Sinh học sinh sản và một số đặc điểm sinh học của ốc nhảy (Strombus canarium Linnaeus, 1758)

MỤC LỤC

Sinh thái và phân bố

Theo Abbott (1960), ốc nhảy S.canarium phân bố ở vùng biển ấm Tây Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, một số vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Phillipine, Malaysia, Việt Nam và vùng Biển Australia [Error: Reference source not found],[23],[40]. Điều đó gợi ý cho chúng ta rằng ốc có xu hướng di cư từ vùng hạ triều đến vùng trung và cao triều trong vòng đời cùng với sự lớn lên của chúng và vùng hạ triều đóng vai trò như một bãi ương nuôi giống ốc nhảy.

Hình 1.2: Sơ đồ phân bố ốc nhảy Strombus canarium trên thế giới
Hình 1.2: Sơ đồ phân bố ốc nhảy Strombus canarium trên thế giới

Tập tính sống

Sự biến thái làm cho chúng biến đổi hình dáng, mất hẳn cấu trúc bơi, chân kéo dài và hoạt động tích cực để thích ứng với đời sống mới, ở một môi trường sống mới trong suốt cuộc đời còn lại của chúng - đặc trưng đầu tiên của giai đoạn trưởng thành được hình thành [30],[34]. Ốc nhảy Strombus canarium trưởng thành thường sống tụ tập ở nền đáy là cát, bùn hoặc cát-bùn và thảm cỏ biển [24],[33],[Error: Reference source not found]. Vì chúng là loài ăn chủ yếu thực vật (herbivorous) nên hệ sinh thái cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn lợi ốc S.canarium [51].

Trong khi phần lớn các loài thuộc lớp Gastropoda thích nghi với việc bò trên bề mặt của nền đáy thì các loài ốc nhảy Strombus dùng chiếc vẩy lớn giống như móng vuốt thọc vào trong cát và sau đó đẩy cơ thể của chúng tiến về phía trước bằng việc duỗi chân (solo) [30]. Chiếc vẩy giống như chiếc móng vuốt còn có thể trở thành vũ khí tự vệ của các loài trong giống Strombus [24].

Đặc điểm dinh dưỡng

Ấu trùng khi chuyển từ giai đoạn sống trôi nổi đến giai đoạn sống đáy phải trải qua sự biến thái. Sự liên quan về nguồn thức ăn và mật độ phân bố của ốc Strombus canarium được Erlambang & Serigar (1995) đề cập đến khi cho biết tảo Padina sp., Gracilaria sp., Euchema sp. Các nghiên cứu về dinh dưỡng trên gợi ý cho chúng ta về chức năng của vùng triều và hệ sinh thái cỏ biển trong việc nuôi dưỡng ốc con và làm cơ sở trong việc lựa chọn thức ăn thích hợp để ương nuôi ấu trùng ốc nhảy cũng như việc chọn địa điểm để nuôi thương phẩm ốc nhảy.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một số loài tảo đơn bào có kích thước nhỏ như Isochrysis sp., Tetraselmis sp., Nanochloropsis sp., Cheatoceros sp là thức ăn thích hợp cho ương nuôi ấu trùng verliger ốc Hương Babylonia areolata [20], [34], ốc vặn Rapana venosa (Juliana M.Harding, 2006), ốc nhảy Strombus canarium [43]. Khi ấu trùng chuyển sang đời sống đáy, chúng dần dần trở về tập tính dinh dưỡng đặc trưng của loài (ốc hương ăn thịt động vật, ốc nhảy ăn thực vật, …).

Đặc điểm sinh trưởng

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài nhuyễn thể bao gồm: Loài, tuổi, giới tính, thức ăn và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn…), sinh sản [7]. Nhìn chung, tốc độ lớn tỉ lệ nghịch với tuổi, cá thể càng non càng lớn nhanh, cá thể càng già càng lớn chậm, thậm chí còn ngừng hẳn [7]. Abbott (1960) cho biết các loài trong giống Strombus thường con đực nhỏ hơn con cái nhưng đối với ốc nhảy Strombus canarium thì cá thể đực thường lớn hơn so với cá thể cái [33],[47].

Bên cạnh các yếu tố nội sinh, tốc độ lớn của động vật thân mềm còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh trong đó các yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ, độ muối và thức ăn, do đó sinh trưởng của động vật thân mềm còn thay đổi theo mùa [7]. Các yếu tố vô sinh như độ sâu và loại nền đáy cũng được coi là những nhân tố có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của ốc [38].

Đặc điểm sinh học sinh sản

Zaidi et al (2005) và Japar Sidik (2006) cho biết ở Indonesia, hàng năm loài ốc nhảy Strombus canarium sinh sản bắt đầu từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 3 năm sau [51], vào lúc này cũng là thời điểm thuận lợi nhất để khai thác ốc ngoài tự nhiên. Tương ứng với sự phát triển của tuyến sinh dục là chu kỳ sinh sản được Chung et al (2006) mô tả trên ốc Neptunea arthritica cumingii gồm 5 giai đoạn: Giai đoạn hoạt động đầu, giai đoạn hoạt động sau, giai đoạn chín, giai đoạn đẻ trứng và giai đoạn phục hồi. Trong đó giai đoạn phục hồi là giai đoạn sau khi ốc đẻ, các noãn bào ở giai đoạn tiền tạo noãn và các noãn chưa được phóng thích ra sẽ bị tiêu biến, nang trứng bị thu nhỏ, mô liên kết có sự sắp xếp lại và noãn nguyên bào mới được sinh ra bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới [32].

