luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, cao học, luận văn
i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I ------------------ NGUYỄN TIẾN THẮNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN ỐC NHẢY (Strombus canarium Linneaus, 1758) LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Nuôi Trồng Thuỷ Sản Mã số : 60.62.70 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Xuân Thu HÀ NỘI - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là một công trình nghiên cứu do chính tôi đã tham gia thực hiện nghiêm túc trong chương trình thực tập tốt nghiệp thạc sỹ. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng vào bất cứ mục đích nào. Tác giả Nguyễn Tiến Thắng ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ và quan tâm của Phòng giáo vụ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I; Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I; trường đại học nông nghiệp I; Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III; Trung tâm KHKT và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh; Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Xuân Thu, người đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong việc định hướng chọn đề tài, thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến KS. Nguyễn Ngọc Hòa, người cùng tôi, giúp đỡ tôi và tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài cũng hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Dương Văn Hiệp và lãnh đạo Trung tâm KHKT và SX giống thủy sản Quảng Ninh; ThS. Phan Thị Vân (Trung tâm quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản miền Bắc) đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến, sự cung cấp tài liệu và những nhận xét quý báu của PGS-TS. Nguyễn Kim Độ; GS-TS Nguyễn Chính, Th.S Phùng Bẩy. Các cộng tác Bùi Hữu Sơn, Kiều Tiến Yên, Trần Thị Hiền, Nguyễn Thị Bích Thoan đã gắn bó với tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin được bày tỏ những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. iii CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 χ 2 Chi bình phương 2 ANOVA Phân tích phương sai 3 Ctv Cộng tác viên 4 LSD Tiêu chuẩn sai khác nhỏ nhất 5 L Chiều dài 6 LT Độ dày vỏ 7 T 0 Nhiệt độ(C 0 ) 8 Tb Trung bình 9 TSD Tuyến sinh dục 10 S.E. Sai số chuẩn 11 S.D. Độ lệch chuẩn 12 S‰ Độ mặn (‰). 13 SL Chiều dài vỏ 14 W Trọng lượng iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Hình thái ngoài ốc nhảy S. canarium .6 Hình 1.2: Sơ đồ phân bố ốc nhảy Strombus canarium trên thế giới 7 DANH MỤC CÁC BẢNG v Bảng 1.4: Tỉ lệ thành thục sinh dục của ốc nhảy theo nhóm kích thước chiều dài vỏ 42 MỤC LỤC HÀ NỘI - 2008 .i vi MỞ ĐẦU Ốc nhảy (Strombus canarium Linneaus, 1758) là một đối tượng thân mềm biển có triển vọng trong nuôi trồng thuỷ sản do có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Khảo sát giá trị dinh dưỡng cho thấy thịt ốc có chứa 17 loại axit amin và nhiều khoáng vi lượng [9]. Ốc thường sống thành quần đàn trên nền đáy là cát, bùn hoặc cát-bùn và trong hệ sinh thái cỏ biển [24],[33], [Error: Reference source not found],[47]. Cũng như các loài trong giống ốc nhảy Strombus, ốc S. canarium là loài ăn thực vật là chủ yếu. Thức ăn của ốc bao gồm một số loài tảo đáy, thực vật phù du, vật chất lắng đọng và cỏ biển [33],[47],[51]. Trên thế giới, ốc S. canarium phân bố ở vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình dương, vùng biển Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Australia [40],[Error: Reference source not found]. Theo Nguyễn Chính (1996) ốc nhảy phân bố ở Việt Nam dọc theo đường bờ biển từ Bắc vào Nam. Trong vùng sinh thái, ốc nhảy phân bố chủ yếu ở vùng triều ở độ sâu dưới 30m nước, đặc biệt phân bố nhiều ở vùng hạ triều đến dưới triều [Error: Reference source not found] . Hiện nay, nguồn lợi ốc nhảy tự nhiên bị khai thác quá mức đang có nguy cơ bị cạn kiệt [40],[47]. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ ốc nhảy ngày càng tăng [40],[33] . Ở Việt Nam, ốc nhảy có giá trị kinh tế nên trở thành đối tượng khai thác của rất nhiều ngư dân ven biển bằng nhiều hình thức khác nhau làm cho nguồn lợi ốc nhảy suy giảm nghiêm trọng [Error: Reference source not found],[8]. Chính vì những điều này nên việc đưa ốc nhảy trở thành một đối tượng nuôi trồng thuỷ sản là cần thiết. 1 Để góp phần tìm kiếm giải pháp cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi ốc nhảy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản ốc nhảy Strombus canarium Linneaus, 1758”. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của ốc nhảy Strombus canarium làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy. Nội dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của ốc nhảy 1.1. Phân biệt ốc đực và ốc cái. 1.2. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 1.3. Mùa vụ sinh sản, sức sinh sản, kích thước thành thục lần đầu và tỉ lệ đực cái. 1.4. Tập tính sinh sản, sự phát triển phôi và ấu trùng 2. Một số thí nghiệm về sinh thái 2.1. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển và tỉ lệ sống của phôi. 2.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến phát triển và tỉ lệ sống ấu trùng Veliger. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu đã bổ sung các thông tin và sự hiểu biết về đặc điểm sinh học của ốc nhảy, có thể làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu sâu hơn hoặc mở rộng cho một số đối tượng khác cùng nhóm loài. Về mặt thực tiễn, những nghiên cứu này làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi ốc nhảy tại Việt Nam, 2 cũng như làm căn cứ để nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc nhảy. 3 Chương I- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hệ thống phân loại và cấu tạo Theo Abbott (1960), hệ thống phân loại của ốc nhảy như sau: Ngành động vật thân mềm: Mollusca Lớp chân bụng: Gastropoda Lớp phụ mang trước: Prosobranchia Bộ trung phúc túc: Mesogastropoda Họ ốc nhảy: Strombidae Giống ốc nhảy: Strombus Loài ốc nhảy: S. canarium Linneus, 1758. Theo FAO, Ốc nhảy Strombus canarium có tên tiếng Anh là Dog conch, tên tiếng Việt là Ốc nhảy da vàng [Error: Reference source not found] . Theo Hylleberg (2000), Ốc nhảy Strombus canarium có các synonyms sau [35]: Strombus isabella Lamarck, 1822; Laevistrombus canarium Linneaus, 1758 và Strombus canarium var isabella Tryon, 1885 Ở Việt Nam, tên Strombus isabella Lamarch, 1822 thường được các tác giả Nguyễn Chính (1996), Nguyễn Xuân Dục (1997), Bùi Quang Nghị (1999) sử dụng để mô tả loài ốc này. 4 . đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản ốc nhảy Strombus canarium Linneaus, 1758”. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I ------------------ NGUYỄN TIẾN THẮNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN ỐC NHẢY (Strombus canarium Linneaus, 1758) LUẬN