Trong giống Strombus, loài ốc Strombus gigas đã được phát triển nuôi rất mạnh ở vùng Caribean châu Mỹ [38] do ốc có giá trị về thực phẩm và vỏ có thể làm đồ mỹ nghệ có giá trị.
Ốc nhảy S. canarium xuất hiện nhiều ở vùng biển nhiệt đới, do có giá trị về dinh dưỡng nên hiện nay sự khai thác quá mức dẫn đến ngày càng cạn kiệt nguồn lợi ốc nhảy [40],[33],[Error: Reference source not found],[47]. Các điểm thành phố lớn, các trung tâm du lịch là nơi thu hút chính nguồn ốc nhảy này [33].
Ở một số nước Đông Nam Á, ốc nhảy Strombus canarium không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn được tiêu thụ sang thị trường nước ngoài như Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan [33].
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Chính (1996) và điều tra của Dương Văn Hiệp (2005) cho biết ốc nhảy S. canarium đã được ngư dân khai thác từ rất lâu và hiện nay nguồn lợi ốc nhảy bị suy giảm đáng kể [Error: Reference source not found],[8]. Do chưa chủ động về nguồn giống nên nghề nuôi ốc nhảy vẫn chưa phát triển.
Hoàng Thị Châu Long và ctv (2005) đã thử nghiệm nuôi thương phẩm ốc nhảy S. canarium trong bể ximăng với mật độ 120 con/m2 (SL = 6,0 ±
1,4mm; SW = 3,2 ± 0,5mm và W = 0,2 ± 0,0g) trong điều kiện không cho thức ăn bổ sung và thay nước 100% hàng ngày. Kết quả sau 105 ngày nuôi ốc đạt kích thước chiều dài vỏ SL = 57,6 ± 2,7mm và trọng lượng W = 25 ± 2,6g, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối được tính toán là 0,49mm/ngày theo chiều cao vỏ ốc và 0,24g/ ngày theo trọng lượng, tỉ lệ sống đạt 50%[11].
Cùng thời gian, nhóm tác giả Huỳnh Minh Sang và ctv (2005) thuộc viện Hải Dương Học cũng thử nghiệm nuôi giữ ốc nhảy đỏ lợi S. luhuanus với hai loại thức ăn là rong mơ xay và cám gạo. Hai nhóm ốc có kích thước ban đầu là SL = 36,10 ± 2,45 (s.d.) mm và 55,24 ± 3,88 (s.d.) mm được nuôi trong 105 ngày cho tỉ lệ sống 96%. Tốc độ tăng trưởng của ốc cho ăn cám gạo cao hơn so với cho ăn rong và tốc độ tăng trưởng khi so sánh giữa 2 nhóm kích thước ốc không thấy khác nhau đáng kể [16],[17]. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cơ sở để nghiên cứu nuôi ốc bố mẹ phục vụ sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm.
Ở nước ta hiện nay những nghiên cứu về ốc còn rất ít, mới chỉ có nghiên cứu về ốc Hương Babylona areolata được thực hiện đầy đủ, các công trình nghiên cứu về ốc nhảy ở trong tình trạng đang tiến hành. Có 2 cơ quan đang tiến hành thực hiện trên ốc nhảy S. canarium đó là Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III với đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất ốc nhảy Strombus canarium” và Trung tâm KHKT và SX giống thuỷ sản Quảng Ninh với đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và khả năng sản xuất giống ốc nhảy Strombus canarium”.
Tóm lại, những nghiên cứu trên ốc nhảy trong nước chưa nhiều và chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất giống hiện chưa có và chưa thể tạo ra con giống ổn định. Do đó, để đưa ốc nhảy trở thành đối tượng nuôi phát triển
thì những nghiên cứu cần phải sâu và toàn diện hơn, trong đó những nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản là cần thiết.
Chương 2-