Ở mức vĩ mô, Zaidi et al (2008b) đã phân biệt được sự phát triển của tuyến sinh dục của ốc Strombus canarium dựa vào sự thay đổi diễn ra với màu sắc của tuyến sinh dục khi chúng đã thành thục từ màu nâu trắng đến màu kem hay màu vàng nhạt đến vàng đậm (vàng nâu) hay màu da cam xẫm ở giai đoạn thành thục [51]. Trong khi giao cấu, cá thể đực có thể trèo lên mặt phải vỏ của cá thể cái, hai cá thể quay mặt theo một hướng và con đực đưa penis vào xoang màng áo của con cái, thông qua quá trình này mà tinh trùng được chuyển đến cơ quan tiếp nhận của con cái [46].

Tình hình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo ốc nhảy

Nếu những tín hiệu từ nền đáy cho biết không thích hợp thì ốc có thể trì hoãn hoặc kéo dài thời gian biến thái cho đến khi tìm thấy vị trí thích hợp [30]. Tuy nhiên, trong thí nghiệm về 2 loại chất đáy là bùn cát và cát, Patchee (1998) đã không thấy sự khác nhau về tỉ lệ sống của ốc S. Các loại tảo đã được dùng để ương nuôi ấu trùng veliger: Pseudoisochrysis sp., Cheatocerous sp., Tetrasalmis sp., Nannochloropsis sp., Platymonas sp., Isocrysis galbana, Chrorella sp.

Về đặc điểm sinh sản, nhóm tác giả đã tìm hiểu mùa vụ sinh sản ốc nhảy thông qua phương pháp phỏng vấn người dân và cho thấy mùa vụ sinh sản của ốc nhảy ở Quảng Ninh diễn ra vào tháng 4-8 hàng năm [8]. Một số đặc điểm phát triển phôi và ấu trùng ốc nhảy cũng được nghiên cứu nhưng tác giả mô tả rất đơn giản, không nói thời gian phát triển và đặc điểm về kích thước.

Tình hình khai thác và phát triển nuôi ốc nhảy

Để nghiên cứu về sản xuất giống ốc nhảy thì cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học một cách nghiêm túc và đầy đủ hơn. Cùng thời gian, nhóm tác giả Huỳnh Minh Sang và ctv (2005) thuộc viện Hải Dương Học cũng thử nghiệm nuôi giữ ốc nhảy đỏ lợi S. Tốc độ tăng trưởng của ốc cho ăn cám gạo cao hơn so với cho ăn rong và tốc độ tăng trưởng khi so sánh giữa 2 nhóm kích thước ốc không thấy khác nhau đáng kể [16],[17].

Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cơ sở để nghiên cứu nuôi ốc bố mẹ phục vụ sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm. Ở nước ta hiện nay những nghiên cứu về ốc còn rất ít, mới chỉ có nghiên cứu về ốc Hương Babylona areolata được thực hiện đầy đủ, các công trình nghiên cứu về ốc nhảy ở trong tình trạng đang tiến hành.

Thu mẫu và phương pháp phân tích mẫu 1. Thu mẫu

Mùa vụ sinh sản được theo dừi thụng qua số lượng cỏ thể và tỉ lệ % số cỏ thể ở cỏc giai đoạn thành thục sinh dục (giai đoạn III và IV) hàng tháng. - Do trứng của ốc nhảy nằm trong sợi gelatin cuộn lại thành búi nên khi xác định số trứng phải gỡ và tách sợi trứng ra rồi đo chiều dài của sợi trứng, đồng thời đếm số trứng trên đoạn dài 10cm rồi nhân với chiều dài của búi trứng. Kích thước cá thể thành thục lần đầu được xác định là nhóm kích thước nhỏ nhất có tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III và IV với tỉ lệ đạt từ 50% trở lên.

Đo chỉ tiêu chiều dài vỏ và độ dày môi vỏ để phân tích và xác định mối tương quan với sự thành thục của ốc nhảy theo phương pháp của Abbott (1960) và Appeldoon (1988). - Quan sát trên kính hiển vi, ghi chép, chụp ảnh và mô tả các đặc điểm hình thái cấu tạo, thời gian phát triển của ấu trùng và con non.

Hình 2.1: Các đại lượng đo hình thái ngoài ốc nhảy (S. canarium)
Hình 2.1: Các đại lượng đo hình thái ngoài ốc nhảy (S. canarium)

Đặc điểm sinh học sinh sản của ốc nhảy S. canarium

Gai giao cấu chớnh là đặc điểm phõn biệt giữa cỏ thể đực và cỏi rừ ràng nhất, nó được cấu tạo là một nếp thịt nằm ở sườn bên trái và cách cuống mắt khoảng 20mm. Độ dài của gai giao cấu dao động khác nhau tùy thuộc vào kích thước cá thể và mức độ thành thục, chiều dài của gai giao cấu khi được cố định mẫu bằng cồn 950 có thể đạt tới 29,5mm. Ốc cái: Cơ quan sinh dục ốc cái trưởng thành bao gồm buồng trứng nằm sát với cơ quan tiêu hóa ở phần đỉnh vỏ, vòi trứng và ống dẫn trứng chạy dọc theo lá mang đổ ra ngoài.

Trong buồng trứng, các nang buồng trứng có nhiều chỗ trống, có thể còn sót một vài trứng đã thành thục và có các trứng giai đoạn thấp hơn. Quan việc theo dừi cỏc giai đoạn phỏt triển tuyến sinh dục ốc nhảy cú thể dự đoán ốc đẻ nhiều lần trong năm vì buồng trứng ở giai đoạn III, IV và V có rất nhiều trứng có kích thước khác nhau.

Hình 3.2: Các  giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc nhảy
Hình 3.2: Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc nhảy