5 5 7 60 60 60 60 60 60 0.5 1 2 10 6 6 10 6 6 5 10 15 84 72 72 84 72 72 Tổng 22 42 374.5 47.5 486

Thu thập thông tin cơ sở về hoạt động của dự án

Theo chuẩn mực kiểm toán số 300, khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần phải thu thập các thông tin về khách hàng kiểm toán và theo chuẩn mực kiểm toán số 1000: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải hiểu biết được về tình hình dự án để nhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ và vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và khả năng hoàn thành công việc theo kế hoạch nêu ra”. Cụ thể hiểu biết chung về tình hình dự án bao gồm những nội dung sau:

• Những thông tin cơ bản về lĩnh vực dự án đầu tư và những thay đổi về chính sách quản lý đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự án có ảnh hưởng quan trọng đến dự án kiểm toán.

• Các đặc điểm cơ bản của dự án: Tính chất dự án, thời gian khởi công, thời gian hoàn thành, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đấu tư của dự án, số lượng

các công trình, hạng mục công trình của dự án; số lượng các nhà thầu, số lượng các nhà đầu tư, hình thức lựa chọn nhà thầu; những bổ sung thay đổi lớn của dự án trong quá trình đầu tư, hình thức quản lý dự án,…;

• Hồ sơ báo cáo quyết toán dự án: Đã hoàn thành, mức độ hoàn thành, chưa hoàn thành.

• Năng lực quản lý của chủ đầu tư (Ban quản lý).

Các thông tin này đã được kiểm toán viên thu thập trong suốt quá trình đánh giá chấp nhận khách hàng và thông tin thu thập được trong khi phỏng vấn ban quản lý dự án. Các thông tin này đặc biệt quan trọng cho quá trình kiểm toán tiếp theo đó, đặc biệt là các thông tin về quy chế, thủ tục, chế độ kế toán, các quy định để duy trì và đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ. Ngoài những thông tin thu thập được trực tiếp từ phía khách hàng, kiểm toán viên có thể thu thập các thông tin cơ bản này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: tạp chí chuyên ngành, sách, tivi, đài,…. Trong quá trình kiểm toán, thông tin cần phải được cung cấp một cách đầy đủ từ phía khách hàng. Do đó, để quá trình kiểm toán diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi, thông thường trước khi nhóm kiểm toán tới làm việc 2 tuần, chủ nhiệm kiểm toán/ giám sát kiểm toán sẽ gửi thư yêu cầu tới khách hàng, chuẩn bị những tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán.

Biểu 2.7: Thư yêu cầu cung cấp tài liệu cho cuộc kiểm toán Dự án Helvetas

Những tài liệu này sẽ được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán khi cuộc kiểm toán kết thúc, cần được sẵn sàng cho kiểm toán viên để sử dung trong suốt thời gian của cuộc kiểm toán.

TÀI LIỆU YÊU CẦU Bản gốc Bản photo

1. Văn kiện dự án và các văn kiện hỗ trợ cho các hoạt động của dự án

2. Hiệp định giữa nhà tài trợ và nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về dự án

3. Hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị giữa Ban quảnlys dự án và nhà thầu, kèm theo các phụ lục hợp đồng cũng như các sửa đổi, nếu có.

4. Hợp đồng dịch vụ tư vấn giữa Ban quản lý dự án và nhà thầu, kèm theo các phụ lục hợp đồng, cũng như các sửa đổi nếu có.

5. Kế hoạch công việc cho các tháng, quý, năm. 6. Ngân sách và các bản sửa đổi ngân sách.

7. Báo cáo tiến độ của dự án theo tháng, quý, năm. 8. Báo cáo đánh giá kết quả/ tác động/ tính hiệu quả

của Dự án (nếu có).

9. Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006, chỉ rõ giá trị của khối lượng công việc đã hoàn thành bởi nhà cung cấp máy móc thiết bị, đơn vị tư vấn và số tiền đã được thanh toán bởi Ban quản lý của dự án.

10. Sổ ngân hàng, sổ tiền mặt, sổ theo dõi chi phí, chứng từ thu-chi tiền, sổ phụ ngân hàng, giấy báo ngân hàng, xác nhận ngân hàng… X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X

TÀI LIỆU YÊU CẦU Bản gốc Bản photo

11. Danh sách tên và số hiệu của tất cả các tài khoản tại ngân hàng của Dự án.

12. Sổ theo dõi tài sản thiết bị của Dự án (số lượng, đơn giá, giá trị, địa điểm,…), nếu có.

13. Sổ theo dõi tạm ứng, nếu có. 14. Các hóa đơn cho hợp đồng tư vấn.

15. Các tài liệu đấu thầu hay báo giá liên quan đến các hợp đồng đã ký kết.

16. Các chính sách quản lý nội bộ của dự án, nếu có. 17. Các biên bản thanh lý, nghiệm thu các công trình

xây dựng đã hoàn thành mà sử dụng vốn, trang thiết bị của dự án.

18. Bảng chấm công xác nhận giờ làm việc của tư vấn.

19. Báo cáo thu hoạch các khóa đào tạo, tham khảo và hội thảo.

20. Các tài liệu khác sẽ được thông báo trong quá trình kiểm oán nếu cần thiết

X X X X X X X X X X X X

Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện các bước đánh giá tổng quát ban đầu

Quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện đồng thời trong quá trình thu thập những thông tin ban đầu để đánh giá chấp nhận kiểm toán, cũng như trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán và quá trình thực hiện các thử nghiệm độ vững trãi. Quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát này mang tính xét đoán nghề nghiệp cao và dựa rất nhiều vào kinh nghiệm của kiểm toán viên, do đó công việc này thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên có kinh nghiệm. Để giúp cho quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được chính xác và hợp lý, tập đoàn RSM cung

cấp cho công ty kiểm toán STT bảng câu hỏi để có thể dựa vào đó đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Biểu 2.8 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (Dự án Danida) TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Khách hàng: Dự án Danida Người thực hiện TTD Ngày: 21/10/07 Niên độ kế toán: Người soát xét NSH Ngày: 22/10/07

Đây là một trong những thủ tục kiểm soát quan trọng để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, do đó cần phải điền đầy đủ thông tin, hoặc cập nhật thông tin một cách kịp thời.

Câu trả lời “Không” nêu ra một vấn đề cần xem xét thận trọng hơn.

Có/ Không Chú thích

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN DỰ ÁN TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN STT (Trang 65 -79 )

×